tranquocdu1983
member
ID 45837
09/23/2008
|
Tết Dolta của cộng đồng người Khơme
Từ 29.8 đến 01.9 âm lịch hàng năm, đồng bào dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long lại tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao... để đón chào Tết Dolta, hay còn gọi là lễ “Cúng ông bà”.
Đồng bằng sông Cửu Long có tới khoảng 2 triệu người Khmer cư trú ở các tỉnh với nhiều lễ hội văn hoá đặc sắc. Chỉ riêng, tỉnh An Giang hiện có hơn 82.000 hộ đồng bào Khơme (chiếm 3,4% tổng dân số của tỉnh) sinh sống, tập trung ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn và hai huyện miền núi của tỉnh An Giang.
Cộng đồng Khơme có rất nhiều lễ tết. Chỉ riêng Tết thôi, một năm đã có đến 2 lần: Tết Chol-chơ-nam Thơ-mây mừng năm mới diễn ra sau lễ Thanh minh khoảng 7 ngày; và Tết Dolta diễn ra sau Tết Trung thu. Ngoài ra, người Khơme còn tổ chức các lễ hội Oóc-om-boc, xà-mạ, dâng y cà sa, làm phước...
Lễ Dolta của bà con Khmer nhằm cầu siêu cho người quá vãng. Vào dịp lễ này, đồng bào Khmer vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang còn tổ chức ngày Hội đua bò.
Lễ dâng y cà sa
Đây là môn thể thao đậm đà màu sắc dân gian của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi An Giang. Tục đua bò đã có từ lâu đời. Cuộc đua thường được tổ chức trên ruộng có nước xâm xấp, gọi là “đua bò bừa”. Ngày xưa, lễ Dolta thường trùng khớp vào dịp xuống giống vụ lúa Thu Đông nên bà con nào trong phum, sóc có bò mang đến bừa cho thửa ruộng ngôi chùa trong phum, sóc gọi là “bừa công quả”. Để tạo không khí vui chơi, các chủ bò ngầm thi đua với nhau xem đôi bò nào khoẻ, bừa nhanh. Để động viên cổ vũ thêm, Sải Cả khen thưởng cho đôi bò thắng cuộc bằng phần thưởng tinh thần như sợi dây “Cà tha” có lục lạc đeo ở cổ bò. Về sau hình thành tục đua được tổ chức một cách tự phát ở nhiều nơi trong 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, thu hút cả chủ bò người Kinh tham gia. Bắt đầu từ năm 1992 lễ hội đua bò thu hút hàng chục ngàn người từ các nơi đến xem. Năm 2003 lễ hội đặc sắc này đã được Tổng cục Du lịch công nhận là sản phẩm du lịch.
Hội đua bò diễn ra vào mùa mưa, tuy vậy, dù cho mưa suốt ngày, có khi vẫn có đến hơn 20.000 lượt khách từ khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM về tham dự. Tiền thưởng cho các chủ bò không lớn, nhưng theo tập quán của đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi, nếu đôi bò nào đạt giải cao thì giá trị của nó là... vô giá và tên tuổi của chủ bò cũng được nhiều người nể phục.
Hội đua bò Bảy Núi
Đua bò có thể thức không giống môn thể thao nào: từng đôi bò, đôi trước- đôi sau! Mỗi đôi còn phải lôi theo sau một giàn bừa đã được cưa ngắn răng lại. Người điều khiển đứng trên giàn bừa vung roi như khi đang bừa đất ruộng. Trường đua là một mảnh ruộng bất kỳ ở sau phum, sóc có chiều dài từ 150 - 200m, ngang nhỏ hơn phân nửa, giữa vẫn là ruộng, đường viền cặp theo ranh được nạo sâu vài tấc với bề ngang khoảng 3m, đường đua lấp xấp nước. Đến lượt đua, mỗi đôi bò đi rảo một vòng quanh trường đua để “khoe tướng” và “khởi động”- gọi là vòng hô. Hết vòng hô, ngang vạch xuất phát, thấy người phất cờ là vào vòng thả ăn thua. Hai đôi một lượt bám sát nhau. Quá trình đua, đôi sau đạp lên bừa đôi trước là thắng và ngược lại.
Vào ngày hội, bà con Khmer vùng Bảy Núi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang và khách thập phương kéo đến rất đông. Những phum, sóc có đôi bò dự vòng chung kết được người dân cả xã kéo theo cổ vũ nồng nhiệt. Bà con mang theo cả nồi nấu cỗ dân tộc ăn uống ca múa suốt cả ngày đêm… Đây là một lễ hội độc đáo nhất của bà con Khmer vùng Bảy Núi mà không nơi nào có.
(Sưu tầm)
Dolta sắp tới rồi mà lại không về được, buồn ghê....!
Dolta sắp tới rồi mà lại không về được, buồn ghê....!
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
tranquocdu1983
member
REF: 392459
09/24/2008
|
Chùa Khmer - niềm tự hào của địa phương
Chùa Khmer là niềm tự hào của người dân Sóc Trăng. Chùa Khmer không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là hạt nhân của phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới, phố biến kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp trong bà con Khmer.
Tỉnh Sóc Trăng có trên 200 ngôi chùa Khmer lớn nhỏ, nổi tiếng nhất có thể kể đến các ngôi chùa: Bốn Mặt (Mỹ Tú), Tập Rèn (Kế Sách), Chén Kiểu, Cần Đước (Mỹ Xuyên), chùa Cà Săng, Tum Nup (Vĩnh Châu), chùa Dơi, chùa Kléang (thị xã Sóc Trăng)...
Chùa Dơi
Nếu du khách về Sóc Trăng muốn tham quan hết chùa chiền, tháp cũng phải mất cả tuần lễ. Tuy nhiên, du khách vẫn thường chọn những ngôi chùa lớn và kiến trúc đẹp nhất, để vừa chiêm ngưỡng nét nghệ thuật độc đáo về kiến tạo, vừa tìm hiểu phong tục tập quán của giới phật giáo người Việt, Khmer, vùng đồng bằng Nam bộ. Có lẽ ngôi chùa nổi tiếng được nhiều người biết đến ở Sóc Trăng là chùa Dơi.
Cánh Dơi dài trên 1 mét
Chùa tọa lạc trên đường Lê Hồng Phong, phường 3 thị xã Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) cách trung tâm thị xã chừng 2 km. Đây là một ngôi chùa đẹp hài hòa trong khoảng không gian xanh bốn mùa. Cây cối ở đây cao to và là nơi cư ngụ của hàng trăm loài chim muông. Đặc biệt là trong khuôn viên của chùa khá rộng, nơi đây có hàng vạn con dơi quạ cư trú bao đời nay, chúng treo mình trên những cành cây cao vào ban ngày. Còn khi hoàng hôn buông xuống thì đàn dơi bay đi kiếm ăn khắp vùng, lúc trời sáng dơi lại trở về nơi đây. Chính vì vậy chùa có tên rất dễ nhớ và ấn tượng là Chùa Dơi. Điều thú vị nữa là dơi cư trú kín cả khuôn viên, nhưng không bao giờ ăn và phá hoại cây trái trong khu vực chùa nơi chúng nương náu.
Cơn Dơi tại khuôn viên chùa
Chùa Dơi còn được gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatne. Chùa này được xây dựng vào thế kỷ 16 và được trùng tu nhiều lần. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Khmer. Du khách đến tham quan chùa không thể bỏ qua những giây phút ngắm nhìn pho tượng Đức phật cổ bằng đá cao 1,5 mét và nhìn bộ Kinh Phật viết trên lá cây Thốt nốt. Rất nhiều nam thanh niên đến tuổi trưởng thành đều vào chùa tu hành học kinh phật một thời gian sau đó mới trở về với đời thường.
Cổng chùa Dơi
Chùa Khmer là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần lẫn vật chất độc đáo. Nếu biết khai thác, phát huy, các ngôi chùa Khmer còn là điểm tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật... hỗ trợ hộ khmer nghèo để mua bò giống, các vị sư sãi trụ trì là giáo viên trực tiếp hướng dẫn bà con cách chăn nuôi, trồng trọt đạt hiệu quả cao nhất.
Dơi ngủ trên cây ban ngày
Đặc biệt là mỗi chùa đều có một đội ghe ngo tham gia cuộc thi tài mang tính quần chúng rộng rãi. Mỗi đội cổ động không kém nhiệt tình, sôi nổi, hào hứng và mang đậm tinh thần thượng võ. Các chùa Khmer lâu nay là niềm tự hào của người dân Sóc Trăng. Người ta biết nhiều đến chùa chiền nơi đây không chỉ bởi tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là hạt nhân của phong trào xây dựng nếp sống văn hoá mới trong bà con Khmer.
(Sưu tầm)
|
|
sutubatmeo
member
REF: 392473
09/24/2008
|
Lâu lắm mới thấy chú em Dũ. Chú em khỏe không? Vắng chú diễn đàn mất vui, mất một chuyên gia sưu tầm cự phách...
|
|
tranquocdu1983
member
REF: 392724
09/24/2008
|
Cám ơn anh sutubatmeo đã ghé thăm và cổ vũ!
Hiện nay, do việc học rất căng thẳng, cộng với sức khỏe có vấn đề nên TQD ít lên diễn đàn, chỉ ghé qua tý rồi out. Có lẽ khoảng cuối năm TQD sẽ vào diễn đàn thường xuyên hơn.
Chúc anh vui nhiều.
|
|
bimbim118
member
REF: 392735
09/25/2008
|
Dũ ơi, chị chưa nghe tới tên lễ hội này bao giờ cả,cám ơn em đã sưu tầm bài này nhe!
Mà trong chùa Dơi có con Dơi to như vậy hả? Nói vậy thôi chứ chị cũng sợ Dơi lắm em ơi!
hihihiii
|
|
sutubatmeo
member
REF: 392742
09/25/2008
|
Trời đất! Dũ có vấn đề về sức khỏe sao? Chúc Dũ dồi dào sức khỏe để vào diễn đàn nhiều hơn nghe.
Dũ biết không, NCD bây giờ bao nhiêu cây đa, cây đề đi hết rồi. Dũ là khai quốc công thần, là sao bắc đẩu trong diễn đàn, Dũ cố gắng cống hiến thật nhiều nha. Anh Sư tử kỳ vọng vào Dũ.
|
|
saothenhi
member
REF: 392755
09/25/2008
|
TQD em ơi ,cảm ơn em cho chị được biết Tết Dolta của cộng đồng người Khơme nhé em....
em dạo này thế nào? sức khoẻ không được tốt ư ,em hãy gắng chăm sóc bản thân nha...nè em hãy mau lấy vợ để có người lo cho em từ miếng ăn giấc ngủ nha em
chúc em có một sức khoẻ thật tốt .gặp vạn sự an lành và may mắn
THÂNT HƯƠNG :MYH
|
|
jackdiamond
member
REF: 392757
09/25/2008
|
Xin chào Dũ,
nghe nói không khỏe hả Dũ, bệnh sao vậy,
có cần jd gởi thuốc cho không, "thuốc lắc", giỡn , hehe,
cần thiệt thì nói há.
Nè Dũ jd muuốn hỏi nghĩa cũa cái từ Phum là gì vậy.
Như jd được biết cái từ Sóc qua bài nhạc, " Tiếng chày trên Sóc Bambo ",
từ đó jd đoán như là cái làng thi phải.
Từ Phum jd chưa được nghe qua.
Còn nữa, dân tộc Khmer là người Miên phải không.
mong Dũ khi rảnh hay được khỏe giãi thích cho jd với nghen.
Cảm ơn bài ST rất hay cuã Dũ,
chúc Dũ khỏe đễ có nhiều sức,
hôm nào jd về, anh em mình rượt bắt Dơi nấu cháo ăn nhé.
Món này đại bổ đó Dũ.
|
|
aka47
member
REF: 392812
09/25/2008
|
Em mà là anh DŨ , em sẽ kiếm vơh Khmer thôi , kiếm vợ VN nhưng chưa chắc mình thú vị bằng cái mình thích. Nhất là mình say mê cái tập quán văn hoá của vợ.
Hạnh phúc nằm ngay chỗ đó...đó. !!
Còn AK thì đang tính về Trà Vinh tìm chồng H'mong thui. Dễ sai bảo là sướng rùi. Hạnh phúc cũng nằm ngay chỗ đó...đó .
hihii
|
|
om16o
member
REF: 394230
10/04/2008
|
Nghe Aka47 cứ ...đó ...đó,làm M16 cũng muốn lấy vợ luôn.Chắc về miền tây kiếm 1 cô luôn.
M16
|
|
aka47
member
REF: 394298
10/04/2008
|
M16 ui...
Vậy thì hôm nào AK47 nắm tay M16 (Hoà Bình rùi bà con ui)...về Trà Vinh tìm anh Dũ nghe , nhờ anh Dũ tìm mối cho. Lấy vợ người "foot mountain" là được cưng tới bến luôn. Làm con trai sướng thật.
Phê là ở chỗ đó đó...
|
|
tranquocdu1983
member
REF: 394550
10/05/2008
|
Hôm nay, vừa thi học phần xong, lại vừa khỏi bệnh nên lên thăm mọi người nè. Mọi người vẫn khỏe hết hen? Ai có chuyện gì vui không kể cho TQD nghe với coi!
Aka về Trà Vinh đi anh giới thiệu cho một anh H'mông, đảm bảo hạnh phúc ngay chổ đó ...đó liền.
hhhii
|
|
bimbim118
member
REF: 394601
10/05/2008
|
Dũ đã khỏe rồi hở, chúc em đạt được kết quả tốt trong kỳ thi vừa rồi nhe!
Nhắn với Nhi giùm chị là chị chưa nhận được thư của Nhi đâu, không biết nó thất lạc đâu mất rồi nữa, uổng công Nhi rồi.
hihihiii
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|