Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Cụ bà ở phố cổ 50 năm lo cơm cho cụ Rùa Hồ Gươm

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 sontunghn
 member

 ID 63196
 09/03/2010



Cụ bà ở phố cổ 50 năm lo cơm cho cụ Rùa Hồ Gươm
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Hơn 50 năm cần mẫn chuẩn bị bữa ăn cho cụ rùa Hồ Gươm, cụ Quách Thị Gái cũng đồng thời là chứng nhân lịch sử của Hà Nội nửa thế kỷ qua.

Cuốn sử Hà Thành

Ngày nào cũng thế! Khi bóng chiều đă úa sau đền Ngọc Sơn, có một cụ bà nhỏ nhắn khệ nệ ôm cơm khô, vụn bánh mỳ lặng lẽ thả xuống mặt hồ nơi chân tháp Bút. Cụ rùa với cái đầu bạc thếch lẳng lặng nhô ḿnh ở phía xa, thỉnh thoảng lại chóp miệng nhấm nháp thức ăn. Bắt đầu từ năm 1954 đến nay, chiều nào cũng vậy.

Căn nhà nằm sâu trong ngơ Phất Lộc tối om, chủ nhà đi vắng mà cửa nhà mở toang giữa nhốn nháo Hà Nội. Căn nhà rặt những túi nilon đựng vụn bánh mỳ, cái nằm dưới đất, cái treo trên tường. Vụn bánh mỳ, miếng to như miếng xà pḥng, miếng nhỏ như cái kẹo lạc vẫn bốc mùi thơm phức. T́m măi mới thấy cụ Gái ăn sáng muộn ngay gần đấy.

Bát bún thang được cụ Gái đẩy sang một bên khi tiếp chuyện chúng tôi: "Nhà báo hả? Trước tôi hay bán hàng quà ngay sát chỗ báo Truyền bá đấy". Anh em chúng tôi đang tṛn mắt v́ cái tên báo lạ lẫm ấy th́ cụ cười: "Cái báo của ông Nguyễn Đ́nh Long ấy, tôi cứ gọi là ông Long "chập" bởi ông ấy ăn khoẻ, bao giờ mua bánh dầy cũng phải hai cái chập lại với nhau rồi mới ăn. Nhà báo các chú bây giờ vất vả quá, ngày xưa tôi thấy mấy ông ấy toàn chơi bời, hát xướng suốt ngày".

Giời ạ! Cái báo Truyền bá của ông Vũ Đ́nh Long làm chủ bút, ông Vũ Bằng làm thư kí toà soạn ấy đóng cửa từ hồi Nhật Pháp đánh nhau năm 1945 cơ! Lũ trẻ chúng tôi chỉ biết lơm bơm điều này qua cuốn lịch sử báo chí.

Trong căn nhà tối om ngơ Phất Lộc, cụ Gái vẫn có được cho chúng tôi chén trà ướp ngâu thơm phức, cụ bảo: "Ngâu hái sau đền Ngọc Sơn. Vẫn để dành để thắp hương cho ông nhà tôi". Nhân duyên của cụ bà và cụ ông th́ gần như nguyên mẫu của chuyện "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân. V́ ở Hà Nội nên có vẻ tao nhă hơn đôi chút.

Cụ Gái quê gốc Đông Anh, con nhà nho nhưng đông anh em nên phải đi kiếm ăn sớm. Cụ lên Hà Nội quăng năm 1940, lúc Pháp c̣n đặt nền bảo hộ trên đất nước ta. Cụ Gái bán quà bánh ở ga Hàng Cỏ.

Cụ ông là Nguyễn Văn Mẩu, nhân viên hoả xa, bận việc, nhà nghèo nên chậm vợ, 40 tuổi c̣n ở không (cụ ông sinh năm 1901, cụ bà sinh năm 1923). Nhiều lần gặp nhau nhưng cụ Gái đă bao giờ để ư đến người đàn ông lớn tuổi tưởng như đă có gia đ́nh kia. Bất chợt một hôm, cụ ông đến mua nắm cơm rồi bảo: "Có thương tôi th́ về làm vợ". Thế thôi mà thành vợ, thành chồng.

Hai người thành vợ thành chồng đúng lúc quân Nhật lê kiếm lệt xệt quanh Bờ Hồ. Với quân Nhật, cụ Gái kể "Sợ lắm nhưng cũng thích". Sĩ quan Nhật th́ không oong đơ, x́ xồ như quân Pháp mà trái ư là bất thần vung kiếm ngay. Thế nên khiếp lắm, gặp ngoài đường không dám ngẩng đầu nh́n. Nhưng cũng thích v́ cụ Gái bảo "Lịch sự th́ ra tṛ". Mỗi khi mua quà bánh cho con cái, họ trả nhiều tiền, trả xong cả vợ chồng, con cái đều cúi đầu chào rất lịch sự. Những lúc đói kém loạn lạc họ ǵn giữ những di tích ghê lắm, đ́nh Hàng Bạc có cả toán lính Nhật canh gác, người đói lao vào là chém luôn. "Nhưng dù thế nào th́ cũng là quân cướp nước" - cụ Gái kết luận.

Nạn đói năm 1945! Câu chuyện của người bán hàng quà Hà Nội mới thực sự là thước phim kinh khiếp của thời điểm kinh hoàng ấy. Nhiều lần, cụ Gái bị người đói giật cướp hàng, ăn ngốn ngấu rồi lăn ra chết. Cụ bảo "Nhiều lần tôi khấn giời: Họ đói th́ mới làm thế, giời bắt họ chết làm ǵ? Sau tôi mới biết là họ bị bội thực, đứt ruột mà chết".

Rồi những năm tháng Hà Nội thành luỹ hoa, hàng quà của cụ Gái được phát đi cho các chiến sĩ tự vệ cùng câu đùa "Bao giờ chiến thắng nhớ trả gấp đôi đấy nhé". Rồi quân Tàu "phù" như lũ ma đói tràn sang, ăn quà bánh xong vén bụng phù thũng, lở loét ra mà cuời nhăn nhở, lại c̣n cởi áo đầy rận ra gán nợ. Cụ ông cũng mất vào những năm ấy.

Đến những năm bom Mỹ, gánh hàng quà chạy nháo nhào, nhiều khi tung toé ra đường mỗi khi trên loa có c̣i báo động. Vào thời bao cấp, gánh hàng quà được liệt vào loại có giai cấp hẳn hoi: Tư thương, mà bắt được có khi phải ngồi đồn công an...

Gánh hành quà của cụ Gái đi suốt lịch sử Hà Nội trong thế kỉ 20 đầy sôi động, đẫm máu và nước mắt. Đằng đẵng suốt quăng thời gian ấy, cụ Gái chỉ nhớ nhất điều: Người ta quên cho cụ rùa Hồ Gươm ăn.

Làm cơm dâng cụ rùa

Hàng sáng, nắng cũng như mưa, cụ Gái dậy từ tinh mơ lúc các mẻ bánh ḿ ra ḷ. Các ḷ bánh cũng đă quá quen với cụ già này nên họ thậm chí đă buộc các bọc vụn bánh để cụ mang cho cụ rùaCụ Gái khẳng định: Hồi Pháp c̣n bảo hộ, cá Hồ Gươm được cho ăn thường xuyên. Lúc ấy, ở ven hồ có hai nhân vật ai cũng biết. Đầu tiên (xin lỗi) là “thằng cắt dái”, gọi là thằng nhưng đă nhiều tuổi, đầu trọc lông lốc, suốt ngày cầm con dao bổ cau sắc lẻm cạo móng tay. Nhân vật này chuyên bắt người đái bậy quanh Bờ Hồ. Không xin xỏ, mắt trắng dă cứ gườm gườm, dao cạo sồn sột vào móng tay, khôn hồn th́ bỏ tiền ra nộp phạt.

Nhân vật thứ hai chuyên bắt phạt người vứt rác, làm bẩn Bờ Hồ, ông này tên Chuyên, nghe đâu ở trên phố Mă Mây. Chính người này hàng ngày có trách nhiệm cho cá ăn, mỗi chiều nửa xe cút kít thức ăn.

Sau khi độc lập, bẵng đi vài năm không thấy ai làm cái việc cho cá ăn, cụ Gái tự ḿnh làm cái công việc ấy. Hết cá th́ cụ rùa ăn bằng ǵ? Cụ Gái bảo: "Hàng năm cá phóng sinh thả xuống hồ cũng có nhưng chắc cụ rùa ăn không quen miệng, nhỡ ốm đau th́ khổ". Đúng là ngôn ngữ của hàng quà Thăng Long.

Hàng sáng, nắng cũng như mưa, cụ Gái dậy từ tinh mơ lúc các mẻ bánh ḿ ra ḷ, các ḷ bánh cũng đă quá quen với cụ già này nên họ thậm chí đă buộc các bọc vụn bánh để cụ mang cho cụ rùa. Khi tôi hỏi, sao phải nhiêu khê đi t́m vụn bánh mỳ trong khi thức ăn thừa của mấy phố bán đồ ăn đầy ở đấy (dân phố gọi là nước vo) th́ cụ bảo: "Mấy thứ ấy anh có ăn được không mà bắt cụ rùa ăn?".

Cụ cho biết: Trong các loại thức ăn chỉ có vụn bánh mỳ là sạch sẽ nhất, khan hiếm quá th́ phải xin cơm về rồi phơi khô chứ không dùng nước vo, thức ăn bẩn, cá ăn vào bệnh, cụ rùa cũng khổ lây. Có lần, một anh nhân viên bảo vệ Bờ Hồ mẫn cán v́ mới nhận nhiệm vụ đă ngăn cụ Gái khi cụ cho cá ăn v́ sợ hồ bị ô nhiễm. Cụ Gái cười móm mém rồi cầm miếng bánh ăn ngon lành, anh chàng bảo vệ làm theo rồi cũng cười bảo: "Bánh thơm quá bà nhỉ, cho cháu thêm mấy miếng, cháu quên ăn sáng".

Suốt nửa thế kỷ, biểu tượng Hồ Gươm sống bằng t́nh yêu của một người Hà Nội, nhưng cụ Gái đă ở tuổi 88, t́nh yêu ấy liệu c̣n bao năm?

Đức Hiếu - Nam Hải




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network