Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Sự thật về tướng cướp "Người không mang họ"

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 goldsnow142
 member

 ID 52614
 06/01/2009



Sự thật về tướng cướp "Người không mang họ"
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Từ năm 1976 đến năm 1979, băng cướp do Toọng (Trương Hiền)cầm đầu, với 30 đệ tử, từng là nỗi kinh hoàng của người dân thành phố Vinh, Nghệ An và nhiều hành khách khi qua đây.



Cho đến nay, câu hỏi tướng cướp Toọng có phải là người thanh niên tên Lạng ở Vĩnh Hoà (Vĩnh Linh, Quảng Trị) hay không, vẫn đang ám ảnh nhiều người.

Hành tung của “Đại ca” làm mưa làm gió thành Vinh một thời ra sao? Sự thật này khi được đi tới cùng lại dẫn đến giải oan những cảnh ngộ không kém phần éo le c̣n kéo dài suốt 30 năm qua. Phóng viên báo Tiền Phong đă lên đường, lần t́m nhân chứng.

Theo nguyên Phó trưởng Công an thành phố Vinh Nguyễn Thanh Huyền, những năm đầu đất nước giải phóng, an ninh trên địa bàn thành phố hết sức phức tạp.

“Nhiều băng đảng giang hồ nổi lên, thường xuyên xảy ra cảnh móc túi, trấn lột, cướp giật tại các “điểm nóng” như ga tàu, bến xe, chợ Vinh. Toán cướp Toọng cầm đầu gây nhiều vụ chấn động, làm bất an trong dân chúng địa phương!”.

Đêm đến, phố xá vắng hoe. Không mấy ai dám ra đường một ḿnh. Nhiều khu phố, nhà nhà cửa đóng then cài.

Ngày đó, Vinh là địa điểm trung chuyển hành khách từ Bắc vào Nam và ngược lại. “Tàu chở khách từ Hà Nội vào, dừng tại ga Vinh. Khách muốn đi tiếp, phải lên xe đ̣. Hành khách từ Nam ra Bắc, phương tiện vận tải chủ yếu là xe đ̣.

Trong thành phố, thịnh hành nhất là xe ngựa. Việc đi lại rất khó khăn!”, nguyên Đội trưởng Đội Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Vinh, thiếu tá Nguyễn Văn Trưng nhớ lại. Vinh trở thành cái rốn chứa tệ nạn xă hội, với đủ mọi thành phần du đăng.

Năm 1983, tiểu thuyết Người không mang họ của nhà văn Xuân Đức ra đời, số lượng xuất bản đạt con số kỷ lục ba vạn, rồi mười vạn bản. Người không mang họ xuất hiện trên sạp, lập tức gây sốt trong công chúng.

Nhân vật chính Trương Sỏi - c̣n có tên là Hoàng Lạng, Nguyễn Viết Lăm, Đệ nhị măi vơ - trong tiểu thuyết h́nh sự này là hiện thân của Toọng (Trương Hiền), tướng cướp khét tiếng thành Vinh!

Năm 1990, tác phẩm Người không mang họ chuyển thể thành phim, công chiếu rộng răi trong cả nước.

Phía sau những pha hành động gay cấn, nhà văn Xuân Đức và đạo diễn Long Vân đi sâu khắc họa số phận con người. Trương Sỏi trong Người không mang họ, tuy thống lĩnh băng đảng giang hồ, nhưng là một nhân vật có chiều sâu nội tâm.

Tên tuổi của Toọng trở thành nỗi khiếp sợ của người dân thành phố Đỏ. Tối đến, nhà nhà cửa đóng then cài, không ai dám đi một ḿnh trên những đoạn đường vắng.

Thay v́ chỉ căm giận, oán trách, hầu hết độc giả - khán giả, khi tiếp cận tác phẩm này, đều có phần cảm thông với cảnh ngộ éo le của Trương Sỏi. Người dân thành phố Vinh, nơi Trương Sỏi và các đệ tử từng tác oai tác quái, cũng chung tâm trạng như vậy.

Văn học, phim ảnh kết hợp những lời đồn đại, đă thêu dệt nhiều huyền thoại ly kỳ xung quanh Toọng - Trương Sỏi: Vơ nghệ siêu quần, xuất quỉ nhập thần, bắn súng bằng hai tay bách phát bách trúng. Thậm chí, có người c̣n cho rằng, Toọng chuyên đi cướp của nhà giàu, chia cho người nghèo!

Nếu có nhiều t́nh tiết khác nhau giữa điển h́nh văn học và nguyên mẫu cuộc sống âu cũng là điều b́nh thường. Tuy nhiên, câu hỏi tướng cướp Toọng (Trương Hiền) có phải là người thanh niên tên Lạng ở Vĩnh Ḥa (Vĩnh Linh, Quảng Trị) hay không?

Hành tung của “Đại ca” làm mưa làm gió thành Vinh một thời ra sao? Sự thật này khi được đi tới cùng lại dẫn đến giải ảo và đặc biệt là giải oan những cảnh ngộ không kém phần éo le c̣n kéo dài suốt 30 năm qua. Phóng viên báo Tiền Phong đă lên đường, lần t́m nhân chứng.

Tiểu thuyết “Người không mang họ” và bộ phim cùng tên, xin tóm tắt như sau:

Trước năm 1975, Hoàng Lạng, một thanh niên ở Vĩnh Linh, Quảng Trị vượt tuyến vào Nam. Anh ta có nhiều tên và mang họ không rơ ràng.

Sau nhiều năm lang bạt kỳ hồ, anh ta “đầu quân” vào Sơn Nam măi vơ, chuyên đi biểu diễn vơ thuật, bán thuốc rong kiếm sống, do một vơ sư lừng danh làm Băng chủ và được thầy truyền thụ vơ nghệ.

Vướng vào cạm bẫy t́nh, bị Băng chủ Sơn Nam hạ đo ván trong cuộc quyết đấu tại kinh đô Huế, “Đệ nhị măi vơ” bật sới, lang thang ra đất Đông Hà (Quảng Trị). Điểm dừng chân cuối cùng trên bước đường lưu lạc tại thành Vinh, tỉnh Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An).

Từ một thanh niên hiền lành, lương thiện, Nguyễn Viết Lăm (Lạng) rơi vào ṿng xoáy tội lỗi, trở thành tướng cướp khét tiếng với biệt danh mới: Thái Đen, Trương Sỏi.

Sau 4 năm gieo rắc kinh hoàng tại thành Vinh, cuối cùng, Trương Sỏi sa lưới, bị cảnh sát bắt sống, lĩnh án tử h́nh.



Quang Long



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 goldsnow142
 member

 REF: 453253
 06/02/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


2/Đại náo giang hồ

Năm 1976, từ Đông Hà- Quảng Trị, Trương Hiền nhảy xe đ̣ ra Nghệ Tĩnh, gia nhập nhóm du đăng tại thành Vinh (năm 1976). Từ kẻ thân cô thế cô nơi đất khách quê người, không lâu sau, anh ta trở thành tướng cướp, cai trị đám đầu gấu bắc miền Trung.

Tên tuổi của Toọng trở thành nỗi khiếp sợ của dân thành phố Đỏ. Tối đến, nhà nhà cửa đóng then cài, không ai dám đi một ḿnh trên những đoạn đường vắng.

“Lỳ như Toọng!”

Bấy giờ, Vinh có năm khu phố. Khu phố 1 thuộc địa bàn bến xe liên tỉnh, nay là phường Lê Lợi. Khu phố 2, phường Cửa Nam. Khu phố 3, Chợ Vinh. Khu phố 4, phường Lê Mao. Khu phố 5, phường Bến Thủy. Thành Vinh ngày ấy vừa trỗi dậy từ đống đổ nát của bom đạn chiến tranh.

Trong tiểu thuyết “Người không mang họ”, bên cạnh Trương Sỏi c̣n có một nhân vật ấn tượng: Kim Chi. Nữ giang hồ vừa là nhân t́nh, vừa là phó tướng của băng cướp.

Trong đời thực, Trương Hiền cặp với một cô gái miền Trung tên là Ngăi, xinh như mộng, phiêu dạt tới thành Vinh.

Thân phận của nữ giang hồ ấy liên quan đến vụ vượt ngục không thành của tướng cướp Toọng như thế nào?


“Những ngôi nhà cao tầng mọc lên. Những công trường lao động rầm rộ hiện ra đồng thời với chợ trời, những khách lang thang, gái làm tiền ùa về. Sự thay đổi này có thể tính được từ khi có những chuyến xe hàng từ trong các đô thị miền Nam chở ra với giá cả rẻ đến mức không ai tưởng tượng nổi.

Búp bê, ḿ chính, áo len, khăn voan, toàn hàng sặc sỡ. Liền theo đó là tuyến xe từ biên giới Lào - Việt được khơi thông. Vinh lại trở thành một ngă ba cực kỳ nhộn nhịp của vùng đất Nghệ - Tĩnh. Ở đâu trên mặt đất có những ngă ba th́ ở đó lập tức xuất hiện sự lựa chọn.

Và thế là, trên trục đường chính nườm nượp người đi, không thể nào không có kẻ lại chọn cho ḿnh lối rẽ ngang, rẽ ngửa. Buôn gian bán lận h́nh thành. Chợ trời đột xuất nhóm họp.

Từ ngă sáu chạy lên bến xe ṿng qua ga tàu, trở về ngă tư, xuôi lên cầu Đước, những lớp người sống theo kiểu “giật” hàng đầu này “buộc” lại đầu bên kia ngày mỗi nhiều. Tất cả t́nh trạng ấy đặt lên vai công an thành Vinh và công an tỉnh Nghệ Tĩnh một gánh nặng thường trực”.

Bối cảnh thành Vinh những năm đầu giải phóng, quả đúng như nhà văn Xuân Đức mô tả trong Người không mang họ.

Chân ướt chân ráo đến đất Vinh, Trương Hiền ra tay thu phục dưới trướng đám lâu la khoảng 30 tên, lập thành băng đảng chuyên móc túi, trấn lột, cướp giật, đột ṿm.

Vây quanh Đệ nhị măi vơ, có nhiều tay sừng sỏ trong giới giang hồ. Lợi râu quê ở Phú Thọ, ngoại h́nh dong dỏng cao, mặt mày sáng sủa, được giao nhiệm vụ đi trinh sát, t́m cơ hội gây án.

Thành trắng (c̣n gọi là Thành cu điên) lang bạt từ đất Bắc, trợ thủ đắc lực của Trương Hiền, là một sát thủ liều lĩnh, nguy hiểm. Dũng xà kèo, kẻ giang hồ có số có má, ưa dùng bạo lực.

Ngoài ra, băng đảng của Đệ nhị măi vơ Trương Hiền c̣n thu phục được nhiều tay cộm cán như Hưng Ba tai, Sơn Hảo, Hoàng Việt (quê ở Nam Trung - Nam Đàn)... Hầu như tên nào cũng thủ sẵn hàng nóng trong người, sẵn sàng nhả đạn khi gặp nguy biến. Riêng Trương Hiền sở hữu hai khẩu súng K54.

Để che mắt cơ quan an ninh, Trương Hiền lấy nhiều biệt danh: Toọng, Vui, Đức. Đồng đảng thường gọi Trương Hiền bằng cái tên quen thuộc: Toọng.

Trinh sát Công an thành phố Vinh mô tả, Toọng cao khoảng 1,6m, dáng người thâm thấp, hơi béo, đầu húi cua, nước da ngăm đen, nói giọng miền Trung. Một kẻ thấp bé nhẹ cân như Toọng, làm thế nào làm chủ giới giang hồ thành Vinh?

Tác oai tác quái thành Vinh

Từ khi Toọng có mặt tại Nghệ Tĩnh, t́nh h́nh an ninh diễn biến ngày càng phức tạp, địa bàn thành phố Vinh liên tiếp nổi lên nhiều vụ móc túi, cướp giật táo tợn.

Nóng bỏng nhất là khu vực ga, đường Phan Bội Châu (nối QL1 vào ga), chợ Vinh, bến xe. Trên trục đường Phan Bội Châu (khu phố 1), băng nhóm tội phạm thoắt ẩn thoắt hiện, trấn cướp hành lư, tư trang của hành khách vừa bước xuống tàu.

Một người cư trú tại khu phố 1 kể lại, ông từng tận mắt chứng kiến vụ trấn lột trên đường vào ga. “Hôm đó trời chạng vạng tối. Một thanh niên lăm lăm súng ngắn trên tay, ép một hành khách nam vào gốc cây. Sau một lúc giằng co, tiếng súng nổ. Nạn nhân dường như mất khả năng tự vệ sau ba phát súng bắn dọa, buộc phải giao chiếc cặp đang cầm trên tay cho tên cướp”.

Cảnh sát nhận diện kẻ gây án chính là Toọng, nạn nhân là Phó hiệu trưởng ĐHSP Vinh. Trong chiếc cặp bị cướp có tài liệu, 60 đồng. Sau này, người ta t́m thấy tang vật giấu dưới gầm cầu Đước, trên đường Vinh- Hưng Nguyên.

Đội phó đội CSĐT Công an thành phố Vinh, thiếu tá Nguyễn Văn B́nh nhớ lại: “Một lần, Toọng đi xe đ̣ từ Huế ra Vinh. Qua cầu Bến Thủy, biết trên xe chở ḿ chính, đá lửa, đồng hồ, Toọng lừa tài xế chạy xuống băi đất trống tại xă Hưng Lộc, dùng súng uy hiếp trấn lột toàn bộ số hàng hoá trên xe.

Khu vực ngă ba băi than (giáp ranh phường Lê Lợi- Đông Vĩnh), Toọng thường xuyên sai đàn em trà trộn vào hành khách để ăn hàng. Khi có cơ hội, chúng dùng súng khống chế, cướp giật. Một trung niên từ Quảng Trị ra Vinh mua ba kilôgam thuốc phiện, bị Toọng ép đến nghĩa địa phường Đội Cung, cướp trắng số thuốc phiện mua được”.

Qua trinh sát của trợ thủ Lợi râu, trong thành phố nhà nào giàu có, mất cảnh giác là đêm đến, Toọng cho đàn em đột ṿm.

Như một hung thần xa lộ, Toọng ngang nhiên gây án. Có lần, tướng cướp cùng đám lâu la chặn chiếc xe đ̣ tuyến Bắc- Nam, xông lên trấn lột tài sản của hành khách. Những chuyến tàu khách cũng là miếng mồi ngon trong mắt Đại ca Toọng.

Giữa lúc đoàn tàu đang lao vun vút trên đường ray, băng nhóm phục sẵn trên nóc toa xe, hễ phát hiện thấy bộ đội đeo đồng hồ tḥ tay ra cửa kính là y như rằng, rẹc, rẹc. Đồng hồ biến mất.

“Thời đó, bộ đội ta thường hay đeo đồng hồ Sen-Kô bốn đinh, mất nhiều vô kể”, Thiếu tá Nguyễn Văn B́nh cho biết. Có bữa, Toọng c̣n chỉ đạo đàn em đánh tháo cả một toa xe chở hàng, khi đoàn tàu đang lăn bánh.

Tên tuổi Toọng trở thành nỗi ám ảnh của cư dân thành Vinh. Nhiều cung đường, chưa tối đă vắng tanh vắng ngắt. Không mấy ai dám đi trên phố Phan Bội Châu một ḿnh giữa đêm khuya, v́ sợ đụng phải Đại ca Toọng. Cũng tại khu phố này, tối đến, nhà nhà cửa đóng then cài.

Một trong những địa bàn mà Trương Hiền (Toọng) và các đệ tử thường hay lui tới là Khu phố 3, nơi có chợ Vinh sầm uất một thời. Chợ Vinh, chợ đầu mối của Bắc Trung Bộ, tập trung một số lượng lớn hàng hóa, tấp nập kẻ bán người mua, trở thành đất dụng vơ của Đệ nhị đại ca cùng băng đảng của y.

Bảo vệ bà con tư thương buôn bán, công an thành phố Vinh lập tổ cảnh sát trật tự chốt trước cổng chợ Vinh. Trung tá Phạm Hồng Quang được chỉ định làm tổ trưởng.

Một chiều cuối năm 1977, anh Phạm Hồng Quang nhận được tin báo Toọng xuất hiện tại đ́nh chợ. Loáng cái, Quang mất hút trong ḍng người tứ xứ đang nườm nượp đổ về đ́nh chợ mua sắm dịp cuối năm.

Thoáng thấy bóng cảnh sát sau lưng, tướng cướp lừng danh rút lui. Toọng thấp bé, nhỏ con, nhanh như sóc, loáng cái đă vọt ra bờ sông Cồn Mộc (sông Cửa Tiền) phía sau khu chợ.

Sông Cồn Mộc như dải lụa mềm, vắt qua Hưng Nguyên, về Vinh, xuôi xuống Bara Bến Thủy. Hai bên bờ, cư dân thưa thớt, cây cối um tùm.

Quay đầu là bờ. Quay đầu cũng đồng nghĩa với việc qui hàng. Toọng nhảy ùm xuống nước t́m đường thoát. Nhưng thật rủi cho Đệ nhị đại ca, trung tá Quang lại là một tay thạo nghề sông nước. Anh phóng ḿnh đuổi theo tướng cướp.

Ḷng sông rộng dài khiến Toọng mệt nhoài. Tiếp đất bờ bên kia, tướng cướp chẳng đủ sức để chạy trốn, anh ta nằm xoài trên thảm cỏ, bất động. Trung tá Quang lao đến. Đúng lúc đó, ông Huệ, ông Phương, hai công dân bảo vệ chợ Vinh vừa đến. Họ giải Toọng về đồn.

Đồn cảnh sát chợ Vinh ngày đó nghèo nàn, xung quanh thưng bằng cót, mái lợp giấy dầu. Đ́nh chợ, nơi có hàng trăm gian hàng cũng lụp xụp mái nhà lợp giấy dầu. Chỗ giam giữ Toọng là một căn pḥng nhỏ. Sau khi lấy lời khai, cảnh sát cùm chân tướng cướp vào cẳng ghế.

Nhưng chưa đầy ba tiếng đồng hồ sau, Toọng đột ngột biến mất!

“Thật kỳ lạ! Khi cùm chân tướng cướp, tôi đă khóa chắc chắn rồi, chẳng biết bằng cách nào mà anh ta thoát ra được”, Trung tá Phạm Hồng Quang nhớ lại. “Tôi kiểm tra chiếc cùm, thấy khóa vẫn c̣n nguyên”.




Quang Long


 

 goldsnow142
 member

 REF: 453352
 06/03/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


3: Giăng lưới

Giăng lưới bắt băng nhóm cướp giật do Toọng cầm đầu, Công an Nghệ Tĩnh lập chuyên án, huy động 40 cảnh sát phối hợp bộ đội đặc công mai phục tại chợ, ga tàu, bến xe, nhưng vẫn bất thành. Cuối cùng, tướng cướp khét tiếng lại bị một chiến sỹ trinh sát quật ngă.


Sa cơ

Không thể để cho Trương Sỏi- Toọng tiếp tục lộng hành, Ty Công an Nghệ Tĩnh lập chuyên án phá băng cướp, 40 cảnh sát được lệnh bí mật tỏa về mai phục tại các điểm nóng:

Ga tàu, bến xe, chợ Vinh. Một bộ phận bộ đội đặc công đóng tại Nghi Xuân cũng được điều động sang.

Bị đánh động, Đại ca Toọng lui về hậu cứ ẩn nấp, chờ thời cơ. Sống lẩn trốn, chui rúc và bị đuổi rát, nguồn dự trữ cướp được cạn dần, băng nhóm tội phạm buộc phải ṃ ra đường.

“Vơ nghệ của Toọng không đúng như lời thêu dệt, đồn đại. Nhưng hơn đám đàn em ở chỗ, Toọng có máu liều”, một cựu trinh sát công an thành phố Vinh từng tham gia truy quét băng nhóm của Đệ nhị măi vơ nhận xét. Liều và lỳ, không ngại chiến đấu, có lẽ đấy là điểm mạnh nhất của Đại ca Toọng khiến y dằn mặt, cai trị được đám đàn em đầu gấu.

Lúc này, địa bàn hoạt động của chúng không chỉ ở thành Vinh, mà vươn ra tận Thanh Hóa, vào Đồng Hới (Quảng B́nh), Đông Hà (Quảng Trị). Lang bạt kỳ hồ, cuối cùng Trương Hiền lại quay về đất Vinh.

Tháng Tư năm 1978. Trận gió Lào đầu mùa nắng vượt qua dăy Trường Sơn, đổ lửa vào đất Nghệ Tĩnh. Dưới nắng gió gay gắt, trinh sát Nguyễn Văn B́nh cùng anh Nguyễn Văn Học, cán bộ giữ kho tang vật, đi tuần tra dọc khu phố 3. Ngang qua chợ Vinh, trinh sát B́nh phát hiện Toọng xuất hiện trước cổng chợ. Lập tức, anh ra hiệu cho đồng đội kéo mũ lá che mặt.

Nguyễn Văn B́nh đi ṿng ra sau lưng tên cướp, áp sát. Cánh tay vạm vỡ của chàng cảnh sát trẻ túm lấy cổ áo Toọng, miệng hô: “Trương Hiền, anh đă bị bắt!”.

Nhanh như chớp, Toọng rút từ thắt lưng ra khẩu súng, nă đạn về phía sau. Ba phát đạn vang lên chói tai. Bà con tiểu thương kêu lên: “Thằng Toọng bắn chết anh B́nh rồi!”.

Tướng cướp tiếp tục bóp c̣. Viên thứ tư, đạn không nổ! B́nh ôm chặt lấy tên tội phạm, vật ngă xuống ao rau muống bên cạnh đường. B́nh thở dốc: “Một là tau chết! Hai là mi chết!”.

Nguyễn Văn Học lựa thế, áp sát, giúp đồng nghiệp bẻ quặt tay tướng cướp ra sau lưng. Bà con tiểu thương ùa đến, quăng vào sợi dây thừng. Hai chiến sỹ cảnh sát trói chặt Đệ nhị măi vơ, givề đồn. Trên đường đi, người dân khu phố 3 thấy Toọng, giận giữ lao vào đánh hội đồng.

“Tướng cướp Toọng luôn mang theo súng trong người. Anh không sợ chết sao?”, tôi hỏi anh B́nh.

“Thấy là bắt! Thú thực lúc đó, tôi chẳng nghĩ ǵ nữa!”, thiếu tá B́nh nhớ lại.

Khẩu súng thứ hai thu được, đạn đă lên ṇng. Khám người Toọng, cơ quan điều tra thu giữ 10 viên đạn loại K54.

Giải cứu Đại ca

Toọng bị giam giữ tại Công an thành phố Vinh (đường Nguyễn Thị Minh Khai). Một đêm mùa hè oi ả, Tổ trưởng tổ CSĐT h́nh sự Nguyễn Thanh Huyền (sau này trở thành Phó trưởng Công an thành phố Vinh) được chỉ huy phân công trực tại trụ sở. Trời gần sáng, đang thiu thiu ngủ, chợt anh Huyền nghe có tiếng con gái khẽ gọi: “Cán bộ dậy đi, có người vào!”.

Đó là tiếng gọi của Ngăi, cô gái giang hồ bị nhốt chung pḥng với một nữ phạm nhân.

Tổ trưởng Huyền choàng tỉnh, vớ lấy khẩu AK để đầu giường, chạy ra phía nhà tạm giữ. Anh nhận ra đồng đảng của tên tướng cướp đang mon men đến cánh cửa, định đột nhập giải cứu Đại ca Toọng.

“Dừng lại, không tôi bắn!”, Nguyễn Thanh Huyền đanh giọng.

Mấy bóng đen vụt chạy. Tổ trưởng Huyền đuổi theo, bắn chỉ thiên. Khi xung quanh yên ắng trở lại, anh đi về phía nhà tạm giữ kiểm tra. Sau song sắt, Toọng gục đầu giả vờ ngủ.

Lại nói về Ngăi, nhân t́nh của tướng cướp Toọng. Cô này vốn là thanh niên xung phong tại R, Quảng Trị. Sau giải phóng, cô trở về Đà Nẵng làm nhân viên y tá, trông coi kho thuốc. Thuốc men bị thất thoát, Ngăi bị kiểm điểm. Buồn t́nh, cô bỏ nhà đi bụi, dạt ra Bắc Trung Bộ và dừng bước giang hồ tại Vinh. Ở đó, cô gặp Toọng, trở thành t́nh nhân của tướng cướp.

Tối hôm đó, trong nhà tạm giữ, Ngăi nghe tiếng bước chân ngoài hành lang, không biết đồng đảng đến giải vây cho Đại ca Toọng nên cô gái giang hồ tóc vàng hoe này mới đánh động cho Tổ trưởng Huyền, khiến cuộc đột nhập bất thành.

Trước đó, Toọng từng hai lần bị công an thành phố Vinh bắt giam. Theo lời kể của cựu Đội trưởng Đội CSĐT Công an TP Vinh, Thiếu tá Nguyễn Văn Trưng, khoảng năm 1977, đơn vị ông bắt giữ 12 đối tượng h́nh sự, trong đó có Toọng.

Nhưng cuối cùng, không đủ căn cứ xử lư, công an buộc phải thả tất cả. Một lần nữa, Toọng sa lưới pháp luật và bị tạm giam tại khu phố 4. Song sắt nhà giam không đủ vững chắc để ḱm giữ bước chân của Trương Hiền. Lợi dụng đêm tối, hắn phá vỡ cửa thông gió, tẩu thoát.

Tiểu thương chợ Vinh, những người c̣n bám trụ trên đ́nh chợ sau 30 năm, vẫn không quên được cuộc đấu súng kinh hoàng giữa cảnh sát và tướng cướp “Người không mang họ”.

Trung tá Phạm Hồng Quang tiếp chuyện: “Vào khoảng năm 1978, trước nhu cầu xây dựng mới, chính quyền thành phố chuyển chợ Vinh từ phường Hồng Sơn lên Đội Cung. Tổ cảnh sát trật tự được điều động lên đóng ở vị trí mới, cách khu phố 3 khoảng một km”.

Sau lần bị bắt sống tại sông Cồn Mộc và tự tháo cùm thoát thân, tướng cướp Toọng lại ngựa quen đường cũ, anh ta lần ṃ ra chợ Vinh. Ngoài khẩu Colh đạn lên ṇng luôn giắt trong người, Toọng vừa thửa được một khẩu K54. Có hàng nóng yểm trợ, tướng cướp nghênh ngang đi lại giữa chốn đông người.

Phát hiện kẻ bị truy nă, trung tá Phạm Hồng Quang và một cộng sự trong tổ CS trật tự chợ Vinh đuổi theo. Toọng lập tức rút vũ khí, lăm lăm hai tay hai súng, xả đạn về phía cảnh sát.

Nghe tiếng súng nổ chát chúa, bà con tiểu thương chợ Vinh khiếp đảm nằm rạp xuống. “Toọng bắn người rồi!”, ai đó thất thanh. Không ai dám áp sát Đệ nhị đại ca. Tiếng súng lạnh lùng, khô khốc khiến mọi người chùn bước!

Một ḿnh trung tá Quang xông lên. Toọng chĩa súng về phía cảnh sát, bóp c̣. Anh Quang nhảy xuống mương nước tránh đạn. Tướng cướp vừa nổ súng, vừa bước giật lùi, lẩn trốn khỏi ṇng súng của Phạm Hồng Quang. “Tôi bắn năm viên đạn, chủ yếu bắn dọa nó thôi v́ giữa chợ đông người, ḿnh bắn ngang sợ trúng bà con tiểu thương”, anh Quang kể.

Kinh nghiệm của một kẻ giang hồ thôi thúc Toọng phải nhanh chân tẩu thoát, nếu không muốn bị bao vây, bắt sống. Vừa bắn trả, tướng cướp vừa t́m đường thoái lui. Sau vài chục phút đấu súng với cảnh sát, Trương Hiền biến mất vào ngơ hẻm.

Anh ta chạy về phía ga Vinh. ở đó, có nhiều lối thoát hiểm và cũng là nơi tướng cướp có thể nhận được sự hỗ trợ của các tay giang hồ đàn em.

Bồi hồi nhớ lại những giây phút cuối cùng của tên tướng cướp lừng danh, vị chánh án bây giờ vẫn c̣n day dứt trong kư ức v́ nhớ măi một chi tiết được lặp lại hai lần...



 

 goldsnow142
 member

 REF: 453558
 06/03/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


4/Tử tù, những giây phút kư ức


Vị thẩm phán được giao nhiệm vụ xét xử Toọng và băng đảng của y hiện nay thế nào? Ai là người giúp ông viết bản án tử h́nh? Những giây phút cuối cùng của tướng cướp khét tiếng ấy diễn biến ra sao?

Nhiều độc giả gửi thư, điện thoại về Ṭa soạn đề nghị được cung cấp những thông tin liên quan ngay sau khi loạt bài Sự thật về tướng cướp Người không mang họ khởi đăng trên báo.

Tuyên án

Xóm Khoa Đà 2, xă Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Ngồi đối diện với tôi là cụ Nguyễn Lĩnh Cự - cựu Phó chánh án TAND tỉnh Nghệ Tĩnh, vị chủ tọa phiên ṭa xét xử Trương Hiền và đồng bọn năm 1980.

Thấm thoắt, 29 năm trôi qua. Vị thẩm phán năm nào giờ đă lưng c̣ng, tóc bạc. Tuổi cao sức yếu, cụ Nguyễn Lĩnh Cự không thể nhớ rơ hành tung của Toọng, cũng như chi tiết từng tội ác mà Toọng và băng đảng của y gieo rắc tại thành Vinh. Lớp lớp thời gian, án chồng lên án, khiến vụ việc kinh động những năm cuối thập kỷ 70 thế kỷ trước dần phai mờ.

“Trước khi bị bắt, nó phá dữ lắm- Cụ Nguyễn Cự nói- Băng đảng của Trương Hiền không chỉ hoạt động ở TP Vinh, mà có lần c̣n ṃ lên tận huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong. Năm đó, QK4 huy động cả bộ đội đặc công tham gia vây bắt Toọng, nhưng không có kết quả”.

Thường th́, càng gần đến ngày ra pháp trường, tử tù càng hoang mang, sợ hăi. Nhưng Toọng lại tỏ ra lầm lỳ, ít nói, dù biết cái chết cầm chắc trong tay.
Tôi hỏi: “Cụ đă đọc tiểu thuyết Người không mang họ chưa? Giữa nguyên mẫu ngoài đời và điển h́nh văn học có ǵ khác nhau?”. Cựu Phó chánh án lắc đầu: “Khác xa nhau lắm. Toọng chỉ là một thanh niên thất học, mồ côi bố, sớm bị lưu manh hóa, rồi sa vào con đường lầm lạc. Toọng không có vơ. Vơ nghệ cao cường trong băng đảng do Toọng cầm đầu, phải kể đến một tên đồng hương với Đại ca Toọng. Hắn quê Quảng Trị”.

Cụ Cự cho biết: “Trước vành móng ngựa, trong khi đồng bọn tỏ ra sợ hăi, run như cầy sấy, th́ Trương Hiền vẫn giữ vẻ b́nh thản, thái độ khai báo thành khẩn”. Với tội ác gây ra, hội đồng xét xử TAND Nghệ Tĩnh tuyên tử h́nh đối với Trương Hiền và ba tên đồng đảng.

Trương Hiền có đơn kháng án. HĐXX phúc thẩm TAND Tối cao xử y án tử h́nh.

Tử tù, những giây phút cuối

Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Trí Tuệ cho biết: “Trước khi cảnh sát dẫn giải bị cáo Trương Hiền ra trước vành móng ngựa, tôi trực tiếp vào trại giam gặp anh ta”. Năm 1980, với vai tṛ thư kư ṭa án, ông Tuệ được giao nhiệm vụ tập hợp tài liệu, viết bản án.

Nhân viên an ninh nói: “Toọng là một tên tử tù liều lĩnh, anh không nên tiếp xúc với hắn”. Bất chấp cảnh báo, Nguyễn Trí Tuệ vẫn vào thăm Trương Hiền. Lănh đạo Ty Công an Nghệ Tĩnh không thể để ông một ḿnh đối diện với tướng cướp, bèn cử hai cảnh sát bảo vệ đi cùng.

Đây là lần đầu tiên, vị thư kư ṭa án tiếp xúc với tướng cướp khét tiếng. “Bề ngoài, Toọng không có ǵ ghê gớm. Đầu húi cua, da ngăm đen, nom anh ta giống cửu vạn ngoài bến tàu, chợ Vinh, hơn là thủ lĩnh của giới giang hồ thành Vinh”, ông Tuệ nhớ lại. Thường th́, càng gần đến ngày ra pháp trường, tử tù càng hoang mang, sợ hăi. Nhưng Toọng lại tỏ ra lầm lỳ, ít nói, dù biết cái chết cầm chắc trong tay.

“Anh có thắc mắc ǵ về bản cáo trạng của viện kiểm sát?”, Nguyễn Trí Tuệ hỏi.

“Một số vụ việc không phải do tôi chủ mưu”, Toọng đáp.

“Anh có nguyện vọng ǵ không?”, anh Tuệ lại hỏi.

“Tôi muốn được nh́n thấy mẹ”, Toọng nói.

Im lặng một lúc, tướng cướp lên tiếng:

“Cán bộ có thuốc lá không, cho tôi xin một điếu”.

Toọng nghiện nặng.

“Nhờ anh đi xin cho nó điếu thuốc, được không?”, Nguyễn Trí Tuệ quay sang anh cảnh sát.

“Không được. Nhiệm vụ tôi vô đây là bảo vệ cho anh. Tôi ra ngoài, nếu xảy ra bất trắc, ai chịu trách nhiệm”, anh cảnh sát trẻ lắc đầu.

Ngày xử Toọng, hàng ngàn người hiếu kỳ đổ về chân núi Quyết. Địa điểm thi hành án là một băi đất trống, khá bằng phẳng, cách chân núi khoảng 30m.

Cựu Phó Chánh án Nguyễn Lĩnh Cự tốt nghiệp trường Trung cấp tài liệu, sau đó học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ Ṭa án tại Chèm (Cầu Giấy, Hà Nội). Nghỉ hưu năm 1989. Gia đ́nh có ba con, hai gái, một trai. Hiện cư trú tại xă Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An.

Lợi râu, tay chân đắc lực của tướng cướp Toọng, sợ văi ra cả quần. Đến lúc nhân viên an ninh áp giải đến dựa cột, Lợi râu ngất xỉu. Toọng vẫn lầm lỳ. “Cho tôi xin điếu thuốc lào”, tướng cướp nói. Trưởng pḥng thi hành án trao cho tử tù chiếc điếu cày. Nhưng một bàn tay gân guốc bất ngờ ngăn lại, tước chiếc điếu cày trên tay anh ta. “Không được, các đồng chí làm như thế là mất cảnh giác”, người này nói.

Đứng gần chân núi, sát bên cạnh Toọng, Nguyễn Trí Tuệ nh́n thấy cảnh này, anh lặng lẽ quay mặt. “Tiếng nói của tử tù Toọng lúc anh ta xin thuốc hút, tôi nghe hai lần. Tôi cảm thấy lương tâm ḿnh day dứt, không quên được. Bây giờ th́ không c̣n xảy ra những cảnh này”, Chánh án Nguyễn Trí Tuệ bồi hồi.

Kết thúc chiến dịch cất vó băng cướp do Trương Hiền cầm đầu, Công an Nghệ Tĩnh bắt 15 tên. Công an Thanh Hóa, Nam Định bắt giữ sáu tên đồng đảng dạt tới. Đệ nhị măi vơ và ba đồng phạm lĩnh án tử h́nh. Sau năm 1980, TP Vinh b́nh yên trở lại. Đây là một chiến công xuất sắc của lực lượng công an Nghệ Tĩnh những năm đầu đất nước giải phóng.

Một người đàn bà nắm giữ một phần bí mật đời tư của tướng cướp Trương Hiền, sau này trở thành vợ của Lợi râu, và có với anh ta một đứa con trai. Gần 30 năm qua, bí mật bị vùi chôn...

Quang Long


 

 goldsnow142
 member

 REF: 455377
 06/12/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ 5: Bí mật chôn vùi


Người đàn bà nắm giữ một phần bí mật đời tư của Trương Hiền, sau này, trở thành vợ của Trần Đức Lợi, tức Lợi râu, người bị thi hành án tử h́nh với tướng cướp Toọng. Gần 30 năm qua, bí mật vùi chôn…

Tướng cướp Toọng và mối t́nh sét đánh

Chị Bé cho tôi xem tấm h́nh chụp chung cùng con trai Trần Đức Lộc (SN 1980) trước cổng chùa Độc Lôi Sơn (xóm 12, xă Nam Giang, huyện Nam Đàn, Nghệ An), gần nhà chị.

“Ngày bố bị xử bắn, Lộc mới tám tháng tuổi. Nó giống bố như đúc”, chị Bé kể.

Tấm ảnh đen trắng đă ngả màu. Chị Bé đứng bên con, quần ḅ, áo đen, tóc búi cao. “Gái một con, trông ṃn con mắt”, 37 tuổi, nom như thiếu nữ.

“Cuối những năm 70, tôi nổi tiếng lắm đấy. Nhắc đến Bé Nam Đàn, các tay anh chị cộm cán ở thành Vinh mấy ai không biết - Nói đến đây, bỗng chị cúi xuống - Đời tôi truân chuyên, má hồng phận bạc, toàn vướng vào t́nh duyên với dân bụi”.

Thành Vinh, năm 1977. Chị Bé thường đi qua khu vực ga tàu, chứng kiến cảnh một thanh niên thấp đậm đánh bạt đám giang hồ dạt ṿm từ đất Bắc, tự nhiên trong ḷng sinh ra cảm phục. Thiếu nữ giáng tiếng sét ái t́nh lên tướng cướp Trương Hiền ngay từ lần gặp đầu tiên.

“Toọng hỏi địa chỉ. Từ đó, một tuần vài lần, anh ta đạp xe lên thăm tôi. Bố tôi hỏi: “Anh làm nghề ǵ?”. Toọng đáp: “Con đi buôn vải”. Tôi nói thật với bố: “Không phải. Anh ấy là đầu gấu đất Vinh đấy”. Bố tôi thở dài.

Từ cuộc sống vào văn chương, sự trùng hợp giữa nhân vật Lạng (tướng cướp Trương Sỏi) trong “Người không mang họ” và nguyên mẫu Lạng ngoài đời (xă Vĩnh Ḥa, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) vô t́nh gây xót xa cho một gia đ́nh 30 năm bị cho là người thân ruột rà của tướng cướp Toọng.

Nhiều người hay tin Bé đem ḷng yêu thủ lĩnh giang hồ Trương Hiền, bèn can ngăn: “Đừng lấy Toọng. Đường sá xa xôi, đi dễ, khó về”.

Lúc đó, Toọng đă có bạn gái ở Huế, nghề nghiệp đàng hoàng. “Có lần cô ấy ra Vinh t́m Toọng, khuyên anh ta về Quảng Trị làm ăn. Nhưng Toọng một mực không nghe. Gặp tôi ở cầu Sư Nữ, cô gái tặng tôi chiếc nón Huế”.

Toọng có lần nói với chị Bé: “Anh có bệnh, không sống được lâu. Anh muốn giới thiệu em cho Lợi râu (thuộc hạ của Toọng - PV). Hắn có thế, sau này thành chỗ dựa cho em”. Lửa t́nh vừa bùng lên, chợt tắt ngấm.

Làm vợ nhị ca

Trần Đức Lợi quê ở Lâm Thao, Phú Thọ, nguyên giáo viên dạy học ở Sơn La. Tổng động viên, anh ta đi chiến trường. Ra quân, Lợi râu không trở về quê nhà mà lang bạt kỳ hồ ở thành Vinh, nhập vào băng đảng của Toọng, nổi lên như một nhị ca.

Lợi cao ráo, đẹp trai. Các cựu trinh sát Công an TP Vinh cho biết, ngoài uy lực đối với đám đàn em, Lợi c̣n là một sát thủ t́nh trường. Gặp anh ta, Bé Long (biệt danh của Dương Thị Bé) lập tức bị cuốn hút.

Sau một thời gian đi lại, được sự chấp thuận của gia đ́nh nội ngoại, họ tổ chức làm lễ kết hôn. Chuẩn bị đám cưới th́ Lợi bị CSĐT Công an TP Vinh bắt tạm giam trong vụ cất vó băng đảng Đệ nhị măi vơ Trương Hiền. Khi đó, Dương Thị Bé mang thai được ba tháng.

“Người ta đồn tôi có con với tướng cướp Toọng. Nhưng thề có trời đất chứng giám, đó là giọt máu của anh Lợi. Trần Đức Lộc mang họ của cha nó” - chị Bé xác nhận.

Cha bị dẫn độ ra pháp trường, Lộc mới tám tháng tuổi (vào khoảng tháng 6/1981). Lộc lớn lên trong ṿng tay của mẹ. Nhà nghèo, chẳng được học hành ǵ nhiều, em đi lái xe chở vật liệu xây dựng kiếm tiền nuôi mẹ.

Hiện nay, chị Dương Thị Bé sống trước cổng chợ Sáo (xă Nam Giang, huyện Nam Đàn, Nghệ An). Hàng năm, cứ đến ngày giỗ chồng, chị Bé lại mua bốn bông hoa, hương khói cho bốn tử tù đă mất. Mộ của Trần Đức Lợi dưới chân núi Quyết, chị Bé cùng gia đ́nh đằng nội cải táng, đưa về Lâm Thao.

Cứu rỗi những mảnh đời bất hạnh

Ngồi đối diện với tôi là thiếu nữ một thời làm chao đảo bao trái tim giang hồ khét tiếng thành Vinh. Nếp nhăn thời gian hiện rơ trên khuôn mặt. Chị không ngần ngại tiết lộ bí mật đời tư của ḿnh.

“Không ít kẻ độc mồm độc miệng x́ xào bàn tán, tiếng vào, tiếng ra, nhưng tôi mặc”.

Vượt lên sự éo le, mặc cảm, một ḿnh chị nuôi con. Những đứa con trở thành nguồn an ủi, là ánh sáng rọi vào góc tối của một số phận ch́m nổi, lênh đênh.

Tôi nói “những” là bởi ngoài Trần Đức Lộc, chị Bé c̣n sinh thêm một đứa con trai với một người đàn ông khác. Chị Bé trầm ngâm, đưa mắt nh́n ra quốc lộ. Bụi đường tung mù mịt sau những chuyến xe qua.

Một cô gái điên thường xuyên lai văng trước cửa hàng của chị Bé, trước cổng chợ Sáo. Đặng Thị Liễu, điên t́nh. Thương cô gái bị ruồng bỏ, ngày ngày, chị Bé cho Liễu cơm ăn áo mặc. Một ngày đẹp trời, Liễu bỗng dưng đẻ ra một đứa con. Dương Thị Bé không sợ bệnh tật, dang tay đỡ đẻ. Tự tay chị cắt rốn cho đứa bé gái.

Liễu đẻ xong, khanh khách cười, bỏ đi. Chị Bé ôm hài nhi về nhà, nuôi dưỡng, đặt tên con là Dương Thị Kiều Oanh. Nó là con nuôi, nhưng chị thương hơn con ruột. “Ông bà nó cũng khổ. Đói kém, chết hết cả rồi”, chị Bé kể. Sáu tuổi, Oanh xinh xắn, ngoan hiền, gọi chị bằng mẹ.

Năm 2003, một phụ nữ ở xă Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) bồng đứa trẻ đến gơ cửa nhà chị Bé, khóc lóc: “Em lỡ đẻ con gái, không ai nhận. Em định quăng đi, nếu chị thương th́ nuôi giùm em”.

Nh́n cháu bé trần truồng, co quắp trong cái lạnh tháng Chạp, thật xót xa. Dương Thị Bé nhận lời, đưa cháu vào nhà ḿnh. Nhưng cùng một lúc, chị không thể nuôi nổi hai đứa trẻ khát sữa. Đành phải giao nó cho đôi vợ chồng hiếm muộn ở xă Nam Giang…


Kỳ 6 Sự nhầm lẫn 30 năm

Sự trùng hợp giữa nhân vật Lạng (tướng cướp Trương Sỏi trong Người không mang họ, và nguyên mẫu Lạng ngoài đời (xă Vĩnh Ḥa, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) vô t́nh gây xót xa cho một gia đ́nh suốt 30 năm qua.

"Hồi nhỏ, tôi từng đi chăn trâu với Lạng"

Nhà văn Xuân Đức, tác giả tiểu thuyết Người không mang họ, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Trị. Ông Đức đang sinh sống tại thị xă Đông Hà, Quảng Trị.

Ông Đức kể: “Đầu năm 1981, ông Thắm, một người quen ở Hồ Xá - Vĩnh Linh t́m gặp tôi, nói: “Cậu có nhớ Lạng ở Vĩnh Ḥa không? Nó vượt biên vào Đông Hà rồi ra Vinh, thành tướng cướp, bị bắt, sắp đưa đi xử tử h́nh”.

Sau mấy giây lặng đi v́ bất ngờ, ông Xuân Đức chợt nhớ đến gương mặt bạn cũ. Cha của Lạng tên Bơ, một thanh niên nghèo chăn trâu thuê cho một địa chủ giàu có nổi tiếng trong vùng. Người thanh niên này tằng tịu với vợ của địa chủ sinh ra Lạng.

Thuở nhỏ, trên đồng làng, Xuân Đức và Lạng từng vắt vẻo lưng trâu. “Ngày đó, tôi học lớp 9, ông Đức bồi hồi - Lũ chúng tôi từng được xem bộ phim thần thoại Chàng SaKô đi t́m hạnh phúc. Một hôm, hai đứa ra đồng chăn trâu, Lạng buột miệng thở dài: “Tao cũng phải đi t́m hạnh phúc”.

Tưởng bạn đùa, Xuân Đức không để ư. Đột nhiên, vài ngày sau, Lạng bỏ nhà ra đi. Bặt tin từ đó!

Nhà văn Xuân Đức không thể im lặng trước thông tin ông vừa nhận được. Kỷ niệm về bạn cũ, cuộc sống phiêu bạt giang hồ của một tên tội phạm, h́nh ảnh về cuốn tiểu thuyết trinh thám dần dần xuất hiện trong đầu ông.

“Thời đó, sách báo chỉ viết chuyện vụ án lặt vặt, trong nước chưa có tiểu thuyết h́nh sự ra tấm ra món. Tôi nung nấu viết về thể loại này từ lâu” - nhà văn Xuân Đức cho biết.

Tiếp cận hồ sơ

Từ Quảng Trị, Nguyễn Xuân Đức đi xe đ̣ ra Nghệ Tĩnh. Sau ngày giải phóng, ông từng nhiều lần đi qua Vinh, chứng kiến cảnh lộn xộn trên các khu phố.

“Trấn cướp liên miên, bọn xă hội đen lộng hành, thành phố như có loạn” - ông Đức kể. Đó là những tư liệu để ông đưa vào tiểu thuyết “Người không mang họ”. Lần này trở lại, không khí đă khác. Phố xá yên b́nh, thành Vinh trỗi dậy.

Việc tiếp cận với hồ sơ gặp khó khăn. Cảnh sát nói, tài liệu vụ án đang được bảo mật, muốn xem phải có giấy giới thiệu của Bộ Nội vụ. Trong lúc chưa xin được lệnh từ Bộ Nội vụ, nhà văn lùng sục khắp mọi ngơ ngách thành Vinh, xem địa h́nh, địa vật, tiếp xúc với công an và khai thác vụ việc qua lời kể của những người trong cuộc.

“Điều khiến tôi đau đáu không yên là liệu tướng cướp Toọng có phải Lạng, thằng bạn chăn trâu cắt cỏ ở Vĩnh Ḥa - Vĩnh Linh thuở nhỏ không” - Xuân Đức muốn tận mắt nh́n thấy ảnh chân dung tướng cướp để nhận diện.

Ông nghĩ đến việc hợp đồng với Nhà xuất bản Công an Nhân dân. Có thể, bằng con đường này, ông mới đọc được hồ sơ vụ án, thu thập tư liệu để viết. Tàu xe ra Hà Nội, ông gơ cửa pḥng làm việc của đại tá Văn Phan, Giám đốc Nhà xuất bản, đề xuất ư kiến.

“Văn Phan với tôi là chỗ quen biết. Nghe tôi tŕnh bày ư tưởng, anh tỏ ra phấn chấn. Liền sau đó, một hợp đồng được kư kết” - ông Đức nhớ lại.

Cầm bản hợp đồng của Nhà xuất bản Công an Nhân dân và giấy giới thiệu của Bộ Nội vụ, Xuân Đức lên đường về Vinh. Theo chỉ đạo của thượng cấp, tài liệu lưu trữ được mở ra.

Sợ bị cuốn hút vào các chi tiết đánh án, nhà văn Xuân Đức không dám đọc kỹ hồ sơ, ông chỉ đọc lướt. “Nếu đọc kỹ quá, sẽ sa đà vào vụ việc, lúc phóng bút mất đi sự sáng tạo” - ông Đức nói.

Riêng bức ảnh chân dung của tướng cướp Toọng, ông không thể nhận ra dấu vết gương mặt người bạn cũ. “Nó bặt tin vào cuối 1963 hoặc đầu năm 1964. Hai mươi năm, thời gian đă quá lâu”.

Không t́m được dấu tích của Lạng “thằng bạn nối khố, chăn trâu cắt cỏ” trong bức ảnh tướng cướp, nhưng cảm hứng viết vẫn bùng lên. Trở về Thành cổ Quảng Trị, ông bắt tay vào việc sáng tác. Trong ṿng hai tháng, tiểu thuyết Người không mang họ hoàn thành.

Vượt tuyến và mất tích. Bụi thời gian phủ mờ kỷ niệm. Nhưng trong thẳm sâu tiềm thức, h́nh ảnh Lạng vẫn thấp thoảng ẩn hiện, như một ám ảnh. V́ thế, chương mở đầu tiểu thuyết Người không mang họ, h́nh ảnh Lạng xuất hiện.

Hoàng Lạng - người con của đất Vĩnh Linh - Quảng Trị, không đứng vững trước sóng gió cuộc đời, sa ngă và trở thành tướng cướp Trương Sỏi khét tiếng.

Và Trương Sỏi chính là hiện thân Toọng, tướng cướp từng gây sóng gió tại thành Vinh.

Kỳ thực, tướng cướp Trương Sỏi có phải từ nguyên mẫu Lạng quê ở Vĩnh Linh hay không? Đó chính là điểm nhầm lẫn 30 năm qua, sự nhầm lẫn ngoài đời thực khiến cho một gia đ́nh phải chịu hàm oan suốt ba thập kỷ.


Kỳ 7 Nhầm lẫn

“Khi tác phẩm Người không mang họ về làng, chị em tôi hết sức bàng hoàng. Lẽ nào, Lạng - cậu em ruột tôi trở thành tướng cướp, bị xử bắn tại Nghệ Tĩnh?!”, bà Hồ Thị Con rơm rớm.

Bao năm qua, gia đ́nh bà sống trong nỗi đau mất người thân, dằng dặc lo âu, mặc cảm. Tướng cướp bị xử tử h́nh tại chân núi Dũng Quyết năm 1981 có phải là thanh niên tên Lạng quê Vĩnh Hoà (Vĩnh Linh, Quảng Trị) hay không? Bi kịch của sự nhầm lẫn hé mở trong hành tŕnh Tiền Phong đi t́m sự thật Người không mang họ.

Nó là em tôi

15h00 ngày 10/5/2009, chúng tôi có mặt tại Hồ Xá, Quảng Trị. Ngoặt qua một khúc cua, xe bon bon chạy về phía thôn Hiền Dũng (xă Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh). Không ngờ, mảnh đất này lại sinh ra một tướng cướp khét tiếng!”, Đàm Văn, bạn tôi lên tiếng. Hai bên đường, xóm làng trù phú, màu xanh viên măn trải dài ngút tầm mắt.

Cụ Lê Phước Xây (80 tuổi, trú tại thôn Hiền Dũng) bảo: “Trương Sỏi không phải ở đây, nghe nói anh ta là em trai của bà Hồ Thị Con ở xóm 5, thôn Hoà B́nh. Chồng bà Con tên là Tao. Cứ về đó hỏi, khắc biết”. Chúng tôi chào cụ Xây, t́m đường đến Ḥa B́nh.

Tôi chợt nhớ đến nhân vật Lạng với hồ sơ tướng cướp được viết lại trong Người không mang họ và Lạng trong đời thực tại xă Vĩnh Hoà, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Hai nhân vật cùng tên, có tuổi thơ dữ dội, và cùng bỏ nhà ra đi năm 1964. Phải chăng, hai người này là một, như dân nơi đây đang đinh ninh như vậy?
Bà Hồ Thị Con, 77 tuổi, trí nhớ minh mẫn, kể: “Tên thật của nó là Hồ Xuân Lạng, em trai của tôi. Ba tôi, Hồ Xuân Vân, có với mạ tôi bốn con: Hồ Thị Nậy (81 tuổi), Hồ Thị Sơn (67 tuổi), Hồ Xuân Sâm (đă mất) và tôi. Ba tôi đi lại với bà Điệu, người Vĩnh Ḥa, sinh ra Lạng. Đời nó cực lắm các chú ơi”.

Nói đến đây, bà đột ngột ngừng lời. Trên khuôn mặt già nua, hai hàng nước mắt lặng lẽ lăn xuống. “Đời nó cực lắm”. Bà Hồ Thị Con nhắc lại lần thứ hai. Cứ mỗi lần nhắc đến tên Lạng, cậu em trai, bà lại khóc.

Tuổi thơ dữ dội

Lạng sinh ra, không có bố, một người đàn ông tên Bơ xin Lạng về nuôi. “Ông Bơ sống độc thân, hoàn cảnh nghèo khổ, muốn có đứa con sau này đỡ đần lúc tuổi già”. Năm Lạng lên ba tuổi, mẹ bỏ đi, mất tích. Ông Hồ Xuân Vân lâm bệnh nặng, qua đời.

Trước khi mất, ông dặn vợ và các con: “Ba có một đứa con riêng tên là Lạng, đang sống với ông Bơ. Sau này, nếu ông Bơ không nuôi nổi, phải đưa Lạng về với gia đ́nh”. Bà Trần Thị Bích, vợ ông Vân nói: “Nó sống được với ông Bơ th́ chớ. Nếu khó khăn, miềng đưa về, miềng nuôi”.

“Ông Bơ cảnh gà trống nuôi con, thiếu đói triền miên. Nhiều bữa tôi và các chị đến thăm, biếu vài lon gạo gọi là”, bà Hồ Thị Con tiếp chuyện. Bà cho biết, Lạng sống được với cha mấy năm, đời cậu lại đi đến một ngă rẽ.

Ông Bơ lâm trọng bệnh, ra đi. Trước lúc về với tổ tiên, ông kéo Lạng đến đầu giường, trăng trối: “Con không phải là con của cha. Con là con ông Vân. Sau này có mệnh hệ chi, con đến nương nhờ gia đ́nh ông Vân, bà Bích”.

Mẹ biệt tích từ lúc Lạng c̣n nhỏ, cha đẻ mất, cha nuôi cũng không c̣n nữa, Hồ Xuân Lạng mồ côi như chiếc lá nhỏ vùi dập giữa cuộc đời.

Biệt tích

Nghèo. Lạng chỉ học đến lớp 3 trường làng. Cậu về nhà làm những việc lặt vặt giúp đỡ mạ và các chị, mót củi, gánh nước. “Nhà tôi không có trâu, nên nó không đi chăn trâu buổi nào”, bà Hồ Thị Con cho biết.

Hồ Xuân Lạng than thở với chị: “Mạ em sinh ra em, không đàng hoàng với xă hội”. Mười sáu tuổi, Lạng tỏ ra buồn bă, mặc cảm thân phận. Cậu thường lang thang một ḿnh ngoài đồng băi. Tại thôn Ḥa B́nh, cậu là người có khiếu văn nghệ, đàn giỏi, hát hay. “Nó mà thổi sáo th́, thôi rồi”, bà Con mỉm cười, nụ cười hiếm hoi trong chiều tắt nắng.

Cuối cùng th́ sự thật cũng sáng tỏ. Từ Đông Hà, phóng viên Tiền Phong nhấc máy gọi về Vĩnh Linh cho người thân Hồ Xuân Lạng. Họ lặng đi, như trút bỏ một gánh nặng đeo đẳng tâm tư ngót 30 năm qua.
Năm 1964, một ngày, Lạng xuống Cửa Tùng, lúc về mang theo xoong cá. “Mạ ăn rồi nhớ rửa nồi, sáng mai con mang xuống trả cho người ta”, Lạng nói với mẹ. Đó là h́nh ảnh cuối cùng c̣n đọng lại trong trí nhớ của chị gái Hồ Thị Con về cậu em trai cùng cha khác mẹ. “Hai ngày sau khi xuống xin cá ở Cửa Tùng, nó bỏ nhà đi”, bà Con kể. Trước lúc đi, Hồ Xuân Lạng để lại một bức thư cho gia đ́nh.

Vén màn bi kịch

Bà Hồ Thị Con bật khóc khi nhắc đến em trai tên Lạng
“Tôi không được đọc Người không mang họ. Nhưng khi người ta mang bộ phim cùng tên về chiếu ở làng, mới hay em ḿnh đă trở thành tướng cướp, bị bắt, bị tử h́nh, chị em tôi lại ôm nhau khóc”, bà Hồ Thị Con không giấu nổi xúc động.

Bà bảo: “Tôi đưa chú đến nhà anh Năm, anh con bác của tôi và Lạng để t́m hiểu thêm về chuyện này”. Chúng tôi sang nhà anh Hồ Xuân Năm. “Lạng biệt tích đă 45 năm nay. Ngày được xem phim “Người không mang họ, chúng tôi mới vỡ chuyện. - anh Năm nói - Dù hắn có làm chi sai trái với xă hội đi chăng nữa, tôi cũng muốn đưa hài cốt của hắn về với gia đ́nh, với quê hương bản quán”.

Hầu hết những người đă đọc tác phẩm “Người không mang họ” và xem bộ phim cùng tên, đều cho rằng tướng cướp Trương Sỏi (Toọng) gốc gác ở xă Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị.

Ban đầu, người thực hiện phóng sự này cũng tin là như vậy. Nhưng thẩm tra lại tài liệu thu thập được, chợt giật ḿnh. Sự thật diễn biến theo một chiều hướng khác. Bi kịch của sự nhầm lẫn vùi chôn bấy lâu, đang dần hé mở.

Trước lúc rời thôn Hoà B́nh, tôi hứa với gia đ́nh bà Hồ Thị Con là sẽ làm rơ mọi chuyện. Chúng tôi khởi hành và trực chỉ thị xă Đông Hà, lúc đồng hồ chỉ sang 20h 30.

Kỳ cuối: Phóng viên Tiền Phong giải mă


“Hồi nhỏ, Trương Hiền có biệt danh là Toọng. Sinh ra trong một gia đ́nh bố mẹ bán hàng rong, nghèo đói, Toọng sống những ngày cơ cực trên đất Đông Hà”- anh Vơ Văn Đông, một láng giềng của Toọng kể.

Anh cũng là người lặn lội từ Quảng Trị ra thành phố Vinh đưa hài cốt Toọng về quê.

Trên đường đi, tôi nhớ lại cuộc tṛ chuyện với Chánh án TAND Tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Trí Tuệ.

“Nếu tôi nhớ không nhầm th́ Trương Hiền (Toọng) quê ở Đông Hà, chứ không phải Vĩnh Linh!” - ông Tuệ nói.

Năm 1980, TAND Nghệ Tĩnh xét xử bị cáo Trương Hiền, không có tội phạm nào tên Lạng. Hơn nữa, theo tường thuật của Chánh án Nguyễn Trí Tuệ, trước khi bị tử h́nh, Toọng có ước nguyện muốn gặp mẹ. Trong thực tế, Lạng ở Vĩnh Hoà, mẹ đă bỏ đi, mất tích khi anh c̣n nhỏ. Lạng mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Đó là những căn cứ xác đáng để chúng tôi khẳng định tướng cướp Trương Sỏi trong Người không mang họ và bộ phim cùng tên không phải là người thanh niên tên Lạng quê ở Vĩnh Hoà, Vĩnh Linh.

Lai lịch của Hoàng Lạng trong tiểu thuyết Người không mang họ, gần như trùng hợp với quăng đời niên thiếu của Hồ Xuân Lạng, điều đó gây nên nhầm lẫn.

Trong sáng tác, nhà văn có quyền hư cấu nhưng, đôi khi, sát sườn cuộc sống quá lại mang đến những hệ luỵ khôn lường, dù rằng, những hệ luỵ đó nằm ngoài mong muốn của người cầm bút!

“Mộ tướng cướp Toọng đă đưa về Đông Hà - Quảng Trị cách đây khá lâu!”, nhà văn Xuân Đức cho biết. Nếu đó là Lạng, tại sao hài cốt không về cố hương, không về Vĩnh Linh, lại cát táng ở Đông Hà?

Sự thật

T́m người thân của Toọng ở đâu giữa Đông Hà bé nhỏ nhưng đầy ngơ ngách lạ lẫm này? Phần mộ Người không mang họ nay yên vị nơi đâu?

Chúng tôi lân la quanh chợ Đông Hà, sà vào từng quán nước, gơ cửa từng kiosk bán hàng ḍ hỏi. Chỉ nhận được những cái lắc đầu.

Càng về trưa, trời càng oi nồng. Nắng tháng Năm đổ xuống góc phố, khiến Đông Hà hầm hập như chảo lửa. Chúng tôi tạt vào một tiệm cà phê cạnh khu chợ và tiếp tục hành tŕnh t́m thông tin về Toọng.

“Trước đây, vợ chồng anh Đông, chị Thân (tên thường họi là Bé) ở phường 1 nuôi mẹ Toọng, đi qua đường tàu hỏi, khắc biết” - một nam thanh niên chỉ đường. Ba mươi phút sau, chúng tôi có mặt tại số nhà 63, đường Nguyễn Thái Học.

Anh Vơ Văn Đông xác nhận: “Tôi và Toọng sống cạnh nhà nhau từ khi con nít, ngay trên mảnh đất Đông Hà này”. Tên thật của Toọng là Trương Hiền, sinh năm 1957. Trương Hiền có anh cùng mẹ khác cha là Nguyễn Huệ, chị gái Trương Thị Nhàn (tên thường gọi là Gái). Hai anh chị đă mất.

Cụ Hoàng Thị Nuôi (mẹ) quê Vĩnh Linh, Quảng Trị. Nhà nghèo, cụ Nuôi đi ở cho một địa chủ giàu có trong vùng và mang bầu với địa chủ, sinh ra Nguyễn Huệ. Sau khi sinh con, cụ bị đuổi đi.

Sống lang thang với gánh hàng rong trên vai, cụ Hoàng Thị Nuôi chắt góp từng đồng nuôi con. Hai mẹ con phiêu dạt rày đây mai đó, quanh quẩn ở các khu chợ, gặp cụ Trương Hé (quê ở làng Tráng Lực, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế), người chuyên mang mẹt đi bán kim chỉ, dầu gió, long năo. Sau một thời gian gần gũi, họ thành vợ chồng, sinh ra Trương Thị Nhàn, Trương Hiền.

Gánh hàng rong đắp đổi qua ngày, cuộc sống của Trương Hiền thuở ấu thơ lấm lem cát bụi. Nhà nghèo, cậu học đến lớp năm Trường cấp một, phường 1, thị xă Đông Hà, phải bỏ học nửa chừng.

“Dáng Toọng thâm thấp, chỉ cao độ 1,6m, nhưng nhanh nhẹn, ham vơ thuật” - anh Đông kể. Tuổi thanh niên, Trương Hiền đi học nghề mộc, anh biết đóng bàn ghế, giường tủ. Nhưng món Hiền khoái nhất là đánh lộn.

Năm 1972, chiến sự liên miên. Vợ chồng anh Vơ Văn Đông, Hoàng Thị Thân cùng gia đ́nh Trương Hiền tản cư vào Đà Nẵng, tránh bom rơi đạn lạc. 1974, họ lại kéo nhau về Km03 Phong Điền, Thừa Thiên - Huế.

“Tính t́nh Toọng ngang ngạnh, chẳng sợ ǵ ai. Tôi nhớ, năm đó, Toọng xông vào đồn cảnh sát, đánh tên đồn trưởng hộc máu mồm. Đêm, nó xua quân bao vây nhà Trương Hiền, bắt vào trại. Nhưng hôm sau lại thả về” - anh Đông kể.

Năm 1975, đất nước thống nhất. Gia đ́nh ông Hé, anh Đông trở về tiểu khu I thị xă Đông Hà định cư. Chính quyền sở tại cho vợ chồng người bán hàng rong giữ xe đạp, kiếm tiền nuôi con.

Bọn du đăng, tàn dư chế độ cũ từ miền Nam dạt ra chợ Đông Hà, cướp bóc hoành hành. Trương Hiền ngứa mắt, “xung trận”, đánh mấy tên đầu gấu chạy re kèn. Hiền đắc chí, tự xưng là Đại ca!

Máu giang hồ nổi lên từ đó, Trương Hiền dần dần thay đổi trở thành một tay anh chị. Có lần, Trương Hiền bị Cảnh sát bắt đi cải tạo tại cây số 3 Đông Hà. Vào trại, Trương Hiền trổ tài nghề cũ, làm mộc. Thỉnh thoảng, quản giáo trại giao đi chợ mua thức ăn cho trại viên.

Ra trại một thời gian, năm 1976, Trương Hiền rời đất Đông Hà đi xe đ̣ ra Nghệ Tĩnh. Toọng ra tay thu phục đệ tử, lập băng đảng, thống lĩnh giới giang hồ thành Vinh.

Mộ trên đồi thông

Từ Đông Hà, tôi nhấc máy gọi điện về Vĩnh Linh, báo với gia đ́nh anh Hồ Xuân Năm sự thật vừa sáng tỏ. Đầu dây bên kia, anh Năm lặng đi như trút được gánh nặng tâm tư từ 30 năm qua.
Cụ Trương Hé bị bệnh hen suyễn, mất năm 1978. Con gái Trương Thị Nhàn lấy chồng ở Đà Nẵng. Chồng ngư phủ, vợ bán hàng ăn, họ sinh được năm đứa con. Năm 2007, chị Nhàn lâm bệnh, qua đời.

Chồng mất. Con trai cả chết trận. Con gái đi về phương xa. Con út Trương Hiền thành kẻ trọng tội, bị tử h́nh, người mẹ neo đơn sống những ngày bóng xế trong sự cưu mang, đùm bọc của gia đ́nh anh Vơ Văn Đông. Phận đời người bán hàng rong nghèo khổ ấy, toàn chuốc lấy bất hạnh, đắng cay.

Vợ chồng anh Đông coi cụ Nuôi như người thân trong gia đ́nh. Lo bữa ăn hàng ngày, thuốc thang lúc cụ ốm đau.

Năm 1995, cụ Nuôi tạ thế, vợ chồng anh đứng ra lo liệu việc tang gia. Người dân Đông Hà, những người biết chuyện vợ chồng anh Đông nuôi mẹ Toọng đều cảm kích trước tấm ḷng bao dung, nhân ái của láng giềng.

Anh Vơ Văn Đông dẫn chúng tôi lên đồi thông, nơi cụ Nuôi và hai con trai yên nghỉ. “Năm 1993, cụ Nuôi và tôi tàu xe ra Vinh, đưa hài cốt của Toọng về quê” - anh Đông kể.

Mộ Toọng nằm cạnh mộ mẹ. Trên tấm bia đá khắc rơ ḍng chữ: “Trương Hiền, sinh năm 1957. Chánh quán: Tráng Lực, Khuôn Pḥ, Phong Điền, Thừa Thiên. Mất ngày 17/5 (AL)”.

Quang Long








 

 hanhngan19801
 member

 REF: 455390
 06/12/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cam on bai suu tam nay. Tu nho da duoc nghe nhieu nhung cau chuyen ve Toong, xem phim, vui choi o mo Toong cung nhieu. Qua that, bai viet nay khac rat xa so voi nhung gi da duoc biet lau nay.

Nguoi dan Vinh deu da tha thu cho nhung loi lam, cam thong truoc boi canh dan nguoi thanh nien nay lao vao vong lao ly sau khi xem bo phim Nguoi khong mang ho.

Cuoi cung thi su that van la su that.



 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network