Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Nếu nộp tiền chuộc cho Trung Quốc sẽ gây hại cho chủ quyền

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 goldsnow142
 member

 ID 54068
 07/22/2009



Nếu nộp tiền chuộc cho Trung Quốc sẽ gây hại cho chủ quyền
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


"Nếu Việt Nam nộp tiền chuộc th́ việc đó sẽ góp phần gây hại cho chủ quyền Việt Nam đối với lănh thổ biển, đảo".





Tin bà con ngư dân Việt Nam liên tiếp gặp nạn trên biển đă khiến dư luận bất b́nh.

Thấm thía đạo lư “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”, độc giả Dương Danh Duy đă gửi tới Tuần Việt Nam bài viết bày tỏ chia xớt với những mất mát, tổn thất của bà con.

Ngày 16/6/2009 và 17/6/2009, Trung Quốc bắt giữ ba tàu cá Việt Nam gần đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Sau đó, Trung Quốc thả 25 ngư dân và một tàu cá về nước, đ̣i hỏi rằng phải nộp tiền “phạt” 70.000 Nhân dân Tệ, tương đương với khoảng 10.000 USD, cho mỗi tàu th́ họ mới thả 12 người họ c̣n giam, bao gồm tất cả 3 thuyền trưởng, và hai tàu cá đă bị hư hại v́ bị tàu tuần tra nghề cá của Trung Quốc kéo quá nhanh.

Ngày 18/7/2009, báo chí Việt Nam đưa tin rằng Trung Quốc giảm tiền chuộc xuống c̣n 50.000 NDT, tương đương với khoảng 7.500 USD, cho mỗi tàu.

Dù Trung Quốc giảm tiền chuộc như thế, và dù cho giả sử họ có giảm thêm nữa, th́ Việt Nam cũng phải kiên quyết không đơn giản nộp tiền chuộc. Lư do là nếu Việt Nam nộp tiền chuộc, mà Trung Quốc cho đó là tiền phạt, th́ Trung Quốc sẽ dùng việc đó để nói là Việt Nam chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa. Điều đó sẽ vô cùng thiệt hại cho cơ sở pháp lư của Việt Nam về chủ quyền đối với Hoàng Sa.

Dù rằng ứng xử kiên quết sẽ không làm giảm khó khăn cho 12 ngư dân Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc bắt làm con tin và cho gia đ́nh của họ, khó khăn đó là do Trung Quốc cố t́nh gây ra với mục đích giành chủ quyền pháp lư đối với Hoàng Sa. Nếu chúng ta làm theo điều Trung Quốc đ̣i hỏi th́ Trung Quốc đă đạt được mục đích của họ bằng cách cố t́nh gây khó khăn.

Nếu một nước nào bắt giam người Việt Nam, đ̣i hỏi rằng nếu Việt Nam nhượng bộ chủ quyền lănh thổ th́ họ thả, th́ chúng ta có nhượng bộ không? Dĩ nhiên là không thể. Trường hợp Trung Quốc đ̣i tiền “phạt” cũng y như vậy, v́ cái mà Trung Quốc thật sự đ̣i không phải là tiền phạt, cũng không phải là tiền chuộc, mà là chủ quyền pháp lư đối với Hoàng Sa.

Nếu như trong vị trí của Việt Nam, có nước nào trên thế giới sẽ nộp tiền “phạt” không? Chắc chắn là không.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp công dân các nước Âu Mỹ bị các nhóm khủng bố khác nhau bắt và đ̣i hỏi nhượng bộ chính trị. Các nước này không bao giờ nhượng bộ, cho dù nạn nhân có thể bị các nhóm khủng bố sát hại hay bị bắt làm con tin nhiều năm, thí dụ như 2 con tin người Anh, John MacCarthy, bị giam 5 năm ,và Terry Waite, bị giam 4 năm.

Nếu ngư dân Việt Nam bị hải tặc Somalia bắt làm con tin th́ c̣n có thể nộp tiền chuộc. Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt th́ không thể đơn giản nộp tiền chuộc, v́ nếu nộp th́ cái mà chúng ta nộp có thể sẽ là chủ quyền lănh thổ.

Nếu có dàn xếp nào mà theo đó phía Việt Nam phải trả tiền, dù chỉ là một xu, th́ việc trả tiền phải đi đôi với tuyên bố ở cấp nhà nước rằng Việt Nam không công nhận là Trung Quốc có thẩm quyền hay chủ quyền đối với Hoàng Sa, rằng việc trả tiền đó là do các cá nhân làm v́ sự sử dụng bạo lực và giam giữ bất hợp pháp của Trung Quốc. Dù vậy đi nữa, nộp tiền chuộc sẽ là tiền lệ góp phần cho việc Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam sau này.

Trung Quốc không thể giam giữ 12 ngư dân Việt Nam măi. Trung Quốc hoàn toàn chịu trách nhiệm cho tính mạng và sức khoẻ của những người mà họ đang giữ làm con tin. Trung Quốc không phải là một tổ chức khủng bố để có thể giết con tin hay để cho họ chết trong ngục tù của nước này.

Việc Việt Nam kiên quyết không nộp tiền chuộc là một động thái cụ thể để khẳng định chủ quyền. Trung Quốc càng giam giữ ngư dân Việt Nam lâu, và Việt Nam vẫn không nộp tiền chuộc, th́ động thái cụ thể của Việt Nam nhằm khẳng định chủ quyền càng kéo dài, càng có lợi cho Việt Nam.

Nếu Việt Nam nộp tiền chuộc th́ sẽ tự dập tắt động thái cụ thể của ḿnh nhằm khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, và, quan trọng hơn. Quan trọng hơn, nếu Việt Nam nộp tiền chuộc th́ việc đó sẽ góp phần dập tắt chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa.

V́ vậy, Việt Nam không nên nộp tiền chuộc.

Bên cạnh lư lẽ trên, chúng ta cũng phải nh́n vấn đề ở mức con người.

Trong thời gian mà 12 ngư dân và 2 tàu cá Việt Nam c̣n bị Trung Quốc bắt làm con tin, Chính phủ cần tài trợ để góp phần đền bù cho những thiệt hại về thu nhập mà những gia đ́nh liên quan phải gánh chịu. v́ xét trong điều kiện cụ thể này chính họ là những người lính đang bảo vệ chủ quyền lănh thổ của đất nước.

Việc tài trợ cho những gia đ́nh liên quan sẽ giảm bớt phần nào khuynh hướng họ tự nộp tiền chuộc – nếu họ tự nộp tiền chuộc th́ Trung Quốc có thể lợi dụng để củng cố cơ sở pháp lư về Hoàng Sa.

Hơn nữa, tài trợ cho những gia đ́nh liên quan cũng sẽ ít tốn kém cho đất nước hơn nộp tiền chuộc, không những trên phương diện chủ quyền lănh thổ mà c̣n trên cả phương diện tài chính.

Tất nhiên, Việt Nam phải không ngừng đấu tranh ngoại giao cho 12 ngư dân này.

Dương Danh Huy




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 goldsnow142
 member

 REF: 466023
 07/22/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kiên quyết không đóng tiền phạt chuộc ngư dân

,
"Thật vô lư khi ngư dân hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước ḿnh mà phải đóng phạt. Nên dứt khoát sẽ không có chuyện nộp phạt và Trung Quốc phải thả vô điều kiện các ngư dân đang bắt giữ", TS Chu Tiến Vĩnh, Cục trưởng Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chủ tịch Ủy ban liên hiệp nghề cá Việt - Trung trao đổi với VietNamNet sáng nay (23/7).

Trung Quốc nên cộng tác với Việt Nam

Với lá thư gửi người đồng cấp Trung Quốc hôm qua, ông đă đề nghị Trung Quốc phải thả vô điều kiện các ngư dân họ đang bắt giữ một tháng qua. Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc thả vô điều kiện. Ông chờ đợi phản ứng từ phía bạn ra sao?

Nhân danh Cục trưởng Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban liên hiệp nghề cá Việt - Trung, tôi đă gửi thư cho ông Lư Kiện Hoa, Cục trưởng Cục nghề cá, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc và đồng thời làm Chủ tịch Ủy ban liên hiệp nghề cá Vịnh Bắc Bộ Trung Quốc - Việt Nam.

Ủy ban liên hiệp nghề cá giữa hai nước thường có các cuộc họp hàng năm đánh giá t́nh h́nh thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa hai nước. Trước cuộc họp trù bị của Ủy ban liên hiệp nghề cá lần thứ 6 diễn ra tại Đà Nẵng vào tháng 8 tới, trong thư tôi đă đề nghị ông Lư Kiện Hoa đưa ra những trao đổi, giải quyết vụ việc bắt giữ ngư dân Việt Nam. Đến nay, vụ việc đă xảy ra một tháng rồi.

Về vụ việc này, Trung Quốc đă đơn phương cấm biển trong vùng thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam và hành động đó sai với luật pháp quốc tế. Dù như thế nào, tôi cho rằng phía bạn nên cộng tác với phía Việt Nam để giải quyết vụ bắt giữ ngư dân này.

Vụ việc xảy ra đă một tháng, Bộ Ngoại giao cũng như phía Cục và các cơ quan chức năng đều đă lên tiếng yêu cầu phía Trung Quốc hợp tác với Việt Nam giải quyết vụ việc. Như cách ông nói th́ cho đến nay Việt Nam chưa nhận được thỏa thuận hay hành động chính thức nào đáp từ phía Trung Quốc?

Ủy ban liên hiệp nghề cá đă từng gửi thư một lần rồi nhưng chúng tôi chưa nhận được phản hồi. Trong thư gửi ông Lư Kiện Hoa, tôi đề nghị cộng tác để giải thích vụ việc cũng như thả vô điều kiện ngư dân. Chúng tôi luôn mong muốn hợp tác hai bên sẽ tốt đẹp hơn.

Đến nay Trung Quốc vẫn kiên quyết không thả ngư dân nếu chưa nộp phạt. Họ vẫn cho ngư dân gọi điện về cho gia đ́nh để mang tiền sang nộp phạt th́ mới thả. Nhưng điều đó th́ không được, v́ ḿnh hoạt động ở vùng biển của ḿnh. Nếu nộp tiền th́ đồng nghĩa công nhận hành động của ngư dân là sai, vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.

"Sẵn sàng hoăn phiên họp"

Vừa qua, có thông tin cho hay Trung Quốc đă giảm mức tiền chuộc. Thông tin này có chính xác?

Theo con đường ngoại giao chính thức th́ không có thông báo đó. Nhưng ngay cả việc giảm mức phạt cũng sẽ kiên quyết không đóng tiền phạt.

Nếu từ nay đến phiên họp trù bị của Ủy ban liên hiệp nghề cá giữa hai nước, vẫn chưa có câu trả lời chính thức từ phía Trung Quốc, Cục sẽ có động thái ǵ tiếp theo?

Nếu chưa nhận được đáp từ, chúng tôi sẵn sàng hoăn phiên họp trù bị lại.

Giữa hai nước đă có thỏa thuận, hiệp thương về việc khai thác nguồn lợi thủy sản trong khu vực đánh bắt chung. Tại sao vẫn có những va chạm như vừa qua?

Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ kư giữa Việt Nam và Trung Quốc nói rất rơ bao nhiêu tàu được hoạt động, ranh giới ra sao, cấp giấy phép ra sao. Hàng năm, chúng tôi đều họp lại để đánh giá t́nh h́nh thực hiện để xác định giảm hoặc tăng số tàu, hoặc xem có vụ việc ǵ xảy ra trên biển không như việc bắt giữ, xâm phạm để cùng nhau giải quyết.

Xây dựng chính sách hỗ trợ ngư dân

Cục có hoạt động hỗ trợ ngư dân về khai thác, đánh bắt cá trên biển như thế nào?

Chúng tôi vẫn tiếp tục tuyên truyền cho ngư dân việc đánh bắt, khai thác thủy sản hợp pháp trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam hoặc vùng đánh bắt chung theo thỏa thuận với nước bạn. Khi khai thác ở vùng giáp ranh, phải để ư t́nh trạng thời tiết, sóng gió, thủy triều có thể đưa lưới trôi dạt sang phía nước bạn rồi vô t́nh mắc lỗi oan. Hiện nay chúng tôi cũng đang làm chính sách hỗ trợ bà con ngư dân đánh bắt xa bờ.

Liên quan đến các vụ tàu lạ đâm tàu, ngư dân Việt Nam bị thương vừa qua, Cục có hành động ǵ để giải quyết vụ việc cũng như bảo vệ, hỗ trợ ngư dân?

Thời gian gần đây, một số tàu cá của ḿnh bị đâm va trong vùng tương đối nhạy cảm. Có cái khó v́ bị tai nạn ban đêm nên ngư dân không biết số hiệu tàu. Chúng tôi đă hợp tác với Cục hàng hải và các cơ quan chức năng để xác định các tàu lạ đó.

Như Bộ Ngoại giao đă thông báo, Việt Nam đă gửi công hàm đến một số nước đề nghị hợp tác truy t́m, xác định danh tính tàu lạ đâm tàu của Việt Nam. Trong thư gửi ông Lư Kiện Hoa, tôi cũng đề nghị Trung Quốc hợp tác giúp Việt Nam truy t́m tàu lạ đâm tàu cá của Việt Nam.

Xuân Linh


 

 trantuan231
 member

 REF: 466047
 07/23/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Sắp tới sẽ có nhiều tin tức về "tàu lạ" đâm ch́m thuyền của ngư dân.(Anh Hai sẽ rút kinh nghiệm không thèm bắt giữ nữa, tốn cơm mà lại rắc rối).Khổ thân bà con ngư dân , hết nạn xăng dầu tăng, gió băo lại dến cái nạn "tàu lạ" này.

 

 goldsnow142
 member

 REF: 466862
 07/25/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



“Các xung đột trên biển và tranh chấp chủ quyền tại châu Á”

Phát biểu mở đầu phiên điều trần, tại Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ về vấn đề "các xung đột trên biển và tranh chấp chủ quyền tại châu Á” hồi trung tuần tháng 7, Thượng nghị sĩ Jim Webb nói rằng Trung Quốc "không chỉ đang t́m cách mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị mà c̣n t́m cách mở rộng cả lănh thổ".



Trung tuần tháng 7 vừa rồi, Thượng nghị sỹ Mỹ Jim Webb, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đă khai mạc phiên điều trần tại ủy ban về “Các xung đột trên biển và tranh chấp chủ quyền tại châu Á”.

Ông cho rằng các cuộc xung đột lănh thổ trên biển Đông mở ra cái nh́n rơ hơn về các ư định của Trung Quốc trong khu vực, tác động đến khả năng đáp trả của các nước láng giềng cũng như vai tṛ của Mỹ trong khu vực.

Để giúp các độc giả có cái nh́n đa chiều về những vấn đề đang gây tranh căi trong khu vực, Tuần Việt Nam xin giới thiệu những điểm chính trong bài phát biểu của thượng nghị sĩ Jim Webb.

Phiên điều trần trên, một mặt nhằm xem xét lại một cách tổng thể bối cảnh lịch sử và các thách thức hiện nay của các vùng lănh thổ đang tranh chấp trong khu vực, bao gồm các quần đảo Senkaku, Hoàng Sa và Trường Sa; mặt khác, t́m hiểu cách ứng xử này tác động như thế nào đến sự tự do đi lại trên biển của các tàu thuyền của Mỹ đang hoạt động tại khu vực, cũng như tác động đến chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á, vai tṛ của Mỹ, và các tổ chức như ASEAN có thể làm ǵ để giải quyết vấn đề.

Có hai nhóm chuyên gia đưa ra những lời chứng tập trung vào sự dính líu về kinh tế và chiến lược của cách hành xử về lâu về dài của Trung Quốc tại các vùng biển phía Đông và phía Nam nước này.

Nhóm thứ nhất gồm các quan chức chính quyền, trong đó có Phó Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ Scot Marciel và Phó trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Scher.

Nhóm thứ hai gồm các chuyên gia bên ngoài, trong đó có Giáo sư Peter Dutton thuộc viện Nghiên cứu Biển Trung Quốc của trường Chiến tranh trên biển của Mỹ; ông Daniel Blumenthal, thành viên Viện Kinh doanh Mỹ; và ông Richard Cronin, hội viên cấp cao của Trung tâm Henry L.Stimson.

Sau đây là phát biểu khai mạc của Thượng nghị sỹ Webb:

“Xin chào các bạn, cuộc điều trần hôm nay sẽ mang tính hướng dẫn. Tại cuộc điều trần giám sát đầu tiên của tiểu ban Các vấn đề tại Đông Á và Thái B́nh Dương trong Quốc hội khóa 111 này, chúng ta sẽ nghiên cứu các tranh chấp lănh thổ trên biển tại châu Á và các vấn đề chủ quyền tác động tới khu vực và các lợi ích của Mỹ như thế nào. Không chủ đề nào khác cho thấy rơ hơn các thách thức phức tạp và khổng lồ mà Mỹ đang phải đối mặt tại châu Á.

“Vấn đề lớn nhất là sự gia tăng sức mạnh chính trị, ngoại giao và kinh tế của Trung Quốc không chỉ trong khu vực mà cả trên thế giới. Sự phát triển của Trung Quốc đă thay đổi cán cân kinh tế khu vực, và tạo điều kiện cho nước này mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị của ḿnh. Trên toàn Đông Á, từ Myanmar đến Việt Nam, chúng ta đă nghe thấy nhiều thông báo liên quan đến tác động của sự vươn dài của Trung Quốc...

“Trung Quốc đang t́m cách không chỉ mở rộng tầm ảnh hưởng về kinh tế và chính trị, mà c̣n mở rộng lănh thổ. Việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc đă trực tiếp hỗ trợ cho nỗ lực này....

“Điều đáng ngại nhất là việc Trung Quốc đ̣i chủ quyền tại các vùng biển phía Nam và Đông của nước này. Đứng đầu các cuộc xung đột này là Đài Loan. Tuy nhiên, sự tập trung chú ư vào cuộc xung đột tiềm ẩn này đă làm lu mờ các cuộc xung đột khác trong khu vực.

“Trung Quốc c̣n đ̣i chủ quyền các quần đảo Senkaku, Trường Sa và Hoàng Sa. Bất chấp việc Nhật Bản đang kiểm soát quần đảo Senkaku kể từ sau chiến tranh thế giới II – và nhiều nước khác, trong đó có Mỹ, thừa nhận chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo này – Trung Quốc vẫn công khai đ̣i các đảo Senkaku là thuộc chủ quyền của ḿnh.

“Tại biển Đông, vô số các cuộc tranh căi chưa được giải quyết liên quan đến một số quần đảo mà cả Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều đ̣i là chủ quyền toàn vẹn hoặc một phần của ḿnh. Các đ̣i hỏi chủ yếu tập trung vào đảo Trường Sa, gồm 21 ḥn đảo nhỏ và đảo san hô ṿng, 50 đảo san hô ngập dưới mặt biển và 28 băi đá ngầm nổi một phần. Tổng diện tích đất tại quân đảo này nhỏ, song cũng vào khoảng 340.000 dặm vuông. Trung Quốc và Việt Nam cũng tranh giành chủ quyền đảo Hoàng Sa, một nhóm đảo nhỏ hơn.

“Các cuộc xung đột này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước thứ ba trong khu vực, và cần phải làm rơ rằng Mỹ là nước duy nhất vừa có tầm cỡ và có đủ sức mạnh để đối đầu với sự bất cân bằng về quyền lực mà Trung Quốc tạo ra.

Về điểm này, chúng ta có nghĩa vụ phải làm như vậy nếu muốn duy tŕ một sự cân bằng địa chiến lược trong khu vực, đảm bảo sự công bằng cho tất cả các quốc gia châu Á, và bảo vệ tiếng nói của bất cứ quốc gia nào muốn một giải pháp ḥa b́nh cho các cuộc xung đột này.

Sự tham gia của Mỹ vào các cuộc xung đột này cũng ảnh hưởng tới việc các quốc gia này sẽ nh́n nhận mối đe dọa đối với môi trường khu vực của họ như thế nào, và lựa chọn nào họ có thể đưa ra để giải quyết các mối đe dọa này trong khi t́m cách bảo vệ các lợi ích của ḿnh. Trung Quốc đă bày tỏ mong muốn “trưng diện” các khả năng quân sự mới của ḿnh và đôi khi cả sử dụng vũ lực để đ̣i các phần lănh thổ trên biển.

“Thêm vào đó, nhiều quan sát viên nhận thấy rằng kiểu hăm dọa của Trung Quốc có thể cản trở sự phát triển tự do và lành mạnh của kinh tế khu vực. Ví dụ, việc Trung Quốc gần đây bắt giữ một số ngư dân Việt Nam gần đảo Hoàng Sa và những lời đe dọa công khai của họ đối với các công ty dầu khí của Mỹ đang hoạt động tại biển Đông cho thấy nguy cơ ngày càng gia tăng đối với ngành đánh cá và giao thương trên biển, cũng như hạn chế triển vọng khai thác nguồn tài nguyên biển. Các hành động này không được giải quyết có thể đe dọa sự phồn vinh của khu vực.

“Các cuộc xung đột trên cũng tác động đáng kể tới Mỹ khi chúng gây nguy hiểm cho ḥa b́nh và an ninh khu vực. Cuộc khủng hoảng tên lửa trên eo biển Đài Loan năm 1995-1996 đă minh chứng rằng Mỹ là cường quốc duy nhất trên thế giới có khả năng đáp trả các hành động đe dọa của Trung Quốc.

Nh́n vào các sự kiện mới đây, dường như Mỹ đang phản ứng với các sự cố trên biển như đối với các thách thức chiến thuật bất thường, trong khi Trung Quốc dường như hành động với một tầm nh́n chiến lược. Các sự cố này bao gồm cuộc khủng hoảng EP-3 năm 2001, vụ một tàu ngầm Trung Quốc nổi lên mặt nước vào giữa nhóm tàu khu trục Kitty Hawk của Mỹ năm 2006, vụ tàu Trung Quốc quấy nhiễu chiến hạm USNS Impeccable của Mỹ hồi tháng ba năm nay, và vụ va chạm của một tàu ngầm Trung Quốc với hệ thống định vị của tàu John McCain của Mỹ tháng trước.

Tôi rất quan tâm lắng nghe các suy nghĩ của các nhân chứng của chúng ta về việc Mỹ nên đáp trả thế nào đối với các sự cố này.

Quốc Thái (lược dịch theo: http://webb.senate.gov/newsroom/)




 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network