goldsnow142
member
ID 52452
05/26/2009
|
HUYỀN TÍCH XỨ THANH
Kỳ I: đôi điều về “Bàn chân cầu tự”
Vợ chồng chị bạn tôi lấy nhau đă lâu nhưng muộn mằn đường con cái, chạy chữa khắp nơi từ Đông y đến Tây y suốt bao năm qua nhưng vẫn chưa thấy có tín hiệu khả quan. Bỗng sau chuyến đi du lịch miền Trung trở về ít bữa, tôi nghe họ báo tin vui là chị đă có thai. Câu chuyện về cái sự “có thai” nhờ... giẫm vào một bàn chân trong hang động của chị lại khiến tôi lẫn nhiều người không khỏi ngạc nhiên xen lẫn ṭ ṃ...
Có thai nhờ… chân?
Chẳng là trong chuyến du ngoạn về miền Trung, nghe mọi người bảo nhau về một hang động nổi tiếng đẹp nhất nh́ xứ Thanh, trong động có phiến đá in h́nh vết chân người mà chỉ cần giẫm chân vào đó là khi về thế nào cũng… có thai, họ bèn ṭ ṃ theo chân một đoàn khách du lịch ghé thăm. Và kết quả của chuyến đi này là niềm hạnh phúc về đứa con mà anh chị cùng gia đ́nh hai bên đă mong mỏi bấy lâu.
Mang theo sự hiếu kỳ về câu chuyện kỳ lạ này, tôi quyết định đi Thanh Hóa, t́m đến nơi được nhiều người nói đến là động Tiên Sơn (hay c̣n gọi là động Tiên) nằm trong núi Hàm Rồng cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Bắc.
Trái với không khí ồn ào náo nhiệt bên ngoài phố thị, đường dẫn vào động uốn lượn quanh những đồi thông ngút ngát, những dăy núi uyển chuyển quanh co chạy dọc theo triền Nam sông Mă. Ṿng theo chân núi Hàm Rồng, lội bộ lên bậc thang đá dốc chừng 30 mét là đến cửa động Tiên Sơn. Mới sáng nhưng có khá nhiều du khách đă dừng chân tập trung ở chiếu nghỉ trước cửa động chờ hướng dẫn viên đưa vào tham quan. Nh́n họ, tôi đồ rằng phần nhiều là các cặp vợ chồng, các đôi bạn trẻ đang yêu và có lẽ cả một số người ṭ ṃ hiếu kỳ như tôi.
Anh Lương Chí Thảo - người giữ nhiệm vụ trông coi kiêm hướng dẫn viên du lịch cho khách tham quan nhấp vội ngụm nước rồi giục mọi người nhanh chân vào động. Đi qua cửa động nhỏ vừa đủ cho hai người lách qua, một không gian hang động kỳ vĩ mở ra với những phiến nhũ đá tạo h́nh kỳ thú. Qua lời giới thiệu của người hướng dẫn viên già dặn kinh nghiệm, ẩn sau từng vách đá, từng ngách hang đâu đâu cũng thấy như trăm ngàn vạn vật được sinh ra từ nhũ đá, chúng được “tưới tắm” đậm màu truyền thuyết khi được gắn với các câu chuyện về tích Phật, tích Tiên.
Đi sâu qua tầng hang đầu tiên thường được gọi là Chính Cung, lối dẫn vào động hẹp dần khi dẫn xuống Thủy Cung. Đây cũng là nơi có phiến đá tựa h́nh bàn chân được giới thiệu là bàn chân cầu tự của mẹ Âu Cơ. Phiến đá có màu nhũ đất in h́nh bàn chân trái rộng chừng 20cm, dài khoảng 40cm.
Theo lời anh Thảo, phiến đá này được gắn với một trong những truyền thuyết xa xưa nhất của dân tộc - câu chuyện mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng: “Trên động Tiên Sơn có bàn chân trái, dưới biển Sầm Sơn cũng có một bàn chân độc cước, gần với sự tích mẹ Âu Cơ dẫn 50 người con lên rừng nên người xưa ví von bà giẫm một bước dưới đó, một bước lên đây để lại dấu chân này. Bà đẻ nhiều trứng nên người hiếm con đến đây với mong muốn “xin trứng” cầu may để có con”.
Trong ánh sáng mập mờ của chiếc đèn ắc quy trên tay, lời giới thiệu của anh hướng dẫn viên càng trở nên kỳ bí: “Theo truyền thuyết xưa kể lại, tại phiến đá này, ai muốn sinh con trai th́ giẫm 7 lần chân trái, sinh con gái th́ giẫm 9 lần chân phải”. Thấy vậy, một số chị em lần lượt thi nhau bỏ giày dép ra ướm thử xem sao, cũng có một số chị chắc chưa lập gia đ́nh nên rụt rè đứng nh́n chứ không dám thử. Đoán được sự ngại ngùng ấy, anh hướng dẫn viên tiếp lời: “Đàn ông con trai hay những chị em nào chưa lập gia đ́nh, không cầu tự nhưng ướm vào đấy th́ sẽ được... chân cứng đá mềm”.
Hữu xạ tự nhiên hương
Trở ra ngoài cửa động, tôi c̣n được nghe câu chuyện ly kỳ khác về phiến đá cầu tự này qua lời kể của chị Đỗ Thị Thu - nhân viên trông giữ xe ở khu di tích động Tiên Sơn. Đó là chuyện về cặp vợ chồng ở Hoằng Hóa (Thanh Hóa) sau một lần đến thăm động, nghe chuyện về phiến đá lạ cũng thử ướm chân vào đấy xem sao, chị vợ ướm một lần sợ chưa chắc nên ướm thêm lần nữa, t́nh cờ thế nào lúc về lại đẻ sinh đôi ra hai đứa con trai.
“Tháng 3 năm ngoái hai vợ chồng họ quay lại đây chơi, nghe anh chồng kể chuyện tôi mới biết, đó cũng là cái duyên may hiếm có. Bởi cũng có nhiều người quay đi quay lại đây vài ba lần mà cũng đă “xin” được đâu” - chị Thu hào hứng kể.
Cũng theo lời anh hướng dẫn viên hôm ấy, kể từ ngày anh gắn bó với công việc này suốt gần 20 năm nay, lạ kỳ thay là có rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn sau khi lên đây ướm thử chân vào phiến đá về cũng sinh con đẻ cái, hầu hết họ đều quay trở lại đây, có người c̣n mang theo con, vừa là để thăm thú du lịch, vừa là để tỏ ḷng biết ơn phiến đá lạ. Song đó cũng chỉ là số ít chứ không phải tất cả, trong số hàng triệu khách du lịch đến đây, không phải ai ướm thử chân vào phiến đá lạ ấy đều được thỏa ḷng ao ước.
Tuy thế, các cặp vợ chồng hiếm muộn vẫn t́m về đây dù chỉ với vài phần trăm hy vọng nhỏ nhoi Trong đoàn khách du lịch cùng đi hôm ấy, tôi cũng bắt gặp một cặp vợ chồng trẻ sống ở ngoại ô thành phố Thanh Hóa, lấy nhau đă lâu mà chưa có được mụn con nào, mấy năm gần đây năm nào họ cũng chịu khó lên đây ướm chân cầu tự mà vẫn chưa thoát khỏi cảnh hiếm muộn con cái.
Huyền tích và lịch sử
Theo nhà nghiên cứu văn hóa truyền thống Trần Lâm Biền, hiện tượng bàn chân in trên đá thường được khoác tấm áo cổ tích, huyền tích về dấu tích thiêng liêng của người khổng lồ trong truyền thuyết xưa. Theo đó trong truyền thuyết của người Việt cũng như cả nhân loại, trước khi loài người hiện nay sinh ra trên mặt đất th́ đă có sự xuất hiện của thế hệ người khổng lồ.
Người này sống ăn bám vào trời đất nên ông Trời làm một trận đại hồng thủy quét sạch đi. Sau đó tạo hóa sinh ra loài người như chúng ta, sức vóc nhỏ nhắn hơn nhưng tinh khôn, thông minh, tiến hóa hơn và quan trọng là tự sinh tồn được bằng sức lực của ḿnh. Thế nên mới có truyền thuyết về bà mẹ Gióng giẫm vào vết chân người khổng lồ rồi sinh ra Thánh Gióng sức vóc phi thường.
Bên cạnh đó, c̣n có một dạng người khổng lồ thứ hai là thần linh. Thần linh ở tầng trên cùng của vũ trụ. Bởi lẽ đó, nói đến vết chân in trên đá, người ta thường gắn với huyền tích là vết chân của người khổng lồ hoặc thần linh, ở vết chân ấy có chứa sinh khí của thần linh, trời đất, tổ tiên nên khi giẫm vào th́ một phần trong nhận thức con người nghĩ rằng mong muốn của ḿnh được đáp ứng. Thế nên từ việc không có con đến chỗ có con, người ta thường cho rằng đó là nhờ sức linh của vết chân thần.
Song, đó cũng là chỉ huyền tích mang đậm màu huyền thoại bởi nếu cứ giẫm chân vào phiến đá mà sinh được con th́ có lẽ y học đă chẳng phải gắng công t́m ra phương thuốc chữa trị cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn làm ǵ. Điều quan trọng hơn cả, theo ông Trần Lâm Biền và một số nhà nghiên cứu lịch sử là ở chỗ sự tích về mẹ Âu Cơ được gắn với người Mường ở vùng núi phía Bắc nên nếu được nhắc đến tại Thanh Hóa th́ rất có thể nó là minh chứng cho vết tích sinh sống của người Mường tại đây.
Dương Cầm
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
goldsnow142
member
REF: 452394
05/29/2009
|
Kỳ II: Chuyện lạ về dăy núi “người mẹ mang thai”
Trong lần hiếu kỳ t́m đến động Tiên Sơn (Hàm Rồng) để mục sở thị về phiến đá có h́nh bàn chân cầu tự, tôi được nghe câu chuyện về dăy núi đá vôi Tiên Sơn, Linh Mẫu mang dáng dấp người mẹ mang thai ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Lạ kỳ thay, dăy núi đă tồn tại qua bao đời nay song phải đến gần đây mới được người dân địa phương phát hiện ra nó có dáng vẻ đặc biệt có một không hai này…
Một hiện tượng tự nhiên lạ!
Lần theo chỉ dẫn của người quen, tôi t́m đến nhà người đầu tiên phát hiện ra dáng vẻ kỳ lạ của dăy núi ấy - anh Phạm Văn Viêm ở thôn Xanh, xă Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc. Dăy núi Tiên Sơn Linh Mẫu trước kia c̣n được gọi là núi Trung Vinh, có chiều dài gần 2km, cao khoảng 500m nằm trải dài trên địa bàn 3 xă Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh và Vĩnh An của huyện Vĩnh Lộc.
Song, nghe nói đứng từ phía nhà anh Viêm là quan sát rơ nhất h́nh dáng đặc biệt của dăy núi này. Có lẽ cũng bởi đây là ngôi nhà 2 tầng hiếm hoi ở đây nên không bị cây cối, nhà cửa che khuất tầm nh́n về phía dăy núi như các gia đ́nh khác xung quanh.
Vả lại nh́n từ hướng nhà anh có thể quan sát chính diện toàn bộ h́nh dáng dăy núi, chứ c̣n chếch sang độ vài chục mét hai bên xung quanh, nhất là sang các thôn xă khác là trông dáng núi không c̣n rơ h́nh người mẹ mang thai nữa. Theo lời kể của anh, mặc dù sinh ra và lớn lên ở đây song anh chưa bao giờ nghe câu chuyện nào của cha ông truyền lại về dăy núi này, càng chưa bao giờ h́nh dung ra được nó lại có h́nh dáng lạ lùng như thế.
“Có lẽ v́ ngày ấy có mấy bụi tre án ngữ phía trước nhà, khuất tầm nh́n nên mọi người không thấy được. Kể cả đến năm 2007, khi ngôi nhà đă được sửa sang và xây lên 2 tầng, tôi cũng chưa nh́n ra h́nh dáng kỳ thú của dăy núi. Chỉ đến mùa hè năm ngoái, vào một buổi tối thời tiết nóng nực, tôi ra ban công tầng 2 nằm hóng mát mới giật ḿnh thấy dăy núi có h́nh thù giống hệt một người phụ nữ đang nằm” - anh Viêm cho biết.
Quả thực nh́n nghiêng, dăy núi có h́nh thù đẹp như một người phụ nữ mang thai đang nằm nghỉ với đầy đủ mũ măo, trán, mắt, mũi, miệng, cằm, cổ, bầu ngực và bụng. Xoay ống kính máy ảnh nghiêng một góc 90 độ nằm ngang và “zoom” cận cảnh từng bộ phận trên h́nh hài “người phụ nữ” thiên nhiên này mới thấy hết vẻ đẹp đến từng đường nét, từ chiếc mũ tua dua điệu đà trên đỉnh đầu đến vầng trán cao rộng, đôi mắt tṛn to sắc nét, chiếc mũi dọc dừa thẳng tắp, đôi môi h́nh trái tim căng mọng nhỏ nhắn, chiếc cổ thon dài, đôi bầu ngực căng tṛn và cả chiếc bụng bầu cân đối…
Lư giải về h́nh dáng độc đáo kỳ lạ ấy của dăy núi Tiên Sơn Linh Mẫu, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Trần Lâm Biền cho biết: “Chúng ta nh́n thấy ở dáng của đỉnh núi có bộ mặt của một bà mẹ với một bầu sữa vũ trụ nuôi dưỡng thiêng liêng tất cả muôn loài vạn vật. Nó như tượng trưng cho ước vọng cầu hạnh phúc của mọi người và chúng tôi ngờ rằng đây giống như một h́nh tượng mà người xưa truyền lại là h́nh tượng “bà mẹ đất”, “bà mẹ núi” được nhắc đến trong Phật giáo xưa”.
Một thắng cảnh tiềm năng…
Cũng trong thôn Xanh, xă Vĩnh Thịnh, nh́n thẳng về hướng dăy núi Tiên Sơn Linh Mẫu nhưng cách xa hơn nhà anh Viêm là ngôi chùa Hoa Long mang đậm dấu ấn kiến trúc, điêu khắc và văn hóa Phật giáo truyền thống.
Theo phân tích của ông Trần Lâm Biền, th́ dăy núi này không chỉ có giá trị về mặt du lịch với những hang động h́nh thù kỳ bí khác nhau mà c̣n có mối liên hệ mật thiết với ngôi chùa Hoa Long - nơi từ xưa đến nay vẫn luôn là chốn sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng cầu cho mưa thuận gió ḥa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống yên b́nh hạnh phúc của nhân dân trên địa bàn huyện.
Về mặt phong thủy, chùa Hoa Long quay mặt về hướng Nam, hướng được cha ông ta cho là có sinh khí, nơi có dăy núi Tiên Sơn Linh Mẫu tọa lạc. Trong quần thể 29 ngọn núi chạy từ phía Tây tới tạo thành dăy Tiên Sơn Linh Mẫu ấy, có ngọn núi Kim Sơn đứng về mặt phong thủy có giá trị rất cao.
Núi Kim Sơn cùng với chùa Hoa Long được xem như một thể thống nhất về mặt phong thủy, là ngọn núi linh chứa đựng sự thiêng liêng của cả một vùng và rộng hơn là của cả một dân tộc. Đây cũng là ngọn núi vừa được Bộ VH-TT&DL công nhận danh thắng cấp quốc gia vào ngày 22-1-2009 vừa qua. Đặc biệt nằm trong ngọn núi này là hai danh động quan trọng gồm động Kim Sơn và động Tiên Sơn.
Truyền thuyết kể rằng hai động ấy được xem như “tử cung” của “bà mẹ” vũ trụ thiêng liêng (dăy núi Tiên Sơn Linh Mẫu), con người đi vào trong đấy là để t́m chất vô nhiễm với mong muốn tránh được những rủi ro, tai họa ngoài cuộc sống. “Với đặc tính như thế, tôi nghĩ rằng vẻ đẹp của dăy núi Tiên Sơn Linh Mẫu, đặc biệt là quả núi đơn Kim Sơn kết hợp với chùa Hoa Long và các di tích quanh đây sẽ thực sự là thắng cảnh có giá trị lớn lao về tâm linh và du lịch cần được bảo vệ” - ông Trần Lâm Biền khẳng định.
…Danh thắng đang bị “ăn ṃn”
Tuy vậy có đến đây mới thấy được thắng cảnh lạ được liệt vào loại “có một không hai” ở Việt Nam này đang bị “ăn ṃn” và mất dần vẻ hoang sơ thế nào khi các xưởng đá với công suất khai thác hàng ngh́n m3/ngày vẫn đang ngày đêm hoạt động dưới chân núi Tiên Sơn Linh Mẫu.
Việc này theo ông Trần Lâm Biền là khó mà có thể chấp nhận được, bởi lẽ nếu phá ngọn núi này th́ khác nào thế phong thủy của cả cụm di tích cũng bị mất đi, vả lại nếu cứ đi phá những quả núi như thế th́ đó chỉ là ư thức “ăn xổi”, mà ư thức này gắn nhiều với phá hoại hơn là xây dựng. “Quả núi Kim Sơn nói riêng đă được ghi lại trong nhiều bia kư ở đấy, cũng được sử sách nói tới nhiều, bây giờ phá đi th́ khác nào phá hoại lịch sử và phá hoại văn hóa mà ông cha và Tổ tiên để lại” - ông Trần Lâm Biền nói thêm.
Cũng đồng t́nh với quan điểm này, song ông Lê Văn Sự - Trưởng pḥng Văn hóa huyện Vĩnh Lộc bày tỏ băn khoăn việc này nằm ngoài phạm vi của huyện: “Hiện ở khu vực này có 2 công ty khai thác đá được tỉnh Thanh Hóa cấp phép từ nhiều năm nay, đó là c̣n chưa kể một số công ty khai thác tư nhân khác cũng nhảy vào hoạt động. Chỗ đấy giờ là gánh mưu sinh của hàng trăm con người, không cho họ làm nữa cũng khó t́m ra cách nào tháo gỡ”.
Tuy vậy dù khó đến mấy nhưng theo ông th́ việc khai thác đá tại khu vực núi Tiên Sơn Linh Mẫu cũng cần phải được dừng lại, tránh sau này cảnh quan danh thắng bị xâm phạm th́ hối cũng chẳng kịp. Về điều này, đại diện Sở VH-TT&DL Thanh Hóa cho biết sẽ thành lập đoàn kiểm tra việc khai tahác đá tại núi Kim Sơn nói riêng và quần thể dăy núi Tiên Sơn Linh Mẫu nói chung, nếu nhận thấy nguy cơ ảnh hưởng đến các di sản văn hóa ở đây th́ sẽ kiến nghị lên UBND tỉnh Thanh Hóa điều chỉnh lại quy hoạch.
Việc này đă đến lúc cần được đưa ra bàn luận rơ ràng bởi nếu chỉ thấy lợi ích trước mắt và tận thu từ thiên nhiên th́ trong tương lai không xa, rất có thể chúng ta sẽ chỉ c̣n được ngắm dăy Tiên Sơn Linh Mẫu qua những bức ảnh, c̣n quần thể động - núi - chùa linh thiêng độc đáo nơi đây với những mối liên hệ đẹp đẽ cũng sẽ bị thiếu khuyết đến muôn đời sau.
Kỳ cuối: “Tử cung” của “bà mẹ vũ trụ”
Trước khi biết đến dăy núi Tiên Sơn Linh Mẫu có h́nh thù khiến người ta liên tưởng đến dáng dấp của một nữ thần, một bà mẹ vũ trụ đang nằm nghỉ, tôi đă có dịp ghé chân vào thăm động Tiên Sơn (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Nơi này được mệnh danh là “Phong Nha thứ hai của Việt Nam” với vẻ đẹp c̣n nguyên sơ dù đă được phát hiện cách đây khá lâu. Sau này được biết thêm, đây c̣n là một trong hai động ngụ trong núi Kim Sơn được bao phủ bởi một huyền tích: đường dẫn vào “tử cung” của “bà mẹ vũ trụ” Tiên Sơn Linh Mẫu…
Danh thắng quốc gia… “ngủ quên”?
Ngỡ tưởng cứ đến Thanh Hóa, hỏi thăm đường đến động Tiên Sơn ở huyện Vĩnh Lộc th́ chẳng mấy ai là không biết v́ nghe nói nơi này vẫn được người dân địa phương tự hào khoe là “đẹp chẳng kém ǵ động Phong Nha ở Quảng B́nh hay động Thiên Cung ở Hạ Long, Quảng Ninh”.
Vậy nhưng trên suốt dọc đường từ trung tâm thành phố xuống đến địa bàn huyện Vĩnh Lộc, dừng lại hỏi thăm không dưới cả chục người, từ những người lái “xe ôm” vốn dĩ thường ngày vẫn thông thuộc đường sá như ḷng bàn tay đến những người dân sống trong huyện, thậm chí là ngay trong xă Vĩnh An - nơi phát hiện ra kỳ quan thiên nhiên độc đáo này, song câu trả lời chung đều là những cái lắc đầu không biết hoặc nếu biết th́ cũng... mỗi người lơ mơ chỉ một hướng. Thế nên mới có chuyện lẽ ra chỉ phải đi một đoạn đường hơn 20 cây số th́ chúng tôi đă phải ṿng vo một quăng đường dài gấp tới ba lần mới có thể lần ra được địa điểm này.
Điều này thật lạ bởi hang động Tiên Sơn được người dân trong vùng khám phá ra từ cách đây 6 năm chứ không phải đến tận bây giờ mới được phát hiện. Hơn nữa cùng với động Kim Sơn, đây là một trong hai hang động nằm trong danh thắng núi Kim Sơn đă được Bộ VH-TT&DL công nhận danh thắng cấp quốc gia. Vậy mà ngay chính những người dân sống tại đây lại chẳng biết thông tin ǵ về nơi này (!?).
Ṃ mẫm một chặng dài, rốt cuộc chúng tôi cũng t́m đến được động Tiên Sơn khi người đă thấm mệt. Thế nhưng ai nấy đều phải sững lại, lâng lâng trước cảnh núi non hùng vĩ, sông nước mênh mông c̣n nguyên nét hoang sơ và tĩnh lặng trải ra trước mắt. Từ nơi tôi đứng nh́n kỹ lên vách núi cheo leo nằm phía bên kia có một cái hồ rộng chừng 10ha thấy thấp thoáng một đốm nhỏ đen ng̣m chênh vênh trên cao, ấy là nơi dẫn vào cửa động Tiên Sơn. Đang mải miết buông lưới chài cá ở phía đằng xa, thoáng thấy bóng du khách, anh Hoàng Văn Xuân - người chở thuyền đưa khách qua hồ để lên động Tiên Sơn - vội vă chèo thuyền về bến đón khách.
Vừa nghiêng tay chèo lái, anh Xuân vừa rôm rả kể cho chúng tôi nghe về các hang động lớn nhỏ ngụ trong quần thể dăy núi đá vôi cao ngất ngưởng phía trước rồi tự hào khoe: “Vĩnh An không chỉ có động Tiên Sơn mà c̣n nhiều hang động khác nữa, nào là động Ngọc Hồ với hồ nước trong xanh quanh năm không bao giờ cạn, không khí mát mẻ chẳng thua ǵ Đà Lạt hay Sa Pa, động Ngọc Thanh với phiến chuông đá lơ lửng trên mặt nước phát ra những âm thanh du dương kỳ lạ, động Ngọc Tĩnh với các nhũ đá có họa tiết muôn h́nh muôn vẻ... nhưng kỳ bí và hoang sơ nhất vẫn là hang động Tiên Sơn”.
Mất thêm chừng 20 phút lênh đênh trên hồ nước, chúng tôi đặt chân đến phía sau chân núi Kim Sơn - nơi chứa động Tiên Sơn. Trên bờ, một người đàn ông khoảng chừng gần 60 tuổi dáng vẻ nhanh nhẹn đă chờ sẵn, vừa chạy lại vừa nói: “Tôi là Vang, hướng dẫn viên du lịch ở đây. Nghe bảo có khách du lịch đến thăm động nên tôi chạy về ngay, để các bạn không phải đợi lâu”. Rồi lăm lăm chiếc đèn điện trên tay, ông thoăn thoắt dẫn đường cho chúng tôi leo lên những mỏm đá cheo leo và dốc đứng tim. Đến khoảng lưng chừng núi, trèo lên tiếp một chiếc thang được nối bằng những ống sắt hẹp và rỗng, chúng tôi mới tới cửa động nhỏ được khóa tạm bằng cổng tre.
“Cổ tích” trong và… ngoài nước
Qua cửa động nhỏ chỉ một người chui lọt, ông rọi đèn lên một phiến đá cao chừng 20m bằng nhũ thạch khiến ai nấy đều giật ḿnh v́ nó có h́nh thù giống hệt bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát khoác áo cà sa trắng ngự trên đài sen. Đi tiếp qua các ngách hang, những khối nhũ thạch đủ các h́nh thù bỗng như “cựa quậy” và có hồn qua lời giới thiệu hài hước của ông Vang.
Đây h́nh con hổ đang quay xuống Thủy cung, dưới ấy có 7 nàng tiên đang tắm nhưng hiện nay hết nước nên Tiên... bay về trời cả rồi; đây là người đàn ông duy nhất ở Việt Nam có… sữa - ông Tiên trong sữa ông Thọ Vinamilk; đây là đầu con cá chép, mép con cá trôi, môi con cá mè…
Đi một chặng, thấy chúng tôi có vẻ thấm mệt, ông dẫn mọi người lách lên ngách hang nơi có một phiến đá sâu giống cái b́nh đựng nước mưa trong vắt quanh năm được gọi là giếng Tiên, múc một cốc nước đưa mọi người cùng uống rồi khuấy động bằng cả tiếng Việt, tiếng Pháp lẫn tiếng Trung Quốc: “Uống vào con trai mau có vợ, con gái mau có chồng. Ai mà thấp thấp lùn lùn, uống vào miếng nước nó đùn lên cao, về nhà mẹ hỏi làm sao, rằng con đi thăm động tự dưng nó cứ cao lên thế này”. Ông bảo ngày trước từng đóng quân ngay sát biên giới nên biết sơ sơ mấy thứ tiếng ấy.
Không chỉ gắn các phiến đá với các tích chuyện của người Việt ông Vang c̣n hào hứng khoe “di sản của thế giới cũng về đây cả đấy”: nào là vườn treo Babilon, nào là Lầu Năm góc... và c̣n cả những chú chim cánh cụt ở Bắc cực xa xôi. Đặc biệt ở giữa động có một tấm bia lớn, phía trước có khắc kư hiệu âm dương ngũ hành, phía sau có ba nét bút tạc h́nh con hổ.
Tấm bia ấy được mọi người dự đoán có thể là sơ đồ mê cung động nhưng chưa ai giải nghĩa được nên ông đă chụp ảnh gửi cho các nhà sử học để nhờ giải mă. Nói đoạn ông chỉ tay về phía ngách hang tối trước mặt rồi tỏ chút tiếc nuối v́ không thể dẫn chúng tôi đi tiếp: “Trong đấy c̣n tầng hang nữa nhưng tôi chưa dám dẫn khách lên v́ tối lắm, lại thiếu ôxy, vào đấy nhũ đá trắng như san hô, sờ tay vào mát lạnh, nước chảy thánh thót như mưa rơi, cảnh đẹp tuyệt trần!”.
Cũng phải mất gần hai tiếng đồng hồ theo chân người hướng dẫn viên già, chúng tôi mới đi hết ba tầng trong động với hàng chục những phiến đá h́nh thù độc đáo qua lời dẫn chuyện dí dỏm của ông. Hỏi chuyện ra mới hay, do trong một lần lên núi bắt dê, ông t́m chỗ trú mưa nên phát hiện ra hang động kỳ vĩ này.
Lời dẫn chuyện mang đậm sắc màu cổ tích của ông Vang, cộng thêm tích chuyện về “tử cung” của “bà mẹ vũ trụ” qua lời kể của nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Trần Lâm Biền, huyền tích xứ Thanh hiện lên đầy kỳ bí dù cho thời điểm này vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào về những huyền tích xứ Thanh.
Dương Cầm
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|