Gần đây, dư luận cả nước xôn xao về chuyện xuất hiện 3 “ông cá", được coi là cá thần, đă sống trong giếng Ngọc (làng Diềm, xă Ḥa Long, TP. Bắc Ninh), gần ngàn năm nay. Mỗi ngày, có đến cả trăm, thậm chí, trong những ngày cuối tuần, có cả ngàn người kéo về chiêm ngưỡng dung nhan các “ông cá”. Sự thực về 3 chú cá, mà người dân làng Diềm tôn kính gọi bằng ông này ra sao?
Đă hết “tháng ăn chơi”, song xe cộ vẫn nườm nượp đổ về làng Diềm. Tôi táp xe vào một quán nước ven đê sông Cầu, chưa kịp hỏi đường, bà chị xứ quan họ đă thánh thót: “Chú đi xem cá thần ngh́n tuổi hả? Cứ đi thẳng đoạn nữa, rẽ phải là đến!”. Tôi chắc mẩm có nhiều người đi xem cá thần lắm, nên chị bán hàng nước mới hiểu ư nhanh người hỏi đường đến thế.
Con đường dẫn vào thôn Diềm đổ bêtông sáng lóa, xe đậu hàng dài, người ra người vào tấp nập. Cụm di tích gồm đền Cùng, đền Vua Bà, đ́nh Diềm, giếng Ngọc, thuộc quần thể di tích làng Diềm, nằm dưới tán những cây muỗm, đa, gạo khổng lồ, rợp bóng mát.
Ngay giữa khoảng sân rộng, mặt tiền các di tích, là giếng Ngọc cổ kính rêu phong. Dưới làn nước trong xanh leo lẻo, 3 “ông cá” bơi lội tung tăng, lúc lặn mất tăm, lúc nổi lều phều lên mặt nước hít thở. Nhiều người đứng quây quần bên giếng, chiêm ngưỡng dung nhan các “ông cá” với thái độ thành kính.
Ông Nguyễn Ngọc Bích, thủ nhang của cụm di tích là người nắm rất rơ truyền thuyết về đền Cùng, đền Vua Bà và giếng Ngọc. Giữa khói hương nghi ngút trước đền Cùng, ông kể sự tích xuất hiện 3 “ông cá”. Chuyện bắt đầu từ cái giếng lạ, không rơ đă có từ khi nào.
Theo truyền thuyết mà nhà nghiên cứu dân gian hàng đầu Bắc Ninh, ông Lê Danh Khiêm (Trưởng ban Nghiên cứu Sưu tầm Quan họ - Trung tâm Văn hóa thể thao Bắc Ninh), đă dày công sưu tầm, nghiên cứu, th́ xưa kia, công chúa, con gái của Vua Hùng thứ 6, đi kinh lư qua vùng Diềm, thấy trong vùng có giếng nước, gọi là giếng Ngọc, có nước trong xanh, ngọt lịm, liền dừng lại định cư. Điều đó có nghĩa, theo truyền thuyết, giếng Ngọc đă có rất lâu rồi, từ thời Hùng Vương.
Người dân làng Diềm không rơ bà tên ǵ, mà chỉ kính trọng gọi là Vua Bà. Vua Bà hướng dẫn nhân dân khai khẩn rừng hoang, bờ băi, biến thành bờ xôi ruộng mật, nuôi tằm, dệt tơ. Sống cùng người dân nơi đây, Vua Bà phát hiện ra giọng nói ngọt ngào của nhân dân, bà liền truyền dạy làn điệu quan họ. Chính v́ thế, người Bắc Ninh coi Vua Bà là Thủy Tổ của quan họ. Làng Diềm nổi tiếng là nơi xuất phát của quan họ và cũng là vùng hát quan họ hay nhất Kinh Bắc, không những v́ là nơi được Thủy Tổ truyền dạy, mà c̣n v́ có giếng nước ngọt mát. Các cụ kể rằng, muốn có giọng hát quan họ hay, phải uống nước giếng Ngọc từ khi c̣n tấm bé.
Ngay cạnh giếng Ngọc là đền Cùng, nơi thờ hai nàng công chúa của vua Lư Thánh Tông. Tương truyền, gần 1.000 năm trước, khu vực làng Diềm c̣n là rừng rậm um tùm, với những cây gỗ lim khổng lồ, gốc to vài người ôm. Trên núi Kim Sơn và Kim Lĩnh cạnh đó có nhiều thú dữ. Hổ báo thường xuyên về làng ăn thịt người, bắt trộm gia cầm, gia súc.
Nghe nói, vùng làng Diềm có giếng nước ngọt, người làng Diềm có giọng hát quan họ rất hay, hai nàng công chúa con vua Lư Thánh Tông là Ngọc Dung và Thủy Tiên rất ṭ ṃ, đă t́m đến thưởng ngoạn.
Thấy mạng sống dân chúng nơi đây bị thú dữ đe dọa, hai nàng công chúa đă xin vua cha cho quân lính về tiễu trừ. Thú dữ bị tiêu diệt, cuộc sống người dân trở lại cảnh thanh b́nh, ấm no.
Mê đắm giọng hát quan họ làng Diềm, rồi như say nước giếng Ngọc, hai nàng công chúa đă xin vua cha xây dựng “Thủ khố ngân sơn”, tức là kho dự trữ tiền của, lương thực dưới chân núi. Hai nàng công chúa của vua Lư Thánh Tông đă trực tiếp cai quản kho ngân quỹ này. Ngoài việc dùng kho ngân quỹ phục vụ quân đội trong lúc chiến tranh, c̣n để cứu đói dân nghèo.
Vào ngày 3-3 âm lịch, cách đây gần 1.000 năm, đúng tiết trời Thanh Minh thanh tịnh, hai bà hướng về phía triều đ́nh, vái lạy vua cha 3 lần, xin vua cha cho ở lại nơi đây vĩnh viễn.
Vái lạy xong, hai bà cùng với người hầu hóa, rồi biến thành 3 con cá lạ tuyệt đẹp, bơi lội tung tăng trong giếng Ngọc cho đến tận ngày hôm nay.
Dân làng thương nhớ, kính trọng, liền lập đền thờ hai bà ngay cạnh giếng Ngọc, rồi hàng năm, nhằm ngày hai bà hóa, lại tổ chức lễ hội, thau rửa, vệ sinh giếng, giúp 3 “ông cá” có nơi ở sạch sẽ, an toàn.
Kỳ lạ giếng nước "chung thủy" nuôi "cá thần ngàn tuổi"
Năm ngoái, trong lễ mừng thượng thọ 103 tuổi, nhiều người trong làng hỏi về 3 “ông cá”, cụ Thị khẳng định như đinh đóng cột rằng, 3 “ông cá” đă bơi lội tung tăng trong giếng Ngọc từ ngày ông mới chập chững biết đi. Cha của cụ Thị, rồi ông bà của cụ Thị, cũng kể với cụ rằng, từ ngày bé xíu đă thấy 3 “ông cá” trong giếng.
Giếng Ngọc (làng Diềm, xă Ḥa Long, TP. Bắc Ninh) chỉ rộng chừng 20m2, h́nh bán nguyệt, gồm 11 bậc xây bằng gạch, 4 bậc đá và bậc cuối cùng bằng gỗ. Hai bên cửa xuống giếng dựng hai ḥn đá, đẽo gọt h́nh “sinh thực khí”.
Xưa kia, lan can giếng Ngọc được làm bằng gốm sứ, song mấy trận lụt làm vỡ, nên được xây lại bằng gạch cho chắc chắn. Các bậc gạch cũng mới được xây dựng hơn trăm năm nay, c̣n bậc đá, và đặc biệt là bậc gỗ, bậc cuối cùng, th́ không biết có từ khi nào. Trải qua cả trăm năm, thậm chí có thể là ngàn năm, dù lúc nào cũng ch́m trong nước, song khúc gỗ vẫn nguyên vẹn, không hề mục nát.
Từ bậc gỗ trở xuống là ḷng giếng. Toàn bộ ḷng giếng là đá ong tự nhiên. Đáy giếng gồ lên ở giữa, lơm xung quanh, giống vết chân trâu dẫm.
Có người c̣n ví von đây là giếng "chung thủy" (trước sau như một) v́ một điều khá đặc biệt là quanh năm suốt tháng, dù mùa mưa hay mùa khô, mực nước trong giếng cũng không thay đổi, luôn giữ độ sâu 6m. Dù mưa to đến mấy cũng không tràn, dù khô hạn cả năm giếng vẫn ăm ắp nước.
Gần đáy giếng Ngọc có một cái hang nhỏ, hướng về phía đền Cùng, thờ hai nàng công chúa, người chui vừa, song độ sâu chỉ chừng 2m. Từ cái hang này, mạch nước nhỏ chảy ra đều đặn.
Theo các cụ già làng Diềm, nước trong giếng bắt nguồn từ hai ngọn núi Kim Sơn và Kim Lĩnh, thấm qua lớp đá ong nguyên thủy dưới ḷng đất, nên trong vắt, rất ngọt. Từ xưa đến nay, người dân làng Diềm vẫn giữ thói quen dùng nước giếng Ngọc. Mặc dù đă có nước máy về từng gia đ́nh, song người dân chỉ dùng nước máy tắm giặt, c̣n ăn th́ bằng nước giếng Ngọc.
Các bô lăo trong làng dùng nước giếng Ngọc để pha trà, c̣n đàn bà phụ nữ th́ gánh về gội đầu. Chị em phụ nữ kể rằng, gội đầu bằng nước giếng Ngọc, không cần dầu gội, dầu xả, tóc cũng mềm mượt, lại chẳng có gầu.
Theo lời bác Nguyễn Ngọc Bích, thủ nhang của cụm di tích, dù t́m khắp nước Việt, cũng không t́m ra nguồn nước nào pha trà ngon như nước giếng Ngọc. Nước giếng Ngọc dùng pha trà không những rất ngọt mà c̣n giữ được màu chè nguyên bản.
Để thuyết phục tôi, bác Nguyễn Ngọc Bích đă nấu nước giếng Ngọc pha trà. Quả thực, tôi cảm nhận rơ vị ngọt thanh của chén trà, dù loại trà pha chế không phải hảo hạng.
Riêng du khách và người dân làng Diềm th́ không cần nấu chín nước, cứ cầm cốc xuống giếng múc uống luôn. Đến giờ giải lao, tan học, học sinh trong trường cấp 1 và 2, cách giếng Ngọc không xa, lại kéo nhau ra giếng Ngọc múc nước uống. Mặc dù trường học đă phục vụ đầy đủ nước sạch, song các em học sinh lại chỉ thích uống nước giếng. Ban quản lư cụm di tích đă phải trang bị cả chục chiếc cốc nhựa để đáp ứng nhu cầu những người mê nước giếng Ngọc.
Tôi cũng múc một cốc nước giếng Ngọc, nơi 3 “ông cá” đang tung tăng bơi lội nếm thử. Phải công nhận nước giếng Ngọc có vị ngọt, uống xong mát lịm cuống họng và đầu lưỡi, ngon hơn các loại nước khoáng, nước tinh khiết khác rất nhiều.
Du khách đến đây đều tin rằng, những “ông cá” sống dưới giếng Ngọc là cá thần, do đó, giếng cũng là giếng thần và tin luôn nước dưới giếng cũng là nước thần, nên không những múc uống no nê, mà c̣n mang can đến múc đem về. Để phục vụ chu đáo du khách, mỗi ngày, ban quản lư cụm di tích làng Diềm phải mua hàng trăm chiếc can nhựa, chất đầy trong pḥng, bán lại cho du khách với giá hợp lư, để du khách múc nước mang về lấy lộc. Một số hộ gia đ́nh ở làng Diềm cũng chất đống can nhựa trong nhà, nhằm bán cho du khách kiếm lời.
Bác Bích kể rằng, có người ở Hà Nội, tuần nào cũng đánh xe lên tận làng Diềm, chở lô lốc những can, rồi múc nước giếng Ngọc chở đi. Ông ta bảo rằng, dùng nước giếng Ngọc pha trà uống, nên bị nghiện, không có nước giếng Ngọc, không uống nổi trà nữa.
Lại có bà, cũng ở Hà Nội, vài hôm lại t́m đến làng Diềm, cúng vái giếng Ngọc, rồi múc nước mang về để… cúng tổ tiên. Theo bà ta, cúng bằng nước “giếng thần” th́ mới… linh nghiệm.
Lại nói về chuyện 3 “ông cá thần” ở giếng Ngọc. Dù truyền thuyết kể rằng, do hai nàng công chúa và một nàng hầu biến thành, song dân làng vẫn kính trọng gọi bằng “ông”, chứ không phải bằng “bà”, v́ trong ư nghĩ của dân làng, khi đă quy y cửa Phật, th́ dù nam hay nữ, cũng đều gọi bằng “thầy”. Do vậy, dù theo truyền thuyết cá là hóa thân của công chúa, dù thực tế là giống đực hay cái, cũng đều trân trọng gọi bằng “ông cá”.
Tôi hỏi bác Bích rằng: “Liệu có chứng cứ ǵ khẳng định 3 “ông cá”này là cá thần và đă có tuổi gần ngàn năm?”. Ông Bích lắc đầu: “Chúng tôi cũng chịu thôi, chỉ biết dựa vào truyền thuyết từ đời trước mà kể lại cho đời sau”. Tuy nhiên, ông Bích lấy danh dự của một người già, đă ngoài 70 tuổi, khẳng định với tôi rằng, từ ngày c̣n bé xíu, ông đă thấy có 3 “ông cá” này trong giếng. Ngày đó, 3 “ông cá” đă lớn như bây giờ và h́nh thù cũng không có ǵ thay đổi.
Cụ Nguyễn Văn Thị, người sống thọ nhất làng Diềm, tới 103 tuổi, là người nắm rơ nhất về 3 “ông cá thần”. Năm ngoái, trong lễ mừng thượng thọ, nhiều người trong làng hỏi về 3 “ông cá”, cụ Thị cũng khẳng định như đinh đóng cột rằng, 3 “ông cá” đă bơi lội tung tăng trong giếng Ngọc từ ngày ông mới chập chững biết đi. Cha của cụ Thị, rồi ông bà của cụ Thị, cũng kể với cụ rằng, từ ngày bé xíu đă thấy 3 “ông cá” trong giếng. Cụ Nguyễn Văn Thị đă mất hồi cuối năm ngoái.
Như vậy, nếu dựa vào truyền thuyết để khẳng định tuổi đời gần ngàn năm của 3 “ông cá” th́ thiếu căn cứ, song dựa vào lời kể của các cụ già trong làng Diềm, rằng tuổi cá lên đến cả trăm năm, th́ thật đáng suy ngẫm.
Ông Đỗ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND xă Ḥa Long, trong cuộc trao đổi với tôi, cũng không dám khẳng định các “cụ cá” đă được ngàn năm tuổi hay chưa, v́ chẳng có chứng cứ khoa học ǵ cả. Tuy nhiên, ông Hoan cũng khẳng định chắc chắn rằng, từ ngày c̣n bé, ông đă thấy sự hiện diện của 3 “ông cá” trong giếng Ngọc. Các cụ già trong làng cũng hay kể chuyện với thế hệ sau về sự tồn tại của 3 “ông cá” đặc biệt này.
C̣n tiếp…
sontunghn
member
REF: 528665
03/25/2010
“Cá thần” ngh́n tuổi ở Bắc Ninh là giống cá ǵ?
Về h́nh dáng, khá giống cá chép, tuy nhiên, thân lại dài hơn cá chép thường và chẳng “ông cá” nào có vẩy. Các “ông cá” đều có màu sắc lạ. Hai “ông” thân màu đen, có điểm một số vệt đỏ ở khắp thân. “Ông cá” c̣n lại th́ nhiều màu đỏ hơn.
Có một điều đặc biệt, mà người dân làng Diềm ai cũng biết và ấn tượng, đó là các “ông cá” chỉ chung thủy với giếng Ngọc, nhất định không chịu đi đâu.
Tổng cộng đă có 3 trận lũ khủng khiếp, vào các năm 1945, 1957 và 1971. Khủng khiếp nhất là trận lụt năm 1957 do vỡ đê Mai Lâm và trận lụt năm 1971 do vỡ đê sông Hồng. Hai trận “đại hồng thủy” đó đă nhấn ch́m cụm di tích này đến tận nóc. Miệng giếng Ngọc th́ ch́m dưới vài mét nước.
Sau mỗi trận lụt, dân làng lại dọn dẹp, thau rửa phù sa nhầy nhụa khắp nơi, rồi tát giếng Ngọc để thau rửa. Cả 3 lần người dân làng Diềm đều vô cùng kinh ngạc, khi tận mắt 3 “ông cá” vẫn bơi lội tung tăng trong giếng, trong khi, các ao cá của dân đă sạch trơn cá mú.
Có một điều đặc biệt nữa, đó là, chỉ có duy nhất 3 “ông cá thần” này sống được ở giếng Ngọc, các loài khác không bén mảng đến giếng. Trong giếng không có bất kỳ con ốc, nhái, ếch nào. Vào tháng 3, mưa rào, chẫu chuộc, nhái bén đẻ đầy bờ ruộng, nhảy cả vào giếng nước của dân, thế nhưng, tuyệt nhiên chưa từng có con ǵ xuống giếng Ngọc.
Đă có thời gian, sau khi họp đông đủ các cụ bô lăo, dân làng đă quyết định thả thêm 4 cá chép nữa, gồm cả đực lẫn cái, để các “ông” có thêm bạn hiền, đỡ cảnh sống cô độc. Biết đâu, các cuộc hôn phối diễn ra, lại cho ra đời một đàn “cá thần” nữa, th́ quả là quư giá. Tuy nhiên, 4 con cá chép thả xuống cứ nổi lều phà lều phều, liên lục ngớp kiểu sắp chết.
Biết rằng 4 con cá chép này không hợp với môi trường nước của giếng Ngọc, nên mọi người quyết định vớt lên rồi phóng sinh xuống sông. Vừa thả xuống sông Cầu, 4 chép đă quẫy oảng một cái rồi mất tăm mất tích.
Nhiều người trong làng Diềm và du khách cũng đă thả rùa xuống giếng Ngọc, song y rằng, mấy con rùa, kể cả loài rùa tai đỏ hung dữ, sẵn sàng đớp chết cá lớn, cũng lổm ngổm ḅ lên bờ. Chúng chạy một mạch ra cánh đồng cách giếng Ngọc không xa .
Hiện tại, chưa ai dám chắc chắn 3 “ông cá thần” trong giếng Ngọc là loài cá ǵ. Người th́ khẳng định, các “ông cá” rất giống với loài cá ở “suối cá thần” trong Cẩm Thủy (Thanh Hóa), người th́ bảo đây là loài cá chép.
Ông Phó Chủ tịch xă Đỗ Văn Hoan cũng bảo, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu, nên chưa có kết luận chính xác về giống loài của 3 “ông cá”.
Về trọng lượng, mỗi “ông cá” nặng chừng 2kg. Về h́nh dáng, khá giống cá chép, tuy nhiên, thân lại dài hơn cá chép thường và chẳng “ông cá” nào có vẩy. Các “ông cá” đều có màu sắc lạ. Hai “ông” thân màu đen, có điểm một số vệt đỏ ở khắp thân. “Ông cá” c̣n lại th́ nhiều màu đỏ hơn. Tuy nhiên, “ông cá” có màu sặc sỡ này cũng không giống loài chép vàng, chép đỏ mà nhân dân thường cúng trong ngày ông Táo.
Theo bác Nguyễn Ngọc Điệp, thủ nhang của đền Cùng, trên đầu các “ông cá” đều có chữ lạ, kiểu như chữ Hán cổ. Tuy nhiên, những chữ lạ đó là chữ ǵ th́ mỗi người nói một kiểu, chưa chắc chắn.
Các “ông cá” đều có cái mơm dài, trông như cái loa, râu cũng dài đến 2-3cm. Thi thoảng, các “ông cá” lại dí mơm vào tường gạch để rỉa. Bác Điệp cũng khẳng định rằng, các ông cá chỉ ăn rongrêu, sinh vật phù du trong giếng Ngọc, chứ không ăn những thứ du khách ném xuống giếng. Chính v́ thế, Ban quản lư di tích nghiêm cấm việc du khách ném đồ ăn xuống giếng, để tránh nước bị ô nhiễm.
Quy định cấm ném thức ăn xuống giếng được du khách thực hiện nghiêm túc, song không cản nổi việc du khách rải tiền xuống giếng. Mặc dù đă có tới 2 chiếc ḥm công đức đặt ở thành giếng và 2 tấm biển ghi rơ “Quư khách không thả tiền xuống giếng”, nhưng du khách vẫn vô tư rải tiền xuống. Ông Bích lắc đầu ngán ngẩm: “Chuyện đặt lễ cầu phúc lộc liên quan đến tâm linh, nên ngăn cản khó lắm. Cứ một chốc một lát chúng tôi lại phải vớt tiền lên, kẻo ô nhiễm nước trong giếng. C̣n tiền xu th́ mỗi khi tát giếng, với được cả thúng, han gỉ hết!”.
Theo tục lệ từ xưa đến nay, cứ vào tiết Thanh Minh, mùng 3-3 âm lịch, dân làng Diềm lại tổ chức tát giếng, làm sạch nơi ở cho các “ông cá”.
Chiếc cối đá này là "nhà tạm" của các "ông cá" trong ngày 3-3 âm lịch.
Việc tát giếng diễn ra khá cầu kỳ. Dân làng chọn những trai thanh, gái lịch làm nhiệm vụ tát giếng. Âu chứa nước được mang ra, rồi nam thanh nữ tú xếp thành nhiều hàng, trai múc nước, chuyền tay cho các cô gái, đến khi nào cạn nước mới dừng lại. Các âu nước được chuyền tay theo nhịp những làn điệu dân ca “vang rền nền nảy” của quan họ làng Diềm.
Điều đặc biệt, các cô gái đang đến ngày hành kinh sẽ không được phép đến gần giếng Ngọc, chứ đừng nói đến chuyện tát nước. Theo các cụ già trong làng, truyền thuyết kể rằng, hễ cô gái nào “đến ngày”, động vào giếng Ngọc, nước sẽ lập tức đổi màu. Những ngày b́nh thường, chị em “đến ngày” cũng không dám xuống giếng, mà phải nhờ người khác múc nước giúp.
Khi tát cạn giếng, các “ông cá” được đưa lên cối đá cổ đặt cách giếng chừng 20m. Một người đức cao vọng trọng trong làng sẽ được cử xuống giếng thau rửa. Sau khi thau rửa giếng sạch sẽ, nước ngấm xâm xấp giếng, các “ông cá” mới được đưa trở lại “ngôi nhà” của ḿnh. Quá tŕnh phải ở trong cối đá là khá lâu, song các “ông cá” vẫn sống khỏe.
Du khách chuẩn bị lễ vật cúng "cá thần" cầu phúc lộc.
Ngoài việc làm nơi ở tạm của các “ông cá” trong ngày 3-3 hàng năm, th́ chiếc cối đá này c̣n có một nhiệm vụ khá đặc biệt. Các chàng trai trong làng Diềm, khi đi hỏi vợ, phải tự tay đem gạo nếp ra cối đá rồi dùng nước giếng Ngọc vo gạo, đồ xôi. Xôi nếp thơm lừng được nấu bằng nước giếng Ngọc, vo bằng cối đá làng Diềm là thứ không thể thiếu trong lễ vật của nhà trai.
Theo ông Nguyễn Viết Bân, nguyên Giám đốc trung tâm Cá giống Nhật Tân, chuyên gia cá hàng đầu Việt Nam, ở miền Bắc nước ta, xuất hiện nhiều loại cá chép lạ, chẳng hạn cá chép không vẩy, hoặc trên thân có chỗ có vẩy, có chỗ không có vẩy, hoặc thân thể loang lổ nhiều màu sắc.
Nhiều người nh́n loài chép này thấy lạ, thậm chí sợ hăi, cho đó là cá ma, hoặc thần thánh, song thực tế chúng hoàn toàn là cá b́nh thường. Theo ông Bân, loài chép không vẩy, thân thể loang lổ là loài chép được lai tạo giữa chép Hung-ga-ry, chép Việt Nam và chép Indonesia.
Năm 1972, các nhà khoa học Hung-ga-ry đă tặng Viện Nghiên cứu thủy sản I (ở xă Đ́nh Bảng, Bắc Ninh) 4 cặp cá chép có nguồn gốc từ Hung-ga-ry. Loài chép này ḿnh ngắn, nhẵn nhụi, không có vẩy, lớn nhanh, ăn tạp, sống khỏe.
Các nhà khoa học đă đem cá chép Hungary lai với chép Việt Nam thịt thơm ngon, nhằm tạo ra giống chép mới cho năng suất và chất lượng cao.
Đến năm 1986, giống chép mới này lại được lai với cá chép Indonesia tạo ra giống chép mới nữa. Những con chép không vẩy chính là gene lặn không vẩy từ đời tổ tiên của chúng lại thể hiện ra trong các thế hệ bây giờ.
Theo ông Nguyễn Viết Bân, ngoài chép không vẩy, c̣n một loại cá chép trông khá kỳ dị với lớp da loang lổ, nhiều màu sắc, trông rất lạ, có vẻ giống với các “ông cá” ở giếng Ngọc.
Kỳ thực, đây là loại đột biến sắc tố trong cấu trúc di truyền của giống cá chép Hung-ga-ry lai với chép Việt. V́ chép Việt màu hồng, chép Hungary màu đen, nên khi bị đột biến sắc tố, sẽ cho ra một loài có màu sắc loang lổ như vậy.
Như vậy, có thể nói, không những ở giếng Ngọc, mà nhiều ao hồ, sông suối ở miền Bắc nước ta đều có loài cá chép lạ, với thân thể loang lổ, không có vảy. Tuy nhiên, điều khó hiểu là loài cá chép lạ này chỉ xuất hiện ở nước ta chưa đến 40 năm nay, song 3 “ông cá” trong giếng Ngọc, theo lời kể của các bô lăo làng Diềm, th́ đă có tuổi hàng trăm, thậm chí theo truyền thuyết th́ đă có cả ngàn năm nay!
Sự thật về 3 “ông cá” trong giếng Ngọc hiện vẫn ch́m trong bí ẩn. Tuy nhiên, dù sao, truyền thuyết về các “ông cá” cũng là một câu chuyện đẹp, khiến cho quần thể di tích làng Diềm thêm phần quyến rũ, hấp dẫn du khách xa gần.
Phạm Ngọc Dương
nuocmatcasau
member
REF: 528959
03/26/2010
Có phải đất nước ḿnh là nơi thánh thần về đó sinh đẻ ,làng em ở Cầu Tơm ,thánh thần cũng không tha .Thần cây đa ,ma cây gạo , cú cáo cây đề làm trẻ con đái dầm hoài .
Thật đúng địa linh nhân kiệt
Nghe đâu có người chết chưa lâu ở Ba Đ́nh , xác c̣n chưa tiêu mà đă thành thánh , thành phật . Được Phúc ḷ gạch đúc tượng , xếp chung với các tượng phật, đặt trong chùa lớn ở khu Sóng Thần , Long Thành , B́nh Dương . Và cũng nghe đâu ở đó chữa được bệnh ung thư , phụ nữ hiếm muộn đến đó cầu là có con.v.v...
Em cũng định khăn gói đi cầu tự thử .
Có phải đất nước ḿnh là đất nước của những ḱ tích không ai tin nổi .
ohkamasutra
member
REF: 528963
03/26/2010
Họa Mi thối mồm rồi.
nuocmatcasau
member
REF: 528965
03/26/2010
Không sao , anh sontunghn thấy thơm thơm ha .
Xin lỗi anh Phúc nha , chùa đó là của đại gia Dũng , Dũng ḷ gạch .
ohkamasutra
member
REF: 528969
03/26/2010
Nói ngọng c̣n thích bi bô. Biết ǵ về Huynh Uy Dũng khè khẹc.
nuocmatcasau
member
REF: 528986
03/26/2010
Biết ǵ kể đi .
Tối em quay lại đọc , giờ phải làm rồi . Nghe nói Dũng Ḷ Gạch cũng là một kỳ tích .