Cả khán pḥng ở Hyderabad, Ấn Độ, rộn ràng tiếng vỗ tay khi tên của giáo sư Ngô Bảo Châu được xướng lên là một trong 4 nhà toán học giành giải Fields hôm nay.
Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận huy chương Fields từ Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil
Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quư nhất thế giới - lúc 12:55 hôm nay (giờ Hà Nội). Ngô Bảo Châu là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam giành được giải thưởng danh giá này.
Lễ khai mạc diễn ra trong buổi sáng nay tại thành phố Hyderabad. Ngồi trên hàng ghế ngay gần đầu trong hội trường có gia đ́nh giáo sư Bảo Châu. Mẹ anh, phó giáo sư Trần Lưu Vân Hiền tươi tắn trong bộ áo dài truyền thống Việt Nam. Người cha - giáo sư Ngô Huy Cẩn - trang nghiêm trong bộ vest tối màu.
Con đường khoa học của Bảo Châu
Từ một học sinh chuyên toán ở Hà Nội những năm đầy khó khăn, giáo sư Ngô Bảo Châu đă trở thành nhà toán học tầm cỡ trong ngành toán thế giới.
Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội Toán học Thế giới của Hiệp hội toán học quốc tế (IMU). Đại hội này được tổ chức 4 năm một lần. Nhà toán học Canada John Charles Fields là người sáng lập giải thưởng.
Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội. Anh là con duy nhất của Giáo sư tiến sĩ khoa học Ngô Huy Cẩn của Viện Cơ học và Phó giáo sư tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương. Anh từng học tại trường Thực nghiệm Giảng Vơ, Hà Nội trước khi vào khối phổ thông chuyên toán của Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội.
Mùa hè 1988, Bảo Châu tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giành huy chương vàng. Mùa hè năm sau anh tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức. Cũng trong năm 1989 Châu sang Pháp để học tại Đại học Paris 6. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại Đại học Sư phạm Paris - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại Đại học Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của đại học này.
Vào năm 1994, Bảo Châu kết hôn với người bạn gái từ thời phổ thông. Cũng trong năm đó anh và giáo sư Gerard Laumon - người thầy của anh - cùng nhận giải thưởng nghiên cứu hàng năm của Viện Toán học Clay (Mỹ) dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc nhất trong năm nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương tŕnh Langlands”. Mỗi năm chỉ có một đến hai người được trao giải và Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này.
Sau khi nhận giải thưởng Clay, Bảo Châu được Viện nghiên cứu khoa học cao cấp tại Princeton, Mỹ, mời sang làm giáo sư. Viện này là nơi quy tụ của nhiều nhà toán học và nhà vật lư hàng đầu thế giới, trong đó nhiều người từng đoạt giải Nobel và giải Fields.
Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm giáo sư tại Việt Nam. Hiện nay anh là giáo sư trẻ tuổi nhất ở Việt Nam. Một năm sau đó, anh được mời đọc báo cáo tiểu ban tại Đại hội Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Anh là người Việt Nam thứ ba có vinh dự này. Trước anh là hai người Việt Nam ở nước ngoài, giáo sư F. Phạm và giáo sư Dương Hồng Phong.
Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương tŕnh Langlands, anh được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Công tŕnh của anh đă được tạp chí đại chúng có uy tín Time Mỹ b́nh chọn là "một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009". Tháng 6 vừa qua, công tŕnh của anh mang tên “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie” (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie) dày 169 trang đă được chính thức công bố trong tạp chí Publications Mathématiques de L'IHÉS do nhà xuất bản Springer phát hành.
Dù nghiên cứu và giảng dạy toán ở các trung tâm hàng đầu thế giới, GS. Ngô Bảo Châu vẫn giành thời gian đáng kể để tham gia giảng dạy và đào tạo toán học tại Việt Nam. Anh tham gia công tác hướng dẫn nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề cho sinh viên ở Đại học khoa học tự nhiên và Đại học Sư phạm (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ bắt đầu làm việc tại khoa Toán của trường Đại học Chicago, Mỹ từ ngày 1/9/2010.
Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đă chính thức mời Ngô Bảo Châu về Việt Nam công tác và đóng góp cho chương tŕnh nhằm đưa nước ta trở thành cường quốc về toán.
Là người Việt Nam, không ai không khỏi cảm thấy tự hào, tự hào thật đúng chỗ, như trường hợp này.
Cho tôi được đăng lại bản tin vắn tắt trên truyền thông mạng quốc tế!
Thân ái,
ototot
member
REF: 558959
08/19/2010
Và đây, cũng là tin về Giáo Sư Ngô Bảo Châu, nhưng từ London, Anh Quốc:
Thân ái,
sontunghn
member
REF: 559124
08/20/2010
sontunghn
member
REF: 559286
08/20/2010
Bài phát biểu 25 phút nói ǵ về GS Ngô Bảo Châu?
“Đây là một công tŕnh nghiên cứu mang tính chuyên sâu, phức tạp và đ̣i hỏi sự nỗ lực hết ḿnh của nhà toán học. Thành công của nó không chỉ cần đến tài năng mà c̣n nhờ vào sự kiên nhẫn, tâm huyết và say mê nghề nghiệp của GS Ngô Bảo Châu” - GS James Arthur tới từ Đại học Toronto, Canada, thành viên Ủy ban bầu chọn giải Fields 2010 nhận xét.
25 phút vinh danh
Kết thúc phiên họp toàn thể các nhà toán học và nghi thức trao giải các giải thưởng IMU Awards (gồm 4 loại giải Fields Medal, Nevanlinna Prize, Gauss Prize và Chern Medal), Ban Tổ chức Đại hội Toán học thế giới (ICM) 2010 đă tổ chức buổi họp thông báo kết quả các giải thưởng, đồng thời giới thiệu về công tŕnh của 4 nhà toán học đoạt giải Fields.
Sau phần giới thiệu của GS Harry Furstenberg về công tŕnh của nhà toán học Israel - Elon Lindenstrauss, GS James Arthur tới từ Đại học Toronto, Canada đă thay mặt Ủy ban bầu chọn giải Fields lên giới thiệu về công tŕnh của nhà toán học Ngô Bảo Châu.
Trong 25 phút, GS James Arthur đă giới thiệu sơ lược về công tŕnh của Ngô Bảo Châu trước toàn thể các nhà toán học, những người muốn biết v́ sao vị GS đang làm việc tại Viện nghiên cứu cao cấp Princeton lại được trao giải thưởng danh giá nhất của thế giới toán học. VTC News lược dịch và chuyển đến bạn đọc bài phát biểu của GS James Arthur, nhận định về công tŕnh của GS Ngô Bảo Châu.
Chương tŕnh Langlands là tập hợp nhiều giả thuyết do nhà toán học người Canada - Robert Langlands đặt ra vào năm 1967, nhằm thống nhất một số nhánh của toán học hiện đại như Số học, Đại số và Giải tích. Từ đó đến nay, nhiều giả thuyết trong Chương tŕnh Langlands đă được chứng minh, mang lại những kết quả cực kỳ quan trọng không những trong toán học mà cả nhiều ngành khác.
Công tŕnh của Robert Langlands không chỉ là một vấn đề lư thuyết mà có tính ứng dụng rất cao. Các giả thuyết của Langlands là động lực cho sự phát triển của Lư thuyết Toán học trong ṿng hơn 30 năm qua. Nhờ giả thuyết này, rất nhiều bài toán tưởng chừng như công thức riêng lẻ đă được sắp xếp thành công tŕnh kiến thức vĩ đại, ví dụ như H́nh học phẳng của Euclide hay phát minh ra nhóm Galois trong việc giải Phương tŕnh Đại số...
Tuy nhiên, tất cả lời giải cho các giả thuyết trong Chương tŕnh Langlands đều dựa trên một giả thuyết nền tảng, khi đó chưa được chứng minh nhưng mặc nhiên được xem là đúng và sử dụng. Giả thuyết này chính là Bổ đề cơ bản. Nhiều nhà Toán học hàng đầu đă bỏ công sức chứng minh nhưng chỉ mới thành công trong một số trường hợp đặc biệt (GS Ngô Bảo Châu và người thầy Gerard Laumon của ḿnh cũng giải quyết được một trường hợp riêng của giả thuyết này và nhận giải thưởng của Viện Toán học Clay năm 2004 - PV).
Ngô Bảo Châu được trao giải Fields v́ đă chứng minh được Bổ đề cơ bản quan trọng cho giả thuyết của Langlands với trường hợp tổng quát.
Đây là một công tŕnh nghiên cứu mang tính chuyên sâu, phức tạp và đ̣i hỏi sự nỗ lực hết ḿnh của nhà toán học. Thành công của nó không chỉ cần đến tài năng mà c̣n nhờ vào sự kiên nhẫn, tâm huyết và say mê nghề nghiệp của Ngô Bảo Châu.
Tôi hy vọng rằng điều này sẽ làm rơ ràng lư do tại sao kết quả công tŕnh nghiên cứu của Ngô Bảo Châu là một nền tảng quan trọng chứng minh cho giải thuyết này. Đây là một luận cứ sâu sắc và hoàn chỉnh, được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu của các nhà toán học đă đóng góp những hiểu biết của ḿnh trong ṿng hơn 30 năm qua.
Thực sự, Ngô Bảo Châu đă có một ư tưởng tuyệt vời trong việc áp dụng phương pháp toàn cầu cho Bổ đề cơ bản của Langlands.
1 năm nghiên cứu
Phải mất 1 năm ngồi lại cùng nhau, các nhà toán học mới thẩm định xong chứng minh của GS Ngô Bảo Châu cho Bổ đề cơ bản. Và chắc chắn không nhiều nhà toán học trên thế giới hiểu cặn kẽ về phép chứng minh của nhà toán học 38 tuổi người Việt Nam.
Bởi thế, website chính thức của ICM đă dành những lời đẹp đẽ cho Ngô Bảo Châu, người trẻ thứ hai trong số 4 nhà toán học đoạt giải lần này.
“Ngô Bảo Châu được trao Huy chương Fields cho lời giải của ông về Bổ đề cơ bản trong Lư thuyết các dạng tự đẳng cấu thông qua các phương pháp mới của Đại số - H́nh học” - Website chính thức của ICM viết.
“Lời giải lỗi lạc của Ngô cho Giả thuyết tồn tại từ lâu đă đặt khởi đầu cho những đề tài H́nh học mới lạ và những kỹ thuật tương ứng bằng phép phân tích tinh vi. Công tŕnh của ông giống như một chiếc cầu nối giữa H́nh học Đại số, Lư thuyết nhóm và các dạng tự đẳng cấu, đă mang lại nhiều ứng dụng trong Chương tŕnh Langlands” - Website chính thức của ICM viết tiếp.
Rơ ràng, GS Ngô Bảo Châu đă mang lại niềm tự hào vô tận cho toán học Việt Nam nói riêng và khoa học Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.
Hoài Thư - Nguyễn Đỉnh
maylangthang81
member
REF: 559465
08/22/2010
Gs. Ngô Bảo Châu từ chối nhận biệt thự ở Tuần Châu
Một ngày sau khi nhận giải Fields, GS Ngô Bảo Châu lên blog thẳng thắn chia sẻ một số quan điểm trong đó có việc lập Quỹ Khuyến học Ngô Bảo Châu và từ chối nhận món quà là căn biệt thự ở Tuần Châu.
Trên blog Thích Học Toán, chủ nhân của giải thưởng Fields chia sẻ, cách đây vài tháng, từ khi được thông báo về giải thưởng Fields cho đến ngày 19/8, là khoảng thời gian đây lo âu đối với ông. "Lo lắng lớn về cái trách nhiệm hiển nhiên của người nhận giải đối với đất nước. Lo lắng nhỏ về cái không gian riêng tư của ḿnh sẽ bị người khác xâm phạm", GS Ngô Bảo Châu cho biết.
Ngay sau lễ trao giải, ông nhận được nhiều lời chúc mừng chân thành của "bạn quen và bạn không quen, làm tan đi nỗi lo lớn và trở thành niềm vui lớn". Cho rằng đây là sự tự hào được nhân lên trong trái tim của triệu con người, giáo sư mong ước "nó sẽ ở lại trong trái tim bạn như một niềm tin nho nhỏ, được giữ ǵn cẩn thận", bởi "không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc sống của ḿnh có ư nghĩa".
"Tôi cũng muốn tin rằng giải thưởng Fields sẽ đánh dấu một bước ngoặt, sẽ đem đến một luồng gió mới cho khoa học và giáo dục đại học ở nước ta. Cá nhân tôi quá bé nhỏ so với một dự kiến lớn như vậy. Nhưng bên cạnh bao nhiêu yếu kém, tŕ trệ, bảo thủ, tôi c̣n thấy những người lớn tận tuỵ v́ khoa học, những bạn trẻ tràn trể niềm say mê khoa học. Hy vọng chúng ta sẽ đi cùng một con đường" vị giáo sư trẻ nhất Việt Nam tâm sự.
Ông cũng cho rằng, sau sự kiện này, chuyện buồn lớn nhất liên quan đến hai người bạn thân khi đă "phơi" lên mặt báo những kỷ niệm riêng. Rồi ông nhắn nhủ: "Đừng v́ một niềm vui bột phát mà làm mất đi những ǵ quư nhất".
Trong số những lời chúc mừng, cũng có không ít người đă đưa ra lời khuyên liên quan đến chuyện "ở hay về" nhưng GS Ngô Bảo Châu thẳng thắn: "Rất tiếc rằng các lời khuyên này không cần thiết v́ đây là sự hiểu lẩm xuất phát từ sự sơ suất của một số nhà báo. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chưa bao giờ đặt vấn đề mời tôi về trong nước làm việc hẳn".
GS Châu cũng cho hay, ông Đào Hồng Tuyển có nhă ư tặng giáo sư một biệt thự ở Tuần Châu nhưng ông đă gọi điện cảm ơn cho cho ông Tuyển biết rằng "không có ư định nhận quà từ các cá nhân". C̣n Quỹ Khuyến học Ngô Bảo Châu được GS Châu khẳng định "sẽ ra đời trong tương lai, có thể tiếp nhận mọi thiện nguyện từ các cá nhân và được dùng trọn vẹn cho việc khuyến học".
"Tôi có thêm quốc tịch Pháp từ đầu năm 2010, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch Pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại. Mặt khác, tôi nghĩ trong trường hợp có cái huy chương, bên cạnh toán học Việt Nam, toán học Pháp sẽ v́ thế mà được vinh danh một cách xứng đáng", GS Châu chia sẻ.
Trước việc một số người không quen biết thắc mắc chuyện Ngô Bảo Châu là "lề trái hay lề phải", vị giáo sư của ĐH Chicago (Mỹ) khôi hài: "Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do".
GS TS Mai Trọng Nhuận - Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội vừa gửi thư chúc mừng GS Ngô Bảo Châu. Bức thư có đoạn: "Những thành quả mà giáo sư đạt được không chỉ là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam, nó c̣n là minh chứng hùng hồn cho thấy trí tuệ người Việt có thể vươn tới những vinh quang chói lọi nhất của khoa học thế giới, ngay cả khi chúng ta c̣n gặp không ít khó khăn về điều kiện học tập và nghiên cứu.
Phần thưởng cao quư mà giáo sư có được ngày hôm nay chắc chắn sẽ là niềm khích lệ to lớn đối với tập thể cán bộ, nhà khoa học, thầy giáo, sinh viên và học sinh ĐH Quốc gia Hà Nội - Mái trường mà giáo sư từng một thời gắn bó và cũng là một trong những cái nôi hàng đầu của Việt Nam về khoa học cơ bản. Những tài năng toán học của ĐH Quốc gia Hà Nội như được tiếp thêm sức mạnh khi thế hệ đàn anh của ḿnh đă trở thành những nhà khoa học tiên phong được cả thế giới công nhận.
Tôi có một niềm tin vững chắc rằng, giáo sư sẽ là tấm gương sáng, là động lực quan trọng và cũng sẽ khơi nguồn cảm hứng, đam mê khoa học cho thế hệ những tài năng toán học kế cận của Việt Nam cũng như của ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục dấn thân trên con đường vinh quang của khoa học đầy cam go, thử thách.
Mặc dù bộn bề với công việc nghiên cứu khoa học, nhưng giáo sư vẫn về nước tham gia công tác giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng những tài năng toán học. Tôi đánh giá cao những nỗ lực cũng như tâm nguyện của giáo sư trong việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng những tài năng toán học trẻ của trường. ĐH Quốc gia Hà Nội lấy làm vinh dự và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để sớm hiện thực hoá những ư tưởng sáng tạo đầy tâm huyết của giáo sư.
Tôi tin tưởng rằng, dưới sự hướng dẫn của giáo sư, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ có thêm những "Ngô Bảo Châu" trong một tương lai không xa.