nguoihaiduong
member
ID 63762
09/27/2010
|
“Người đàn bà áo đen” và mối t́nh trong mộng của bài thơ "Em đi chùa Hương"
Hà Nội xưa của những năm giữa thập kỷ 30 thế kỷ trước, người ta thường hay nhắc đến “tứ mỹ Hà thành”, gồm có cô Síu Cột Cờ, cô Phượng Hàng Ngang, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy. Bốn người con gái Hà Nội ấy, bây giờ đều đă thành người thiên cổ. Những câu chuyện về họ, thoảng như một cơn gió trời chợt về trong những lúc oi nồng... Nhưng rồi, hậu thế cũng c̣n may mắn chán, bởi chẳng phải cứ cuộc sống dư thừa, đầy đủ, cái đẹp mới được trân trọng… Cái bản tính “háo sắc” như một thiên căn, các cụ chúng ta ngày ấy cũng nồng nàn chẳng kém tuổi trẻ thời nay. Để rồi, chúng ta được “cảm” thế giới ngày xưa cũng nhờ cái ḷng yêu ấy. Người đẹp mà bài viết nhắc đến, chính là một trong “tứ mỹ Hà thành” cùng với mối t́nh câm của chàng thi sĩ Thơ mới tài hoa, bạc mệnh mang tên Nguyễn Nhược Pháp thuở nào…
Bà là Đỗ Thị Bính, sinh năm 1915 trong một gia đ́nh Hà Nội nền nếp, gia phong tại phố Hàng Đẫy. Được thụ hưởng nền giáo dục phong kiến cũ, lại giữ những chuẩn mực của một người con gái Hà thành gốc nổi tiếng thanh lịch, vẻ đẹp của một giai nhân sắc nước hương trời ấy bao gồm đầy đủ những phẩm chất công, dung, ngôn, hạnh, sự trầm tĩnh, khôn khéo, dịu hiền mà trí tuệ. Cha mẹ một mực cưng chiều cô con gái, đă mượn thầy giỏi về tận nhà dạy học cho nàng.
Thế giới của người con gái đẹp mang tên Bính đă êm đềm và dường như khép kín trong ngôi biệt thự theo kiến trúc Pháp cổ kính, có vườn cây, ghế mây, có gốc tầm xuân la đà nơi tiền sảnh để nàng ngồi đọc sách… Ngôi nhà 3 tầng khang trang, cha mẹ dành tầng dưới cùng cho nàng làm pḥng học và pḥng đọc sách. Bây giờ, dấu ấn của giàn tầm xuân ấy vẫn c̣n ở số nhà 30 Nguyễn Thái Học ngày nay.
Sinh thời, bà Bính có thói quen mặc đồ đen. Có lẽ, đó cũng là lư do để người đời gọi bà là “người đàn bà áo đen”. Áo dài tay hay áo ngắn tay, tuyền là gam màu đen sang trọng. Sự tinh tế của người đẹp thường biết sử dụng những màu quần áo thích hợp để tôn lên vẻ đẹp của ḿnh, dù nhiều lúc đó là những trang phục giản dị và dân dă. Màu đen đă làm cho vẻ đẹp của bà Bính thêm vẻ huyền bí, tôn thêm làn da trắng và sự sang trọng, nghiêm trang của người đẹp.
Cách mạng nổ ra. Cả nước cuốn theo cuộc chiến đấu bi hùng. Cả Hà Nội hừng hực khí thế chiến đấu với phong trào “tiêu thổ kháng chiến”. Gia đ́nh bà Bính cũng không là ngoại lệ. Một thời gian, bà Bính hoạt động trong phong trào b́nh dân học vụ, rồi cả gia đ́nh bà theo kháng chiến, đi tản cư lên măi huyện Sơn Dương, Tuyên Quang và ở trong một ngôi nhà nhỏ dưới chân núi. Phía trước ngôi nhà gia đ́nh bà tản cư ở vùng đất mới là một con sông nước lúc nào cũng dềnh đầy hai bờ. Thói quen và cách sống của người Tràng An thanh lịch vẫn không bị đánh mất. Những chuẩn mực của lễ giáo phong kiến về tam ṭng, tứ đức, nữ công gia chánh… mà bà Bính được thụ hưởng khi c̣n ở Hà Nội, đă cứu sống bà và gia đ́nh những năm tháng tản cư thiếu thốn mọi bề. Bà ở nhà dạy dỗ con cái cho chồng đi kháng chiến, cải thiện đời sống bằng nghề làm bánh. Bằng sự khéo tay và đảm đang của một người con gái thông minh, bà làm đủ các loại bánh rất Hà Nội như bánh quấn thừng, bánh xốp, kẹo đầu Tây… để bán trong những phiên chợ quê hoặc bán mối cho các hàng quán trong vùng Sơn Dương. Tại nơi ở mới, bà làm một mảnh vườn nho nhỏ, trồng rau, nuôi gà, làm nước mắm…
Cuộc sống nơi thôn quê không làm bà khó khăn, ngược lại bà thích nghi và ḥa nhập vào nó rất nhanh, không “chảnh” như những tiểu thư khuê các nũng nịu, kênh kiệu theo kiểu… gai mồng tơi! Bà mang những kiến thức về nghề thuốc để chữa bệnh cho bà con vùng miền núi Sơn Dương, ân cần chăm chút bệnh t́nh của họ, tiêm thuốc chống sốt rét… Lẽ dĩ nhiên, bà chẳng nhận tiền công của ai cả. Đó là sự cưu mang, đùm bọc và sẻ chia của tấm ḷng nhân đạo của một người đẹp có học thức và vẹn toàn tiết hạnh. Bà con vùng Sơn Dương yêu mến gọi bà Bính là “bà tiên kháng chiến” hay “bà ké kháng chiến”, với t́nh cảm tri ân xuất phát từ nơi sâu thẳm đáy ḷng.
Kháng chiến chống Pháp thành công, bà cùng gia đ́nh trở về Hà Nội yêu dấu tại căn nhà số 67 Nguyễn Thái Học (năm 1954). Sự thông minh, khéo léo giúp bà chế biến nên những món ẩm thực đậm chất Tràng An: bún thang, ốc hấp lá gừng, bún ốc, chè kho… Cuộc sống thường nhật với những lo toan để vun vén cho cả gia đ́nh đă khiến bà không có nhiều thời gian dành cho ḿnh. Thú vui đọc sách từ thời thiếu nữ trở thành một thứ xa xỉ với bà. Thế nhưng, bà yêu thơ, vẫn thích đọc thơ và ngâm nga những bài hát ru mang đậm hồn dân tộc. Cuộc kháng chiến trường kỳ của đất nước đă khiến người đẹp nghiêng thành đất Kinh kỳ có một cuộc sống b́nh dị như bao người khác.
Năm 1992, bà Bính mất tại bệnh viện Bạch Mai. Trờ về với đất, gia đ́nh, người thân và bạn bè khoác cho bà bộ quần áo đen quen thuộc, như là một sự trân trọng người đẹp mang áo đen mà cả cuộc đời, v́ yếu tố lịch sử, đă không có cơ hội để cái đẹp của bà được tôn vinh như những người đẹp bây giờ.
Sinh ra trong thời loạn, lại là sản phẩm của một nền giáo dục của xă hội cũ, vẻ đẹp sắc nước hương trời của người con gái hẳn sẽ không được người ta xem trọng, hay ít nhất cũng không có cơ hội để đem tài năng và sắc đẹp của ḿnh ra thi thố với cuộc đời. Cuộc sống của người đẹp Đỗ Thị Bính nều cứ giản đơn như đă nói ở trên, th́ có lẽ nó cũng chỉ đỡ buồn tẻ hơn những cuộc sống b́nh dị của biết bao người phụ nữ trong xă hội cũ. Nhưng may mắn thay, bông hoa đẹp ấy đă làm nao ḷng và trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho chàng thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp mơ mộng với những Ngày xưa. Người đẹp Đỗ Thị Bính đă đi vào những vần thơ trong sáng, đẹp đến thuần khiết của con trai nhà tư sản Nguyễn Văn Vĩnh bấy giờ…
So về tuổi tác, nhà thơ của chúng ta hơn người đẹp Bính 1 tuổi (Nguyễn Nhược Pháp sinh năm 1914). Chàng thư sinh nhỏ bé cao 1m52, với sự yếu đuối thư sinh, với cái bẽn lẽn của một hồn thơ mộng mơ và nỗi buồn thế hệ, đă thầm thương nhớ trộm cô tiểu thư Đỗ Thị Bính tự bao giờ. Người ta bảo, “người thơ phong vận như thơ ấy”. Với Nguyễn Nhược Pháp, dường như thế vẫn là chưa đủ. Người thơ ấy c̣n bị “vận” vào ḿnh bởi chính cái tên “Nhược Pháp – nước Pháp yếu”, mà người cha (cụ Nguyễn Văn Vĩnh), với suy nghĩ kỳ lạ, đă đặt cho con ḿnh; bị những xáo trộn, biến cố của gia đ́nh và một tuổi thơ sớm thiếu vắng t́nh yêu thương mẫu tử chi phối vào tính cách...
Khi ấy, Nguyễn Nhược Pháp đang làm việc tại ṭa báo L’ Annam nouveau. Ngày nào chàng thi sĩ cũng kiếm cớ đi qua ngôi nhà có người đẹp ở, để được nh́n thấy nàng cho khuây cả ngày thương nhớ. Mà cái sự nhớ thương, cái sự yêu đương trai gái, thời nào cũng giống thời nào. Người con gái bao giờ chẳng nhạy cảm để có thể nhận thấy những yêu thương của người trai thể hiện qua ánh nh́n? Giai nhân cũng biết chàng trai nhỏ nhắn, thư sinh ấy “cảm” ḿnh. Một đôi lần, hai người đă đứng nói chuyện cùng nhau qua rào cây tầm xuân hữu t́nh và lăng mạn. Nhưng rồi, những nhớ nhung, yêu thương ấy, mỗi người chỉ biết lưu giữ thành một bí mật của riêng ḿnh. Giai nhân để nhớ thương vào trang sách, vào những buổi sáng đi tưới cây hay đi dạo trong vườn nhà, để đợi chờ một ánh mắt quen thuộc thấp thoáng hiện giữa những lá tầm xuân xanh ngắt. C̣n nhà thơ gửi yêu thương của ḿnh vào những vần thơ trong sáng. 12 thi phẩm của Ngày xưa, vẻ đẹp mà Nguyễn Nhược Pháp “vận” vào cho các nhân vật trữ t́nh của ḿnh, đó chính là vẻ đẹp của giai nhân Đỗ Thị Bính.
Cho nên, để biết cái vẻ “sắc nước hương trời” của một trong bốn “mỹ nhân Hà thành” xưa, chỉ cần đọc Ngày xưa cũng đủ để h́nh dung ra một bức truyền thần chân dung giai nhân Đỗ Thị Bính. Khi là sự hồn nhiên, tinh nghịch đáng yêu đầy học thức của cô bé tuổi 15 đi trẩy hội chùa Hương cùng thầy me: “Cùng thầy me em dậy/ em vấn đầu soi gương/ Khăn nhỏ đuôi gà cao/ Lưng đeo dải yếm đào/ Quần lĩnh áo the mới/ Tay cầm nón quai thao …”. Đó là trang phục! C̣n đây là đôi mắt. “Mắt xanh nh́n man mác/ mỉm cười về cành hoa” (Tay ngà). Rồi mái tóc, cái miệng: “tóc xanh viền má hây hây đỏ/ miệng nàng hé thắm như san hô/ tay ngà trắng nơn hai chân nhỏ…” (Sơn Tinh – Thủy Tinh)… Cái sắc đẹp ấy đă làm ngẩn ngơ cả tâm trí chàng thi sĩ điển trai nhưng gầy g̣ Nguyễn Nhược Pháp, đến mức, cả trong thơ, chàng thơ cũng không ḱm được tiếng thốt nhớ nhung: “mê nàng bao nhiêu người làm thơ”… Vẻ đẹp của mỹ nhân được Nguyễn Nhược Pháp “dè sẻn” đưa vào thơ của ḿnh, mỗi bài một nét đẹp của người con gái khuê các áo đen. Đến mức, bạn thơ Nguyễn Vỹ của Nhược Pháp, trong Văn-thi sĩ tiền chiến, đă bảo: nếu không có người đẹp Đỗ Thị Bính, sẽ không có một Ngày xưa làm rạng danh chàng thi sĩ đa t́nh!
Nhưng sự đời, t́nh yêu đẹp bao giờ chẳng nhiều ngang trái. Cái sự “đầu mày cuối mắt” của chàng thi sĩ với giai nhân, cuối cùng cả 2 gia đ́nh đều biết. Khi ấy, cụ thân sinh ra Nguyễn Nhược Pháp mắc phải cái nạn lớn nhất của cuộc đời, đến mức phải khuynh gia bại sản. So với gia đ́nh người đẹp Đỗ Thị Bính, chàng thi sĩ chỉ là tay trắng. Về môn đăng hộ đối, điều đó đă là một cản trở.
Mặt khác, ḷng tự trọng của Nguyễn Nhược Pháp lớn quá. Ông không dám mơ cao sang với một tiểu thư khuê các, có danh phận. Cuộc đời nước chảy bèo trôi. Những biến cố lớn lao của gia đ́nh đă làm những mộng mơ của thi sĩ Ngày xưa phải chùng lại. Sự “tự ti” về thân phận của một đứa trẻ mồ côi mẹ năm hai tuổi càng làm Nguyễn Nhược Pháp sống khép kín. Mối t́nh đầu sâu sắc và đơn phương đă chắp cho niềm cảm hứng để Nguyễn Nhược Pháp có được Ngày xưa trọn vẹn, đủ để ông vinh danh trên văn đàn Việt Nam. Năm 1938, căn bệnh lao đă mang đến cho nhà thơ tài hoa của chúng ta mệnh bạc, với tuổi 24 trong sáng, đầy hoài băo, với mối t́nh câm về người đàn bà áo đen lúc nào cũng thường trực trong mộng mị, trong tâm tưởng. Để rồi, t́nh yêu của tài tử, giai nhân được lưu giữ bất diệt trong “viện bảo tàng” mang tên “Ngày xưa” tha thiết ấy… Chùa Hương không gặp gỡ/ rừng mơ chắc đă mơ?/ Lời c̣n trong hơi thở/ giai nhân cùng người thơ…
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat