nguoihaiduong
member
ID 63441
09/14/2010
|
Chuyện lạ về “nàng Bạch Tuyết” và 7 chú lùn ở Nam Định(St)
Đại gia đ́nh này, có tới 8 người lùn. Trụ cột của đại gia đ́nh ấy là một người đàn bà nông thôn không biết chữ, nhưng nhiều nghĩa t́nh. Mới đây, người cha mất, c̣n lại 7 người lùn, nên dân làng thường gọi chị là “nàng Bạch Tuyết”.
Kỳ 1: Hai người đàn bà giữa thế giới người lùn
Ở xă nghèo ven biển Nghĩa Thắng (Nghĩa Hưng, Nam Định), có một đại gia đ́nh kỳ lạ, có nhiều người lùn hơn người cao. Sự phối hợp của một người đàn ông 80cm với người đàn bà cao ráo, đă cho ra đời một đàn con lùn và bây giờ là một đàn cháu lùn. Hai người phụ nữ, một già, một trẻ, đă làm nên câu chuyện đầy xúc động về t́nh yêu và ḷng thương người.
Bà Nguyễn Thị Mơ, năm nay đă 67 tuổi, ngồi thu lu trên góc giường trong ngôi nhà mái rạ cũ kỹ c̣n nhiều tuổi hơn tuổi bà. Ngôi nhà này xây dựng từ năm 1938. Bố mẹ chết đi, để lại cho ông Thiêm lùn tài sản duy nhất là ngôi nhà này. Ngôi nhà 3 gian, hơn 70 năm nay chẳng sửa chữa ǵ ngoài việc vài năm một lần thay mái rạ khi mục nát. Giờ ngôi nhà thủng mái, dột lỗ chỗ, nhưng bà Mơ cũng chẳng buồn sửa. Từ ngày ông Thiêm bỏ bà về thế giới bên kia, bà buồn lắm, đến bữa chẳng muốn ăn. Đôi mắt cứ nh́n kém dần, rồi một bên mù hẳn.
Bà Mơ bảo: “T́nh cảm của tôi với ông ấy lạ lắm, cứ ma mị thế nào ấy. Lấy ông ấy mà tôi cũng chẳng hiểu v́ sao lại lấy. Ông ấy ra đi rồi, tôi cũng chẳng hiểu v́ sao lại buồn lâu đến vậy. Chỉ mong sớm về trời gặp ông ấy, nhưng lại lo cho đàn con, đàn cháu. Chúng nó sinh ra toàn lùn tịt vậy, không hiểu có được sống trọn kiếp không nữa”.
Rồi bà Mơ nhớ lại những ngày tháng t́nh cảm mặn nồng, mà đến bây giờ nó vẫn vướng vít trong đầu bà. Bà “chết” ông Thiêm không phải v́ ông ấy có nhiều vàng bạc, ruộng đất, mà “chết” ông v́ tiếng sáo trúc.
Quê bà ở măi Hải Hậu, cách làng biển Nghĩa Thắng mấy chục cây số. Ấy vậy mà, chỉ có một lần sang Nghĩa Thắng thăm cô em họ, đă bị tiếng sáo làm tan chảy trái tim. Đêm trăng mờ ảo, lấp lánh ánh bạc nơi ngọn sóng, hai chị em đi dạo ven biển hóng mát. Tiếng sáo réo rắt, buồn thảm vọng lại từ phía rừng phi lao như có ma lực kéo chân Mơ tiến tới.
Mơ ngỡ ngàng khi nhận ra người ngồi thổi sáo là một người… tí hon. Chàng trai lùn Phạm Văn Thiêm dựng một căn lều nhỏ dưới vườn phi lao ngay cạnh băi biển. Trong lúc chờ đêm khuya để đi câu cá ngoài biển, anh thường ngồi trước lều thổi sáo giải sầu. Đêm ấy, hai chị em Mơ ngồi nghe anh thổi sáo đến đêm khuya, hết bài này đến bài khác.
Trước khi về quê, hai chị em Mơ đến nhà Thiêm tạm biệt. Ông bố cao lênh khênh của Thiêm nói đùa: “Cô nào thích thằng Thiêm th́ tôi gả cho”. Nghe ông nói vậy, mặt Mơ đỏ lựng.
Không hiểu mê muội tiếng sáo hay mê chàng trai bé xíu có khuôn mặt ngồ ngộ, mà đêm nào Mơ cũng thao thức, không ngủ được. Thế rồi, một ngày, Mơ nhờ cô ruột sang nhà Thiêm đánh tiếng.
Đám cưới của chàng Thiêm lùn và cô gái xinh đẹp, cao lênh khênh là chuyện thời sự gây chú ư đặc biệt ở vùng quê Nghĩa Thắng mấy chục năm trước. Cả làng quên cả nhiệm vụ sản xuất phục vụ tiền tuyến, kéo đến xem đám cưới chật ngơ. Một khung cảnh có lẽ chỉ có trong tiểu thuyết hiện ra: Cô dâu đạp chiếc xe tồng tộc chở chú rể bé tí xíu đằng sau.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, bà Mơ tằng tằng sinh hạ 7 người con. Trong số 7 người con th́ chỉ có anh Tới và chị Lơi là cao như người b́nh thường. 5 người gồm anh Thiển, anh Tuyến, anh An, chị Vui, chị Mừng đều lùn tẹt. Người cao nhất chỉ được cỡ một mét, c̣n thấp th́ chỉ bằng bố, tức 80cm.
Người con cả Phạm Văn Thiển dù chỉ cao 85cm, song lại là một “cần thủ” cực giỏi. Hằng đêm, Thiển cùng bố lênh đênh trên biển câu cá giúp mẹ nuôi các em. Thiển nổi tiếng khắp vùng v́ tài câu cá vược. Anh thường xuyên kéo được những chú vược nặng ngang với thân ḿnh. Nhưng rồi một ngày Thiển mắc bạo bệnh và ra đi măi măi ở tuổi 20, khiến trái tim một cô gái làng cạnh tan nát.
Để nuôi đàn con lùn tịt khôn lớn, ông Thiêm dành phần lớn thời gian câu cá trên biển, c̣n bà Mơ quần quật với đồng ruộng, rồi làm thuê, làm mướn. Anh Tới cao lớn nên lấy được vợ rồi về nhà vợ ở xă cạnh lập nghiệp, chị Lơi cũng dễ dàng lấy được chồng ở nơi khác. Trong nhà chỉ c̣n một ḿnh bà Mơ với người chồng và đàn con lùn lũn cũn.
Vất vả bà chẳng ngại, nhưng bà lo cho tương lai các con. Người lùn th́ hay mắc nhiều loại bệnh khi trưởng thành và khi già th́ rất ốm yếu. Nếu không có người b́nh thường chăm bẵm, th́ họ khó có thể có một cuộc sống toàn vẹn.
Nghĩ vậy, bà đi khắp làng trên xóm dưới, sang cả xă cạnh gặp gỡ những cô gái quá lứa nhỡ th́, những cô có nhan sắc kém để hỏi vợ cho con trai. Tuy nhiên, các cô, các chị đều bụm miệng cười chê khi trông thấy chàng trai chỉ cao quá đầu gối ḿnh. Bà nhờ người đánh tiếng khắp nơi, song chẳng có cô gái “sứt môi lồi rốn” nào chấp nhận.
Chiều nào bà Mơ cũng cơm đùm cơm nắm mang ra băi biển cho chồng. Ông Thiêm lênh đênh câu cá trên biển cả đêm. Sớm hôm sau, khi mặt trời chưa ló dạng, bà lại có mặt ở băi biển ngóng chồng mang cá về. Khi ngồi trên băi biển chờ chồng, thi thoảng bà gặp cô gái có làn da rám nắng. Cô gái thay mẹ chờ cha và các anh mang tôm cá từ biển khơi về.
Cô gái tên Lê là người làng chài Ngọc Lâm, sống lênh đênh trên thuyền ở cửa Lạch Giang, sông Hồng. Họ thường ngồi tṛ chuyện lâu lắm. Thiếu nữ làng chài mang tâm tư của người đời đời kiếp kiếp “sống trên sông, chết thả xác trôi sông”, măi chẳng lên bờ được. Bà Thiêm th́ mang tâm trạng của người mẹ lo cho tương lai của những đứa con tật nguyền. Qua những tâm sự, họ t́m thấy điểm chung. Càng hiểu bà Mơ, Lê càng thấy cảm phục ḷng tốt của bà và thương những con người lùn tịt.
Mặc cho gia đ́nh ngăn cản, phản đối, thậm chí từ mặt, Lê quyết rời thuyền lên bờ theo chàng trai Phạm Văn Tuyến cao chưa đầy 90cm.
Giờ đây, bà Mơ đă già yếu, mắt kém, lắm bệnh tật, không làm được ǵ nữa. Cả gia đ́nh với 8 người lùn tẹt ấy trông vào đôi vai gầy của chị Lê. Mới đây, ông Thiêm về trời, đại gia đ́nh chỉ c̣n 7 người lùn nữa, nên dân làng thường gọi vui chị là “nàng Bạch Tuyết thời hiện đại”.
C̣n tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
ntuongthuy
member
REF: 564617
09/15/2010
|
Câu chuyện lạ nhưng rất cảm động. nguoihaiduong post tiếp lên đi
|
|
nguoihaiduong
member
REF: 564814
09/16/2010
|
Nỗi buồn của đại gia đ́nh nhiều người lùn nhất VN
Đại gia đ́nh người lùn này có một ư chí, nghị lực rất cao. Họ tự vươn lên để kiếm sống. Tuy nhiên, tôi có cảm giác, bệnh tật và sự khốn khó cứ mỗi ngày thêm xiết họ lại.
Nhà nghèo, không có điều kiện bày vẽ, nên ông Thiêm và bà Mơ tổ chức cưới cho anh chàng lùn Phạm Văn Tuyến và cậu em Phạm Văn Tới (cao ráo, b́nh thường) cùng một ngày. Nhà trai tổ chức ăn uống, rồi chia làm 2 ngả đi đón dâu. Đám cưới diễn ra rất vui. Cũng như ngày ông Thiêm lấy vợ, cả làng kéo đến xem cảnh anh chàng Tuyến lùn lấy được cô vợ cao khiến ruộng ngô trước nhà nát sạch sẽ.
Vợ chồng anh Tuyến học theo bố mẹ, đẻ tằng tằng liên tiếp 3 đứa con, hy vọng vớt vát được đứa cao ráo giống mẹ. Cậu con cả tên Toàn năm nay 22 tuổi, song chỉ cao hơn một mét, chân cứ khuềnh khoàng rất khó đi. Cậu thứ hai tên Luân lùn nhất đại gia đ́nh này, khi đă 20 tuổi mà chỉ cao 70cm. Số đo này nếu chính xác th́ không chừng Luân là người lùn nhất thế giới! (v́ anh chàng He Pingping, người Columbia, được cho là lùn nhất thế giới, với chiều cao 70cm vừa qua đời). Hai anh em Toàn và Luân đều theo đoàn xiếc đi biểu diễn ở TP. Hồ Chí Minh. Cũng may mà cô con út Phạm Thị Lan lại cao ráo như người b́nh thường. Nhà nghèo, không có điều kiện học hành, nên học xong lớp 9, Lan đi làm nghề giúp việc gia đ́nh ở TP. Nam Định kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ.
Người dân vùng biển Nghĩa Hưng ai cũng khâm phục nghị lực của bố con ông Thiêm. Ông thường dạy các con, các cháu: “Ông trời không cho chúng ta cơ thể khỏe mạnh như người ta th́ chúng ta phải cố gắng, chăm chỉ gấp mười lần người ta”. Ngày c̣n trẻ, anh Tuyến thường theo bố ra biển câu cá và anh câu cá rất giỏi. Những người con, người cháu dù lùn tẹt, song cũng đều lang bạt mưu sinh bằng đủ thứ nghề kiếm sống.
Tuy nhiên, người lùn thường lắm bệnh tật. Ở tuổi 47, anh Tuyến rất yếu v́ mắc đủ thứ bệnh. Anh không đi biển được nữa, chỉ ở nhà phụ giúp vợ những việc lặt vặt. Mọi gian khổ đổ cả lên vai vợ.
Hầu hết những người con, người cháu lùn của ông Thiêm đều tham gia vào các đoàn xiếc, các câu lạc bộ văn nghệ t́nh thương, đi bày tṛ cho thiên hạ để kiếm sống.
Tuy nhiên, những công việc này thường không ổn định, bấp bênh. Cuộc sống nay nơi này, mai nơi khác khiến họ rất vất vả, dễ đổ bệnh.
Anh Phạm Văn An là người khá giỏi giang trong đoàn xiếc. Anh từng vinh dự được gặp Đại tướng Vơ Nguyên Giáp. Anh An cũng lấy được người vợ cao ráo, quê ở tận Thái Nguyên, nhưng người vợ thuộc hạng ngớ ngẩn. Hai người có một đứa con chung, nhưng khi cháu bé được 3 tuổi th́ bỏ nhau.
Một ḿnh anh An lang bạt kiếm sống, nên phải gửi con về nhờ anh Tuyến nuôi hộ. Hồi thằng bé vào lớp 1, vợ chồng anh Tuyến khổ sở v́ cái giấy khai sinh. Bố họ Phạm, mẹ họ Đồng, nhưng con lại họ… Nguyễn! Hai người lấy nhau không đăng kư kết hôn, khi đi khai sinh cho con, lẽ ra lấy họ bố hoặc họ mẹ, th́ chị ta lại viết họ Nguyễn vào giấy khai sinh. Không mang họ bố, cũng không mang họ mẹ, nên giờ không biết thằng cu Đoàn là con của ai. Hiện tại cháu Đoàn khỏe mạnh như thường, nhưng chưa qua tuổi dậy th́ th́ chưa chắc chắn lắm.
Thương nhất là hai cô em của anh Tuyến là chị Lơi và chị Mừng. Hai người phụ nữ này có khuôn mặt khá ưa nh́n, chỉ tội tay và chân th́ ngắn cũn cỡn. Hai chị em chỉ cao chừng 1m.
Tuy sức vóc chẳng bằng người, song cần cù, chịu khó, khéo tay, nên chị Lơi được một xưởng may ở TP. Nam Định nhận vào làm. Một người đàn ông hàng xóm đă có vợ con thương xót cho một đứa con. Hồi cháu Nam 4 tuổi, chị đă đưa cháu lên bệnh viện tỉnh xét nghiệm và chị hết sức vui mừng khi bác sĩ kết luận cháu sẽ phát triển b́nh thường.
Tuy nhiên, năm lên 7 tuổi, cháu Nam trở nên xanh xao, ốm yếu. Gia đ́nh đưa cháu đi bệnh viện mới biết cháu bị suy thận măn tính. Đại gia đ́nh người lùn có bao nhiêu tiền đều dồn hết cho cháu chữa trị. Thế nhưng, theo bác sĩ, nếu không thay thận cho cháu th́ sớm muộn ǵ cháu cũng chết. Hoàn cảnh gia đ́nh như thế th́ lấy đâu ra tiền mà thay thận. Để kiếm sống nuôi đứa con bệnh tật, chị Lơi bế con vào TP. Hồ Chí Minh ở với anh An. Hàng ngày chị đi bán vé số, bán tăm. Có lúc đói khổ quá c̣n vác rá đi ăn mày.
Cô út trong đại gia đ́nh người lùn này là chị Phạm Thị Mừng, sinh năm 1980. Chị Mừng có hàng chục năm đi theo đoàn xiếc người bay ở Hải Pḥng biểu diễn kiếm sống. Chị cũng kiếm được một đứa con từ anh lái xe của đoàn xiếc. Bố thằng Huy là người to cao, nhưng khổ nỗi nó lại mang gen của mẹ, nên lùn tẹt. Mới 4 tuổi song Huy đă dừng phát triển chiều cao và bắt đầu phát triển chiều ngang.
Cậu bé Huy từ lúc sinh ra đă vạ vật theo mẹ đi biểu diễn khắp nơi, ngày ngồi trên xe ôtô, tối ngủ gầm cầu thang. Năm ngoái, sức khỏe chị Mừng kém quá nên buộc phải rời đoàn xiếc bế con về quê. Hiện tại, chị ở với mẹ đẻ, nhưng cuộc sống trông cả vào vợ chồng anh Tuyến. Chị Lê phải cấy cả mấy sào lúa để đại gia đ́nh có miếng ăn.
Hiện tại, cuộc sống của đại gia đ́nh người lùn này trông cả vào chị Lê, vợ anh Tuyến. Tuy nhiên, chị Lê cũng mắc đủ thứ bệnh. Hai căn bệnh nặng nhất là u bàng quan và sa dạ con. Chị đă mổ hai lần, song sức khỏe vẫn chưa ổn định. Nguồn thu chủ yếu của gia đ́nh dựa vào hai cậu con lùn của chị đang hành nghề xiếc ở trong Nam. Mỗi tháng, hai cậu gửi về cho anh chị vài trăm ngàn, cũng có tháng chẳng có đồng nào.
Nhắc đến anh An, anh Tuyến rơi nước mắt. Anh An tuy cao chưa đầy 1m, song rất giỏi giang. Anh đào tạo, nuôi dưỡng hai cậu cháu là Luân và Toàn thành những diễn viên xiếc tài ba, rồi xin việc cho hai cháu. Thế nhưng, mấy năm trước, trong một lần biểu diễn, anh bị tai nạn nghiêm trọng. Trong tiết mục biểu diễn phun lửa, thay v́ đưa chai dầu, người phục vụ lại đưa chai xăng. Khi ngậm xăng phun vào lửa, lửa đă bén cháy đen khuôn mặt. Tuy được cứu sống, nhưng anh An mang tật cả đời.
Rời mảnh đất ven biển đầy nắng và gió, tôi mang một tâm trạng nặng nề. Đại gia đ́nh người lùn này có một ư chí, nghị lực rất cao. Họ tự vươn lên để kiếm sống. Tuy nhiên, tôi có cảm giác, bệnh tật và sự khốn khó cứ mỗi ngày thêm xiết họ lại.
Phạm Ngọc Dương
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|