Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Đông -Tây va chạm , v́ sao ?(ST)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 goldsnow142
 member

 ID 51292
 04/16/2009



Đông -Tây va chạm , v́ sao ?(ST)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Từ hiện trạng người Việt gặp khó khăn do bị sốc văn hóa,đi t́m lời giải từ các chuyên gia về sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây.

Bài một: "Mắc kẹt" giữa những nền văn hóa


Thạc sỹ tâm lư học Phạm Mạnh Hà, giảng viên khoa Tâm lư, Phó giám đốc trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lư, Đại học Khoa học xă hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội giải thích:

Tại hội thảo về đánh giá tư duy người Việt từng được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, một số người cho rằng, văn hóa VN bị chi phối bởi tư duy Khổng Tử, đạo vua tôi, trên-dưới qua hàng ngàn năm. Tư duy này có tác dụng duy tŕ sự ổn định trật tự xă hội, song cũng có một số điểm hạn chế như người dưới không được chỉ trích người trên, dẫn đến sự ḱm nén, lối ứng xử “ṿng vo tam quốc”, thiếu thẳng thắn. Khi không được nói thẳng, người ta sẽ t́m cách xả ra ngoài bằng cách nói xấu hoặc phản ứng ngấm ngầm. C̣n “Tây” th́ quen nói thẳng.

Với phương Tây, cái lư quan trọng hơn cái t́nh. Phương Đông ḿnh th́ duy t́nh, có câu “Một bồ cái lư không bằng một tí cái t́nh”. Phương Đông coi thành công là kết quả của thiên thời, địa lợi, nhân ḥa. Không thấy nói đến tài năng. Tính cá nhân bị che lấp. Những người Việt trẻ tuổi đi học phương Tây học được lối sống độc lập, tôn trọng luật pháp, nhưng khi quay trở lại VN, họ sống trong văn hóa duy t́nh, thiếu tổ chức nên họ bị sốc.

Chúng ta thường đánh giá nhau dựa trên quan điểm đạo đức: “ngoan” hay không “ngoan”, tốt hay không tốt…mà ít khi đánh giá dựa trên năng lực trong công việc. Phong cách làm việc của chúng ta khiến cho cá nhân không phát huy được. (Thạc sỹ tâm lư Phạm Mạnh Hà)

Anh Hà cho biết có sự khác nhau trong sự tiếp nhận “sốc” văn hóa: “Tôi được biết đă có cuộc nghiên cứu về sốc văn hóa và quá tŕnh tiếp biến văn hóa ở người VN sống ở nước ngoài, trong đó nói rằng đối với người VN di cư ở tuổi 40- 50 sẽ khó tiếp nhận với môi trường mới hơn. Họ có thể bị trầm cảm do bị “sốc” văn hóa. Hoặc, những ví dụ khác là những đứa trẻ sinh ra trong gia đ́nh có cả bố mẹ là người VN sẽ khó thích nghi với môi trường mới hơn là những đứa trẻ được sinh ra trong gia đ́nh chỉ có bố hoặc mẹ là người Việt.

Hay những người đă có thời gian trưởng thành ở VN, sau đó ra nước ngoài học, họ vẫn có thể thích nghi với VN sau khi về nước làm việc. Nhưng đối với những cha mẹ đưa con đi học từ giai đoạn phổ thông, có nhiều trường hợp khi trở về VN đă không tiếp nhận được văn hóa VN. Đó là bởi v́ các em ra đi quá sớm, đúng vào thời điểm xây dựng nhân cách, bởi vậy rất khó để các em thích nghi trở lại với VN".

Lư giải từ khía cạnh giáo dục, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, đồng Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xă hội thẳng thắn: “Cách giáo dục và hệ thống giáo dục của chúng ta tương đối khác với các nước trên thế giới. Những nội dung được dạy trong nhà trường khác rất nhiều, chẳng hạn như chúng ta tập trung nhiều vào toán và các môn khoa học tự nhiên. Trong khi những kiến thức xă hội, văn hóa, lịch sử, và lịch sử thế giới rất thiếu. Do đó khi ra nước ngoài học sinh và người VN nói chung bị nh́n nhận là ấu trĩ.

Ở ta, kiến thức xă hội thiếu, kỹ năng ứng xử, kỹ năng sống cũng vậy, dẫn tới t́nh trạng sinh viên VN, người VN thích tập trung để sống co cụm với nhau, nấu ăn, nói chuyện, thuê nhà sống chung chứ không tranh thủ ḥa nhập với cuộc sống ở đó. T́nh trạng sống co cụm như thế vẫn c̣n tồn tại và phổ biến, không phải tất cả nhưng đa số là như vậy.

Một điều quan trọng nữa là chúng ta quen nh́n nhận thế giới chỉ từ một chiều trong khi trên thế giới họ dạy học sinh nh́n thế giới ở nhiều khía cạnh khác nhau để có cái nh́n khách quan hơn. Chẳng hạn, khi nh́n một cái cốc, nếu chúng ta nh́n h́nh dáng nó th́ chỉ thấy nó tṛn. Nhưng nếu chúng ta muốn t́m hiểu một cái cốc cẩn thận, chúng ta phải xem nó được làm từ nguyên liệu ǵ, ai làm ra nó, quá tŕnh làm có vấn đề ǵ. Đó là một sự hụt hẫng cho học sinh, sinh viên VN và người VN nói chung khi bước ra thế giới và tôi thấy rất tiếc.

Tiếp tục với vấn đề tâm lư- văn hóa, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng cho rằng: “Đối với học sinh sinh viên, khi họ đi th́ họ vẫn c̣n rất trẻ, chưa làm việc, chưa có những trách nhiệm trong công việc, cuộc sống cũng như những trải nghiệm về công việc, và kinh nghiệm sống. Ra nước ngoài, họ thích nghi với cuộc sống ở đó với hệ thống kiến thức, văn hóa, xă hội và tiếp nhận khá nhanh. Họ càng thích nghi tốt với xă hội bên đó bao nhiêu th́ họ càng cảm thấy khó khăn khi trở về VN.

Ví dụ, ở nước ngoài tính chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân rất cao, ở VN th́ không được như vậy. Chúng ta gọi là tính trách nhiệm tập thể. Nếu có vấn đề ǵ xảy ra th́ đó là vấn đề của cơ chế, tập thể, hệ thống, không phải của cá nhân. Nếu có thành công th́ đó là nhờ ơn của rất nhiều thứ.

Cái đó cũng làm cho người ta sốc v́ họ đang ở nền văn hóa ai làm ǵ th́ phải làm đến nơi đến chốn, có trách nhiệm. Họ bối rối, không biết phải ứng xử ra sao, ứng xử giống như những người xung quanh tức là không chịu trách nhiệm ǵ hết hay tiếp tục cách ứng xử chịu trách nhiệm như ở nước ngoài. Ngay cả khi họ tiếp tục cách đó, ai sẽ là người tạo điều kiện cho họ làm được việc đó. Nếu ai đó quyết tâm áp dụng tính trách nhiệm mà họ học được vào công việc th́ nguy cơ thất bại dễ xảy ra và do đó họ rất nản.

Tôi đă gặp khá nhiều trường hợp như vậy, phần lớn rất hoang mang, chán nản và bối rối, chí ít là trong môt hai năm đầu. Sau đó, họ thích nghi trở lại và học lại cái tính không chịu trách nhiệm ǵ. Chẳng hạn ở nước ngoài họ học cách đúng giờ và việc ai người nấy làm. Làm với tất cả cố gắng của ḿnh. Ở VN th́ không phải vậy.


Minh Sơn - U. Ly



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 cakhia
 member

 REF: 441284
 04/16/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
bài quá hay, chính xác!

thêm ví dụ: nhiều người vn ở nước ngoài không thể nào hiểu nổi tại sao thằng boss của ḿnh mới chiều hôm qua c̣n tới nhà ḿnh ăn mừng đứa con ḿnh thôi nôi, mừng tân gia, chúc mừng gia đ́nh...cứ như là anh em thân thiết, vậy mà đùng một cái sáng nay đă gọi ḿnh lên văn pḥng cho nghỉ việc. Có ǵ đâu. T́nh là t́nh, mà lư là lư, công việc là công việc, không nên nhập nhằng. Vậy thôi. Nghe qua có vẻ tàn nhẫn thiệt, nhưng nếu không như vậy xă hội sao phát triển được?

Không thể lấy triết lư Khổng tử để bào chữa cho lề lối làm việc dựa trên t́nh cảm, ḷng tin, sự cả nể, sự quen biết...của số đông người Việt. Nhật bản, Nam Triều tiên cũng dựa trên đạo Khổng vậy thôi. Nhưng phong cách làm việc của họ thật khác xa chúng ta.


 

 goldsnow142
 member

 REF: 460555
 07/02/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Bài 1.Mắc kẹt" giữa những nền văn hóa

Nói chung người VN đă đi nước ngoài học tập, công tác hoặc sinh sống họ sẽ bị hai lần sốc văn hóa. Lần đầu tiên sốc khi từ VN ra nước ngoài và lần thứ hai là khi trở về sau 5-6 -10 năm. Họ phải thích nghi lại với nền văn hóa VN. (Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, đồng Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xă hội)

Đất khách đúng là đất của…khách

Có những môi trường thực sự xa lạ và khắc nghiệt đối với những người Việt. Nhiều vấn đề mà người Việt trên thế giới phải đối mặt, từ sự phân biệt đối xử đến rào cản ngôn ngữ, sự thiếu thông tin…

“Tôi nhớ một chuyện rất buồn về người bạn của tôi. Anh sống ở một nước châu Âu. Có lần anh bước lên xe buưt để t́m chỗ ngồi, vừa ngồi xuống th́ người bản xứ bên cạnh anh đứng vụt dậy và bỏ ra chỗ khác với vẻ mặt khinh bỉ“, nhạc sỹ P.D. Cường kể.

Chuyện xảy ra đối với bạn của nhạc sỹ P.D. Cường không phải là chuyện cá biệt. Ngay cả ở những quốc gia châu Á, người Việt cũng bị phân biệt. “Hồi mới sang, cảm giác bị nh́n nhận là công dân đến từ một nước thứ ba đến với tôi rất nhiều lần. Những biểu hiện thiếu thiện cảm bộc lộ qua hành động, cử chỉ, ánh mắt” – chị Thuư Ngọc, lấy chồng người Hàn Quốc, đă có một con gái, hiện đang sống và học khoá tiến sĩ ngôn ngữ tại Hàn Quốc kể với Vietnamnet.

Ăn uống cũng không phải là chuyện nhỏ. “Lần đầu tiên đặt chân đến thành phố Dubai của Các Tiểu Vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), tôi choáng quá, mọi thứ đều vô cùng lạ lẫm”, anh Quốc Duẩn, 42 tuổi, một thợ điện làm việc tại UAE nhiều năm thổ lộ. Duẩn là một trong số 40 người Việt Nam đầu tiên sang lao động tại UAE. Với anh, chuyện ăn uống là cả một vấn đề. Người bản địa thường dùng ḿ và các loại thức ăn mềm trong khi người Việt không thể thiếu cơm và đồ mặn trong bữa hàng ngày. Thịt lợn và rượu - hai món khoái khẩu của người Việt - lại nằm trong danh sách các loại thực phẩm bị cấm ở đây.

Với chị Ngọc ở Hàn Quốc, ngôn ngữ là rào cản lớn nhất, thậm chí dẫn đến trầm cảm. Chị kể: “Khó khăn nhiều không thể kể xiết. Trước hết là về ngôn ngữ. Tuy đă học bốn năm đại học, gồm học tiếng và các môn văn hóa, kinh tế…nhưng khi sang đến nơi, tôi thấy khả năng của ḿnh quá kém, khó tiếp thu bài giảng hay nói chuyện với người bản xứ dù với bất ḱ chủ đề nào…V́ thế, lúc đầu tôi cảm thấy rất cô độc, không biết tâm sự với ai, không biết nên làm ǵ để thoát khỏi bế tắc, không thể nghe được bài giảng nên càng ngày càng ch́m vào trầm cảm”.

Một rào cản khác là sự thiếu thông tin. Thạc sỹ Phan Ư Ly đă từng học đại học tại Ấn Độ cho biết: “Các bạn Ấn Độ thích tiếp xúc và t́m hiểu về Việt Nam. Từ trước đến nay họ chỉ biết là Việt Nam thắng Mỹ và cứ nghĩ rằng người VN nào cũng giỏi vơ. Hoặc là có những người nghĩ rằng Việt Nam rất nghèo v́ một thời kỳ chiến tranh dài như thế, và không biết rằng VN đă hết nghèo hay chưa, rồi không biết ở VN có được ở nhà gạch thế này không, có điện thoại không???”.

Quê sao chẳng giống quê

Trở về quê hương sau một thời gian xa cách, nhiều người Việt bỗng trở nên lạc lơng.

Đây là câu chuyện của tiến sỹ Khuất Thu Hồng, người đă từng du học tại Nga và Australia:

“Tôi nhớ măi thời gian tôi ở nước ngoài về và đi làm. Tôi xin vào được một cơ quan. Giờ làm việc bắt đầu từ 7g30 tới 11g30, chiều từ 1g30 tới 4g30. Hôm sau tôi bắt đầu đi làm. Tôi nghĩ 7g30 làm th́ tôi phải có mặt ít nhất là 7g20. Tôi chờ, chờ măi tới 9g chỉ có lơ thơ vài người và khi họ tới th́ họ pha chè uống và tán chuyện. Cuối cùng 10g họ bàn nhau đi ăn ở đâu, một số phụ nữ bàn chuyện đi chợ. Tới trưa, mỗi người t́m một chỗ để ngủ. Hai giờ chiều lại làm một chầu nước chè nữa.

Mỗi hành vi ứng xử đều do tâm lư chi phối. Tâm lư bao gồm tâm lư cá nhân và tâm lư xă hội. Khi tâm lư hành vi đă h́nh thành rồi, th́ ta gặp phải môi trường xă hội hoàn toàn khác. Như vậy sẽ h́nh thành sốc tâm lư. Ta sẽ bị mất phương hướng, khủng hoảng tinh thần, bất măn. Có thể ta sẽ phản ứng lại bằng cách đấu tranh hoặc thu ḿnh lại chấp nhận. Sự thu ḿnh này sẽ làm thui chột tài năng. Những người khí chất kém sẽ dễ bị khủng hoảng, họ sẽ buông xuôi, hoặc làm điều ǵ đó không chừng mực”. (Thạc sỹ tâm lư Phạm Mạnh Hà).

Tôi nghĩ nhiều bạn cũng rơi vào t́nh trạng như tôi. Khi trở về th́ họ rất hăm hở, áp dụng những điều hay lẽ phải ở nước ngoài vào công việc, mong muốn được đóng góp một cái ǵ đó, dù nhỏ. Nhưng để áp dụng ở VN th́ không phải dễ, và họ sẽ thất vọng nếu không thành công. Dần dần họ sẽ có phong cách, thái độ giống như những người chưa đi học ở nước ngoài.

Đó là chưa kể họ sẽ gặp phản ứng phân biệt đối xử từ phía những người ở nhà, theo nghĩa là học nước ngoài về chẳng biết thế nào, liệu có làm được ǵ không. Hoặc có sự khó chịu ngấm ngầm nào đó. Đó là điều rất nguy hiểm nếu là phản ứng của tập thể.

Và lănh đạo cũng hơi phân biệt đối xử, chẳng hạn sẽ đ̣i hỏi ở người đi học nước ngoài nhiều hơn những người khác. Cái đó cũng không công bằng, gây nên sự căng thẳng.”

Thạc sỹ phát triển cộng đồng Phan Ư Ly cũng gặp nhiều vấn đề, từ chuyện nhỏ trong sinh hoạt như không biết mặc cả khi đi chợ cho đến chuyện lớn hơn: quan niệm sống. Ly kể: “Khi về đây, việc đầu tiên Ly nh́n thấy rất nhiều là những bạn trẻ vi vu, lạng lách trên những chiếc xe @ cầm trên tay những chiếc điện thoại di động (lúc này là khoảng năm 2000, và bắt đầu xuất hiện mốt điện thoại). Mặt th́ vênh lên. Đó là bề ngoài ḿnh nh́n thấy được và ḿnh ngạc nhiên, ḿnh cảm thấy rằng niềm vui phụ thuộc vào vật chất nhiều quá mà nó không nằm ở chiều sâu…".

Thạc sỹ tâm lư Phạm Mạnh Hà chia sẻ: “Theo quan sát của tôi, những bạn trẻ đi học từ nhỏ, khi trở về VN lại ít thành công hơn so với bạn trẻ học trong nước. Tôi biết có bạn đi học từ năm lớp 10, sau khi học hết đại học ở nước ngoài, bạn quay về VN nhưng không thích nghi được với cách làm việc ở VN nên buộc phải trở ra nước ngoài. Dĩ nhiên sẽ có những người thích nghi được, nhưng phải mất một thời gian dài.”

Tiến sỹ Hồng cho biết: Gần đây, Viện Nghiên cứu Phát triển xă hội đă khảo sát những người đi xuất khẩu lao động ở Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan. Kết quả cho thấy người lao động cũng cảm thấy khó khăn khi trở về.


H.Quư - M.Sơn - N.Sa - T.Hảo - D.Thúy



Bài 3.Làm sao hết "kẹt"

Văn hóa không phải ngày một ngày hai mà thay đổi được. Cái nào phải thay đổi đây? Cái chất “Tây” hay là cái chất “Ta” phải thay đổi? Cái nào đúng? Cái nào sai? Tuy vậy, cũng không phải là không có giải pháp…(Thạc sỹ tâm lư Phạm Mạnh Hà)

Sẵn sàng dấn thân

Nhạc sỹ Phạm Duy, nghệ sỹ violin Bùi Công Duy, người mẫu Hà Anh sẵn sàng đưa ra lời giải.

Không giống nhiều bạn trẻ có tâm lư đă đi th́ bằng mọi cách phải ở lại, sau 14 năm học tập tại Nga, nghệ sĩ violin Bùi Công Duy (28 tuổi) vẫn quyết định trở về Việt Nam mặc dù anh nhận được nhiều lời mời làm việc tại Nga. Với sức trẻ, sự năng động và lạc quan, Duy tin rằng anh sẽ đóng góp được nhiều hơn khi quay về quê hương. Anh muốn thử thách bản thân.

Để chuẩn bị cho sự trở về, từ hai năm cuối khi đang học cao học, thỉnh thoảng anh về VN và h́nh dung trước là sẽ có nhiều sự khác biệt so với cách làm việc bên châu Âu. Duy tâm sự: "Dù sao th́ ḿnh cũng là người VN nên chuyện thích nghi nhanh hay chậm mà thôi. Năm đầu tiên trở về, thích nghi trong công việc chỉ là một phần, mà chủ yếu là thích nghi với xă hội xung quanh, chẳng hạn như sự ồn ào. Giờ đă là năm thứ hai ở VN, ḿnh cũng thấy quen dần. Bây giờ ḿnh đă biết cách dung ḥa hơn. Ḿnh và một số người trẻ ở Học viện âm nhạc quốc gia đang cố gắng đào tạo học sinh bắt kịp với xu thế âm nhạc phương Tây’’.

Thật thú vị là những suy nghĩ của nghệ sĩ trẻ Công Duy trùng khớp với ư kiến của nhạc sĩ Phạm Duy (88 tuổi).

Sau 30 năm sống và làm việc ở Mỹ, nghệ sĩ Phạm Duy quyết định về Việt Nam. Ông cho cho rằng môi trường làm việc ở VN, đặc biệt là ngành nghệ thuật biểu diễn, không thể dễ dàng như ở phương Tây. Những người Việt Nam trở về phải ư thức được việc đó để đừng thất vọng và nên b́nh tĩnh. Ông nói: "Khi tôi trở về tôi đă xác định ngay là nếu môi trường làm việc không được như ở Mỹ th́ tôi cũng lấy làm yên chí và thỏa măn v́ đă được về quê hương. C̣n được tới đâu hay tới đó, đừng đ̣i hỏi và đừng thất vọng"

Nhạc sĩ Phạm Duy: "Tính dân tộc lúc nào cũng có ở mỗi cá nhân, khi th́ nổi bật khi th́ ch́m xuống. Không có ai lại muốn chối bỏ dân tộc tính của ḿnh. Một khi đă ra đi, do vướng vấn đề vợ con, sức khỏe, sự nghiệp nên không về được thôi chứ tôi nghĩ 100 người ra đi th́ 90 người muốn về".

Người mẫu Hà Anh (học đại học và làm việc tại Anh) chia sẻ “bí quyết” làm việc hiệu quả trong môi trường đầy cạnh tranh ở châu Âu: “Có lẽ điều làm tôi khác với số đông, là tôi "dám" suy nghĩ và "dám" thử thực hiện nó. Đối với tôi, thà thử và rồi thất bại c̣n hơn suốt cuộc đời băn khoăn, liệu ḿnh có cơ hội thành công hay không.

Tôi có nhận thức rất rơ về thời trang, lịch sử của nó và văn hóa của nó, do đọc nhiều, xem nhiều, t́m hiểu nhiều. Tôi biết cách thể hiện cái riêng của ḿnh và làm nổi bật chúng. Tôi xác định được thế nào là vẻ hấp dẫn riêng của chính ḿnh, cá tính riêng của ḿnh dù mang tính quốc tế nhưng vẫn gợi nhớ đến h́nh ảnh và văn hóa đậm chất châu Á. Tôi là một cô gái Việt Nam, vẻ gợi cảm của tôi v́ thế không thể nào trùng hợp với các cô gái đến từ châu Âu hay châu Mỹ la tinh, hay Hồng Kông, Thượng Hải.

Nhập gia tùy tục

Thạc sỹ Phạm Mạnh Hà “mách nước: “Đối với những người sắp phải thay đổi môi trường, cần chuẩn bị sẵn tâm lư “nhập gia tùy tục” th́ mới thích nghi được. Nếu cứ khư khư giữ nguyên tắc của ḿnh sẽ dễ bị đào thải. Thời gian sống trong môi trường mới cũng không nên quá dài. Khoảng thời gian từ 5 năm đến 10 năm liên tục là thời gian đủ để h́nh thành sự chấp nhận văn hóa. Nếu đă trải qua 5 đến 10 năm liên tục ở môi trường khác, thói quen văn hóa đă h́nh thành th́ sẽ mất thời gian thích nghi trở lại với môi trường trước đây.

Tiến sỹ Khuất Thu Hồng có ư kiến: “Người đi về cũng cần chuẩn bị theo nghĩa họ nên t́m hiểu trở lại môi trường, văn hóa VN cũng như bối cảnh nơi họ tới làm việc để biết họ cần thích nghi như thế nào, phải làm ǵ. Người ta vẫn nói nhập gia tùy tục. Sau nhiều năm tháng sống ở nước ngoài, cách nghĩ và cách sống của họ thay đổi và họ nên đặt họ vào vị trí của những người không đi để xem nếu ḿnh là họ ḿnh sẽ ứng xử như thế nào. Những người c̣n lại cũng cần có thái độ hợp tác tích cực và đặt lợi ích của tập thể lên trên. Chắc chắn người đi nước ngoài sẽ học được một vài điều tốt đẹp nào đó và thử xem có thể học được từ họ hay không.

Với tiến sỹ Hồng, xét ở b́nh diện vĩ mô th́ chính sách cũng là một cách hay. Chị nói: “Chẳng hạn ở Trung Quốc những sinh viên, những người đi học ở nước ngoài về được ưu đăi. Lương họ rất cao. Nếu họ làm ở các trường đại học hoặc các cơ quan nghiên cứu, lương của họ ở khoảng 3.000-4.000 USD. Tất nhiên VN không được như thế v́ phải xét đến điều kiện kinh tế VN. Nhưng lấy ví dụ đó để thấy rằng Trung Quốc rất khôn ngoan trong khai thác chất xám. Phải làm sao phải tận dụng tài năng của người đi học cho đất nước, phải hỗ trợ họ, không chỉ để họ tự bơi. Do vậy, phải tạo điều kiện cho người đi về có cơ hội phát huy những điều học hỏi được bằng những cơ chế để động viên, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp v.v...

Minh Sơn - Nguyên Sa







 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network