Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Chuyện về người ăn xin tuyệt vời nhất Việt Nam(Sưu tầm )

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 nguoihaiduong
 member

 ID 60221
 04/21/2010



Chuyện về người ăn xin tuyệt vời nhất Việt Nam(Sưu tầm )
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Ở góc nhỏ trên con phố sầm uất bậc nhất TP. Nam Định có một bà cụ ăn xin hơn 70 tuổi vẫn ngày ngày dệt nên một câu chuyện gây xúc động ḷng người: Ăn xin để nuôi cháu học đại học. Điều đáng nói là đứa cháu đó với bà chẳng có quan hệ máu mủ ǵ. Biết được tấm ḷng của bà, có người đă phải thốt lên: Đây chính là người ăn xin tuyệt vời nhất Việt Nam.


Bà cụ là Trần Thị Nguyệt, c̣n cô cháu nuôi là Phạm Thị Thu Thảo năm nay vừa tṛn 19 tuổi, sinh viên năm nhất khoa Du lịch, Viện ĐH mở Hà Nội. Câu chuyện về hai bà cháu như cổ tích giữa đời thường.

Đứa cháu t́nh cờ

Theo lời chỉ dẫn của cậu bạn trong nhóm t́nh nguyện Tuổi trẻ xanh, tôi t́m đến con ngơ nhỏ nằm gần Nhà Thờ Lớn (Nam Định), nơi có bà cụ đă ngoài 70 tuổi nhưng ngày ngày vẫn đi xin của người qua đường để nuôi cô cháu gái học đại học trên Hà Nội. Lúc này đă quá trưa, mọi người trong xóm nhỏ đều quây quần bên mâm cơm gia đ́nh. Hỏi thăm một đôi vợ chồng đang bế đứa con nhỏ về cụ Nguyệt, chị vợ nhanh nhảu: “Bây giờ bà Nguyệt chưa về đâu. Anh ở đây chờ hoặc anh ra bến xe buưt trước nhà Thờ Lớn kiểu ǵ cũng gặp”.

Đúng như chỉ dẫn của người vợ, bà Nguyệt đang đứng lom khom trong nhà chờ xe buưt mưu sinh bằng chiếc nón đă sờn. Khi biết được ư định gặp gỡ cụ Nguyệt của tôi, bà chủ quán nước gần đấy hồ hởi: "Kia ḱa anh. Bà Nguyệt đấy. Bà ấy ăn xin để nuôi cô cháu hờ đang học đại học trên Hà Nội đấy”. Như để khẳng định thêm thông tin, bà chủ quán nước tiếp lời: “Tôi sống ở đây mấy chục năm rồi tôi biết chuyện từ hồi bố nó bỏ nó lại cho bà ấy nuôi cơ. Hai chục năm rồi chứ ít ǵ đâu. Bà ấy không kể đâu nhưng chúng tôi biết hết cả”.

Sau mỗi ngày đi khắp các con phố ở thành Nam, cụ Nguyệt lại trở về ngôi nhà của ḿnh, hay đúng hơn chỉ là một căn pḥng, rộng chừng... 8m2, vừa nhỏ bé lại tối tăm như một cái nhà kho thời bao cấp. Mái nhà lợp tạm bợ bằng 1 loại nguyên liệu tổng hợp gồm ngói, tôn, giấy dầu và cả nhựa…. Bà Nguyệt vào nhà bật điện, nhưng ánh đèn leo lét cũng không đủ để xua đi cái lạnh lẽo, ẩm mốc nơi đây. Căn pḥng nhỏ hai bà cháu ở chỉ kê vừa một chiếc giường cũ cùng một chiếc tủ đă ọp ẹp. Vừa mời khách vào nhà, bà Nguyệt vừa thanh minh: “Nhà cháu chỉ đơn giản thế thôi. Giờ chỉ c̣n mỗi bàn học của cái Thảo là sạch sẽ ngăn nắp”.

Bà Trần Thị Nguyệt, quê gốc ở làng Nha Xá, xă Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Mẹ mất sớm nên bố bà lấy vợ hai. Sau đó ông cùng người vợ mới và hai anh trai của bà Nguyệt vào Nam từ trước cách mạng (1945). Rồi bà bặt tin bố ḿnh từ đó. Măi về sau bà nghe đâu có người bảo bố bà đă mất trong chiến tranh, một anh trai đă sang Mỹ định cư cùng vợ con. Người anh c̣n lại ở đâu bà cũng không được rơ. Bà Nguyệt bắt đầu bỏ quê lên Nam Định kiếm sống bằng những thúng xôi mỗi sáng.


Năm ấy, dù đă hơn 50 tuổi nhưng bà vẫn bán xôi trên tuyến phố Nguyễn Du quen thuộc gần khu vực nhà trẻ. Bà bảo chỗ đó đông người và quan trọng nhất là bà thích được nh́n lũ trẻ vui chơi, đùa nghịch.

Trong đám trẻ, bà thường chú ư tới một cô bé gái chừng hơn 1 tuổi ngày ngày bám tay vào những song cửa khóc khi người bố thường gửi vội con ở đấy rồi đi chạy xích lô. Những hôm nhà trẻ nghỉ, cô bé lại rong ruổi theo xe xích lô của bố đón khách. Những lúc bắt được khách, người bố phải bỏ con lại bên vỉa hè nhờ mọi người trông giúp.

Thương ông bố vất vả lại sẵn t́nh yêu trẻ, bà Nguyệt đă nhận đứa bé về chăm sóc. Ông bố vui mừng gửi được con ở một nơi tin cậy. Mỗi ngày khi gửi con ông đưa cho bà Nguyệt 3 ngh́n đồng để cho cô bé ăn. Cứ thế được khoảng 1 tuần. Một hôm, như thường lệ người đàn ông vẫn mang cô bé đến gửi. Song lần này, lúc chia tay người bố có vẻ bịn rịn, ông ôm đứa bé vào ḷng, thơm lên má, lên trán cô bé rồi dặn thêm bà Nguyệt: “Cháu tên là Phạm Thị Thu Thảo, cháu vừa tṛn 15 tháng tuổi bà ạ”.

Chẳng ai ngờ, sau hôm đó, người bố ấy không bao giờ quay trở lại. Bà nghe người ta kể lại hai vợ chồng nhà đó nợ nần chồng chất phải vào tận trong Nam trốn nợ. Từ đó cuộc đời bà Nguyệt cùng cháu Thảo cứ gắn chặt lấy nhau như duyên trời định.

Dù khổ tôi vẫn nuôi cháu

Bà Nguyệt tâm sự: “Từ ngày về ở với bà, cháu không hề đ̣i bố mẹ, không khóc, suốt ngày quấn lấy tôi”. Có tiếng trẻ bi bô trong nhà, cuộc sống của bà sôi động và hạnh phúc hơn.

Năm tháng trôi đi, Thảo cũng đến tuổi đi học, bà Nguyệt lại tất bật lo sắm sửa quần áo cặp sách mới, đưa cháu tới trường. Ngày đó cuộc sống khó khăn, nhiều người hàng xóm đă rỉ tai bà khuyên nhủ: “Bà đem bỏ nó đi, ai không có con th́ người ta đem về nuôi. Hoặc bà gửi nó vào trại trẻ mồ côi cho nhẹ nợ”. Ngay lập tức bà gạt phắt: “Nó là cháu tôi. Tôi không nuôi nó th́ ai nuôi. Dù khổ mấy th́ nó vẫn ở với tôi chứ”.

Thời gian này biết tin bà đang nuôi con cho “thiên hạ”, người anh trai của bà định cư bên Mỹ rất tức giận, nhiều lần gửi thư về bắt bà phải bỏ Thảo hoặc sẽ cắt những khoản trợ cấp nhỏ cho bà. Song cho dù anh trai có nói thế nào, bà vẫn quyết tâm giữ Thảo. Anh trai giận bà nên từ đó cắt mọi khoản viện trợ hàng tháng.

Ngày anh trai mất, bà Nguyệt cũng không có dịp đưa tiễn. Mùa hè năm 2009, ngày Thảo lên đường ra Hà Nội nhập học ở trường ĐH, người chị dâu bên Mỹ về Sài G̣n chơi có gửi ra Nam Định 4 triệu đồng mừng cho cô cháu gái đỗ đại học.

Bà Nguyệt tự tay chăm chút cho Thảo từng bữa ăn, từng giấc ngủ. Bà Nguyệt vẫn c̣n nhớ như in ngày Thảo 7 tuổi, bị một trận ốm thập tử nhất sinh khiến bà phải một phen hoảng hốt. “Từ nhỏ con bé trộm vía nên không ốm quay quắt như nhiều đứa trẻ khác nhưng có một chiều nó đi học về mà mặt cứ nặng trĩu, tôi sờ đầu mới biết cháu sốt cao”. Bà Nguyệt lo lắng nấu cháo, lấy khăn ướt đắp để giải nhiệt cho Thảo.

Nhưng đến nửa đêm bệnh t́nh cô bé chuyển biến nghiêm trọng hơn. Hoảng hốt, bà Nguyệt gơ cửa từng nhà hàng xóm nhờ giúp đỡ nhưng họ cũng như bà, nào có ai biết chữa bệnh ra sao. Có người mách bà xuống phố Năng Tĩnh nhờ thầy thuốc về khám cho cháu. Giữa đêm khuya mùa đông, giữa cái rét như cắt da cắt thịt bà Nguyệt lặn lội hơn 2 cây số đi t́m bác sĩ. “Ngày đó c̣n có chưa nhiều bác sĩ, tôi đi bộ đến nơi cũng mất gần tiếng đồng hồ. Gọi cửa măi rồi cũng có người ra mở cửa. Thấy có bóng người là tôi quỳ xuống van xin ông bác sĩ đến giúp cháu Thảo. Ông bác sĩ động ḷng liền đồng ư theo tôi về nhà. Hôm đó khám xong ông bác sĩ c̣n không lấy tiền công, lại cho thêm thuốc để cho cháu Thảo uống”, bà Nguyệt nghẹn ngào kể.


Ngày Thảo nhận được giấy báo nhập học của Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, bà Nguyệt không cầm được nước mắt, mừng cho cháu đạt được ước mơ nhưng lại lo xoay đâu ra tiền cho cháu nhập học. Được sự giúp đỡ của bà con hàng xóm cùng chính quyền địa phương, bà Thảo thêm vững tâm cùng cháu lên Hà Nội.

Gặp Thảo trên Hà Nội, trước mặt chúng tôi là một cô gái xinh xắn và chững chạc hơn cái tuổi 19 của ḿnh. Khi nhắc về bà,Thảo say sưa kể về những kỷ niệm về thời thơ ấu. Gần 20 năm sống cùng bà, có quá nhiều kỉ niệm Thảo nhớ về bà. Chính v́ thế những vui, buồn của đời sinh viên đều được Thảo điện thoại kể tường tận với bà mỗi khi có dịp. Với Thảo, t́nh thương và những tháng ngày mưu sinh không mệt mỏi của bà là động lực rất lớn giúp em đứng vững trong cuộc sống của một cô sinh viên nghèo giữa phố phường Hà Nội.

* Địa chỉ gia đ́nh bà Trần Thị Nguyện và cháu Phạm Thị Thu Thảo: Ngơ 22 phố Hai Bà Trưng, TP.Nam Định (Ngơ cạnh nhà thờ lớn Nam Định)


Phạm Thịnh



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 nguoihaiphong1
 member

 REF: 534766
 04/21/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Hiện cháu Thảo đang ở trọ tại khu tập thể Kim Liên Hà Nội, tháng trước NHP đă đến tận nơi để trao tiền của một người Chị cho cô bé, có chụp h́nh

 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 534892
 04/22/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Ông giám đốc không vợ và hành tŕnh... nuôi con thiên hạ

- Từ bỏ gia đ́nh êm ấm, vào vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” ở miền Trung để bắt đầu với hai bàn tay trắng. Không vợ, không con, không họ hàng thân thích nhưng anh nuôi hơn 60 đứa trẻ bị bỏ rơi với một tấm ḷng hiếm có. “Không ít người gọi tôi là thằng gàn, thằng dở… đi lo chuyện bao đồng” - anh cười.


Không vợ mà có 60 con

Anh là Lê Trung Thực (SN 1967, TP Việt Tŕ, Phú Thọ). Thực tốt nghiệp một trường văn hóa nghệ thuật sau đó tham gia vào một đoàn văn công lưu diễn nhiều nơi. Trong những ngày tháng nay đây mai đó, Thực đă bắt gặp nhiều phận người éo le, bị chính những người thân chối bỏ.

Anh vào Thành phố Vinh, Nghệ An rồi làm thầy dạy cắt may cho một trung tâm dạy nghề. Ở trung tâm chủ yếu là các em học sinh tàn tật, thiểu năng và con em gia đ́nh chính sách. Được gần gũi, nghe tâm sự về hoàn cảnh, cũng như khát vọng của các em, tự trong sâu thẳm trái tim Thực đă nhen nhóm những ư tưởng...

Năm 2000, anh quyết định chuyển từ TP Vinh về Đô Lương (Nghệ An) với hai bàn tay trắng và hai mươi đứa trẻ không c̣n ai thân thích. Không có nhà cửa, không một sự giúp đỡ, anh tự thuê pḥng trọ, thuê thêm ba cô giáo để trông bọn trẻ.

Anh kể: “Hồi đấy, phải hằng ngày đối mặt với tiền trọ, tiền lương cho mấy cô trông trẻ và miếng ăn cho hơn hai chục con người là những ngày khó khăn nhất trong cuộc đời tôi”.

Cho đến bây giờ, khi đă là giám đốc trung tâm dạy nghề, anh vẫn bàng hoàng nhớ lại: “Tôi nghĩ ḿnh cũng liều thật, đến bây giờ nhiều đêm vẫn c̣n bị ám ảnh câu nói của đứa con lớn “Bố ơi, nhà ḿnh hết gạo rồi”. Ở đây các em chẳng ai bảo ai, đều đồng loạt gọi anh là bố. Và thời đó, cứ nghe câu nói ấy ḷng anh lại quặn thắt nỗi lo, sợ.

Để nuôi hơn hai mươi đứa trẻ mồ côi, ban đầu anh đă làm đủ nghề. Ban ngày anh đi may đồ thuê, tối tranh thủ đi gom sắt vụn nhập cho các mối buôn từ Bắc Ninh, Ninh B́nh… để kiếm thêm chút tiền. Đến bây giờ, khi gặp lại anh, những người buôn đồng nát vẫn gọi là “anh đồng nát không vợ mà chục con”.

Ngoài ra, buổi tối anh tranh thủ làm đậu phụ và sáng sớm cùng các cháu lớn đẩy xe đi chợ bán. Anh thắt tạp dề, tay thoăn thoắt cắt đậu bán như một người phụ nữ thực thụ. Những hôm ế hàng, bố con lại ăn đậu phụ với cơm. Làm đậu phụ phải từ 3,4 giờ sáng cho mát, đậu đỡ hỏng nên có những đêm cả làng ngủ c̣n ḿnh anh dậy h́ hục để có sáng sớm ra chợ bán.

Anh kể, những khi nhà trọ đ̣i tiền thuê nhà, mấy bố con lại ôm chiếu thu dọn đồ đạc ra đi, t́m được nhà nào cho trú tạm lại xin vào. Cứ lang thang, một tháng không biết bao nhiêu lần bị đuổi đi như thế.

Thực nhớ lại đêm giao thừa năm đầu tiên đón Tết tại Đô Lương với hơn hai mươi “đứa con”, có những nhà tốt thương t́nh nên đă cho ít đồ như thịt, bánh chưng, mứt…. Mấy bố con để dành đến giao thừa phá cỗ đón năm mới. Nhưng chưa đến nửa đêm, kẻ trộm lẻn vào khuân đi tất cả.

Anh bảo: “Mấy bố con nhịn cho đến mùng hai Tết, ngày Tết họ không làm chẳng biết đi đâu mà mua gạo ăn. Nh́n khuôn mặt thẫn thờ của con lúc ấy, ḿnh là người vững vàng lắm cũng phải bật khóc”.

Khi có được số vốn nho nhỏ, anh tŕnh bày với UBND huyện Đô Lương cho phá ḷ gốm cũ, và từ trên mảnh đất đổ nát ấy anh tự tay xây lên mái ấm đầu tiên cho những đứa trẻ mồ côi, tật nguyền.

Hiện nay, sau gần mười năm, hơn 60 đứa trẻ mồ côi, bị chối bỏ đă và đang lớn lên trong ngôi nhà của người cha đặc biệt ấy

Những đứa trẻ lấy lên từ đất

Anh lại nhớ... Một đêm giao thừa, khi cái rét như cắt da cắt thịt của đêm cuối năm tràn vào thị trấn bé nhỏ, mấy bố con anh đang quây quần bên nhau chờ đợi khoảnh khắc giao thừa th́ bất chợt xa xa ngoài cánh đồng vẳng lại những tiếng khóc ngặt nghẽo của trẻ sơ sinh.

Như có linh cảm mách bảo, anh ào chạy về phía nơi có tiếng trẻ khóc. Sau khi vạch từng bụi cây, lật từng gốc rạ, cuối cùng anh cũng t́m một đứa trẻ sơ sinh vừa mới lọt ḷng mẹ được quấn vội vă trong một chiếc khăn choàng cũ, da tím tái v́ lạnh và đói.

Vậy là, mặc cho ngoài kia giao thừa rộn ră, cả trung tâm hôm ấy bỏ cả mâm cỗ, để xúm xít lo cho đứa trẻ. Và ngôi nhà ấm cúng ấy lại có thêm một thành viên.

Cũng từ đấy, bất cứ lúc nào hễ nghe tin có trẻ bị bỏ rơi là anh lại lặn lội t́m đến, xin được mang về trung tâm để chăm sóc, nuôi dưỡng. Nhiều bệnh viện trong tỉnh biết về trung tâm của Lê Trung Thực nên khi có đứa trẻ nào bị bỏ rơi ở viện, họ lại gọi điện nhờ đến anh.
“Cách tốt nhất là dạy cho các cháu một cái nghề để các cháu tự nuôi sống bản thân”.

Thực kể, trong cuộc đời ḿnh, có 2 lần nhặt trẻ bị bỏ rơi về nuôi khiến anh phải ứa nước mắt. Lần đầu tiên là cách đây 4 năm, khi nghe tin ở Bệnh viện Nhi Nghệ An có một cháu gái bị bỏ rơi. Mẹ cháu là một sinh viên, do trót lỡ nên khi vừa sinh xong đă vội vă bỏ rơi đứa con tội nghiệp. Nghĩ ḿnh không vợ, không con, Thực đă nhận cháu bé làm con nuôi và đặt tên cho cháu là Lê Thị Linh Tâm.

Với mỗi đứa trẻ về với mái ấm của anh, Thực đều cố gắng giữ lại một dấu vết ǵ đó thật quan trọng để sau này nếu có người cha, người mẹ nào quay lại t́m con, hay những đứa trẻ lớn lên muốn đi t́m bố mẹ. Những vật làm tin ấy anh đều giữ rất cẩn thận.

C̣n lần mới đây nhất là việc nhận cháu Lê Tiến Đại bị úng năo thủy khi cháu khoảng 3 tháng tuổi bị bỏ rơi trước cổng trung tâm. Thoạt nh́n thấy hoàn cảnh thương tâm của cháu, ai cũng ái ngại, nhưng rồi anh vẫn quyết tâm đưa bé về. Cuối năm, “c̣n nước c̣n tát”, anh đă đưa cháu đi phẫu thuật ở Hà Nội, tốn hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn không nề hà, căn ke. Đến nay, đáng mừng là cháu đă có tiến triển tốt.

Lê Trung Thực chia sẻ, trong hơn 5 năm qua, Trung tâm đă nuôi dưỡng nhiều trẻ em bị bỏ rơi, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và đă t́m mái ấm trong và ngoài nước cho khoảng 60 cháu.

Riêng năm 2009, đă có 19 cháu được các nhà hảo tâm nhận làm con nuôi. Hiện nay, hơn 30 cháu đang được chăm sóc với những điều kiện hết sức chu tất.

Hàng này, Thực dạy nghề may cho các con của ḿnh, liên hệ với những nhà may lớn trong Sài G̣n để đặt hàng hay giới thiệu việc làm cho những đứa con bị tật nguyền.

Anh bảo: “Ḿnh nuôi không sẽ làm hỏng các cháu, mà cách tốt nhất là dạy cho các cháu một cái nghề để các cháu tự nuôi sống bản thân ḿnh, để các cháu biết được cách phải làm cho xă hội chấp nhận ḿnh”.

Ngoài những trẻ nhỏ, trung tâm c̣n nuôi hai cụ già 93 tuổi đă không c̣n sức lao động và không có người thân thích. Nhiều đứa con của anh, sau khi lớn lên đă đi lập gia đ́nh và mở những hiệu may riêng. Nhưng cũng có những cháu ở lại trung tâm lại tiếp tục dạy nghề cho các em mới về.

Đến tận bây giờ, sau bao nhiêu đổi thay, anh vẫn nhớ chuyện ban đầu về mảnh đất heo hút này. Đó là chuyện không ít người chép miệng bảo anh là thằng gàn, nhưng khi hiểu việc anh làm cũng có người nhắc đến anh với ấn tượng thân thương. Anh tâm sự, khi trung tâm đă ổn định, anh mong muốn t́m được ai kế thừa ḿnh để tiếp tục nhận và nuôi dạy các cháu bị bỏ rơi.

Vài năm nữa, anh Thực có tâm nguyện sẽ lui về cửa Phật để thanh thản với một ngôi chùa yên tĩnh. Khi được hỏi nếu vào chùa, một đêm nào đấy lại nghe có tiếng trẻ khóc ngặt nghẽo ngoài cửa th́ anh sẽ làm thế nào. Anh cười: “Có lẽ tôi lại phải mở cửa chùa thêm lần nữa…”.

Ngọc Trang - K.Hồng




 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network