Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Chuyện buồn có thật: Người có 4 vợ, 21 con, 69 cháu...(Sưu tầm)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 nguoihaiduong
 member

 ID 61040
 06/06/2010



Chuyện buồn có thật: Người có 4 vợ, 21 con, 69 cháu...(Sưu tầm)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Cả cái xóm ấy là đại gia đ́nh nhà ông Lai. Ông ấy có 4 vợ, nhiều bồ và đến 70 đứa cháu. Vợ chồng, con cái, cháu chắt sống ở đó, tạo ra cái xóm ấy, nên gọi là “xóm ông Lai”.


Gần 10 năm, tôi mới trở lại xă Thượng Cửu, vùng đất sâu và xa nhất của huyện Thanh Sơn (Phú Thọ). 10 năm trước, để vào được xă, chỉ có cách duy nhất là cuốc bộ 20km, sau khi đă mất cả ngày đánh vật với chiếc xe máy và những con đường nhỏ xíu, trơn trượt, dốc ngược. Khi đó, rừng rú hoang rậm lắm.

Giờ, tuy núi non vẫn trùng điệp, song con đường trải nhựa đă vào đến tận xă. Cũng v́ đường phẳng phiu, mà rừng đă sạch trơn nhẵn bóng. Những đại ngàn gỗ nghiến hút tầm mắt giờ chẳng thấy bóng dáng cây nào.

Đang lang thang dọc con suối ô nhiễm đỏ ḷm v́ mấy nhà máy khai thác quặng sắt trên đầu nguồn đào bới tung tóe núi non, th́ đến một bản, mà người dân gọi là “bản ông Lai”. Nghe cái tên bản thật lạ, tôi hỏi, th́ mấy anh đang quăng chài kéo cá bảo: “Cả cái xóm ấy là đại gia đ́nh nhà ông Lai. Ông ấy có 4 vợ, nhiều bồ và đến 70 đứa cháu. Vợ chồng, con cái, cháu chắt sống ở đó, tạo ra cái xóm ấy, nên chúng tôi gọi là xóm ông Lai”.

Nghe chuyện thấy kỳ dị, tôi liền rẽ vào “xóm ông Lai”. Đi qua đập tràn, gặp người đàn ông đang rửa xe máy dưới suối, tôi hỏi, th́ anh tủm tỉm cười, bảo: “Đúng là có chuyện đó thật, cả xóm ấy, mấy chục nóc nhà, toàn là vợ và con cháu ông Lai. Cái xóm ấy tên là Pu Cáp v́ nó nằm dưới chân núi Pu Cáp, nhưng ở xă chúng tôi cũng toàn quen miệng gọi là xóm ông Lai thôi”.

Hóa ra, người tôi hỏi thăm là Chủ tịch xă Thượng Cửu, anh Hà Văn Nhận. Tôi hỏi anh Nhận: “Ở vùng Thanh Sơn này, chủ yếu là đồng bào Mường, Dao, giỏi bùa, ngải, nèm, chài, vậy liệu có phải ông Lai dùng bùa ngải để lấy vợ không?”. Anh Nhận bảo: “Cái này th́ không rơ lắm, nhưng ở xă kế bên, có ông thầy bùa lấy mấy chục vợ cơ. Không hiểu ông thầy bùa kia có làm phép để lấy nhiều vợ không, chứ ông Lai này là người Kinh đàng hoàng, không phải thầy bùa, cũng không biết cúng bái ǵ cả”.

Anh Hà Văn Nhận nhắc đến ông thầy bùa lấy mấy chục vợ, khiến tôi chợt nhớ ra. Đó là ông Hoàng Văn Nhẻo, ở bản Dùng, xă Thạch Kiệt, cách xă Thượng Cửu 40km đường rừng núi.

Cách đây 5 năm, tôi cùng nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn (Hội Văn học nghệ thuật Phú Thọ) đi t́m hiểu văn hóa của người Mường ở Thanh Sơn, đă ở nhà ông Nhẻo mấy ngày liền. Ông Nhẻo là pho sử sống của vùng đất cổ Thanh Sơn.

Nhà ông Nhẻo nằm bên bờ sông Bứa, giữa đồi chè mênh mang. Năm ấy, 75 tuổi, song ông Nhẻo vẫn cực kỳ tráng kiện. Mắt sáng, mày rậm, tướng đẹp. Ông Nhàn hỏi: “Sao 10 bà vợ của ông đâu, mà lại ở một ḿnh thế này?”. Ông Nhẻo ngồi bên cửa sổ, cười buồn, ánh mắt mơ màng nh́n ra ḍng sông Bứa bảo: “10 bà vợ là chuyện của chục năm trước rồi nhà văn ạ. Tính đến năm vừa rồi, tôi có tổng cộng 20 vợ cơ. Các cụ nói chẳng sai, lắm mối tối nằm không. Giờ th́ không c̣n vợ nào nữa rồi”.

Thời đại này c̣n có người lấy đến 20 vợ! Nghe chuyện đến là khó tin, nên tôi ḷng ṿng quanh xóm Dùng để t́m hiểu. Nhưng thành tích lấy 20 vợ đúng là thật, ông Nhẻo không khoe khoang tư nào. Cả cái xóm Dùng giữa đồi chè bát ngát, toàn là vợ, con, cháu của ông Nhẻo, mỗi bà một thế giới riêng, vườn tự trồng cây, ao tự thả cả, chè trồng trên nương.

Phần lớn các bà vợ của ông Nhẻo là người Mường, Dao, tuy nhiên, cũng có mấy bà là người Kinh, ở măi dưới xuôi lên. Có bà lên đây, đẻ con với ông Nhẻo, rồi được ông chia đất, làm nhà cho. Nhưng cũng có bà lên làm cưới hỏi đàng hoàng, rồi mang con bỏ về xuôi, v́ không chịu được cảnh rừng rú buồn tẻ.

Lạ nhất là chuyện một bà ở Sơn Tây, lên nhà ông Nhẻo bốc thuốc, đă mê ông, rồi ở lại luôn bản Dùng, gia nhập “tiểu đội vợ” của ông Nhẻo. Thấy chị gái đi bốc thuốc mà đi tuột luôn, cô em gái muộn chồng lên Thanh Sơn t́m chị. Gặp thầy Dùng, cô em gái cũng quên mất đường về.

Hai chị em thương nhau là vậy, chia sẻ từng củ sắn củ khoai để lớn lên, nhưng lại không chịu san sẻ chồng, thế là mâu thuẫn ghê gớm. Kết cục, hai người không nh́n mặt nhau, và cũng bỏ luôn cả ông chồng tham lam.

Ông Nhẻo phân trần: “Tôi cũng chả hiểu được ḿnh nữa. Tôi đĩ tính, nên cứ thấy bà nào thương tôi, là tôi thương lại, không cưỡng được ḿnh”.

Mặc dù có nhiều vợ vậy, số lượng con cháu th́ không nhớ nổi, song về cuối đời, ông Nhẻo lại phải sống một ḿnh trong căn nhà thênh thang. Trong số 20 bà vợ, vài bà đă chết già, chết bệnh, bà th́ bỏ về quê cũ, những bà vẫn ở xóm Dùng th́ ở với con, coi như không có ông chồng đào hoa, bội bạc kia trên đời nữa.

Hồi đó, sau khi chia tay ông Hoàng Văn Nhẻo, người đàn ông có lẽ đạt kỷ lục Việt Nam v́ có nhiều vợ, ông Nhẻo nói với nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn: “Tôi có 20 bà vợ, mấy chục đứa con, nhưng tôi sẽ chết một ḿnh trong căn nhà này. Tôi đă làm nhiều việc không hay cốt để kiếm tiền nuôi 20 bà vợ, nên cuối đời sẽ phải trả giá mới là lẽ công bằng”. Ông Nhẻo c̣n dặn tôi rằng: “Cháu để ông tĩnh tâm làm nhiều việc đức như chữa bệnh để trả nợ cuộc đời. Khi nào ông chết, cháu hăy viết về ông, chứ đừng viết bây giờ nhé!”.

Tôn trọng ư nguyện của ông Hoàng Văn Nhẻo, tôi đă không viết câu chuyện của ông lên báo, mặc dù chuyện của ông quá lạ lùng.

Cuối năm 2009, lang thang nhiều ngày ở huyện Thanh Sơn và Tân Sơn (Phú Thọ). Tiện đường, tôi ghé vào bảo Dùng thăm ông Hoàng Văn Nhẻo. Thế nhưng, ngôi nhà sàn rộng thênh thang không có người ở, mạng nhện bám kín.

Hỏi một bà vợ của ông Nhẻo ở trong xóm, th́ được biết, ông Nhẻo đă “về trời” từ năm trước. Bà vợ này kể, một ngày, ông Nhẽo cứ tiều tụy, không ăn, cũng không nói ǵ cả, ông đóng cửa không tiếp ai, không cho ai vào. Thế rồi, ông chết không rơ nguyên nhân trên cái giường mà ông đă đầu ấp tay gối với 20 bà vợ. Ông chết một ḿnh, không có ai ở cạnh. Nghe vậy, tôi chợt rùng ḿnh khi nhớ lại lời tiên tri của ông rằng “Tôi có 20 bà vợ, mấy chục đứa con, nhưng tôi sẽ chết một ḿnh trong căn nhà này”.


Câu chuyện của ông Hoàng Văn Nhẻo là câu chuyện của một ông thầy bùa, mang màu sắc huyền bí. Nhưng chuyện của người đàn ông tên Lai này, có ǵ đặc biệt? Tại sao sống giữa chính quyền, đoàn thể mà ông Lai lại vẫn "tự do" lấy nhiều vợ thế?

C̣n tiếp…

Phạm Ngọc Dương



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 544110
 06/07/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Gặp mặt người đàn ông 4 vợ ở Phú Thọ


Theo hướng chỉ đường của Chủ tịch xă Thượng Cửu Hà Văn Nhận, tôi t́m vào chân dăy núi Pu Cáp, t́m đến “xóm ông Lai”. Hầu hết người dân ở Thượng Cửu đều là người Mường, sống trong những ngôi nhà sàn lợp cọ, với những cột gỗ lên màu đen bóng.


Tuy nhiên, có một đặc điểm dễ nhận thấy, là những ngôi nhà ở “xóm ông Lai” đều không phải nhà sàn. Toàn là nhà cấp 4 ghép gỗ, nhà xây gạch hoặc nhà tŕnh đất theo phong cách dưới xuôi. Ông Lai là người Kinh, từ dưới xuôi lên sinh sống, một số bà vợ cũng là người Kinh, con cháu cũng là người Kinh, nên nhà cửa cũng v́ thế mà khác người Mường nơi đây. Đám con cháu của những người mẹ Mường mang một nửa ḍng máu Kinh, cộng với việc ảnh hưởng văn hóa dưới xuôi mạnh mẽ, nên cũng Kinh hóa, thành thử nhà cửa cũng theo phong cách miền xuôi.

Tôi tạt bừa vào một ngôi nhà nằm ngay đầu xóm, lúc nhúc là trẻ con, ăn mặc tuềnh toàng, mặt mũi nhem nhuốc. Hỏi ông Lai, đứa th́ bảo là ông nội, đứa lại nói ông ngoại. Theo lời bọn trẻ, th́ ông không ở trong xóm nữa. Một thanh niên quần áo bẩn thỉu, có vẻ như vừa đi rừng về bảo: “Ông Lai là ông nội em đấy. Tuần nay ông sống với bà tư, ngoài xă rồi. Anh ra chỗ ủy ban xă, thấy cái nhà mới xây ở cạnh, th́ đúng đó là cái chỗ mà ông em đang ở”. Thế là, tôi lại ṿng trở ra.

Ngôi nhà ống mới xây thô, chưa trát tường, nằm ngay cạnh trụ sở UBND xă Thượng Cửu đúng như lời mô tả của cậu thanh niên. Tôi đến đúng lúc giữa trưa. Ông Nguyễn Xuân Lai đang ngồi uống nước, tư lại rít thuốc lào long ṣng sọc. Vợ ông, bà Nguyễn Thị Tuyết đang dọn mâm bát.

Nghe giới thiệu là nhà báo, khác với h́nh dung ban đầu của tôi, ông Lai, bà Tuyết sẽ im lặng, chẳng nói ǵ, thậm chí không muốn tiếp. Chẳng ai muốn chuyện đời tư của ḿnh được phơi bày cho thiên hạ. Thế nhưng, ông Lai rất vui vẻ, cười tít mắt. Bà Tuyết th́ bảo: “Em cứ ngồi uống nước đi, ở giữa rừng thế này, không có quán ăn, nên chắc chưa ăn rồi”.

Nói xong, bà Tuyết chạy ra ngoài vườn, tôi nghe thấy tiếng vịt kêu quạc quạc. Quay đi quay lại, đă thấy con vịt béo nẫn, sạch trơn nhẵn bóng, chuẩn bị vào nồi. Con người miền núi là vậy, họ sống hồn nhiên và đề cao cái t́nh.

Hỏi chuyện v́ sao lấy nhiều vợ thế, ông Lai lại cười tít mắt. Trông ông Lai trẻ hơn rất nhiều so với cái tuổi 68 của ḿnh. Dáng người thấp đậm, khỏe mạnh, cơ bắp cuồn cuộn, ông là một người lao động, một nông dân thực sự, song trông không lam lũ như một nông dân. Cái vẻ bên ngoài đó đă nói lên vẻ đặc biệt trong con người ông.

Nghe giọng “Ba vi co con bo vang”, tôi đoán ông là người Hà Tây cũ, ông bảo, ông gốc người huyện Đan Phượng, ở xă Thượng Mỗ.

Ông Lai kể vui: “Không hiểu giời cho hay giời đày, nhưng tớ có cái tính ham tán gái, cứ nh́n thấy các em là tít mắt vào. Mà cũng chả hiểu sao, tớ cứ có ư định tán tỉnh em nào, là em ấy đổ”. Giọng kể của ông Lai vui vui, lại thêm cái tiếng đặt trưng vùng Ba V́, Đan Phượng, Thạch Thất, nghe qua có vẻ quê quê, nhưng nghe lâu, quen rồi, lại thấy cứ lảnh lót như rót mật vào tai. Khổ nỗi, mật ngọt th́ chết ruồi. Các bà, các chị yêu bằng tai, th́ đúng là khó cưỡng được.

Cũng v́ đào hoa, nên tuổi 18-19, khi bạn bè trang lứa c̣n chưa dám cầm tay, tỏ t́nh cô gái nào, thậm chí nh́n thấy đàn bà, mặt mũi c̣n ửng đỏ, nóng ran, th́ anh chàng Nguyễn Xuân Lai đă trải qua ôi ối mối t́nh. Chẳng thế mà năm 20 tuổi đă “tậu” được một bà vợ và cũng năm đó th́ sinh được một người con.

Người vợ đầu tiên là bà Phạm Thị Bầu, một thôn nữ khá đẹp, hiền lành, quê ở Văn Điển, hơn ông Lai 2 tuổi. Sau buổi gặp ông Lai, tôi gặp bà Bầu. Tôi có cảm nhận, bà Bầu là một người đặc biệt. Bà quá hiền lành, quá nhu ḿ. Có lẽ, không hiền lành như cục đất, th́ sao chấp nhận lấy một người đàn ông đào hoa như thế, sao chấp nhận bỏ miền quê dù nghèo nhưng thanh b́nh, để theo chồng lên rừng sống với… khỉ. Không hiền lành, nhịn nhục như củ khoai, củ sắn sao chấp nhận cho ông chồng tha lôi hết bà này đến bà khác về nhà.

Cưới bà Bầu, rồi đẻ con, chàng trai Nguyễn Xuân Lai, dù đă có vợ, có con, song tính t́nh vẫn lông bông lang bang, chả ra ông chồng, cũng chả thành người bố. Ngày đi làm cùng bố mẹ, tối ăn cơm sớm với vợ, nhưng ăn xong là lại đạp xe đi "tán" với đám thanh niên chưa vợ. Mồm mép tía lia, dẻo như kẹo kéo, nên đám thanh niên đi “chinh chiến” ở làng nào, đều lôi Lai đi. Khốn khổ nỗi, đi "tán" hộ bạn, mà con gái toàn "đổ" ḿnh. Nên dù có vợ, có con, ối thôn nữ vẫn cứ mơ màng với gă trai lắm lời ong mật.

Năm Nguyễn Xuân Lai 21 tuổi, một vợ, một con, ấy là năm 1965, làng trên xóm dưới phát động phong trào đi khai hoang đất mới. Cha mẹ ông chán cảnh thanh bần, muốn thay đổi cuộc đời nơi “rừng vàng”, nên dắt díu vợ con đi theo đoàn người bỏ lũy tre làng. Vợ chồng Lai chưa lập được nghiệp riêng, vẫn sống cùng bố mẹ, nên cũng đi theo.

Cô thôn nữ Phạm Thị Bầu giờ không c̣n nhớ quê quán ḿnh ra sao nữa. Tôi bảo, giờ vùng Văn Điển thành phố xá hết rồi, đất đai đắt đỏ như vàng, bà Bầu nói: “Thế à!”. Bà cũng không nhớ nổi đă bao nhiêu năm nay rồi bà chưa về quê. Theo chồng vào rừng ở, rồi sinh tuồn tuột 10 người con (chết một, c̣n 9), rồi từng ấy người con sinh ra một đàn cháu, rồi đàn cháu lấy vợ, lấy chồng đă sinh ra vài đứa chắt. Đấy là chưa kể một đàn con, một bầy cháu của các bà hai, bà ba, bà bốn, rồi các bà… chưa lộ diện.

Bà có cả một “xóm con cháu”, sống cuộc đời đủ ái, ố, hỉ, nộ rồi, nên bà chả c̣n mơ ước ǵ cả. Bà bảo, cái “xóm ông Lai” dưới chân núi Pu Cáp này sẽ là nơi bà nằm xuống, dù có ít vui nhiều buồn. Bởi nơi đây, đàn con cháu, chút chít hàng ngàn đứa sẽ sinh ra và lớn lên…

C̣n tiếp…

Phạm Ngọc Dương


 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 544398
 06/09/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Hành tŕnh “tán gái” của người đàn ông 4 vợ

Câu chuyện về ông Nguyễn Xuân Lai, người lấy những 4 vợ, xin khẳng định là một hiện tượng không những sai trái về thuần phong mà c̣n trái pháp luật. Câu chuyện được nêu ra, không phải để cổ xúy cho hiện tượng này, mà để người đời thấy rơ đây là chuyện không nên, bởi người lấy nhiều vợ như ông Lai, đă gây khổ cho nhiều người khác. Chuyện lấy nhiều vợ của ông lai đă xảy ra nhiều năm trước, ở vùng rừng rú hoang rậm, nơi mà nhận thức của con người c̣n thấp.


Tôi hỏi thẳng ông Lai rằng: “Ở vùng Thanh Sơn, đâu đâu cũng đồn đại chuyện bùa ngải. Liệu có phải ông dùng bùa để lấy các bà về làm vợ?”. Ông Lai lắc đầu: “Vớ vẩn. Tới là người chúa ghét mấy cái tṛ mê tín dị đoan. Tớ chả tin mấy cái chuyện bùa ngải, nèm chài đâu. Ngày trước, dân làng đồn một ông giỏi làm bùa yêu, rồi làm ngải hại người, tớ t́m đến gặp, nghe lăo bốc giời, tớ bảo: Tôi thách ông làm ngải cho tôi đau bụng. Ông làm ngải khiến tôi đau bụng, tôi cắt cho ông vài ngàn mét đất, c̣n tôi không đau bụng, tôi đập cho ông một trận. Nghe tớ nói thế, lăo im re”.

Ngồi tṛ chuyện với ông Nguyễn Xuân Lai, nghe cách tṛ chuyện rủ rỉ rù ŕ, mới thấy người đàn ông này có tố chất… hấp dẫn phụ nữ đặc biệt. “Tớ chỉ là một lăo nông, chả có tài cán ǵ cả, chỉ được mỗi cái nói chuyện hay, làm thơ, vẽ tranh giỏi, nên các bà ấy mê. Mà các bà thời xưa cũng lạ, tiền bạc, quan chức không mê, lại cứ đi mê mấy tay nghệ sĩ làng, đến là khổ” – ông Lai lư giải tài tán gái của ông chỉ có vậy.


Lấy vợ, lên mảnh đất tận cùng này sống, nhưng chiến tranh nổ ra, ông Lai cũng xung phong vào chiến trường. Ở trong quân đội, cứ buông súng, ông lại làm thơ. Phần lớn là làm thơ giúp đồng đội để họ tặng người yêu, bạn gái, vợ con… Qua mỗi vùng đất, bản làng, mỗi con sông, ngọn núi, cảm xúc dâng lên, ông lại tức cảnh sinh t́nh ra được vài bài. Đặc biệt, nếu gặp cô gái đẹp, như lời ông nói, th́ thơ cứ tự nhiêu tuôn ra như suối chảy, không sao ngăn lại được.

Số lượng thơ tặng chị em phụ nữ ông Lai làm nhiều đến nỗi, ông chép đầy một cuốn sổ dày cả ngàn trang. Bài nào cũng thiết tha, nồng thắm, chứa chan t́nh cảm. Tuy nhiên, mấy năm trước, một nhà văn đọc thấy hay, đem đi “nghiên cứu” để xuất bản, đă làm mất.

Ngoài tài làm thơ, ông Lai c̣n có biệt tài vẽ tranh. Dù không học ǵ về hội họa, song ông vẽ tranh cũng không kém ǵ họa sĩ hạng vừa. Tranh vẽ không phải để bán hoặc triển lăm, mà để tặng các bà, các chị. Bà nào, chị nào mà nhận được bài thơ do ông tự làm, bức tranh do ông tự vẽ th́ xúc động phải biết.


Hồi xuất ngũ, ông Lai đi chơi cùng bạn qua vùng Tam Nông. Đến xă Dị Nậu, gặp cô thôn nữ Nguyễn Thị Kính xinh đẹp, nết na, chàng trai si t́nh, đă có một vợ mấy con, bị chết đứng. Lai cứ lững đi theo cô thôn nữ kia để biết nhà.

Ngay đêm ấy, anh chàng đă cảm tác một bài thơ t́nh tặng người đẹp. Từng câu, từng chữ như dốc hết nỗi ḷng mê muội, như thể trái tim đang dần héo khô, chẳng khác nào miếng thịt treo gác bếp, nếu mỗi ngày không được nh́n thấy nàng. Cứ vậy, mỗi đêm lại có một bài thơ, viết trên cái máy bay giấy, bay vào cửa sổ nhà nàng. Rồi, cô thôn nữ Nguyễn Thị Kính đă không ngăn được t́nh cảm, đă điên dại yêu một kẻ có vợ.

Hôm dẫn cô Kính về chân núi Pu Cáp, đất như sụt dưới chân bà Bầu. Nhưng bà là người hiền lành, nhịn nhục, lại thừa biết tính trăng hoa của ông chồng, có ngăn cũng chẳng được, nên miễn cưỡng chấp nhận. Cũng có cỗ bàn, cũng tổ chức ŕnh rang như một đám cưới. Chuyện ấy, xảy ra từ những năm 70 của thế kỷ trước, cách nay gần 40 năm rồi.

Ông Lai cắt đất, dựng nhà cho cô vợ hai ở trong xóm đó. Thời kỳ ấy, chuyện một ông lấy hơn một vợ ở vùng rừng rú thâm u này cũng là b́nh thường, không có ǵ to tát và đáng chú ư cả. Tuy nhiên, sống ở đây được vài năm, không chịu được cảnh núi rừng buồn tẻ, hơn nữa, cũng không muốn nh́n thấy cảnh ông chồng dù có hai vợ vẫn đêm đêm đi tán gái, nên bà Kính bế con bỏ về Dị Nậu.

Dù bà Kính về quê, cách Thượng Cửu tới 60km, song ông Lai vẫn thường xuyên đạp xe về thăm vợ, thăm con. Cho đến bây giờ, dù pháp luật không công nhận, nhưng thực chất bà Kính vẫn là vợ hai của ông Lai. Bà Kính đă có 3 người con, 2 gái, một trai với ông chồng đào hoa này.

Vợ hai bỏ về quê vài năm, người đàn ông đa t́nh này lại chính thức tuyên bố sẽ cưới sơn nữ Đinh Thị Vượng. Bà Vượng là người Mường, ở bản cạnh. Dù học hành không đầy đủ, chữ biết chữ không, nhưng tâm hồn lăng mạn, nên đă bị những lời thơ của kẻ đa t́nh chọc thủng tim.


Ông Lai chả dấu giếm, chả ngại ngùng, dẫn thẳng cô Vượng về cho bà cả xem mặt. Cũng như lần trước, dù nước mắt có chảy, cũng cố nén cho chảy vào trong, miễn cưỡng đồng ư cho ông ấy lấy vợ 3. Bà Bầu biết rằng, chẳng đồng ư, th́ ông ấy cũng vẫn làm theo ư ḿnh.

Bà Vượng cũng được ông Lai cắt cho một miếng đất, rồi dựng cho một ngôi nhà nhỏ ở cạnh bà cả. Cũng như bà Bầu, bà Vượng là người phụ nữ cực kỳ hiền lành, nhẫn nhục. Cùng cảnh chung chồng, phận hẩm, nên hai bà cũng thông cảm với nhau, rồi quư nhau như chị em, cùng chia sẻ vui buồn.

Tôi hỏi bà Vượng và bà Bầu rằng: “Hai bà chung chồng, lại sống gần nhau thế, có đánh ghen bao giờ không?”. Bà Vượng cười bẽn lẽn, c̣n bà Bầu th́ bảo: “Ôi dào, ai có nhà th́ người ấy ở, có ruộng th́ tự làm, tự ăn, ông ấy thích ở đâu th́ ở, hơi sức đâu mà ghen với tuông”.


Sống với nhau hơn 30 năm nay, bà Vượng và ông Lai có tổng số 5 người con, 2 trai, 3 gái. Những người con của bà Vượng đều đă lớn, đă dựng vợ, gả chồng và đều ở quanh xóm Pu Cáp này cả. Các con bà cũng được Nhà nước chia ruộng, chia rừng theo tiêu chuẩn. Tất cả dâu, rể, con cháu của bà Vượng đều sống bằng nghề nông và nghề rừng, không ai bứt ra được khỏi cái xóm Pu Cáp này.

Những tưởng con đàn cháu đống, người đàn ông đào hoa Nguyễn Xuân Lai sẽ dừng lại. Ai ngờ, một ngày, ông lại dẫn về một thôn nữ, đẹp không kém ǵ hoa hậu.


Phạm Ngọc Dương


 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 544564
 06/10/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Nỗi buồn đằng sau người 4 vợ, gần 100 con, cháu, chắt

Việc lấy 4 vợ công khai, chưa kể c̣n nhiều vợ “bí mật” của ông Nguyễn Xuân Lai không những chẳng hay ho ǵ, mà đă làm khổ nhiều người. Qua tṛ chuyện với các bà vợ, quan sát cuộc sống của họ, tôi thấy tài năng của ông Lai chỉ thực sự nổi bật ở chuyện tán gái, c̣n chuyện làm ăn, nuôi dưỡng con cái học hành th́ không được chu toàn cho lắm. Cũng phải thôi, với 4 bà chính thức, nhiều bà thậm thụt, gần 100 con, cháu như thế th́ sao mà chăm lo cho tốt được.

Những năm 80 của thế kỷ trước, ông Lai đă có 3 bà vợ chính thức, cùng cả chục người con, tuổi lại đă tứ tuần, song “con ngựa bất kham” vẫn không chịu dừng bước. Một ngày đầu năm 1988, ông khiến cả đại gia đ́nh bàng hoàng, người dân bản Mường ngỡ ngàng, khi đưa về một người phụ nữ rất xinh đẹp.

Năm 1987, ông Lai mắc bệnh thiên đầu thống, nên xuống nhà một ông lang ở huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) chữa bệnh. Do việc trị bệnh dài ngày, nên ông Lai phải ở nhờ nhà người bạn. Mặc dù bệnh trọng như vậy, song tiếng sét ái t́nh vẫn nổ đùng đoàng khi ông gặp một thôn nữ rất xinh đẹp. Cô gái tên Tuyết ở cạnh nhà ông lang mang một vẻ đẹp khác lạ, không lam lũ, chất phác như những cô gái khác.

Bà Tuyết kể: “Bao nhiêu năm nay, người nào cũng hỏi cô v́ sao lại đi yêu và lấy ông ấy, nhưng đúng là cô không thể trả lời được. Chính cô cũng không hiểu v́ sao. Ông ấy không có tiền, không có địa vị, học thức cũng chẳng cao, lại có một đống vợ, một đàn con, mà cô lại cứ lao vào như thiêu thân. Sự đời kể cũng lạ”.


Ngày trước, bà Tuyết là một thôn nữ xinh đẹp nổi tiếng khắp huyện Thanh Thủy. Cao gần 1,7m, trắng trẻo, hát hay như ca sĩ, lại giỏi giang mọi việc. 15 tuổi, Tuyết đă đi thi cấy cấp tỉnh, 16 tuổi vừa thi cấy vừa thi may cấp tỉnh. Tuyết cấy nhanh, thẳng hàng, lại xinh đẹp đến mức, mỗi khi xuống đồng, người đứng trên đường xem đông như hội. Một ḿnh Tuyết, một ngày, vừa nhổ mạ vừa cấy xong được 2 sào ruộng, phá kỷ lục trong các cuộc thi cấy.

Xinh đẹp, lại đảm đang, nên Tuyết đă lấy được một ông chồng xứng đôi vừa lứa. Ông chồng của cô là đại tá quân đội, làm việc ở một bệnh viện lớn dưới Hà Nội. Tuy nhiên, sự xa cách đôi nơi, đă khiến gia đ́nh tan vỡ. Cô thôn nữ xinh đẹp ở vậy, một ḿnh nuôi con. Bao nhiêu ong bướm vây quanh, xin được làm bố cháu bé, đều bị Tuyết phớt lờ.

Ông Lai kể: “Hồi đi chữa bệnh, thằng bạn tớ bảo, có cô Tuyết xinh lắm, đẹp nghiêng nước nghiêng thành, trai làng không ông nào tán được. Rồi nó thách tớ tán đổ. Tớ cũng nghĩ tán tỉnh tư cho vui, không ngờ cô ấy đổ thật”.

Cũng giống như những người đàn bà khác, những vần thơ rất… “chân thành”, đă làm Tuyết mủi ḷng. Tuyết đă mụ mị yêu một người đàn ông mà cô vẫn gọi bằng chú, lễ phép xưng là cháu.


Bà tuyết kể: “Hôm ông Lai dẫn về Thượng Cửu, cô bị sốc nặng. Là một cô gái xinh đẹp, lại từng là vợ một cán bộ có địa vị, tự dưng lại theo lăo có mấy vợ lên rừng ở th́ đúng là khó tin. Ngày đó, vào Thượng Cửu phải đi bộ cả ngày. Cây nghiến, cây cḥ chỉ to mấy người ôm, mọc đầy ven đường. Vượn hót, chim kêu năo nề, cô buồn khóc suốt mấy tháng. Cháu không tưởng tượng được đâu, cô đang nặng 57kg, tụt một mạch c̣n 38kg, toàn xương với da. Cũng may, được mấy bà thương, động viên, nên mới vượt qua được”.

Cũng như những bà khác, ông Lai dựng cho bà vợ thứ tư một ngôi nhà ở cạnh. Nghe việc dựng nhà có vẻ to tát, song thực chất chẳng tốn kém ǵ mấy. Gỗ đầy rừng, ông Lai và đám con cháu chỉ việc xẻ ra, dùng trâu lôi về ghép lại là có nhà ở. Vậy là bà Tuyết sống ở Pu Cáp từ đó đến nay. Bà có một người con riêng và 3 con chung với ông Lai.

Là người giỏi giang, nên bà Tuyết quán xuyến mọi việc trong nhà, trong họ. Có việc ǵ lớn, dựng vợ gả chồng cho các con, mấy chục đứa cháu, của các bà khác, bà Tuyết đứng ra lo hết.

Bà Tuyết mở ḷ mổ, dựng quán ăn, tự tay mổ dê, mổ lợn, mổ gà bán cho cả xă. Thật khó có thể tin, một ḿnh bà Tuyết có thể làm thịt nguyên một con trâu, một con ḅ, lọc thịt ra thịt, da ra da, xương ra xương. Làm việc chăm chỉ, bà Tuyết lo cho các con đến nơi đến chốn. Thậm chí, mới đây, bà c̣n vừa lo cho cô con gái đi lao động Hàn Quốc mất hơn 200 triệu đồng, lại xây ngôi nhà ở trung tâm xă, lo việc cho cậu con út ở Sơn Tây. Ông Lai th́ chỉ mải mê với việc tán tỉnh các cô gái, không giúp được ǵ nhiều.

Tôi hỏi bà Tuyết: “Liệu ông Lai có ư định kiếm bà nữa không?”. Bà Tuyết “liếc yêu” chồng rồi bảo: “Đố dám. Cô đanh đá, chứ không hiền lành như mấy bà kia. Cô tuyên bố, nếu kiếm được ai hơn cô, th́ cô và các bà đồng ư, c̣n không hơn th́… hăy đợi đấy”.

Quả thực, ông Lai giờ đă già, ngót 70 tuổi, khó có thể kiếm được một người xinh đẹp, đảm đang, giỏi giang như bà Tuyết. Tuy nhiên, bà Tuyết tiết lộ: “Ông ấy sợ vía cô nên không dám đưa bà nào về nữa, nhưng thực tế, không thể biết được ông ấy có ăn vụng ở đâu nữa không. Cuối năm ngoái, ông ấy dẫn 3 thanh niên về ra mắt cả nhà và nói rằng chúng nó đều là con của ông ấy với 3 bà khác nhau. Nh́n 3 thằng, thấy giống ông ấy như lột. Các cô cũng chả ghét bỏ ǵ, mà coi chúng nó như con. Giờ nhà có việc ǵ lớn, chúng nó cũng đều góp mặt”.

Tôi hỏi ông Lai: “Tính ra, ông có bao nhiêu vợ, bao nhiêu con, bao nhiêu cháu?”. Ông Lai chỉ cười tủm tỉm. Ông chỉ nhớ láng máng có khoảng 60 đến 70 đứa cháu ǵ đó. Riêng bà Tuyết th́ nhớ rất rơ: 21 con chính thức, 3 con mới nhận, 69 cháu và 3 chắt. Hiện tại, 4 đứa cháu đang có bầu, nên chỉ trong năm nay, “xóm ông Lai” sẽ đón thêm 4 chắt nữa. Ông Lai đă chính thức lên chức cụ từ năm 64 tuổi. Theo bà Tuyết, nếu không có vụ xảy thai của một đứa cháu, th́ ông Lai lên chức cụ từ năm 62 tuổi! Như vậy, tính ra, chưa đến tuổi 70, ông Lai đă có gần 100 con, cháu, chắt. Đấy là chưa kể mấy chục dâu, rể nữa.


Trao đổi về chuyện người đàn ông lấy 4 vợ, Chủ tịch xă Thượng Cửu, anh Hà Văn Nhận công nhận là có sự việc đó. Tuy nhiên, hiện chỉ có một bà có đăng kư kết hôn, c̣n lại 3 bà không có. Việc ông Lai lấy 4 vợ đă xảy ra từ nhiều năm trước rồi, lănh đạo xă coi đây là bài học, và kiên quyết không để hiện tượng nào mới phát sinh nữa.

Chiều muộn, tôi đi dạo ṿng quanh “xóm ông Lai”. Mặt trời lặn rất nhanh bên kia ngọn Pu Cáp hùng vĩ. Bóng tối tràn ngập khắp nơi, từng nhóm người vác dao cuốc về xóm. Toàn là con cháu ông Lai cả, họ đi trồng ngô, trồng sắn trên nương, trồng cây nguyên liệu trong rừng, đi làm nương thuê kiếm sống. Có rất nhiều cô gái cực kỳ xinh xắn, tuổi toàn mười tám, đôi mươi. Không một cô gái, chàng trai nào là con cháu ông Lai học qua lớp 9. Không phải con cháu ông Lai học dốt, mà con đàn cháu đống thế, đủ ăn đă chật vật lắm rồi, làm sao nghĩ đến chuyện học hành được nữa.

Thế mới biết, lấy nhiều vợ, đẻ nhiều con đâu phải thành tích ǵ. Bản thân ông Lai cũng thừa nhận, lấy nhiều vợ là sai lầm rất lớn của ông, không những trái đạo đức, mà c̣n trái cả pháp luật. Ông Lai cũng mong không ai mắc phải sai lầm như ông nữa.


Phạm Ngọc Dương


 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 546597
 06/19/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

38 vợ và 94 con chung sống dưới 1 mái nhà

Một gia đ́nh ở vùng nông thôn Ấn Độ có thể trở thành gia đ́nh lớn nhất thế giới với 162 thành viên chung sống trong một mái nhà.

Được biết, gia đ́nh này sống tại một ngôi làng có hơn 3000 nhân khẩu tại vùng Mizoram phía đông bắc Ấn Độ.

Ông Ziona, người chủ đại gia đ́nh này c̣n là một trong những chức sắc trong làng. Ông có tới 38 bà vợ và 94 đứa con. Một số người con trai của ông sau khi kết hôn cũng sống chung với gia đ́nh.

Các thành viên trong gia đ́nh cho biết, họ sống trong những pḥng khác nhau của ngôi nhà này tuy nhiên cả gia đ́nh chỉ có duy nhất một bếp để nấu ăn.

Thường th́ bữa tối của cả nhà sẽ hết khoảng 30-35 kg thịt lợn và 50kg gạo

Sầm Hoa (Theo Xinhua).


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network