langdong008
member
ID 62177
07/26/2010
|
CHỮ "GỜ" (Sưu tầm)
(Nguồn : "Diễn đàn Nhất Chi Mai")
Mở đài, bật TV mỗi ngày, chúng ta cứ phải nghe... cái kiểu đọc bất nhất của các phát thanh viên, kể cả trên đài Truyền h́nh Việt Nam (VTV) và đài Tiếng nói Việt Nam (VOV):
- "ṭa nhà mờ 3 mờ 4" (M3 M4) nhưng lại là "pê em u mười tám" (PMU 18, có người c̣n đọc "pờ mu 18"). Vậy M là "mờ" hay "em"?;
- "vê nờ chấm com" (vn.com) nhưng lại "hát năm en(nơ) một" (H5N1). Vậy N là "en(nơ)" hay "nờ"?;
- "cà phê gờ bảy" (G7), "công nghệ cao ba gờ" (3G) nhưng lại "quyết định số... tê tê giê (tạm ghi bằng "giê") của Thủ tướng" (QĐ số.../TTg). Vậy G là "giê" hay "gờ"?
Vâng, học tṛ vỡ ḷng ngày xưa và học sinh lớp 1 bây giờ, khi học bảng 23 (sau này là 29) chữ cái tiếng Việt, luôn được các thầy cô dạy đọc a, bờ, cờ, dờ, đờ... Nhưng lên vài lớp nữa, bỗng dưng học tṛ được đọc (theo thầy cô) là "tam giác a bê xê" (ABC), "đường tṛn tâm ô" (O)...
Vậy vấn đề là thế nào?
Xin thưa, chữ cái tiếng Việt là những kư tự ghi âm. Chúng ta phải phân biệt rơ chữ (cái) (letter) và âm (sound) của nó. Trong đó: kư tự a mang âm a (tương tự với các kư tự e, i, o, u, y), v́ thế người ta gọi chúng là các nguyên âm (viết-đọc đồng nhất); kư tự "b" (bê) mang âm "bờ", "xê" (C) mang âm "cờ", "dê" (D) mang âm "dờ" và tất nhiên kư tự "giê" (G) mang âm "gờ" v.v...
Các âm được ghi bằng các kư hiệu, thường được gọi là phiên âm quốc tế, do Hội Ngữ âm học quốc tế (IPA) quy định. Các kư hiệu này thường được viết giữa 2 dấu [...]. Các cháu nhỏ được đọc theo âm của chữ cái là để chúng dễ đánh vần: bờ a ba, mờ e me nặng mẹ v.v... Nhưng sau đó chúng phải được học đọc đúng tên chữ cái a, bê, xê... giê (a, b, c... g) chứ không c̣n là a, bờ, cờ... gờ nữa.
Chúng ta cùng thử h́nh dung: có ai đó đọc "cho tam giác a-bờ-cờ, có sờ là trung điểm của a-bờ..."; "để cho gọn, người ta viết tắt chữ hợp tác xă là hờ-tờ-xờ"; "logo của đài Truyền h́nh Việt Nam gồm 3 chữ cái vờ-tờ-vờ"..., mọi người nghe được không ạ?
Và đây là câu chuyện có thực: bà con miền Bắc chúng ta phần đông phát âm chữ S (et-si) và X (ich-xi) giống nhau (= X). Nhưng khi dạy học tṛ th́ phải giảng cho chúng hiểu sự khác nhau giữa 2 chữ cái này, có cô dùng thuật ngữ "xờ nặng" (S) và "xờ nhẹ" (X) để phân biệt. Nhưng cũng có cô rất... linh hoạt và sáng tạo, rằng S có mỏ giống mỏ chim nên gọi là "xờ chim", X x̣e như cánh bướm th́ gọi là "xờ bướm". Và cả lớp đồng thanh theo cô: "xe là xờ bướm, sao là xờ chim". Cuối giờ, cô cho ôn lại:
- Cô: sung sướng là xờ ǵ?
- Cả lớp: xờ chim.
- Cô: xao xuyến là xờ ǵ?
- Cả lớp: xờ bướm.
Trên đường về nhà, bọn trẻ con cứ bô bô đọc: xao xuyến là xờ bướm, sung sướng là xờ chim...
Thực ra th́ chẳng có chữ "sờ" với chữ "xờ", nó là "et-si" (S, âm "sờ") và "ich-xi" (X, âm "xờ") mà thôi.
Trở lại với chữ G (giê), vâng, nó chỉ mang âm "gờ", chứ nó không phải chữ "gờ". Chữ G (giê) khi đứng trước các nguyên âm a, o, u th́ được ghi bằng g (giê); khi đứng trước các nguyên âm e, ê, i th́ ghi bằng "gh" (giê-hát), chứ không phải "gờ ghép" (trừ các trường hợp đặc biệt (cái) ǵ, (bẹp) gí, (sắt) gỉ). Từ đây suy ra rằng không làm ǵ có chữ "ngờ" (ng) và "ngờ ghép" (ngh). Chúng là các kư tự "en-nơ giê", "en-nơ giê hát"!
Vậy mà các phát thanh viên trên VTV cứ đọc "tàu đánh cá số... quy ngờ". Trời ạ, phải ngẫm nghĩ một lúc, hóa ra là "QNg" của tỉnh Quảng Ngăi. Tại sao không đọc "quy-en(nơ)-giê"?
Tóm lại, không có cái gọi là chữ "gờ". Nói theo cách của "Chiếc nón kỳ diệu": chữ "gờ"? Không có chữ "gờ" nào! Tiếng Anh không có, tiếng Pháp cũng không...
Ấy vậy nhưng ngày nào cũng bị TV "tra tấn" cái lỗ tai "chấm o rờ gờ" (.org), "gờ meo chấm com" (gmail.com), "gờ tê cách ích cách i" (GT X Y), chán không chịu được!
Thôi th́... ai thông minh th́ tùy họ, rằng GPRS là "gờ pờ rờ sờ", Tuti cứ ngu theo cách của ḿnh thôi: giê-pê-e(rơ)-et(si).
TUTI
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|