Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Cuối tuần đi du lịch .

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 rubyngoc
 member

 ID 48453
 01/03/2009



Cuối tuần đi du lịch .
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Mời các bạn đến hồ thang thở nhé !!!

Photobucket

HỒ THANG THỞ

Mỗi khi đặt chân đến Đà Lạt, du khách trước hết mong muốn đến hồ Than Thở - một thắng cảnh thơ mộng gắn với nhiều truyền thuyết về t́nh yêu dang dở của lứa đôi.

Hồ ở cách trung tâm thành phố 6km về hướng Chi Lăng. Thời Pháp, tên hồ là Las des Soupirs. Sau 1976 c̣n có tên là hồ Sương Mai, nhưng du khách vẫn gọi là hồ Than Thở.

Trước đây chung quanh hồ là rừng thông. Du khách có thể đi bộ hoặc đi ngựa trên những thảm cỏ xanh ŕ, nghỉ chân ở những nhà dù mái tranh đơn giản ngắm nh́n những gị phong lan rực rỡ toả ngát hương thơm.

Hướng dẫn viên du lịch kể nhiều t́nh sử về hồ, những đậm nét nhất vẫn là câu chuyện về mối t́nh của Hoàng Tùng và Mai Hương – con cái những nhà trâm anh thế phiệt ở miền xuôi nhưng v́ cha ông họ không sống nổi dưới ách thống trị hà khắc nên phải bỏ lên vùng này sinh sống.

Ngày kia có tin giặc ngoại xâm giày xéo quê nhà, triều đ́nh kêu gọi toàn dân chống giặc. Chàng trai Hoàng Tùng đành chia tay với người yêu lên đường cứu nước.
Bên hồ vắng, cặp trai tài, gái sắc nguyện thề thuỷ chung chờ ngày tái hợp. Nhưng tin dữ đưa về: Hoàng Tùng tử trận. Mai Hương vô cùng đau khổ. Trong cơn tuyệt vọng, nàng đă đến nơi ngày xưa hai người ḥ hẹn, khóc than thảm thiết rồi trầm ḿnh vào ḷng nước xanh tự vẫn.
Ít lâu sau, chàng trai chiến thắng trở về.

Người yêu đă mất, Hoàng Tùng nhớ lại lời hẹn biển, thề non thủa trước và lấy ḷng hồ xanh thẳm kết thúc cuộc đời để giữ một mối t́nh chung thuỷ. Cảm thương đôi trai gái bạc mệnh, từ đó rừng thông ŕ rầm khúc nhạc bi ai. Người đời gọi hồ Than Thở từ dạo ấy.

Rất tiếc, có lúc tưởng chừng hồ Than Thở như bị xoá tên v́ nạn phá rừng thông lập vườn trồng rau, v́ nạn đào đăi thiếc bừa băi ven hồ. Nhưng có lẽ thấu hiểu cảnh quan này là vô giá đối với Đà Lạt nên hồ từng bước được khôi phục, tôn tạo. Ước ǵ hồ trở lại đẹp như xưa!

(SƯU TẦM )



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 rubyngoc
 member

 REF: 414676
 01/03/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Đi đến Hồ Xuân Hương nha !!!

Photobucket

Hồ xuân Hương .

Hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt và bên cạnh Đồi Cù. Hồ thực chất là hồ nhân tạo được xây dựng vào năm 1919 do sáng kiến của Cunhac. Để tạo thành hồ, người ta đắp một cái đập chắn ḍng suối chảy qua thung lũng, hồ có diện tích mặt nước rộng 25 ha, chu vi dài 5,1 km. Xung quanh hồ nhiều kiến trúc độc đáo có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao được xây dựng như khách sạn Palace, thao trường Lâm Viên, nhà nghỉ Công Đoàn, Nhà hàng Thanh Thủy, Thủy Tạ... Trước kia hồ có tên gọi Grand Lac (hồ lớn). Vào buổi sáng sớm sương mù hiện lên rất đẹp và thơ mộng.


**** ghé qua thăm Thác Cam Ly luôn nhé .***

Photobucket

Thác Cam Ly .

Cam Ly là thác nước ở gần trung tâm thành phố Đà Lạt, chỉ cách khu Ḥa B́nh 2,3 km về phía đông - nam.

Thác không đẹp và thường ít nước vào mùa khô nhưng nhờ vị trí gần trung tâm thành phố nên du khách thường ghé thăm.

Dưới chân thác là một vườn hoa nhỏ. Phong cảnh chung quanh thác không c̣n hoang vu như ngày xưa.

Người Lạch gọi thác Cam Ly là Liêng Tô Sra, về sau đổi thành thác Cam Ly mang tên đoạn suối chảy từ Liêng Tô Sra đến sông Đạ Đờng.


(Sưu tầm )



 

 rubyngoc
 member

 REF: 414678
 01/03/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Rồi đi tiếp đến Thác Pongour .

Photobucket

Thác Pongour.


Thác Pongour hay c̣n gọi là thác Bảy tầng là một ngọn thác tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, nằm cách Đà Lạt 50 km về hướng Nam.

Thác đổ từ độ cao gần 40 mét, trải rộng hơn 100 mét, qua hệ thống đá bậc thang bảy tầng. Bao quanh là khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5 ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú.

Truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa, vùng đất Phú Hội - Tân Hội - Tân Thành bây giờ do một nữ tù trưởng K’Ho xin đẹp tên là Kanai cai quản. Nàng có tài chinh phục thú dữ phục vụ lợi ích con người, trong đó có bốn con tê giác to lớn khác thường, luôn tuân lệnh Kanai dời non ngăn suối, khai phá nương rẫy trồng bắp, gieo lúa và sẵn sàng xung trận chiến đấu chống kẻ thù, bảo vệ buôn làng. Nhờ đó, cuộc sống cộng đồng ngày càng sung túc, thanh b́nh. Mùa xuân năm ấy, đúng ngày rằm tháng giêng, nàng nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng. Bốn con tê giác quanh quẩn đêm ngày không rời thân chủ nửa bước, chẳng buồn ăn uống cho đến chết... Bỗng một sáng b́nh minh vừa hé, mọi người hết sức ngạc nhiên khi thấy nơi nàng yên nghỉ sừng sững ngọn thác đẹp tuyệt trần. Th́ ra, suối tóc Kanai đă hoá thành làn nước trong xanh, mát rượi, tung bọt trắng xoá, c̣n những phiến đá bàn xanh rêu xếp từ cao xuống thấp, làm nền cho thác đổ, chính là các cặp sừng của đàn tê giác hoá thạch - biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, gắn bó vĩnh cửu giữa con người với thiên nhiên bao la.

Pongour là tên do người Pháp phiên âm từ tiếng bản địa K’Ho: Pon-gou có nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng. Theo một số tài liệu địa chất của người Pháp, vùng đất này có nhiều kaolin.

Pongour là thác nước duy nhất có ngày hội. Hằng năm cứ vào dịp rằm tháng giêng âm lịch, từ khắp nơi các nam thanh nữ tú không phân biệt dân tộc đổ về đây trẩy hội mùa Xuân. Đây là dịp mà mọi người sống cởi mở, chân t́nh, tự do t́m hiểu và yêu mến nhau.


*** Mệt chưa nhỉ ..nếu không mệt th́ ḿnh đi qua đồi thông luôn nha ***

Photobucket

Đồi Thông .!!!

Đà Lạt! Từ nhỏ, hai chữ đó đối với tôi như ngân lên từ một cơi nào xa lạ. Đà Lạt của những đồi thông. Đà Lạt của muôn ngàn cỏ hoa. Đó là thành phố của sương mù, không phải sương mù của trời đất, mà là sương mù của huyền thoại. Ngày xưa, khi con đi học, những cô bạn sinh viên dân gốc Đà Lạt học cùng lớp, với đôi má hồng hồng, với đôi mắt long lanh, dưới mắt tôi, trông giống như những cô gái bước ra từ một cơi thơ mộng hoang đường!

Và tôi t́m đến thành phố này đôi lần, như một khách nhàn du, để thưởng thức những rừng thông qua lớp sương mù cổ tích.

Nói đến Đà Lạt có lẽ là nói đến những đồi thông. Cỏ hoa Đà Lạt vô cùng xinh đẹp, song không hiểu sao, chúng lại chẳng hề gây được một ấn tượng nào sâu đậm trong tôi. Có lẽ những loài hoa đó, dẫu là những “kỳ hoa dị thảo” trong những lễ hội Festival lộng lẫy, chúng ta vẫn có thể nh́n thấy ở đâu đó. C̣n những đồi thông, ta chỉ nh́n thấy ở Đà Lạt. Nó khác hẳn những đồi thông trên đường lên Tây Nguyên, hoặc những đồi thông trên đèo Hải Vân lộng gió. Có lẽ nhờ những lớp sương mù quanh năm lăng đăng. Những lớp sương mù đó đă tạo nên vẽ cổ tích và huyền thoại cho thành phố cao nguyên.

Những người thiết kế sân bay Liên Khương cách xa Đà Lạt quả đáng để du khách tri ân. Nếu bạn đến Tây Nguyên bằng máy bay, th́ bạn sẽ mất cơ hội ngắm những đồi thông ven quốc lộ của tỉnh ĐăkNông cho đến cầu 14. Nhưng với Đà Lạt th́ lại khác, dù đến Đà Lạt bằng máy bay, bạn vẫn có cơ hội ngắm nh́n những đồi thông nhấp nhô hai bên đường, từ bên này đèo Pren đến trung tâm thành phố.

Nếu thiên nhiên của Tây Nguyên hùng tráng như một bài sử thi với rừng núi nhấp nhô, với ḍng sông Sê-Rê-Pôk cuồn cuộn chảy, th́ thiên nhiên ở Đà Lạt lại êm đềm và mênh mông như một bài trường thiên lục bát, với những đồi thông thơ mộng.

Buổi tối, theo lời giới thiệu của một nhà thư pháp, tôi đến uống tại một quán cà phê, nơi anh có tặng cho bà chủ quán một bức thư pháp trên giấy dó. Quán không nổi tiếng lắm, hỏi không một ai biết. Tôi phải nhờ một anh xe ôm thuộc loại “thổ địa” đưa đến. Quán không có ǵ đặc biệt, nằm trên một đồi thông vắng vẻ, trên đường ra vùng ngoại ô thành phố. Trong bóng tối lờ mờ của những ngọn nến, bà chủ quán đứng tuổi tự chơi đàn Guitar và hát tặng khách những bài ca lăng mạn một thời vang bóng của Lê Uyên Phương, Phạm Duy, Cung Tiến … Khách cũng có người hát giao lưu lại vài bài. Khách đến không được nói chuyện ồn, nếu không sẽ bị “mời” ra ngoài. Tôi sực nhớ lại chuyện đă từng bị chối ly rượu rhum thứ tư tại quán Uyên Phương trên Tây Nguyên, trong một đêm giá lạnh. Một quán không cho khách nói chuyện nhiều, với cái thông báo dán ngoài cửa (!), một quán không cho khách uống ly rượu thứ tư! Đó cũng là những cái “chảnh tỉnh lẻ” đáng yêu của những quán cà phê ở vùng cao nguyên.

Đến khoảng 9h tối, quán cà phê đă không c̣n chỗ ngồi. Dường như khách đến v́ ṭ ṃ nhiều hơn là nghe nhạc, v́ có rất nhiều chú nhóc khoảng 9-10 tuổi! Song quả là điều thú vị khi tôi ngồi nhâm nhi ly vang Đà Lạt để nghe nhạc, trong khi bên ngoài, sương đêm đang lặng lẽ rơi trên những hàng thông. Tôi vẫn thích nghe tiếng hát trực tiếp với cây guitar thùng, trong bầu không khí ấm cúng như thế này. Rất tiếc sự tĩnh lặng trong quán không phải là sự tĩnh lặng để thưởng thức âm nhạc, mà là sự tĩnh lặng gượng ép mang quá nhiều màu sắc phô trương, nên những giai điệu tự nó cũng trở nên lạc lơng, và mất đi ít nhiều vẻ quyến rũ vốn có từ những ca khúc tuyệt vời.

Dường như tôi có cái duyên uống rượu và nghe nhạc ở vùng cao nguyên. Lên Tây Nguyên, có dịp uống rượu gạo và nghe những giai điệu rực lửa tại nhà ca sĩ nổi tiếng Y Moan - đứa con của rừng -, tại căn nhà anh trong buôn Đhăprông, giữa buổi trưa hực nắng. Đến Đà Lạt lại được uống rượu và nghe một giọng hát dù hơi phô trương, nhưng vẫn c̣n khá ngọt ngào, từ người chủ quán vô danh trong một quán cà phê nhỏ trên đồi thông, giữa một đêm hè Đà Lạt. Đến Tây Nguyên mà nghe những giai điệu êm đềm, hoặc đến Đà Lạt để nghe những bài ca hùng tráng th́ có lẽ cũng đều lạc điệu như nhau. Giống như bắt Từ Hải mặc áo lụa ngồi vẽ tranh và bắt Kim Trọng mặc áo giáp đứng múa kiếm!

Rời quán khi trời đă về khuya, tôi chạy xe quanh hồ Xuân Hương để tận hưởng cái lạnh về đêm và nh́n những hàng thông lặng lẽ thấp thoáng trong bóng tối, dưới bụi mưa giăng giăng bàng bạc. Tự dưng tôi bỗng nghiệm ra cái ư vị tuyệt diệu trong hai chữ “thu ư” của người xưa. Nhiều cuốn tự điển thường định nghĩa chung chung “thu ư” là “ư vị mùa thu”. Song thử hỏi “ư vị mùa thu” cụ thể là cái ǵ th́ khó mà nói rơ được. Cuốn tự điển Hoa-Anh Wenlin đă có một định nghiă cực kỳ lư thú : “slight chill hinting of autumn”. Đó chính là cái se lạnh gợi nhớ đến mùa thu. Tôi cho rằng không thể có một định nghĩa nào thơ mộng hơn được nữa. Cảm nhận được “ư vị mùa thu” trong cái se lạnh giữa một đêm hè Đà Lạt, quả là điều cực kỳ hứng thú đối với những ai đă từng cảm nhận được mùa thu trong phong vị Đường thi. Song chính trong cái nắng đào buổi sớm, chạy xe quanh bờ hồ Xuân Hương để nghe cái se lạnh ngấm vào người mới là một cái thú tuyệt trần, nhất là đối với du khách lên từ những thành phố nóng bức và bụi bặm ở miền xuôi. Ngồi uống cà phê trên một quán dốc ven hồ, nh́n ra những đồi thông ở xa xa, tôi chợt có một cảm giác bâng khâng man mác về sự tĩnh lặng b́nh dị, mà ngày cả những quán cà phê ven hờ hồ Hoàn Kiếm vào buổi sơ thu cũng không làm sao đem lại được.

Những chiếc xe ngựa chạy lóc cóc, nghe chậm chạp và đều đều, như tiếng gơ nhịp của thời gian. Cả một thời xa xưa, như c̣n thấp thoáng đâu đây, qua những h́nh ảnh phảng phất mơ hồ.

Khắp nơi đều là thông. Và những đồi thông đă tạo nên nét ảo huyền cho thành phố Đà Lạt, ngay giữa mùa hè. Thậm chí cả nơi gọi là “Trúc lâm thiền viện” cũng chỉ thấy một vài khóm trúc lạc lơng. Toàn là thông. Lẽ ra nên gọi là “Tùng lâm thiền viện”! Tôi cố gắng một cách vô vọng để t́m ra, ở nơi đây, cái không khí “Thiền”, mà tôi cảm nhận từ các trang cổ lục Thiền tông, nhưng không sao t́m được. Ngọn Thiền phong chót vót vào đời Đường ở Trung Quốc, cùng tiếng hét khai ngộ vang rền từ thời tổ sư Lâm Tế, truyền đến giai đoạn Trúc Lâm Yên Tử đời Trần ở Việt Nam, giờ đây như đă bị ch́m mất vĩnh viễn trong sự mô phỏng tầm thường đầy dung tục. Thêm vào đó, sự ồn ào của đám tạp khách nhàn du đă vô t́nh phá hỏng thêm cảnh vật của một vùng sơn thủy vô cùng thơ mộng. Cũng may là những đồi thông chung quanh c̣n giúp tôi cảm nhận được phần nào cái phong vị thoát tục bàng bạc trong các ṭa cổ sát thời xưa.

Lướt ghe trên mặt hồ Tuyền Lâm, nh́n những đồi thông hai bên bờ sông; tuy không nghe tiếng nước róc rách, không nghe tiếng thông reo trong gió, chỉ có gió lồng lộng trên mặt hồ, cũng đủ làm hồn khách thêm phơi phới. Giá như đi trên mặt hồ bằng một chiếc đ̣, vào lúc chiều hôm, có thêm tiếng chuông chùa ngân vang trong những đồi thông, tôi đă h́nh dung đó là không khí của Đường thi. Chỉ tiếc là khu dă ngoại giữa ḷng hồ quá nhếch nhác, cùng với giá cả của các quán ăn dă ngoại sắc ngọt như lưỡi kiếm Ỷ Thiên đă khiến khách cụt cả hứng!

Thông ám ảnh tôi đến mức nh́n những hàng cây mimôsa từ trên cáp treo, tôi lại tưởng tượng ra đó là những cây bạch đầu tùng, loại tùng kiểng vẫn thường trắng xóa đọt vào những ngày đông lạnh giá ở miền Trung.

Tiếng thông reo là một trong những tặng vật tuyệt diệu mà Hóa Công đă tặng cho con người. Nguyễn Du đă từng mong ước : “Hà năng lạc phát quy lâm khứ, Ngọa thính tùng phong hưởng bán vân” (Làm sao xuống tóc vào rừng, Nghe thông reo gió vang lừng tầng mây). Tôi h́nh dung nếu Nguyễn Du được sống giữa những đồi thông Đà Lạt, th́ tiếng thông reo và h́nh ảnh sương giăng trên những đồi thông nơi thành phố cao nguyên này sẽ trở nên bất tử với thơ ca.

Trong “U Mộng Ảnh”, Trương Trào đă viết về thông và tiếng thông reo bằng những lời vô cùng thơ mộng. Tôi xin trích ra đây để bạn đọc thưởng ngọan :

· Mùa xuân nghe tiếng chim hót, mùa hè nghe tiếng ve ngâm, mùa thu nghe tiếng côn trùng rả rích, mùa đông nghe tiếng tuyết rơi, ban ngày nghe tiếng đánh cờ, dưới trăng nghe tiếng tiêu réo rắt, trong núi nghe tiếng gió thổi ngàn thông, bên nước nghe tiếng sóng vỗ, mới không sống uổng phí một đời.(Xuân thính điểu thanh; hạ thính thiền thanh; thu thính trùng thanh; đông thính tuyết thanh; bạch trú thính kỳ thanh; nguyệt hạ thính tiêu thanh; sơn trung thính tùng phong thanh; thủy tế thính nội năi thanh; phương bất khư sinh thử nhĩ)

· Gầy hoa để gọi bướm, chất để mời mây, trồng thông để đón gió, chứa nước để mời bèo; xây đài cao để mời trăng, trông chuối để đón mưa, trồng liễu để gọi ve. (Nghệ hoa khả dĩ khiêu điệp; lũy thạch khả dĩ khiêu vân; tài tùng khả dĩ khiêu phong; trữ thủy khả dĩ khiêu b́nh; trúc đài khả dĩ khiêu nguyệt; chủng tiêu khả dĩ khiêu vũ; trí liễu khả dĩ khiêu thiền.)

· Dưới thông nghe tiếng đàn cầm, dưới trăng nghe tiếng tiêu, bên khe nghe tiếng thác đổ, trong núi nghe tiếng tụng kinh, tai nghe ra mỗi tiếng đều có ư vị riêng.(Tùng hạ thính cầm, nguyệt hạ thính tiêu, giản biên thính bộc bố, sơn trung thính phạn bối, giác nhĩ trung biệt hữu bất đồng.)

· Đá đặt bên gốc mai nên cổ kính, đá đặt dưới gốc thông nên thô, đá đặt bên gốc trúc nên gầy, đá đặt trong bồn nên tinh xảo. (Mai biên chi thạch nghi cổ, tùng hạ chi thạch nghi chuyết, trúc bạng chi thạch nghi sấu, bồn nội chi thạch nghi xảo.)

· Tính kế một ngày th́ trồng chuối; tính kế một năm th́ trồng trúc; tính kế mười năm th́ trồng liễu, tính kế trăm năm th́ trồng thông. (Nhất nhật chi kế chủng tiêu, nhất tuế chi kế chủng trúc, thập niên chi kế chủng liễu, bá niên chi kế chủng tùng.)

· Lấy hoa thông làm lương thực, lấy trái thông làm hương liệu, lấy cành thông làm chổi quét, lấy sóng lao xao trên ngọn thông làm tiếng trống. Ở trong núi mà có được hơn trăm cây thông lớn, có thể dùng măi không hết. (Dĩ tùng hoa vi lương, dĩ tùng thực vi hương, dĩ tùng chi vi chủ vĩ, dĩ tùng âm vi bộ chướng, dĩ tùng đào vi cổ xúy. Sơn cư đắc kiều tùng bách dư chương, chân năi thụ dụng bất tận.)

· Mai khiến người cao nhă, lan khiến người lặng lẽ, cúc khiến người quê mùa, sen khiến người điềm đạm, xuân hải đường khiến người xinh đẹp, mẫu đơn khiến người hào sảng, chuối và trúc khiến người phong vận, thu hải đường khiến người kiều mỵ, thông khiến người phóng dật, ngô đồng khiến người thanh cao, liễu khiến người sầu cảm.(Mai linh nhân cao, lan linh nhân u, cúc linh nhân dă, liên linh nhân đạm, xuân hải đường linh nhân diễm, mẫu đan linh nhân hào, tiêu dữ trúc linh nhân vận, thu hải đường linh nhân mị, tùng linh nhân dật, đồng linh nhân thanh, liễu linh nhân cảm.)

· Gió có ba thứ tiếng : có tiếng lao xao thổi ngọn thông như sóng dậy, có tiếng xào xạc trong cây cỏ mùa thu, có tiếng thổi sóng vỗ ́ ầm (Phong chi vi thanh hữu tam : hữu tùng đào thanh, hữu thu thảo thanh, hữu ba lăng thanh)

Riêng với Đà Lạt, tiếng thông reo trong gió lại gây ấn tượng cho tôi không sâu đậm bằng h́nh ảnh những đồi thông lăng đăng trong sương. Khi xe đă lăn bánh qua đèo Pren, tôi vẫn mang h́nh ảnh những đồi thông về thành phố. Đà Lạt có thể mất đi những thác ghềnh, mất đi những vườn hoa, song c̣n những đồi thông là vẫn c̣n Đà Lạt. C̣n sương giăng trên những đồi thông th́ trong tôi, Đà Lạt vẫn c̣n là thành phố cổ tích, dù ánh sáng văn minh và những phong trào du lịch xô bồ đă tàn phá đi rất nhiều sự b́nh yên và thơ mộng một thời.

(Sưu tầm )

Các bạn có những h́nh ảnh cảnh đẹp th́ post lên cho mọi người cùng đi du lịch với nhé .

Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ nhé !!!






 

 rubyngoc
 member

 REF: 414679
 01/03/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cùng đi qua thăm Đồi Mộng Mơ luôn nha !!!!

Photobucket

Đồi Mộng Mơ .!!!

Có người nói rằng: Đồi Mộng Mơ là Đà Lạt thu nhỏ, Tây Nguyên thu nhỏ điều đó quả thực không sai.

So với nhiều danh thắng có tên tuổi khác của xứ sở sương mù như hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, dinh Bảo Đại, núi Lang BiAng th́ khu du lịch (KDL) đồi Mộng Mơ không nổi tiếng bằng nhưng hiện đang là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất, thu hút khách nhất của thành phố du lịch Đà Lạt. Đây là khu du lịch khép kín với những ngôi biệt thự vườn, nghệ thuật đá chen hoa, hồ nước, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu bán đồ lưu niệm … Đó là nét nỗi bật rất riêng của Đồi Mộng Mơ, một địa điểm du lịch độc đáo của Thành phố Đà Lạt.

Trên một diện tích khiêm tốn, nơi đây cũng có đầy đủ hoa, cỏ xanh mướt bốn mùa, nhiều giống hoa mới, màu sắc rực rỡ được chăm sóc tốt, thiết kế đẹp tạo cảm t́nh cho khách ngay từ ban đầu. Đến đây du khách có dịp thưởng thức những kiến trúc nhân tạo được kết hợp hài ḥa với cảnh quan thiên nhiên từ tiểu vạn lư trường thành vắt ngang qua 2 km đồi núi đến căn nhà cổ hơn 300 năm được dựng từ nguyên bản nhà rường ở B́nh Định sẽ đưa bước chân du khách đến với những hoài niệm của quá khứ ngàn xưa, từ vườn đá cảnh thiên nhiên đầy đủ sắc màu đến những kỳ hoa dị thảo rực rỡ khoe sắc tỏa hương trong những khu vườn chung quanh Đồi Mộng Mơ giúp cho du khách có những cảm giác mới lạ và thư thái.

Nhưng điều làm nên sức thu hút lại chính là sân khấu cồng chiêng, và Làng Văn hoá dân tộc. Tận dụng địa h́nh dốc cao của khu đất, Công ty CP Thành Ngọc đă đầu tư cho xây dựng một sân khấu biểu diễn cồng chiêng, mái h́nh rẽ quạt, lợp tôn màu, sâu khấu và khán đài tam cấp chính được làm bằng đá đủ chỗ cho 550 người ngồi. Cách bố trí này tạo sự liên kết về mặt không gian văn hóa. Hàng ngày KDL bố trí 2 show diễn: Sáng từ 9giờ đến 11g30, chiều từ 15:00 – 17:00 giờ. Tại đây du khách vừa xem biễu diễn văn nghệ vừ có thể thưởng thức thịt nướng, rượu cần và cũng có thể đặt hàng các show diễn riêng vào buổi tối.

Thông thường một sô diễn kéo dài 90 phút gồm các bài hát bằng tiếng dân tộc, tiếng Kinh; các vũ điệu cồng chiêng gắn với sinh hoạt của đồng bào K’Ho như cúng mừng lúa mới, mô phỏng lễ hội đâm trâu, lễ hội cầu mùa, cúng nhà mới… và du khách có thể bước xuống sàn cùng nhảy ḥa vào nhịp chiêng với những người anh em.

Thành phần biểu diễn 100% là người dân tộc K’Ho, vốn là một trong các nhóm nhạc dân tộc ở thị trấn Lạc Dương. Đội văn nghệ cồng chiêng gồm 15 nam, nữ thanh niên tuổi từ 18 – 35, tất cả đều hát hay đàn giỏi.

Những chương tŕnh ca múa nhạc cùng các lễ hội cồng chiêng trên sân khấu hoành tráng ở trong khu du lịch sẽ tạo ấn tượng mạnh cho du khách phương xa khi được đắm ḿnh trong âm nhạc của núi rừng Tây nguyên hùng vĩ. Tuy nhiên, để các buổi diễn thực sự là âm nhạc truyền thống Tây Nguyên th́ rất cần có sự đầu tư về nhạc cụ dân tộc, sưu tầm, tập luyện thêm nhiều tiết mục từ chính vốn văn hóa dân gian của chính các dân tộc Tây Nguyên và một điều hết sức quan trọng là tinh thần phục vụ chu đáo và nhiệt t́nh hơn.

Ra khỏi sân khấu cồng chiêng, đi xuống theo Vạn lư trường thành sẽ đưa du khách vào tham quan khu làng Văn hoá dân tộc. Ở đây du khách được xem bộ sưu tập chum ché cổ độc nhất vô nhị của đồng bào Tây Nguyên, được xem các cô gái dân tộc dệt thổ cẩm, xem các thiếu nữ chân trần giă gạo, xem nấu rượu cần và thưởng thức rượu cần Mộng Mơ miễn phí. Tại đây du khách cũng có thể xem các nghệ nhân thực thụ biểu diễn những nhạc cụ đân tộc Tây Nguyên truyền thống như chinh Crăm, Đinh Pá, chinh Pó, chinh Arapmaoh, đàn T’rưng, khèn bầu và độc đáo nhất là bộ đàn đá với những âm thanh trầm bổng của núi rừng huyền bí.

Khu du lịch Đồi Mộng mơ thực sự là một sản phẩm du lịch đặc sắc độc đáo đă góp phần tạo nên những sắc thái riêng về cảnh quan và con người Đà Lạt để giới thiệu, quảng bá đến du khách gần xa.

(Sưu tầm )



 

 taolao
 member

 REF: 414708
 01/03/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cảm ơn em đă cho tl nhớ đến 1 kỷ niệm khó quên ở xứ sương mù này.

Đà Lạ Hoàng Hôn


 

 conuong11
 member

 REF: 414709
 01/03/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Nhỏ ui,đẹp quá mà chị chưa có dịp tới thăm!hihi
Cảm ơn và chúc em vui nhiều nha!


 

 rubyngoc
 member

 REF: 414760
 01/04/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Anh Taolao ... cảm ơn bài hát của anh nhé ..hay lắm ạ !!!


Chị Conuong ơi ...nhiều h́nh đẹp lắm .chị em ḿnh đi tiếp nha !!!

Bây giờ chúng ta đi tới Nha trang nha .


Photobucket

Trong thành phố Nha Trang có băi tắm dài nằm ngay đường Trần Phú, trung tâm của Nha Trang. Nhưng thực ra đến với Nha Trang, du khách ít khi nào chịu quanh quẩn ở trong thành phố với băi biển trước mặt. Họ muốn chinh phục đại dương, về phía các ḥn đảo.

200 km bờ biển của Khánh Ḥa có đến 200 ḥn đảo lớn nhỏ nằm rải rác. Trong đó có khoảng trên 100 đảo thuộc về quần đảo Trường Sa, quần đảo ở điểm cực Đông của Tổ quốc, mảnh đất Việt đầu tiên đón nhận ánh nắng ban mai . Và những ḥn đảo c̣n lại nằm rải rác trong các vịnh Nha Trang, vịnh Vân Phong và vịnh Cam Ranh.

Photobucket

Những ḥn đảo, kỳ quan của tạo hoá

Ḥn Chồng: Nếu muốn vừa tắm biển, vừa leo núi th́ du khách thường t́m đến Ḥn Chồng, một thắng cảnh nằm ngay tại thành phố Nha Trang. Dân địa phương phân biệt hai khóm đá lớn, một nằm trên bờ và một nằm dưới biển là Ḥn Chồng và Ḥn Vợ.Ḥn Chồng là một nơi đặc sắc v́ nó quy tụ quần thể các khối đá lớn nhỏ khác nhau, xếp nhiều tầng nhiều lớp với các h́nh thù kỳ ảo xếp chồng lên nhau.


Và những khối đá này chạy thẳng từ trên bờ cao xuống biển dưới sự sắp đặt như một tṛ chơi xếp h́nh của tạo hóa. Người ta có thể luồn qua các khe đá, leo trèo trên những khối đá lớn tự nhiên được dựng trên những khối đá nhỏ, chênh vênh như sắp muốn đổ. Có những ḥn đá tí hon tự dưng chễm chệ ngồi trên những ḥn đá đại, nghênh về hướng biển. Có những tảng đá châu đầu vào nhau tạo thành một cái ṿm cổng.

Và có những băi đá trũng lọt giữa các tảng đá mênh mông. Và lạ nhất là trên một khối đá lớn cỡ chừng căn nhà cao hai- ba tầng nằm trên một mỏm đất cao nhất, hướng thẳng ra biển c̣n in dấu một bàn tay khổng lồ hằn sâu trong đá.

Và tắm biển ở giữa khung cảnh kỳ vĩ này rất thú vị. Nó tạo cho ta cảm giác thích thú và mới lạ thay v́ chỉ tắm ở băi biển thoai thoải cát thông thường.
Photobucket

Ḥn Miễu: Nơi đây bạn vừa có thể tắm, vừa thăm thú thế giới dười nước huyền ảo của vùng biển Nha Trang này. Rời bến tàu Cầu Đá, chỉ mất vài ngàn đồng là bạn có thể ngồi trên một chiếc thuyền máy chạy ra đảo. Ḥn Miễu là đảo gần bờ nhất. Nó có hai điểm du ngoạn là hồ cá Trí Nguyên, băi tắm là Băi Sỏi.


Và nhân tiện cũng nên thăm làng chài trên đảo này.Một tên gọi khác của đảo Ḥn Miễu chính là Bồng Nguyên. Hồ cá v́ thế có tên gọi là Trí Nguyên. Nó được xây dựng từ năm 1971 theo sáng kiến khá độc đáo của một người dân vùng biển này. Hồ được ngăn lại bằng hệ thống kè đá.Trong hồ có hàng trăm loại sinh vật biển quư hiếm như cá, rùa biển được nuôi thả tại đây. Nó chính là một bảo tàng sống về biển.

Một thế giới thuỷ cung được giới thiệu với du khách qua thủy cung Trí Nguyên. Đây cũng là một điểm hấp dẫn v́ được xây dựng theo mô h́nh một con tàu hóa thạch dài 60 m và cao 30 m, nằm ngay ở ven biển, ngay từ đằng xa có thể thấy thuỷ cung này.

Có thể băng qua đảo từ hồ cá đến Băi Sỏi, cách vài trăm mét. Băi Sỏi hướng mặt về phía Ḥn Tằm. Gọi là băi Sỏi v́ ở đây, băi biển không có cát như trong đất liền mà toàn các ḥn sỏi nhỏ. Du khách có thể lặn ở những ghềnh đá gần Băi Sỏi và sẽ thấy thế giới san hô và cầu gai.



Ḥn Tre: Chạy trốn những ngày lạnh giá ở miền Bắc như thế này hay muốn tránh xa không khí ồn ào ở chốn thị thành th́ có 1 nơi chắc chắn sẽ thích hợp với những ai có nhu cầu nghỉ dưỡng thực sự. Đó là khu du lịch Ḥn Ngọc Việt, hay chính xác hơn là công viên giải trí Vinpearl thuộc khu du lịch Vinpearland.

Photobucket

Băi Trũ là một băi biển nằm trên Ḥn Tre, đảo lớn nhất trong Vịnh Nha Trang. Nếu đứng từ Nha Trang, nh́n về phía đại dương, ta có thể thấy Ḥn Tre y như một con cá sấu khổng lồ đang ḅ xuống biển.

Từ Cầu Đá, đi thuyền máy đến Băi Trũ chỉ mất chừng 15 phút. Nên thử cảm giác đi thuyền máy trên biển rất thú vị này. V́ biển ăn sâu trong vịnh nên sóng rất êm, không lo bị say sóng .

Và dù trên bờ có nắng đến đâu th́ khi bước lên thuyền bạn sẽ có cảm giác thoải mái ngay lập tức v́ hơi biển phả ra mát dịu. Băi Trũ là một băi tắm tự nhiên thuộc hàng lư tưởng. Cát ở băi này trắng và đẹp lạ lùng.

Dưới làn nước trong vắt, có thể nh́n thấy đáy biển, bờ cát thoai thoải dần khi ra xa. Băi tắm trên đảo nên ít khi có sóng lớn ví hướng về phía đất liền.

Và thiên nhiên của Ḥn Tre ngay sau khi bạn bước lên khỏi biển đă đập vào mắt và cuốn hút ngay bởi sự kỳ diệu của nó. Trong Băi Trũ là sườn núi rợp bóng cây. Khách có thể vừa tắm táp, phơi nắng, dạo trên bờ cát lượm vỏ ṣ vỏ ốc, đi câu hay lặn hụp săn tôm, câu mực. Và nghỉ ngơi dưới những tàn cây mát dịu kia. Biển, đảo , rừng, núi vây quanh bạn tạo những cảm giác tuyệt vời mà chỉ thiên nhiên mới có thể ban tặng.

Tại Ḥn Tre, bạn cũng nên đến các băi tắm xinh đẹp khác như Băi Me, Vũng Ngán, Bích Đầm.

Hay đến Con Sẻ Tre, một khu nghỉ dưỡng tuyệt vời với những căn nhà nghỉ toàn bằng tre nằm nép bên bờ đảo.

(SƯU TẦM )

Nha trang đẹp quá quá ,nhất là mấy cảnh biển ah !!!

Photobucket







 

 jackdaniel
 member

 REF: 414764
 01/04/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Wowwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwww,
Nha Trang đẹp quá vậy hả,
anh jd không tưởng tượng được ra như vậy đâu.
Nhớ cái chổ có cái hình gì gì nhọ nhọn đó,
anh jd nằm ngay cái ghế đá gặm bánh mì chờ tối xuống tàu mà,
hình như gần Viện Hải Dương Học thì phải.
hehehhe, lâu quá có thể nhầm.

Thanks em Ruby post hình đẹp ghê,
làm nhớ Việt Nam ghê luôn nè.


 

 soluuhuong1
 member

 REF: 415687
 01/09/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Chào cả nhà, hihihi


Ngày ấy Đà Lạt chiều mưa
ngậm ngùi em khóc chia ly lặng buồn
thương Hồ Than Thở sao đành
Nên anh ở lại với em, hihihi, hổng đi đâu nữa, hihii


Chúc cả nhà vui nhiều nhiều hihihi


 

 rubyngoc
 member

 REF: 415809
 01/09/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Ruby mến chào anh jackdaniel và anh SLH !!!

Cảm ơn hai anh .hicc sao ai cũng làm thơ hay thật là hay ,chỉ có ḿnh Ruby hổng biết là thơ ah .buồn thật .

Chúc hai anh cuối tuần vui vẻ nhé !

Mai thứ 7 Ruby có nhiều thời gian sẽ mời mọi người đi dulich tiếp nha...

Hihihi !!!


 

 rubyngoc
 member

 REF: 415896
 01/10/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
hÔM NAY CHÚNG TA GHÉ QUA THĂM VỊNH HẠ LONG NHÉ !!!

Photobucket

Mỗi một vùng đất đều có một không gian văn hoá khác nhau. Không gian của Vịnh Hạ Long ngoài vẻ đẹp của thiên nhiên, c̣n ẩn chứa vẻ đẹp của truyền thuyết, huyền sử. Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ.


Vịnh Hạ Long có từ thời tiền sử. Theo truyền thuyết, khi người Việt mới lập nước đă bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ, vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển, như bức tường thành vững chắc, bất ngờ chặn bước tiến của thuyền giặc. Đoàn thuyền của giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành.

Photobucket

Sau khi giặc tan, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long, Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long. Đuôi đàn Rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay) thành băi cát mịn và dài hơn chục km.

Từ bến tàu Hạ Long, chiếc thuyền dơi nâu đỏ - đặc trưng của vùng vịnh - căng buồm đưa du khách xuôi theo ḍng nước biếc bắt đầu cuộc hành tŕnh ngao du sơn thuỷ. Các đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây nam Vịnh Hạ Long. Đây là h́nh ảnh cổ xưa nhất của địa h́nh có tuổi kiến tạo địa chất từ 250-280 triệu năm, là kết quả của quá tŕnh vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá tŕnh Carxtơ bào ṃn, phong hoá gần như hoàn toàn tạo ra một Vịnh Hạ Long độc nhất vô nhị trên thế giới. Trong một diện tích không lớn, hàng ngàn đảo đá với muôn h́nh, dáng vẻ khác nhau như những viên ngọc bích long lanh được đính lên chiếc khăn voan xanh biếc của nàng thiếu nữ.

Photobucket

Vùng tập trung dày đặc các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp nổi tiếng là vùng trung tâm Di sản Thiên nhiên Vịnh Hạ Long, bao gồm Vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái Tử Long. Vùng di sản được thế giới công nhận có diện tích 434 km² bao gồm 775 đảo, như một h́nh tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đông). Vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng năm 1962.

Từ trên cao nh́n xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đảo th́ giống h́nh ai đó đang hướng về đất liền - Ḥn Đầu người; đảo th́ giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước - Ḥn Rồng; đảo th́ lại giống như một ông lăo đang ngồi câu cá - Ḥn Lă Vọng; và kia hai cánh buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi - Ḥn Cánh Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước - Ḥn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất - ḥn Lư Hương... Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo thời gian và góc nh́n.

Photobucket

Với sự thoắt ẩn thoắt hiện của những đảo đá, du khách như đi lạc vào các hang động kỳ vĩ, ẩn chứa nhiều chứng tích lịch sử. Cách thành phố Hạ Long khoảng 8km là đảo Vạn Cảnh, c̣n gọi là đảo Canh Độc. Trong sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: "Ḥn Canh Độc lưng chừng đảo có động rộng răi chứa được vài ngàn người". Ngày nay, qua khảo cứu, đảo Vạn Cảnh có đỉnh cao 189m, h́nh dáng như một chiếc ngai ôm hai hang động tuyệt đẹp là hang Đầu Gỗ nằm chênh vênh trên cao và động Thiên Cung kỳ bí. Hai hang động cách nhau 100m, v́ vậy được thông nhau bằng những lối đi quanh co, uốn lượn. Du khách vừa bước vào cửa động Thiên Cung đă bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp huyền ảo, đa dạng của động. Vách động cao và thẳng đứng được bao bọc bởi những nhũ đá và trên mỗi vách động ấy là bao nhiêu h́nh tượng lạ kỳ, cuốn hút, hấp dẫn người xem. Đó là những h́nh tượng về Nam Tào, Bắc Đẩu, tiên nữ đang múa hát, người và chim, hoa, muông thú đang dự tiệc rất sống động, vui nhộn mà tất cả chỉ có thể là kiệt tác của tạo hóa.

Photobucket

Cửa động nhỏ hẹp được giấu kín trong ḷng núi nhưng càng đi vào bên trong, ḷng động càng mở lớn và rộng, dẫn dắt người xem đi từ kinh ngạc này sang kinh ngạc khác, từ lộng lẫy này sang lộng lẫy khác. Đi hết động Thiên Cung cũng là lúc du khách bước chân sang hang Đầu Gỗ, c̣n gọi là hang Giấu Gỗ. Tên gọi này có từ sau khi vị tướng tài ba Trần Hưng Đạo chỉ huy ba quân giấu cọc gỗ lim cùng hàng ngh́n quân đánh úp, đốt cháy đoàn thuyền tải lương thực của quân Nguyên Mông. Cửa hang ở lưng chừng vách núi, bên trong là những trụ đá lởm chởm với nhiều h́nh dạng; vách hang thẳng đứng vun vút, bên trong hang tối mờ, sâu thẳm để rồi trong khoảng tối đó, du khách bất ngờ bước qua khoảng sáng hiếm hoi từ những giếng trời ẩn hiện trên trần động. Ngoài hai hang động trên, du khách c̣n tham quan các hang động đẹp và quyến rũ khác như: động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung...


Photobucket
Photobucket

Các tàu buồm trên Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn - nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ 12; Bài Thơ lịch sử; cách đó không xa là sông Bạch Đằng - chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Hạ Long c̣n là một trong những cái nôi của con người với nền văn hoá Hạ Long thuộc thời Hậu đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng... Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển h́nh như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới... Với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như tôm, cá, mực... Có những loài đặc biệt quư hiếm chỉ có ở nơi đây.

Photobucket

Với những giá trị đặc biệt như vậy, ngày 17 tháng 12 năm 1994, trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan, Vịnh Hạ Long chính thức được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới. Năm 2000, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận lần thứ hai Di Sản thế giới bởi giá trị địa chất, địa mạo. Điều đó đă khẳng định giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu của Vịnh Hạ Long...


(SƯU TẦM )


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network