sontunghn
member
ID 67158
04/04/2011
|
Ai giàu nhất Việt Nam ?( ST )
Trên thế giới, hàng năm một số tờ báo có uy tín như tạp chí Forbes thường công bố những người giàu, với tài sản hàng chục tỷ đô la Mỹ. Cho đến nay, chưa thấy có tên những người giàu Việt Nam trong số đó.
Ông Phạm Nhật Vượng
Kỳ I: Từ chuyện một đai gia lịch lãm …
Ở Việt Nam gần đây một số tờ báo công bố người giàu nhất trên sàn chứng khoán. Năm 2008 là ông Đặng Thành Tâm, năm 2009 là ông Đoàn Nguyên Đức; năm 2010 là ông Phạm Nhật Vượng.
Nhưng, ở Việt Nam, giàu trên sàn chứng khoán chỉ là của “ nổi”, người ta còn phải tính đến của “chìm” nữa chứ?
Vậy ai là người giàu nhất Việt Nam theo nghĩa đúng nhất của từ này . Nghĩa là có cả của “chìm” lẫn của “ nổi”?
Thực ra, tôi đã tìm hiểu đề tài này từ lâu. Năm 2004 tôi có viết một bài báo đăng trên tờ Tiền Phong với tựa đề “Ai là người giàu nhất Việt nam” ?
Đến năm 2005, tôi cho ra đời cuốn sách “Ai là người giàu nhất Việt Nam” do nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành. Cuốn sách đă được đón nhận rộng rãi vì có lẽ đó là cuốn sách đầu tiên ở nước ta đặt ra vấn đề này.
Một số nhà báo hỏi tôi lý do viết cuốn sách này. Thúy Anh, lúc đó là phóng viên tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam, hỏi rằng có phải anh viết cuốn sách là để tri ân bạn bè, những người cùng học với anh ở Đông Âu không ? Tôi bảo không. Trong cuốn sách “Ai là người giàu nhất Việt Nam” có rất nhiều người không phải là bạn bè tôi và cũng không học với tôi ở Đông Âu. Thậm chí, có người tôi cũng chẳng quen biết gì. Tôi viết để lý giải về hiện tượng mới ở Việt Nam, để ủng hộ chủ trương làm giàu chân chính…
Khi cuốn sách được phát hành rộng rãi, tôi nhận được nhiều cú điện thoại, nhiều lá thư … Trong số độc giả, người thì hoan nghênh, người nghi vấn. Có người bảo anh phải viết thêm sâu hơn, cụ thể hơn để lý giải cặn kẽ vấn đề làm giàu ở nước ta.
Sau đó, tôi thấy họ có lý. Tôi dành thời gian tìm hiểu, góp nhặt tư liệu, gặp gỡ nhân vật …và bắt tay vào viết phóng sự này. (Cũng là tập hai của cuốn sách mà hôm nay tôi sẽ công bố một phần trên báo điện tử Tầm Nh́n).
Điều đầu tiên, tôi nói về lý do vì sao tôi tâm huyết với đề tài này? Vì sao suốt một thời gian dài tâm lý ghét người giàu kinh khủng thế ?
Có lẽ bắt đầu từ tư duy tiểu nông của chế độ phong kiến. Cái câu
“Trâu buộc ghét trâu ăn,
Quan võ thì ghét quan văn dài quần”.
lưu truyền trong dân gian cho đến ngày nay. Rồi thực tế phũ phàng của những người giàu, những “ chúa đất” với con ở, với người nghèo được thể hiện trong ca dao:
“Chúa trai là chúa hay lo,
Đêm nằm cắt việc ra cho mà làm.
Chúa gái là chúa ăn tham,
Đồng quà tấm bánh đút ngang trong buồng.
Ăn thì chết nứt chết trương,
Chẳng nhớ thằng ở, chẳng thường con đòi.
Mua cho một tấm khố sồi,
Bề ngang chiếc đũa, bề dài nửa thân.
Đi đâu chẳng dám cởi trần,
Trông thấy chúng bạn cực thân thay là…”
Cái cảnh bất công ấy, cái loại người giàu tiểu nông , bủn xỉn, bé nhỏ ấy hình như là phổ biến ở nước ta rất lâu. Nó đã vào ca dao, tục ngữ. Nó được đưa vào sách giáo khoa và một thời nhiều thế hệ học sinh phải học sái cổ .
Rồi những năm chế độ bao cấp, của cải, tư liệu sản xuất đều công hữu hóa. Người giàu bị coi là đối tượng bóc lột. Có một ít vàng do ông cha để lại cũng phải mang nộp cho chính quyền, phải sung công … Tôi đã chứng kiến chiến dịch Z gì đó ở Hà Nội. Những ai có ngôi nhà hai tầng đều bị tịch thu, có người còn bị bắt đi cải tạo mà không cần biết tài sản của họ có bất minh hay không!
Hình như, cho đến bây giờ, người giàu không dám công khai tài sản của mình có lẽ do nỗi sợ từ đó. Bởi vậy, viết về người giàu Việt Nam rất khó.
Tôi còn nhớ những ký ức khó quên của một thời “đói ăn, thiếu mặc”, dù đất nước đã thống nhất, hòa bình . Đó là thời kỳ cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Tòa soạn báo chúng tôi phải chia nhau từng cọng rau muống. Mỗi khi mua được một ít rau từ cửa hàng mậu dịch chợ Hôm, tòa soạn báo vui như mở hội! Ai cũng náo nức chờ được chia một mớ rau, nhiều khi chỉ có vài chục ngọn. Cả những cọng rau già khô quắt cũng được chia đều. Rồi người nào người nấy hớn hở đèo sau xe đạp về nhà.
Một lần, lúc đó tôi là Bí thư chi đoàn của báo, vào thường trú ở Thành phố Hồ chí Minh, thấy phía sau khu nhà ở tập thể của ban đại diện có một ít đất bỏ không. Tôi lên gặp xếp phó (xếp vào làm việc với ban đại diện và đề xuất cho anh em trồng một ít rau để cho bếp ăn tập thể . Xếp phó trừng mắt bảo “ Tư tưởng cậu lồi lõm rồi… Cậu phải nhớ rằng một tấc đất tư hữu cũng có thể đẻ ra chủ nghĩa tư bản !” . Kinh hãi quá !
Lịch sử đã sang trang.
Công cuộc đổi mới ở nước ta thực sự là một bước ngoặt lớn lao. Dân có giàu th́ nước mới mạnh. Nhà nước khuyến khích làm giàu chính đáng. Nhà nước bảo đảm cho người giàu bằng pháp luật.
Nhưng, nhiều vấn đề mới lại đặt ra.
Tôi còn nhớ một buổi tối trên tầng thượng của khách sạn Rex ở Sài Gòn. Năm 1990 có cuộc gặp mặt hoa khôi cùng các người đẹp sau cuộc thi người đẹp khu vực miền Đông Nam bộ và Thành phố Hồ chí Minh, chuẩn bị cho cuộc thi hoa hậu toàn quốc do báo Tiền Phong tổ chức. Một người đàn ông mặc com lê trắng, trông lịch thiệp hào hoa, ra dáng một ông chủ hiện đai tiến đến bắt tay tôi và tự dưới thiệu tên là Quang. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không nhớ họ của anh ta, vì chỉ gặp nhau vài tiếng đồng hồ trong bữa tiệc chiêu đãi các người đẹp. Đó là ông chủ sơn Mài Lam Sơn một thời nổi tiếng là giàu có bậc nhất ở các tỉnh phía Nam mà nhiều người đã biết . Năm đó sơn mài Lam Sơn có tài trợ một phần cho cuộc thi hoa hậu.
Bẵng đi một thời gian, tôi nghe nói cơ nghiệp của ông bị phá sản , ông phải chạy trốn ra nước ngoài. Tiếp đến là một loạt các đại gia họ Tăng, họ Liên …ra tòa, cơ nghiệp của họ sụp đổ. Tiếng xấu về những đại gia, những người giàu lan đi khắp nơi …
Từ đó người ta ngại gặp người giàu, ngại quan hệ với các đại gia! Mỗi lần có người giàu nào đó, đại gia nào đó đặt vấn đề về tài trợ hay bảo trợ cho cuộc thi hoa hậu là tôi lại phải đắn đo, xem xét. Nhưng xem xét thế nào hết được khi mà nhũng thông tin về người giàu ở ta rất hạn chế, rất khó kiểm định.
Tôi đã mất rất nhiều thời gian cóp nhặt thông tin để viết cuốn sách này. Cũng chỉ là bước đầu tìm hiểu về người giàu Việt nam …
Dương Kỳ Anh
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
sontunghn
member
REF: 595208
04/04/2011
|
Đầu những năm 90, tôi có một số chuyến công du nước ngoài, trong đó có chuyến đi Mỹ với hoa hậu Thu Thủy do một hãng nước ngọt nổi tiếng, nhiều năm tài trợ cho các cuộc thi hoa hậu Việt Nam mời và đài thọ chi phí.
Kỳ II : Người có tài sản nhìn thấy: 1 tỷ 200 triệu đô la Mỹ
Hôm dến New York, người ta bố trí một máy bay lên thẳng chở chúng tôi đi thăm thành phố được coi là phồn thịnh bậc nhất thế giới này. Người phi công trẻ khi biết mình đang chở Hoa hậu Việt Nam nên nổi hứng lượn vòng vèo sát nóc những tòa nhà chọc trời , bay qua bay lại mấy lần trên tượng Nữ thần Tự do, Quảng trường Thời đại. Từ trên máy bay, tôi nhìn thấy một khách sạn mà sau đó chúng tôi đã đến ăn cơm trưa.
Đó chính là khách sạn Carter ở ngay trung tâm thành phố New York.
Nhân viên phục vụ ở đây hầu hết là người Việt. Họ hỏi chúng tôi có phải là người Nhật không? (Tất nhiên là hỏi bằng tiếng Anh).
Khi nghe chúng tôi nói tiếng Việt và đến từ Việt Nam, họ trố mắt ngạc nhiên. Họ lấy thêm thức ăn cho chúng tôi và mời “ Ăn thật nhiều vào …chứ về Việt Nam làm gì có mà ăn!”. Tôi suýt bật cười. Họ hoàn toàn không biết rằng lúc đó Việt Nam đã trải qua mấy năm đổi mới, kinh tế phát triển, đã bắt đầu có gạo xuất khẩu ra thế giới .
Tôi biết đó là khách sạn của ông Trần Đình Trường.
Một khách sạn bề thế, ở ngay trung tâm thành phố bậc nhất thế giới, ở ngay trung tâm thường mại thế giới… là của một người Việt Nam. Ra khỏi khách sạn, tôi còn ngoái lại nhìn. Một sự thật khó tin.
Chuyện ông Trần Đình Trường giàu có tôi đã được nghe kể trước đó. Người ta kể chuyện ông làm giàu lúc nước nhà chưa thống nhất, dưới chính quyền cũ như thế nào! Ông đã từng là chủ một một đội tàu viễn dương đi khắp thế giới. Chuyện đời ông theo những người quen biết của tôi kể lại như một cuốn tiểu thuyết vậy. Người ta nói ông là người giàu nhất trong số mấy triệu Việt kiều và cũng là người giàu nhất Việt Nam thời đó.
Có một dạo, ở quê tôi, người ta còn đồn rằng ông Trường sẽ đầu tư tiền để làm con đường quốc lộ đi qua huyện Kỳ Anh (nơi ông đã sinh ra và lớn lên).
Rồi không thấy con đường mới làm đâu. Người ta lại nói ông đầu tư xây dựng với điều kiện con đường mang tên ông. Tất nhiên là chính quyền không đồng ý. Tôi cũng chỉ nghe vậy và biết vậy thôi, chứ không có điều kiện tìm hiểu thực hư.
Ông Trần Đình Trường cùng quê với tôi . Ông có một người em trai tên là Trần Đình Triêm. Triêm học cùng lớp với tôi thời phổ thông (học cấp 3 thời đó) . Triêm học giỏi, đẹp trai. Nghỉ hè, tôi, Tiến sĩ nhà thơ Lê Quốc Hán và nhiều người bạn đến căn nhà sơ tán ở ngay giữa cánh đồng nơi gia đình Triêm ở đàm đạo văn chương.
Rồi cuối năm học phổ thông, trong kỳ nghỉ hè tôi nghe tin Trần Đình Triêm đă bị bom Mỹ sát hại ngay trong căn nhà sơ tán của mình.
Lúc đó tôi đang trên đường ra Bắc học đại học nên không đến chia buồn được. Nhưng hình ảnh chàng trai có mái tóc xoăn, có đôi mắt sáng thông minh cho đến bây giờ c̣n in đậm trong tôi.
Trở lại chuyện ông Trần Đình Trường, tôi nhớ đến cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2004 do báo Tiền Phong tổ chức tại đảo Tuần Châu, lần đầu tiên được truyền hình trực tiếp. Cuộc thi là một sự kiện văn hóa được hàng chục triệu người quan tâm và có tác động rất lớn đến người Việt ở nước ngoài.
Sau cuộc thi, tôi có nhận được một bản fax từ Mỹ hoan nghênh cuộc thi và mời tôi và Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền sang thăm Mỹ. Chủ của bản fax đó là ông Trần Đình Trường. Tôi không đi được vì bận việc và cũng vì nhiều lý do tế nhị khác.
Sau đó, có một người bà con của ông Trường (nghe nói là em trai thì phải ) có đến tìm tôi ở ṭa soạn. Người bà con của ông Trường đó nói khách sạn Carter có người trả giá 900 triệu đô la Mỹ rồi. Tôi có gửi tặng ông Trần Đình Trường cuốn tiểu thuyết của tôi mới xuất bản là cuốn Xuyên Cẩm (Không biết có đến tay ông không?)
Khi bài báo “Ai là người giàu nhất Việt Nam” được xuất bản, trong đó tôi có nhắc đến ông Trần đình Trường với chi tiết khách sạn Carter 900 triệu đô la và cho rằng ông là người giàu nhất Việt Nam.
Tết Bính Tuất năm đó tôi đã nhận được nhiều điện thoại, thư của bạn đọc hoan nghênh và trao đổi nhiều vấn đề - trong đó có thư của ông Trần Đình Trường.
Ông Trường nói rằng ông đã đọc bài báo. Ông cảm ơn, nhưng muốn đính chính một chi tiết rằng ông không có ý định bán khách sạn Carter vì khách san đó là biểu tượng của sự thành công kinh tế tài chính vượt bậc và biểu lộ sự kiên trì của người Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Ông Trường viết “…Vì thế tôi nhấn mạnh rằng khách sạn Carter không phải để bán. Khách sạn Carter sẽ được chúng tôi duy trì như một tài sản vô giá”.
Con trai đầu của ông Trần Đình Trường là Trần Đình Nam cùng vợ là Chu Thị Hạ từ Mỹ về có đến nhà tôi chuyển lời cảm ơn của ông Trần đình Trường
và cho biết khách sạn Carter của ông Trường có người trả giá 1 tỷ 200 triệu đô la Mỹ, nhưng ông không bán.
Như vậy, có thể nói ông Trần Đình Trường là người Việt Nam có tài sản nhìn thấy là 1 tỷ 200 triệu đô la Mỹ.
Qua câu chuyện vui đầu xuân, tôi hỏi Trần Đình Nam về cuộc sống gia đình, về một người giàu có như ông Trường tiêu pha, làm việc ra sao?
Trần Đình Nam kể nhiều chuyện vui, chuyện ông tỷ phú đô la Trần Đình Trường đi công tác còn gói cả cơm nắm đi ăn, chuyện ông nghiêm khắc với các con như thế nào… Tôi bảo : “Có tiết kiệm thì mới giàu có được chứ”.
Những người giàu tự tay mình làm nên nghiệp lớn thường là rất tiết kiệm và rất nghiêm khắc với bản thân và con cái.
Vì tiền bạc họ làm ra từ mồ hôi, nước mắt chứ đâu phải tiền “ Chùa” !
Dương kỳ Anh .
|
|
sontunghn
member
REF: 595209
04/04/2011
|
Trong ấn tượng sâu đậm của tôi, Đào Hồng Tuyển là một ông chủ hào hoa. Có lần tôi đã hỏi ông câu này, ông bảo ông là người hào hoa theo nghĩa là một người rộng lượng, nhân ái, biết sẻ chia, cảm thông với người khác, nhất là những người thuộc phái đẹp
Kỳ III: Người nói với tôi có tài sản 2 tỷ đô la.
Ông thường mặc một chiếc áo sơ mi mầu hồng, lúc nào trông cũng trẻ trung, không có vẻ bận rộn, tất bật như nhiều ông chủ thời nay. Ông thường lái xe chở tôi đi, giới thiệu với tôi những nơi đang làm, đất đá còn ngổn ngang và những nơi sẽ làm trên đảo Tuần Châu.
Này là bến tàu du lịch có sức chứa 700 tàu; Này là sân Golf 36 lỗ (Liên doanh với Mỹ ); Đây là kênh nhân tạo dài 4 km giành cho các nhà tỷ phú và CLB du thuyền; Này là khu chung cư cao cấp; Hệ thống nghĩ dưỡng và Villa…
Mỗi lần đến đảo Tuần Châu , tôi lại nhớ cái lần bị bỏ lại trên hòn đảo hoang này.
Đó là vào đầu năm 1978 thì phải. Hồi đó tôi đang là phóng viên theo dõi vụ người Hoa ồ ạt ra đi …Tôi ra đảo Tuần Châu theo mấy quan chức địa phương, rồi vì mải mê hỏi chuyện người dân trên đảo, mấy quan chức địa phương tưởng tôi đã về đất liền theo tàu tuần tiểu của bộ đội biên phòng …
Một đêm ở lại trên hòn đảo hoang, bốn phía là sóng biển mênh mông. Đêm ấy tôi như không chợp mắt, nằm trong khoang thuyền của một người dân chài, tôi bị những con Dỉn cắn cho sưng tấy tay chân …Hôm sau người dân chài chở tôi vào bờ bằng con thuyền đánh cá của ông, phải đi mất già buổi sáng mới vào được trụ sở tỉnh đoàn Quảng Ninh.
Thế mà bây giờ, đảo Tuần Châu đã thành một khu du lịch nổi tiếng trong nước và thế giới. Ra đảo Tuần Châu, được ngủ trong căn phòng của một trong những biệt thự sang trọng bậc nhất Việt Nam. Ngay cả trong giấc mơ lãng mạn nhất thời đó cũng không một ai có thể hình dung nổi.
Tôi thường nói với Đào Hồng Tuyển rằng, ông là người đầu tiên ở Việt Nam dám đắp một con đường nối đất liền với đảo.
Con đường ra đảo Tuần Châu nối liền với quốc lộ 18a dài 2.145 mét, rộng 15 mét với hai làn xe ô tô tuyệt đẹp. Ông “ Chúa đảo” Đào Hồng Tuyển – chúng tôi thường gọi vui như vậy, theo tôi là người Việt Nam đầu tiên nghĩ đến các hòn đảo hoang, nơi sẽ là những “ Thiên dường du lịch” mà sau đó mấy năm nhiều đại gia đã “ Tiến quân ra đảo” biến những hòn đảo dọc bờ biển Việt Nam thành những khu nghỉ dưỡng tuyệt vời!
Ông cũng là nhà doanh nghiệp đầu tiên xậy dựng khu nhạc nước có vũ điệu và ánh sáng lade với 12.000 chỗ ngồi thuộc loại lớn nhất Việt Nam.
Rồi câu lạc bộ Cá Heo, cá Voi trắng, Hải cẩu, sư tử Biển 2.500 chỗ ngồi với sân khấu đa năng cũng là một công trình có đầu tiên ở Việt Nam.
Đào Hồng Tuyển đã là người khai phá ra nhiều cái “ đầu tiên”, sau này dù có ai làm hơn ông, chắc thời gian cũng không thể quên người làm cái “ đầu tiên” trong làng doanh nghiệp. Lịch sử doanh nhân hẳn không quên ông về những ý tưởng đầu tiên này.
Tôi đã có một bài phỏng vấn về ông đăng trên báo. Ông cho biết, ông không phải họ Đào. Gốc gác của ông là họ Lý, một giòng họ vua chúa, quý tộc vùng Kinh Bắc, sau do những biến thiên lịch sử đã phiêu dạt nhiều nơi
(Có cả những người họ Lý sang tận Hàn Quốc, lập nghiệp, trở nên giàu có,
Đã về Việt nam nhận tổ tiên, mà báo chí đã đưa tin)
Ông từng là một người lính tham gia những chuyến tàu không số vận chuyển lương thực, khí giới vào miền Nam. Ông đã từng mơ trở thành một vị tướng tài, từng thấm cái nghèo, cái khổ sau chiến tranh, tài sản của ông có lúc chỉ là cái ba lô cũ sờn với mấy bộ quần áo lính và một đôi dép nhựa Tiền Phong đã bị kẻ cắp lấy mất khi ông ngủ quên trong vườn hoa Tao Đàn ngày mới xuất ngũ. Ông đã từng đi làm thuê, quét chuồng lợn cho một vị “cán bộ” …Ông bắt đầu kinh doanh từ ý tưởng gom những nhân viên “Thu dung” có học của chế độ cũ để sản xuất những chai nước khoáng đầu tiên ở miền Nam sau giải phóng. Những sản phẩn như nước khoáng Đảnh Thạch, phân bón Bình Điền …một thời cũng nổi danh và đem lại tiền bạc cho ông.
Khi ông tiến quân “ ra Bắc”, trở thành ông chúa đảo Tuần Châu, ông đã có trong tay gần chục triệu đô la. Khi ông mang số tiền đó đắp con đường vượt biển nối đất liền với đảo Tuần Châu, để biến hòn đảo hoang thành khu du lịch quốc tế nổi tiếng có người đã bảo ông “ điên”!
Tôi biết ông từ khi ông về TW Đoàn làm phó giám đốc công ty thương mại.
Nhưng biết ông nhiều là khi ông cùng chúng tôi tổ chức thành công cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2004 trên đảo Tuần Châu. Đó là cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam đầu tiên được truyền hình trực tiếp tới hàng chục triệu khán giả trong và ngoài nước.
Tôi nhớ cái đêm, trước đêm chung kết của cuộc thi, hơn 12 giờ đêm, Đào Hồng Tuyển còn lái xe đến nơi tôi ở. H́nh như ông đã biết có một vài đơn tố cáo thí sinh, trong đó có những thí sinh sáng giá. Lúc đó ông cũng lo lắng không kém gì chúng tôi. Tôi bảo ông rằng, các cuộc thi người đẹp thường có một vài trục trặc như vậy, nhưng ban tổ chức đã cẩn trọng xác minh, thường là không có vấn đề gì.
Trong đêm tổng duyệt, Đào hồng Tuyển ở ngoài sân khấu hàng giờ đồng hồ. Khi mọi người đã về nhà hết, chúng tôi vẫn ngồi lại giữa những hàng ghế trống trong màn đêm thấm lạnh, trao đổi với nhau nhiều vấn đề.
Tôi hỏi trong những người đẹp dự thi, ông “ Chấm” thi sinh nào làm hoa hậu? Ông bảo: Chấm người nào là quyền của ban giám khảo, nhưng riêng tôi tôi thấy có hai thí sinh sáng giá nhất là Nguyễn thi Huyền và Trịnh Chân Trân.
Tôi biết ông là người có trách nghiệm và rất tế nhị. Ông yêu cái đẹp, cũng như tất cả chúng ta, yêu cái đẹp, nhất là vẻ đẹp của người phụ nữ. Ông cũng là người “chịu chơi” theo nghĩa tốt của từ này. Khi ban tổ chức đặt vấn đề muốn có một máy bay lên thẳng để quay từ trên cao đêm chung kết, ông đồng ý ngay và làm mọi các để có máy bay. Ông còn hứng khởi cho các thi sinh và ban giám khảo lên máy bay, bay mấy vòng trên vịnh Hạ Long – kỳ quan thiên nhiên thế giới. Cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2004 tổ chức tại Tuần Châu thành công tốt đẹp trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ông.
Sau đó ông còn tổ chức một cuộc gặp 100 người đẹp nhất thế giới và 100 người giàu của Việt Nam. Đêm đó tôi có dự, nó đã diễn ra thật hoành tráng, trên bãi biển tuyệt đẹp – bãi tắm được coi là đẹp và dài nhất Việt nam, dài 6 km trên đảo Tuần Châu.
Tôi nhận thấy ông là người dám nghĩ, dám làm, cả những điều mà người thường cho là viễn vông.
Ông cũng là người trong kinh doanh luôn chú ý đến yếu tố văn hóa. Trước đây ông còn nuôi cả một tốt văn nghệ chuyên phục vụ cho khách đến đảo, và các bài hát chủ yếu là dân ca. Ngay cả kiến trúc của nhiều công trình trên đảo Tuần Châu ông cũng cho thiết kế theo kiểu truyền thống Việt nam.
Bên cạnh cái hiện đại, ông luôn chú ý đến truyền thống – những nét tinh hoa của nước Việt ngàn đời.
Tuần văn hóa A SEAN, cuộc thi Tiếng hát Truyền hình toàn quốc, nhiều cuộc thi Hoa hậu Việt Nam …đều được tổ chức ở Tuần Châu. Công ty Âu Lạc và khu Tuần Châu đã nhận được nhiều giải thưởng như: Khu du lịch đa năng số 1 Việt Nam, khu nghỉ dưỡng tốt nhất miền Bắc, giải thưởng kiến trúc Việt nam …
Ông cũng là đại gia có nhiều lời “ đồn thổi”! Tôi có đem một số điều thiên hạ đồn thổi hỏi ông. Người ta bảo ông nợ hàng ngàn tỷ đồng không trả được, rằng, ông đã bán đảo Tuần Châu cho Hàn Quốc?
Ông cười và khẳng định với tôi rằng hiện ông không nợ nần ai cả. Ông cũng cho biết, có một dạo ông thuê một công ty của Hàn Quốc quản lý và khai thác khu du lịch Tuần Châu, nhưng sau một thời gian, họ không làm được nên đã rút về nước.
Khi tôi hỏi Đào Hồng Tuyển rằng, có phải ông là người giàu nhất Việt nam không? Ông bảo, tài sản của ông là 2 tỷ đô la (Mỹ).
Buổi đầu tôi hơi ngạc nhiên! Hai tỷ đô la Mỹ đâu phải là nhỏ. Sao ông không lên sàn chứng khoán như nhiều đại gia khác?!
Ông nói rằng, ngoài đảo Tuần châu, với nhiều vila, biệt thự cao cấp, với nhiều công trình nghỉ dưỡng tuyệt vời bên bờ vịnh Hạ Long – Kỳ quan thiên nhiên thế giới, ông còn có nhiều đất đai ở thành phố Hồ Chí Minh và nơi khác. Ông có 14 công ty, 34 nhà máy, xí nghiệp với hàng vạn công nhân.
Ông có ba người con, cháu cả là Đào Anh Tuấn tu nghiệp ở nước ngoài về, hiện là tổng giám đốc công ty Âu Lạc. Hai cháu gái là Đào Thị Đoan Trang và Đào Thị Phương Thảo cũng đang công tác tại TP Hồ Chí Minh.
Tôi đã nhiều lần trò chuyện với chị Đỗ Minh Nguyệt, vợ ông, một người phụ nữ thật dễ mến. Người ta thường nói phía sau sự thành đạt của người đàn ông, thường có một người đàn bà. Vợ ông có lẽ là người phía sau ấy!
Có hai câu hỏi tôi định hỏi ông, nhưng không hiểu sao tôi vẫn chưa hỏi!
Đó là ông sẽ quản lý thế nào để khai thác có hiệu quả nhất khu du lịch tuyệt đẹp Tuần Châu trong thời gian khủng khoảng kinh tế khó khăn này khi mà ở đây thời tiết không cho phép khách du lịch Việt nghỉ được 4 mùa như ở Nha Trang, Đà Nẵng?
Và, vì sao Á hậu Trịnh Chân Trân, người được trao danh hiệu NGƯỜI ĐẸP TUẦN CHÂU tại cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2004, đã về làm phó tổng giám đốc cho ông ở Tuần Châu, đã sớm ra đi như vậy?
Dương Kỳ Anh
|
|
sontunghn
member
REF: 595210
04/04/2011
|
Còn nhớ, giải bóng đá Siêu CUP Quốc Gia lần đó do tôi làm trưởng ban tổ chức tại sân của đội Hoàng Anh – Gia Lai.
Kỳ 4: Người đầu tiên ở Việt Nam có máy bay riêng
Lần đó đội Sông Lam Nghệ An tranh siêu cúp với Hoàng Anh – Gia Lai. Trên hàng ghế VIP, có một thanh niên mặc quần bò, đội mũ két đến ngồi ngay hàng ghế đầu nơi giành cho các quan chức cao cấp.
Tôi lấy làm lạ, hỏi một đồng chí cán bộ địa phương trong ban tổ chức, mới biết đó là bầu Đức, ông chủ của Hoàng Anh – Gia Lai, một doanh nghiệp lớn ở nước ta. Tôi đến bắt tay Đoàn Nguyên Đức và trò chuyện mấy câu. Một người giàu có và nổi tiếng thế sao tôi chưa biết mặt nhỉ? (Tất nhiên là lúc đó). Tôi liền nhớ tới câu chuyện của tỷ phú giàu nhất thế giới lúc bấy giờ với tài sản 120 đô la …
Đó là lần tỷ phú Bill Gates đến ăn ở tiệm 44 nổi tiếng khu Manhattan. Đang dùng bữa thì có người khách tiến lại gần bàn ông ngồi.Tỷ phú Bill Gates tưởng người đó đến xin chữ ký nên vội đứng dậy. Hóa ra, người đó chỉ đến đề nghị ông hạ bớt giọng để khỏi làm phiền những người ngồi bàn bên, vì Bill đang cao giọng nói chuyện quá to!
Bây giờ, Đoàn Nguyên Đức đã có nhiều người biết vì ông bắt đầu xuất hiện trên báo.
Năm 2008, Đoàn Nguyên Đức được báo chí đăng tải nhiều bài viết vì ông được coi là người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán. Ông chiếm vị trí số 1 năm 2008 với 6.160 tỷ đồng (Giá trị cổ phiếu niêm yết trên sàn ).
Sau lần làm quen ở Siêu CUP lần ấy, tôi bắt đầu chú ý đến ông. Tôi đã lên tận phố núi để gặp Đoàn Nguyên Đức những mong tìm hiểu về bí quyết làm giàu của ông.
Tôi đã ngồi ở chiếc ghế mà ông thường ngồi tại ngôi nhà không lớn nhưng bài trí gọn gàng, đẹp mắt ở phố núi Pleiku. Ông vừa bay đi Singapore vì có việc gấp nên lỡ hẹn với tôi. Người quản lý của ông dẫn tôi đi xem khu vườn yên tĩnh, nghe tiếng chim hót véo von trong buổi chiều vàng rực nắng cao nguyên.
Là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam quảng bá thông trên giải bóng đá Ngoại hạng Anh
Chúng tôi đi xem khu đất đang cày lên để làm học viện bóng đá Arsenal – HAGL. Đi thăm nhà máy chế biến gỗ. Tôi nhìn những thỏi gỗ Xoan Đào đang đước xẻ mỏng, có mùi thơm và màu sắc thật hấp dẫn. Câu chuyện dẫn tôi về những ngày đầu bầu Đức lập nghiệp. Nghe nói vụ mua gỗ cao su mấy chúc ha, những rừng cây cao su già phải phá đi để trồng cây mới, số gỗ đó đã được bầu Đức mua và bán lại hay chế biến thành gỗ và bàn ghế xuất khẩu đã mang lại món lời đầu tiên. Xưởng chế biến đồ gỗ đã được hiện đại hóa và gỗ chế biến bây giờ không phải cao su mà là Xoan Đào, một loại gỗ đang được phương Tây ưa dùng.
Xe ô tô đưa tôi đi qua những cánh rừng cao su mênh mông và được biết trong đó nhiều ha đã là của bầu Đức.
Khi tôi xuôi về thành phố Hồ chí Minh, lại được người dẫn đường chỉ cho xem những khu nhà đang xây, nhưng khu nhà đã xây xong đều có biển đề Hoàng Anh – Gia Lai.
Tôi còn nhớ đầu năm 2008, Ngân hàng Đầu tư – Phát triển do ông Trần Bắc Hà dẫn đầu đã tổ chức một chuyến đi cho các đại gia vào miền Trung để tìm cơ hội đầu tư.
Lần ấy, khi đến Bình Định chúng tôi ở tại một khách sạn khá đẹp của Hoàng Anh – Gia lai. Tôi lại gặp bầu Đức. Tôi hỏi ông đầu tư những đâu?
Ông bảo nhiều nơi. Bấy giờ tôi mới biết, Đoàn Nguyên Đức bắt đầu từ gỗ, nhưng đậu lại nhiều thành công là ở bất động sản.
Trò chuyện với người quản lý của ông hôm đến nhà riêng Đoàn Nguyên Đức ở phố núi, tôi mới biết đội bóng HAGL lại nổi tiếng như vậy nhưng không mang lại tiền bạc trực tiếp cho bầu Đức. Bầu Đức bỏ tiền nuôi đội bóng để mang lại cho ông thương hiệu và danh tiếng.
Thương hiệu là tiền bạc. Danh tiếng cũng là tiền bạc. Đoàn Nguyên Đức gần như không bỏ tiền ra để quảng cáo trên các báo như nhiều công ty, tập đoàn khác. Đội bóng HAGL đã là sự quảng cáo tốt nhất cho ông. Người ta bảo bầu Đức có những chiêu gây chú ý đặc biệt cho hàng triệu người trong đó có việc ông mua một chiếc máy bay riêng, thuê phi công nổi tiếng Nguyễn Thành Trung lái. Ông cũng là người đầu tiên ở Việt nam có máy bay riêng.
Mỗi tháng, bầu Đức bỏ ra 30 ngàn đô la để “nuôi” máy bay. Có nhà báo hỏi ông như vậy có xa xỉ không? Ông nói: tôi có nhiều tiền, do vậy số tiền tôi bỏ ra mua máy bay cũng như người có cuộc sống kinh tế bình thường mua một cái xe máy vậy …
Có máy bay riêng tôi tiết kiệm được thời gian, dễ dàng tiếp cận với những dự án lớn …12 giờ đêm ở Viêng Chăn, sáng sớm hôm sau tôi đã có mặt ở Hà Nội để gặp gỡ đối tác …
Khi nghe tin ông tài trợ cho tỉnh Atapu (Lào) 30 triệu đô la để xây dựng nhiều công trình phục vụ dân sinh, có người hỏi ông vì lý do gì vậy?
Ông nói: Đó là chiến lược kinh doanh dài hạn, là một cách đầu tư cho tương lai!
Trả lời phóng viên một tờ báo ông cho biết “ HAGL đã đầu tư 450 triệu đô la vào Lào với nhiều dự án. Theo kế hoạch năm 2014 HAGL có doanh thu từ các dự án này lên đến 300 triệu đô la, nộp ngân sách nhà nước 50 triệu đô. “Chúng tôi thuê đất trồng cao su với giá rẻ 7 đô la/năm và trong 49 năm. Trong những dự án như dự án giao hàng ngàn ha đất cho chúng tôi trồng cao su đã được Quốc hội Lào thông qua”.
Trong những doanh nhân thành đạt, ông luôn được gắn với từ đầu tiên - đầu tiên mua máy bay riêng ở Việt Nam, đầu tiên quảng cáo tận giải bóng đá ngoại hạng Anh. Nhưng ông cũng biết đến như một doanh nhân ăn mặc xuềnh xoàng nhất.
Có người hỏi Đoàn Nguyên Đức ăn mặc có vẻ xuềnh xoàng là muốn khác người chăng?
Bầu Đức nói: Tôi thích sự đơn giản, ngại vướng víu, bất tiện, không thích cầu kỳ. Ăn mặc thế nào cho phù hợp, thuận tiện là được!
Bầu Đức cũng cho biết, ông có ba người con. Cháu đầu học năm thứ 2 khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Quốc gia Singapore. Cháu thứ hai học trung học, cháu út đang học mẫu giáo.
Điều ngạc nhiên, dù HAGL có rất nhiều công tŕnh cao ốc, biệt thự ở Tp Hồ Chính Minh, nhưng ông lại không có nhà riêng ở đó. Ông chỉ sở hữu một căn nhà nhỏ ở phố Núi (mà tôi đã kể ở trên).
Ông cho biết: “Tôi không có nhu cầu, tôi thường sống dài hạn trong khách sạn của mình”- Có lần ông tâm sự.
Thi đại học hai lần bị trượt, Đoàn nguyên Đức tìm lối rẽ cho mình. Một lối rẽ mà bây giờ ai cũng thấy là thành công.
“Tôi thi trượt đại học, nhưng giờ đây tôi quản lý 10 ngàn con người, trong đó có 8 ngàn có bằng đại học. Tôi học ở trường đời rất nhiều”. Một tâm sự thật lòng và đầy thuyết phục.
Đoàn Nguyên Đức là một người ít nói, kiệm lời, nhưng có ba câu nói của ông mà tôi rất tâm đắc.
Đó là những câu nói chân thật, có cá tình và rất “ Doanh nhân”:
“ TÔI HỌC Ở TRƯỜNG ĐỜI RẤT NHIỀU’
“ TÔI ĐAM MÊ CÔNG VIỆC VÔ TẬN”
Và “ TÔI KHÔNG CHO KHÔNG AI CÁI GÌ BAO GIỜ”.
|
|
sontunghn
member
REF: 595212
04/04/2011
|
Đêm ấy, mấy nhà báo chúng tôi được mời dụ bữa cơm thân mật với anh em cán bộ, nhân viên cùng gia đình họ – những người của tập đoàn Technocom
Kỳ 5: “Con Rồng” của Khổng Tử
Bài I: Đêm pháo hoa giữa trời Tây.
Đó cũng là buổi tối những người trong khu nhà ở tổ chức sinh nhật cho một cháu bé. Mọi người mang quà đến tặng.
Hơn chục đứa bé khỏe mạnh trong đó có con trai của chủ tịch tập đoàn Phạm Nhật Vượng đùa nghịch, chạy nhảy chờ xem bắn pháo hoa.
Một cán bộ tập đoàn cho hay, ở đây ngày tết, ngày lễ chúng tôi thường bắn pháo hoa cho đời sống tinh thần thêm rôm rả!
Thực ra, lý do của đêm bắn pháo hoa này là để chào đón chúng tôi, những nhà báo lần đầu đến với cộng đồng người Việt ở Ukraina.
Có lẽ đó là lần đầu tiên trong những chuyến công du nước ngoài tôi được chào đón bằng những màn pháo hoa tuyệt đẹp!
Khi những tiếng nổ vang trời và màn đêm rực rỡ muôn màu sắc tôi cảm thấy như mình đang đứng bên bờ hồ Hoàn Kiếm trong đêm giao thừa.
Háo hức và vui sướng, tất cả mọi người cùng vỗ tay. Đẹp quá. Rực rỡ muôn màu …Mọi mệt nhọc trong ngày như tan biến đi. Con người như xích lại gần nhau hơn.
Không phải chỉ chúng tôi vỗ tay reo mừng, mà ngoài kia, những người dân của xứ sở bình yên Ukraina ở thành phố Kharkop cũng đổ ra đường vỗ tay reo mừng.
Ts. Trần Đăng Tuấn, bấy giờ là phó tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam cùng đi trong đoàn bảo tôi “ Mình thấy sướng quá”.
Là người đã học ở Liên Xô nhiều năm, am hiểu văn hóa, ngôn ngữ, từng chứng kiến nhiều nỗi buồn vui của người Việt giưa trời Tây anh thấm thía niềm vui sướng khi người Việt có vị trí xứng đáng, quang minh, chính đại…Ngay ở nước ngoài, giữ trời Âu.
Người Việt có cả mấy triệu sống ở nước ngoài. Tôi đã từng gặp họ, công nhân có, trí thức có, những người buôn bán nhỏ lẻ có và cả những nghề không tiện nói ra. Tôi đã từng gặp họ, trò chuyện với họ, phỏng vấn họ, ở Mỹ, ở Anh, ở Úc, ở Pháp, ở Hàn Quốc
Ở Nhật Bản, ở Ca Na Đa, ở Lào, ở Bỉ, ở Thủy Điển, Hà Lan …Nhưng tôi chưa thấy ở đâu như ở Ukraina. Họ sống trong một cộng đồng có tổ chức, trật tự, kỷ cương, biết giúp nhau làm ăn và đặc biệt họ được người dân ở đây – những người dân Ukraina, người một nước văn minh của châu Âu kính trọng, yêu mến.
Nhớ lại chuyến tầu từ Matxcơva về Kharkov. Khi qua biên giới Nga để vào Ukrai na , chúng tôi phải làm thủ tục nhập cảnh. Một người trong đoàn đi hộ chiếu phổ thông. Theo nguyên tắc, hộ chiếu phổ thông là phải có vi sa Nhưng anh lại không có.
Mấy người lính biên phòng ra hiệu không được nhập cảnh. Một người đi trong đoàn ra xất trình dấy tờ. Khi biết chúng tôi là khách của tập đoàn TECNOCOM, người lính biên phòng buột miệng kêu lên: MIBINA. Rồi vui vẻ đóng dấu vào hộ chiếu và ngã mũ chào!
MIBINA chính là nhãn hiệu mì ăn liền của tập đoàn TECHNOCOM.
Nói đúng hơn là thương hiệu loại mỳ ăn liên của những người Việt trong tập đoàn TECHNOCOM sản xuất tại Ukraina.
Trên tàu, tôi và Trần Minh Sơn phó chủ tịch hội người việt ở Kharkov, người mà chúng tôi gọi vui là “ ngoại trưởng” của tập đoàn nằm cạnh nhau.
Sơn kể cho tôi nghe nhiều chuyện lý thú về loại mỳ ăn liền MIBINA. Có đến 90% người dân Ukraina lúc đó dùng loại mỳ này. (Ukraina có 50 triệu dân, là nước đúng thứ hai về diện tích và dân số của châu Âu ).
Trước khi có MIBINA người dân Ukraina chưa biết mỳ ăn liên là gì!
Khi các cửa hàng hướng dẫn người mua chỉ cần đổ nước đun sôi vào bát mỳ. Để mấy phút là ăn được, buổi đầu dân Ukraina không tin! Khi họ làm theo và thấy đúng, ăn thấy ngon , mua thấy rẻ, tiện lợi, đỡ mất thời gian nấu nướng …Họ liền truyền nhau cái ngon, cái rẻ, cái lợi này!
Đi trước, đúng thời cơ, vào thời điểm các nước trong Liên Xô tan rã, tự tuyên bố độc lập, vào thời điểm cực kỳ khó khăn về kinh tế, người dân Ukraina chưa biết mỳ ăn liền là gì, ông chủ tập đoàn TECHNOCOM cùng các cộng sự đã kịp xây dựng những nhà máy sản xuất mỳ ăn liên và kịp bán sản phẩm ra thị trường.
Nhiều cựu chiến binh Ukraina lúc đó đã viết thư cảm ơn lãnh đạo tập đoàn. Họ nói rằng, chính những người Việt Nam ở đây đã: “Cứu” chúng tôi! Bởi, vào thời điểm khó khăn đó phụ cấp của các cựu chiến binh thật ít ỏi, chỉ có 50 đô la một tháng.
Mỳ ăn liền MIBINA vừa rẻ, vừa ngon, thật mới lạ với họ.
Một lãnh đạo của tập đoàn đã nói với tôi trong chuyến đi đó: Thương hiệu mỳ ăn liền của tập đoàn đã có công ty thực phẩm nước ngoài trả với giá 70 triệu đô la.
Tôi đã tận mắt chứng kiến những nhà máy sản xuất thực phẩm ăn nhanh (Mỳ ăn liền, sợi mỳ các loại, bột canh, bánh snack, khoai tây ăn liền, bánh mỳ khô tẩm gia vị và một xưởng sản xuất nước mắm, xì dầu, tương ớt)
Mỗi năm, các nhà mấy ở đây sản xuất 700 triệu gói mỳ tôm, 18 ngàn tấn bột ngọt, 5 ngàn tấn bao bì …Sản phẩm của tập đoàn được bán ra 15 nước trên thế giới, kể cả châu Phi.
Tôi đã hỏi chuyên một công nhân người Nga trong tổng số gần 3 ngàn người (Chủ yếu là người Nga và Ukraina).
Cô công nhân này tên là Natasa, cô nói “ Sống được anh ạ”.
Tôi nhìn những người bảo vệ (Người Ukraina ) có vũ trang, từ cổng nhà máy, từ những điểm canh gác …Và hiểu rằng các nhà máy ở đây có sự nghiêm cẩn, có “ Kỷ luật sắt” trong làm ăn!
Lại nghĩ tới đêm pháo hoa nổ rực rỡ, nổ tung trời, trong sự vui tươi, thoải mái hết cỡ giữa trời Tây. Đó có thể là những nét tính cách của ông chủ tập đoàn TECHNOCOM - người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán năm 2010 chăng?!
Nhớ lại hôm làm việc với lãnh đạo tập đoàn, tôi thực sự ngạc nhiên vì họ trông rất trẻ, như những sinh viên mới ra trường. Họ đẹp trai, xinh gái và thật sự thoải mái.
Bài 2 :Từ “Doanh nghiệp chợ” đến Tập đoàn
Phạm Nhật Vượng, chủ tịch tập đoàn sinh năm Mậu Thân (1968). Lê Viết Lam, phó chủ tịch tập đoàn kém Vượng một tuổi. Nguyễn Thị Hương phó chủ tịch tập đoàn (Vợ của Phạm Nhật Vượng ) và Nguyễn Thị Hằng ( Em ruột vợ Phạm Nhật Vượng ) phó chủ tịch tập đoàn đều mới ngoài 30 …
Nhìn những gương mặt tươi sáng, hồn nhiên kia, tôi khó mà hình dung nổi họ đã từng tốt nghiệp đại học ở Nga, đã từng lăn lộn nhiều năm ở chợ “Vòm”, chợ “ Đuổi” … tại Mátxcơva. Đã và đang có hàng ngàn, hàng ngàn nười Việt kiếm sống như thế ở Nga và nhiều nước Đông Âu.
Nhưng, chỉ có những người biết nhìn xa, có chí lớn mới biết chuyển đổi cách làm, chuyển đổi nơi làm … Đến những nơi có tiềm năng hơn, ổn định hơn.
Có người nói với tôi rằng:
Người Việt ở nước ngoài rất giỏi với những cách làm kiểu buôn bán nhỏ, kiểu “ cò con”, vì họ từ nông dân mà ra, cách nghĩ, cách nhìn thường hạn hẹp nhưng học rất nhanh manh lới trên thương trường.
“Hầu hết, khi kiếm được mấy trăm ngàn đô cho đến một triệu đô là cảm thấy thỏa mãn, là tìm cách gửi vào nơi này, nơi khác, hoặc chuyển về nhà bằng vàng, hoặc hàng hóa đắt tiền, hoặc ăn chơi …”. Có đúng vậy không? Đó là cả một đề tài lớn đáng cho ta tìm hiểu!
Nhưng, cũng có những người Việt ở nước ngoài như Phạm Nhật Vượng không nghĩ như vậy. Không cúi đầu kiếm ăn ở một nơi, mà đã biết ngửng đầu lên, nhìn ra xa, thậm chí rất xa! Phải chăng chỉ có những doanh nhân lớn mới biết nhìn xa, nhìn ra thật xa để làm ăn lớn!
Trở lại với những người Việt ở Ukraina, họ đều là những người có học, vốn là những trí thức trẻ giàu lòng tự trọng, họ thấy kiểu làm ăn luôn bị xua đuổi, vây ráp ở các chợ “Vòm”, chợ “Đuổi” không có tương lai, họ quyết định tìm nơi làm ăn ổn định, lâu dài, được tôn trọng.
Vào thời điểm Liên Xô tan rã, nhiều nước trong liên bang tuyên bố độc lập. Họ tìm đến Ukrai na (Ukraina thuyên bố độc lập ngày 28/4/1991).
Cùng với những người Việt ở đây, họ quyết định mua một nửa nhà máy sản xuất xe tăng của khối quân sự Vácxôvi đóng tại thành phố Kharkov, lúc đó Nhà máy đã ngưng hoạt động do sự tan rã của Liên Xô. Họ sửa chữa nhà xưởng, biến nhà xưởng sản xuất xe tăng thành nhà máy sản xuất thực phẩm ăn nhanh. Họ còn thuê một số cán bộ ở đó tham gia bộ máy điều hành.
Tập đoàn TECHNOCOM ra đời từ đó (Thành lập chính thức ngày 8/8/1993 Có trụ sở chính tại Ukraina, thành phố Kharkov, phố Zabaikalsky số nhà 15).
PGS. TS Vũ Dương Huân, lúc đó là đại sứ Việt Nam tại Ukraina đã chuyển cho tôi ba tập tài liệu do ông soạn thảo. Ba tập tài liệu rất nhiều thông tin. “ Ukraina – quê hương thứ hai của cộng đồng người Việt Nam …” – mở đầu
bản tài liệu viết.
Người Việt nam tai Ukraina theo tài liệu của đại sứ Vũ Dương Huân lúc đó có khoảng 8000 người. Trong đó có 5000 người sống và làm việc tại thành phố Kharkov. Tổng thống Ukraina đã ban hành luật cư trú mới theo tiêu chuẩn của châu Âu. Theo luật trên, chỉ có ba loại giấy tờ để sống hợp pháp tại Ukraina: Thẻ định cư ; giấy phép lao động và thẻ sinh viên.
Đạo luật trên đã giành cho người Việt Nam một sự ưu ái đặc biệt trong việc xin thẻ định cư.
Theo đó, cho phép người Việt Nam sang học nghề , lao động theo hiệp định ký kết giữa chính phủ CHXHCNVN với liên bang Xô Viết ( Cũ ) ngày 2/4/1981 có mặt tại Ukraina trước ngày 6/3/ 1998 được xin thẻ định cư tại Ukraina.
Đó là những thuận lợi cho cộng đồng người Việt ở đây. Phải nói rằng người Việt ở Ukraina đã không phụ lòng chính quyền địa phương. Họ làm ăn trong một cộng đồng biết đoàn kết, trật tự, tôn trọng pháp luật. Và họ cũng giúp cho người dân Ukraina ở đây có thêm công ăn việc làm, có thu nhập chính đáng.
“Làng thời đại” –với tượng thần Phù Đổng được dựng lên gữa trung tâm thật linh thiêng. Thực ra là một khu chung cư cao cấp của cộng đồng người Việt rộng hành chục héc ta ở thành phố Kharkov, nơi ở chủ yếu của cán bộ, công nhân viên người Việt của tập đoàn TECHNOCOM. Và không chỉ có thế, tập đoàn còn ưu tiên bán cho những nhiều gia đình người Việt ở đây với giá phải chăng. Tôi đã ở trong một căn phòng sang trọng, như khách sạn 5 sao tại đây, đã được xem những công trình phục vụ cộng đồng chất lượng cao như sân bóng, bể bơi, khu vui chơi, giải trí …
Cuộc thi “ Hoa hậu thế giới người Việt” năm 2007 khối các nước Đông Âu đã được tổ chức tại “ Làng thời đại”, phần thi áo tắm tổ chức tại bể bơi trong nhà …
Chất lượng cuộc sống, cho cán bộ, nhân viên trong tập đoàn, cho chính cộng đồng người Việt ở đây, đó là điều mà chủ tịch tập đoàn Phạm Nhật Vượng rất quan tâm. Có an cư mới lạc nghiệp, như ông cha xưa đã từng nói. Chất lượng cuộc sống và chất lượng sản phẩm của tập đoàn là sự tương tác tất yếu!
Tập đoàn TECHNOCOM với nhiều sản phẩm đạt giải thưởng quốc tế như:“Chất lượng vàng” ; “Chất lượng châu Âu” ; “ Sản phẩm số1 Ukraina";“ Chất lượng tuyệt hảo” ; “ Sự lựa chọn trong năm … Hội người Việt ở đây còn cho xuất bản một tờ báo bằng tiếng Việt và một tờ báo bằng tiếng Nga để phục vụ cộng đồng mọi người.
Doanh nhân Phạm Nhật Vượng còn cho xây một ngôi chùa và mời các nhà sư từ Việt Nam sang làm lễ hô thần nhập tượng. Đây cũng là một trong những nơi sinh hoạt tinh thần, hướng tới văn hóa tâm linh của người Việt ở Ukraina.
Tôi đã gặp lãnh đạo hội người Việt ở thành phố Kharkov: Chủ tịch hội lúc đó là Lê Văn Thành, các phó chủ tịch: Nguyễn Hoàng Nam, Lê Minh Hải ; Nguyễn Trọng Cơ, Trần Minh Sơn …Tất cả họ đều nói về tập đoàn TECHNOCOM rất tốt.
Và linh hồn của người việt ở đây theo tôi không ai khác ngoài ông chủ của tập đoàn TECHNOCOM, doanh nhân Phạm Nhật Vương.
Lúc bấy giờ Pham Nhật Vượng là chủ tịch hội người Việt toàn Ukraina. (Bây giờ ông cũng là chủ tịch hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài )
Để trở thành một doanh nhân lớn, phải chăng phải luôn nghĩ tới cộng đồng, nghĩ tới những người cộng sự của mình và phải biết tạo điều kiện cho cộng đồng, cho những người đồng sự của mình cùng làm ăn, cùng phát triển!
Như doanh nhân Phạm Nhật Vượng và những người lãnh đạo của tập đoàn TECHNOCOM đã làm!
Họ đã đi từ “ Doanh nghiệp chợ” đến tập đoàn, một tập đoàn có uy tín như TECHNOCOM bằng chính những bước đi như vậy.
Theo sách “Lão Tử – Tư tưởng và sách lược”, Khổng Tử cùng Nam Cung Kính Thúc của nước Lỗ đến đô thành nhà Chu hỏi lễ ở Lão Tử. Khi Khổng Tử ra về, Lão Tử nói: Người giàu sang dùng tiền của để tiễn khách, người có học vấn dùng lời nói để tiễn khách, ta không phải giàu sang, chỉ mang hư danh là người có học vấn, nay ta có mấy lời tiễn ông.
Lão Tử nói “Này Khổng Khâu …Ta nghe nói kẻ buôn giỏi khéo giữ của quý như không có gì. Người quân tử đạo đức cao thượng dung mạo tựa như kẻ ngu. Hãy dẹp bỏ đi cái thần thái cố làm ra vể chí hướng cao xa của ông. Những thứ ấy không ích gì cho ông cả…”.
Khổng Tử khi trở về nước Lỗ, bảo với đệ tử: “ Chim, ta biết nó bay thế nào; Cá, ta biết nó lội ra sao; Thú, ta biết nó chạy cách nào. Thú chạy thì ta có bẫy bắt nó; chim bay thì ta dùng tên bắn nó; cá lội thì ta dùng dây câu nó. Còn con Rồng, thì ta không biết nó theo mây, theo gió mà bay liệng thế nào. Nay ta thấy Lão Tử như con Rồng”.
Không hiểu sao, mỗi lần nghĩ tới Phạm Nhật Vượng, tôi lại nhớ tới câu nói của Lão Tử “ Kẻ buôn giỏi khéo giữ của quý như không có gì”. Người có tài sản trên sàn chứng khoán được báo giới đăng năm 2009 là 9099 tỷ đồng người được coi là giàu nhất Việt Nam năm 2010 ấy vậy mà trông lúc nào cũng “ Như không có gì”! Tôi lại nghĩ tới hình ảnh con RỒNG mà Khổng Tử đã nói về Lão Tử.
Thực ra, mọi sự so sánh đều khập khiểng!
Nhưng, người ta không thể không so sánh để tìm ra bản chất sự thật.
Vào những ngày đầu năm 2004, trong lúc đi tìm địa điểm cho cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, tôi được một người bạn trong nghành du lịch giới thiệu “Hòn ngọc Việt” một địa danh mà theo anh là “được”.
Trong chuyến đi Nha Trang (Lúc đó Nha Trang còn chưa ai nhắc đến như là nơi lý tưởng cho các cuộc thi sắc đẹp trong nước và thế giới mà sau này báo chí thường nói tới).
Tôi tìm tới Ḥn Ngọc Việt (Bây giờ là VINPEARL).Thì ra, đó là đảo Ḥn Tre, một hòn đảo hoang cách thành phố Nha Trang mấy hải lý mà sau giải phóng tôi đã có lần đến.
Tôi hỏi thăm ông chủ của hòn đảo này và được biết đó là một ngươi Việt hiện đang làm ăn ở Ukraina.
Mấy tháng sau, tình cờ trong một cuộc gặp mặt, Tôi được biết tên anh – Người chủ của Ḥn Ngọc Việt – Phạm Nhật Vượng.
Vượng người Hà Tĩnh, ở huyện Can Lộc, cùng quê với tôi. Tôi đọc tấm danh thiếp Vượng đưa cho lúc đó: Phạm Nhật Vượng, chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ở Ukraina. Phần điạ chỉ có ghi: Ukraina, Kharkov đại lộ Ge roev, Stalingrad 45.
Tôi bắt tay Vượng và ngạc nhiên: một thanh niên đẹp trai, trắng trẻo, gương mặt tươi sáng, trông hồn nhiên và thư sinh chẳng giống các ông chủ bụng phệ chút nào cả!
Một người ngay từ buổi gặp mặt lần đầu, tôi đã có cảm tình.
Đầu năm 2005, Phạm Nhật Vượng mời một đoàn nhà báo sang thăm Ukraina, thăm các cơ sở làm ăn của tập đoàn TECHNOCOM, trong đó có tôi.
Cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2006, tôi quyết định chọn Ḥn Ngọc Việt
là địa điểm tổ chức cuộc thi.
Chúng tôi ra đảo Hòn Tre vào cuối tháng ba. Cuộc thi hoa hậu Việt Nam phải tiến hành sớm hơn dụ kiến 3 tháng, vào đầu tháng 8 ( Cho hoa hậu Việt Nam có thời gian chuẩn bị dự cuộc thi hoa hậu thế giới 2006 tổ chức ở Ba Lan vào ngày 30/9 năm đó).
Đi với tôi có một số đồng chí trong ban tổ chức, hội đồng chỉ đạo quốc gia và đạo diễn truyền hình Lại Văn Sâm.
Lúc đến đảo Hòn Tre, khu vực định làm sân khấu hiện đại cho cuộc thi, mới đang thi công phần móng, đất đá ngổn ngang.
Nhiều người trong đoàn lo lắng, lo không hoàn thành sân khấu cho cuộc thi. Lúc đó, Phạm Nhật Vương bảo tôi “ Anh cứ yên tâm, em trực tiếp chỉ đạo, bảo đảm 4 tháng nữa là bàn giao sân khấu cho ban tổ chức”.
Tôi hỏi: Còn bảy tám ngàn khán giả ra đảo bằng phương tiện gì? cáp treo thì đang khởi công, phải hơn năm nữa mới xong?
“ Em đã tính rồi, ngoài tầu cao tốc mấy phút một chuyến, em sẽ bàn với lãnh đạo tỉnh điều các phương tiện khác, bảo đảm an toàn, nhanh chóng cho khán giả, em cũng sẽ mua bảo hiểm cho cả bảy tám ngàn con người”.
Không hiểu sao tôi tin ở Vượng.
Trở về Hà Nội, trong cuộc họp liên tịch giữa hội đồng chỉ đạo quốc gia và ban tổ chức cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2006, nhiều người cho rằng không thể tổ chức ở đảo Hòn Tre vì quá mạo hiểm!
Tôi đã cố gắng thuyết phục bằng niềm tin vào con người mà sau này trở thành một trong những người giàu nhất Việt Nam.
Cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2006 thành công vang dội. Sân khấu hoành tráng, địa điểm thi thuyệt đẹp, thí sinh rất hài lòng về ăn, ở, luyện tập; Bảy tám ngàn khán giả ra đảo và trở về đất liền bình an, trật tự.
Ý chí, quyết tâm sắt đá và cách thức làm việc khéo léo của Phạm Nhật Vượng đã giúp ban tổ chức rất nhiều.
Sau thành công của cuộc thi, Phạm Nhật Vượng và tôi đã có sáng kiến tổ chức cuộc thi hoa hậu Thế Giới người Việt đầu tiên ở nước ta. Năm 2007, cuộc thi Thế Giới người Việt lần thứ nhất đã diễn ra tốt đẹp ở chính nơi đây.
Tôi cảm thấy Phạm Nhật Vượng là một danh nhân đa tính cách, một người luôn có ý tưởng mới mẻ và một quyết tâm sắt đá, quyết làm đến cùng những ý tưởng mà mình cho là đúng, những dự án mà không phải ai cũng dám làm. Và làm bằng mọi cách! Cũng là một người giữ chữ TÍN tuyệt đối.
Vượng không hứa suông với ai bao giờ!
Gần đây, báo chí hay nói đến chuyện Phạm Nhật Vượng không thích xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, luôn ẩn mình phía sau. Khi tôi hỏi Tổng giám đốc VINCOM Mai Hương Nội, Nội nói “ Anh Vượng không thích làm việc vì DANH, anh ấy say mê công việc và luôn nghĩ tới niềm tự hào mình là người Việt Nam...”
Tôi đã nhận ra điều đó từ ngày quen biết Vượng. Cả hai cuộc thi hoa hậu, dù tôi có thuyết phục bao nhiêu để Phạm Nhật Vương lên trao giải, nhưng Vượng tìm mọi cách từ chối.
Mỗi lần tôi cần tư liệu, hỏi các đồng sự của Vượng, họ đều dặn với theo: Anh nhớ nhé, đừng viết gì về anh Vượng!
Trong chuyến đi Ukraina lần thứ nhất ( Sau đó tôi có qua vài lần để tổ chức
Hoa hậu Thế Giới người Việt ở Đông Âu), tôi có viết một bài báo về tập đoàn TECHNOCOM, có nhắc đến Phạm Nhật Vượng mấy dòng và in tấm ảnh tôi chụp chung với gia đình Vượng (Bấy giờ Vượng mới có hai cháu, nay đã có cháu thứ ba). Bài báo đó tôi ký tên PHẠM DƯƠNG ( đó là bút danh tôi đã dùng nhiều năm).
Một lần Vượng gặp tôi và nói: Em đã đọc bài báo … Phạm Dương là tên bố em.
Ra vậy.
Vượng là người rất hiếu nghĩa, sau này tôi mới biết ông Phạm Dương đã từng là sỹ quan quân đội, ở Quân chủng Phòng không Không quân, cùng quân chủng với tôi thời chiến tranh.
Phạm Nhật Vượng đã chi cả triệu đô la tiền túi để xây một ngôi trường hiện đại, khang trang tại huyện Can Lộc ( Hà Tĩnh ) và ngôi trương đã được mang tên người bố thân yêu của mình - PHẠM DƯƠNG.
Tôi thường nói vui với bạn bè rằng, nếu muốn làm việc lớn, hãy ẩn mình đi. Hãy là con RỒNG như Khổng Tử đã nói!
|
|
sontunghn
member
REF: 595213
04/04/2011
|
Bài 6:Ông chủ khu vui chơi số 1 Đông Nam Á
Cách đây khá lâu, có lẽ hơn chục năm, trong một kỳ họp quốc hội tại hội trường Ba Đình, một người quen bảo tôi trong giờ giải lao: Mình muốn cậu gặp một đại biểu quốc hội, có lẽ anh ấy cũng cần gặp cậu.
Bài I: Khách sạn dài …7 ki lô mét.
Tôi hỏi : Ai vậy?
Anh Huỳnh Phi Dũng.
Tôi lắc đầu. Lúc đó anh Huỳnh Phi Dũng đang là đại biểu quốc hội. Báo tôi lại đang có một bài viết không hay về anh.
Bẵng đi một thời gian, tôi nghe nói anh đang xây dựng một khu vui chơi, giải trí được coi là số 1 Đông Nam Á .
Có người bảo tôi nên vào đó xem, có thể chọn làm địa điểm thi hoa hậu Việt Nam.
Tôi đến Đại Nam Quốc Tự lần đầu cùng trưởng ban đại diện của báo tại thành phố Hồ Chí Minh.Thú thực là tôi choáng.
Tôi không thể hình dung nổi nơi đây, nơi mà sau giải phóng tôi đã đến mảnh đất Bình Dương với những rừng cao su bạt ngàn, gần như là hoang sơ.
Tôi đi trên chiếc cầu bắc qua hồ Ngọc, nhìn xuống phía dưới, sâu thăm thẳm, nước xanh như ngọc bích, choáng ngợp, run, phải vịn tay vào thành cầu.
Nghe nói nước trong hồ trong xanh tự nhiên, được phun trào từ dưới lòng đất sâu, rất bí hiểm.
Lung linh về đêm
Bước vào cổng Đại Nam Quốc Tự, tôi lại càng choáng hơn. Dù tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, qua cổng Khải Hoàn Môn ở Paris, vào cổng quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, hay cổng Cầu Vàng của nước Mỹ…
th́ cổng Đại Nam Quốc Tự, vẫn cao hơn, to hơn, lớn hơn, hơn cả cổng vào quảng trường Thiên An Môn.
Tôi chỉ biết tặc lưỡi : Ghê quá , không thể tưởng tượng được.
Và tự nghĩ “ Người Việt Nam mình cũng có thua kém gì người ta đâu”!
Ông Huỳnh Phi Dũng tiếp tôi trong căn nhà tạm , nơi có lối đi tắt dẫn vào khu Đại Nam Quốc Tự.
Ngoài một số hạng mục đã khánh thành, còn lại đang là công trường ngổn ngang đất đá.
Khi tôi hỏi ông, nếu tổ chức thi hoa hậu Việt Nam ở đây thì ăn, ở nơi nào?
Ông bảo tôi : Có khách sạn chứ!
Ông nói về cái khách sạn độc đáo, có một không hai , dài những 7 ki lô mét.
Đó là khách sạn – Trường Thành.
Lần này tôi lại choáng.
Sau bữa cơm trưa đạm bạc, ông dẫn tôi đi xem cái khách sạn độc đáo đó.
Thì ra, cái trường thành hùng vĩ bao quanh khu Đại Nam Quốc Tự đồng thời cũng là khách sạn của ông.
Khách sạn đang thi công, mới được chục phòng.
Ông dẫn tôi vào một phòng khách sạn kỳ lạ đó và nói: Tôi áp dụng giải pháp làm mát trong phòng ở mà không cần điều hòa nhiệt độ. Cũng phải, có thứ điều hòa nhiệt độ nào có thể phủ khí lạnh trong một khách san dài những 7 ki lô mét.
Tôi bước vào căn phòng cùng ông và cảm thấy mát thật. Ông giải thích rằng bao quanh bốn bức tường của các phòng trong khách sạn là một thứ vật liệu đặc biệt.
Tượng Lạc Long Quân - Âu Cơ
Hai cậu con trai to cao được ông dưới thiệu với chúng tôi, ông cho biết là các con ông đã du học ở nươc ngoài, về đang giúp ông điều hành xây dựng ở đây.
Tôi thử sờ tay vào thứ “gạch” đặc biệt có thể ngăn khí nóng bên ngoài và làm mát bên trong phòng, cảm thấy có những sợi như là sợi thủy tinh.
Rồi ông cho người dẫn tôi đi tham quan khu vui chơi giải trí kỳ lạ này.
Tuy đang xây dựng, mới có một số hạng mục vừa làm xong nhưng số người vào tham quan khá đông, hết dòng người đến dòng người khác.
Trong đó, có nhiều người nước ngoài.
Lúc đó khách vào tham quan đều được miễn phí, ông Dũng chưa bán vé.
Tôi có cảm tưởng như họ cũng rất ngạc nhiên, giống tôi.
Tôi hỏi ông ở đâu sẽ là sân khẩu, đâu sẽ là quảng trường? để có thể tổ chức Hoa hậu Việt Nam?
Nếu tổ chức hoa hậu Việt nam, ở đây không có biển thì phải có bể bơi thật lớn.
Ông nói, sân khấu sẽ làm, quảng trường sẽ làm, sẽ làm biển giả.
Biển giả ư? Thế nào nhỉ?
Biển giả
Tôi chỉ được tận mắt chứng kiến bầu trời giả ở Hollywood, thủ đô điện ảnh Hoa Kỳ, chứ chưa thấy biển giả bao giờ nên không thể hình dung.
Thực ra, bầu trời giả ở Hollywood chỉ để quay phim chứ đâu có để cho người ta ngắm nhìn.
Có tiền thì biển trời gì mà chẳng làm được! Tuy vậy, tôi vẫn muốn tận mắt chứng kiến để xem có thể tổ chức phần thi áo tắm của các người đẹp ở biển thật như một số nơi đã làm, có như biển giả không!
Một môi trường gần gũi với thiên nhiên
Người ta dẫn tôi đến thăm núi giả và chỉ cho tôi nơi sẽ xây sân khấu, còn trong dự án sẽ có một khu đất rộng hàng ngàn mẫu để xây biển giả, nghĩa là
Ở đó có biển đầy nước, có sóng, có bãi cát trắng hệt như biển thật vậy!
Biển giả, chính là biển nhân tạo thì đúng hơn, bây giờ nhũng du khách đến đây không phải tưởng tượng như tôi lúc đó. Biển giả - biển nhân tạo đã đưa vào sử dụng và theo nhiều khách tham quan là rất tuyệt.
Thật kỳ thú.
Lần thứ hai, rồi lần thứ ba tôi đến để xem khu vui chơi giải trí được coi là số một Đông Nam Á đã làm xong chưa.
Bài II: Cửu Trùng Đài
Thực ra, cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2008, trước khi chính thức chọn địa điểm là Hội An, đã có mấy nơi mời tôi.
Tôi đến Đà Lạt, đến Quảng Bình, rồi mấy lần vào Bình Dương. Nếu khu Đại Nam Quốc Tự làm xong, tôi rất muốn tổ chức ở đây.
Ông Huỳnh Phi Dũng đưa tôi vào xem núi giả.
Tôi đã tận thấy núi giả ở khu du lịch Tuần Châu, ở khu du lịch Hòn Ngọc Việt …Nhưng núi giả ở đây khác nhiều.
Núi giả Bảo Sơn có năm ngọn, cao 65 mét, dài 253 mét. Trong ruột núi giả là cả một thế giới cây, cỏ, chim, thú, kỳ ảo, nhuốm mầu sắc tâm linh. Đâm qua hòn núi giả ly kỳ này là một ngọn tháp chín tầng. Đúng hơn, phải gọi là Cửu Trùng Đài.
Tôi bỗng nhớ tới câu chuyện Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài. trong một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Ông Huỳnh Phi Dũng dẫn vợ chồng tôi leo lên từng bậc Cửu Trùng Đài… Chín tầng, mỗi tầng có linh vị thờ phụng khác nhau.
Tầng thờ Phật, tầng thờ Thánh, tầng thờ cụ Hồ, tầng thờ vong linh liệt sỹ đã hy sinh vì dân, vì nước, tầng thờ các vị anh hùng dân tộc đã hiển linh …
Leo chín tầng tắp hương, mất gần trọn buổi sáng. Sau đó, chúng tôi vào thang máy lên thắp hương ở tượng Quan Âm trên đỉnh ngọn núi giả.
Từ tầng cao nhất Cửu Trùng Đài, nhìn xuống toàn khu Đại Nam quốc Tự có thể thấy rừng cao su mầu xanh bạt ngàn bao quanh, nhiều hạng mục đang thi công, thấy tháp nước nhân tạo chảy ào ào, trắng xóa, thấy cổng Đại Nam quốc Tự hùng vĩ.
Thấy hồ Ngọc xanh trong, thấy những hàng cột thờ uy nghi, những sảnh đường rộng với những khối kiến trúc cổ xưa nhuốm mầu sắc tâm linh …
Nhìn lâu, cảm thấy rợn ngợp.
Khi ông Huỳnh Phi Dũng giới thiệu với tôi bảng thờ các dòng họ Việt Nam, tôi thực sự khâm phục ông.
Có lẽ, chỉ có nơi đây mới có đầy đủ các dòng họ được lập ra, được thờ phụng, một công trình theo tôi là rất có ý nghĩa. Tôi mỏi cổ tìm trong số 1068 dòng họ của 54 dân tộc nước Việt Nam xem họ Dương của mình ở vị trí nào?
Đây rồi, dòng họ Dương của tôi qua nhiều biến thiên lịch sử vẫn trường tồn với đất nước, với thời gian.
Tôi nghe nói, có lần ông Huỳnh Phi Dũng nằm mơ, thấy một vị tiền nhân bảo rằng, ông là người được một vị Thánh ủy thác để xây khu Đại Nam Quốc Tự linh thiêng này!?
Trong giấc mơ, các bậc tiền nhân đã chỉ vẽ cho ông cụ thể sẽ xây ở đâu, có những hạng mục gì, sẽ thờ phụng ra sao…
Khi tỉnh dậy, ông bàng hoàng.
Rồi ông bắt tay vào thục hiện ý tưởng đã nẩy sinh từ trong giấc mơ kỳ lạ đó.
Dạo ấy, ông đang ốm nặng, có người bảo với ông rằng, khi ông thực hiện ý tưởng của các vị tiền nhân, ông sẽ khỏi bệnh.
Rồi ông khỏi bệnh thật.
Tóc ông xanh lại, ông thấy mình trẻ trung!
Gần đây, tôi nghe nói ông lên xe hoa với một người đẹp? Ở lứa tuổi mà ai cũng biết là khó mà có được cái diễm phúc ấy, ông lại có! Không biết có đúng không? Tất cả những chuyện đó tôi không tiện hỏi!
Nhưng, tôi biết rằng trong ngọn núi giả kỳ vỹ mà tôi vừa kể, giờ chim Yến bay về làm tổ. Yến Sào. Mà ai cũng biết Yến Sào là một loại đặc sản quý giá, lâu nay chỉ có ở một số vùng như Nha Trang.
Yến Sào (nước bọt con chim Yến tiết ra trong tổ) và Cửu Khẩu (con Bào Ngư 9 lỗ) là hai món ăn tuyệt hảo chỉ giành cho vua chúa ngày xưa và người giàu bây giờ. Đắt như vàng.
Lâu nay, người ta chỉ lấy tổ Yến ở những hòn đảo hoang ngoài biển, muốn được xem tận mắt, tất khó, nay chim Yến lại bay về làm tổ trong đất liền, trong ngọn núi giả, trong Nhà ông Huỳnh Phi Dũng, ấy là phúc lộc chứ còn gì nữa!?
Lại có người nói: Ông Dũng nuôi Yến trong hòn núi giả đó chứ có phải chim Yến tự bay về đâu!
Nuôi được chim yến để thu hoạch cũng tuyệt rồi, cũng hái ra tiền rồi. Có phải ai cũng nuôi được loại chim tuyệt diệu đó đâu.
Đó là chưa kể đến việc được xem chim Yến làm tổ mà xưa nay ít người được tận thấy đã thu hút một lương khách tham quan rất lớn từ khắp nơi về đây, khu vui chơi giải trí có một không hai này.
Vậy ra, nước toàn chảy chỗ trũng!
(Còn tiếp)
Dương Kỳ Anh
|
|
sontunghn
member
REF: 595708
04/08/2011
|
Kỳ 6: Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến
Bây giờ khu Đại Nam Quốc Tự được gọi là LẠC CẢNH ĐẠI NAM VĂN HIẾN. Với diện tích 450 héc ta, chia làm ba khu: Kim điện Đại Nam; khu vui chơi dã ngoại, vườn thú; khu khách sạn và biển. Quả là nơi vui chơi giải trí số 1 Đông Nam Á như báo chí đã gọi.
Cứ theo lời giới thiệu khu vui chơi giải trí này, du khách cũng đã mê rồi.
Kim điện Đại Nam là khu thờ tự, với diện tích 9 héc ta, mặt hướng về quảng trường Đại Nam, được bao bọc bởi hai con rồng mỗi con mỗi con dài 270 mét.
Vòm kim điện dạ quang kỳ bí với 108 cánh hạc. Trong kim điện là những nơi thờ cúng gồm những pho tượng Phật và các vị thánh. Các pho tượng thờ cúng, các vật dụng, phù điêu đều được dát vàng 24k.
Đứng trong Kim Điện, du khách có cảm giác linh thiêng, cảm giác hiển linh của tổ tiên nước Đại Việt.
Đây là khu điện thờ lớn nhất Việt Nam, được xây dựng với ý tưởng tâm linh hướng về tổ tiên con Rồng, cháu Lạc.
Ở khu vui chơi dã ngoại có diện tích 10 héc ta với hơn 40 trò chời hấp dẫn, từ trò chơi dân gian, đến trò chơi hiện đại với cảm giác mạnh.
Tầu lượn siêu tốc, tầu lượn xoáy; vượt thác, thám hiểm bầu trời; thế giới tuyết; rạp chiếu phim 4D …
Ở đây có chiếu phim VÒM, duy nhất ở Việt Nam.
Ngày tết còn có những trò chơi kỳ bí như: Lạc cảnh Đại Nam văn hóa, Long thành đại mê cung; Ngũ long Đại Cung; Ngũ long Luân Hồi …
Con ngươi khi trở lại thế giới tiền sử, khi thấm nhuần tư tưởng nhà Phật và triết lý dân gian “ Ác nhân, ác báo” … những trò chơi ở đây đưa con người về với cái thiện, về với cội nguồn văn hóa tâm linh của dân tộc.
Đến tham quan vườn thú rộng 12 héc ta, 72 loài động vật hoang dã với 500 cá thể từ Tê giác đến sư tử Nam Phi …Con người như được sống trong cảnh thiên nhiên hoang sơ và kỳ thú.
Khu biển giả và khách sạn Trường Thành mà tôi kể ở trên, giờ đã được đưa vào sử dụng phục vụ khách tham quan.
Biển giả – Biển nhân tạo rộng 22 héc ta, có biển nước mặn và biển nước ngọt, với những con sóng cao từ 1/6 đến 1/8 mét.
Khách sạn Trường Thành đã khánh thành 200 phòng với những tiện nghi làm du khách hài lòng.
Ở đây còn có nơi thư giãn, masage …Hiện đại và dân gian thật hài hòa trong trong LẠC CẢNH ĐẠI NAM VĂN HIẾN.
Nhiều người hỏi tôi: Ông chủ lấy đâu ra nhiều tiền thế ?
Câu này chỉ có thể hỏi ông chủ mới đúng chứ !
Ông Huỳnh Phi Dũng, bây giờ gọi là ông Huỳnh Uy Dũng, còn có biệt danh là Dũng lò vôi.
Nghe nói ông khởi nghiệp từ những lò vôi thời trước ?
Trên danh nghĩa, công ty cổ phần Đai Nam mà người nắm giữ cổ phần chủ yếu là ông Huỳnh Uy Dũng. Công ty này chính là công ty cổ phần Thành Lễ
rồi công ty cổ phần phát triển khu công nghiệp Sóng Thần.
Khu công nghiệp Sóng Thần 1, 2, 3 nổi tiếng ở Bình Dương mà báo chí một thời nói đến chình là của ông chủ khu Đại Nam quốc Tự bây giờ.
Tôi nhớ lần đầu đến khu Đại Nam, trên đường về Sài Gòn, mấy anh em cùng đi bảo: Anh có vào thăm nhà máy sứ không, ở ngay bên đường thôi, cũng là sản nghiệp của gia đình ông Dũng, hiện do vợ ông quản lý.
Tôi không vào thăm nhà máy sứ, nhưng tôi nghe nói, tài sản của ông Huỳnh Uy Dũng, có ở nhiều nơi …
Nguyên việc đầu tư 3.000 tỷ đồng vào LẠC CẢNH ĐẠI NAM VĂN HIẾN cũng có thể coi ông là một trong những người giàu nhất Việt Nam. Nếu ông lên sàn chứng khoán, chắc không ngoài số 10 đại gia giàu có hàng đầu nước ta.
Với diện tích hàng trăm hét ta đất ở khu công nghiệp Sóng Thần, ông Huỳnh uy Dũng cũng như nhiều đại gia ở ta, đều giàu lên từ ĐẤT. Ăn nên làm ra từ những dụ án địa ốc ta ị Bình Dương.
Cái ông thần THỔ ĐỊA nước ta thật là … linh thiêng!
(C̣n tiếp)
Dương Kỳ Anh
|
|
sontunghn
member
REF: 599856
05/13/2011
|
Nhà giàu có vợ đẹp
Tình cờ, tôi gặp vợ chồng ông chủ tập đoàn GELEXIMCO trong hai chuyến đi nước ngoài. Một chuyến đi Ấn Độ và một chuyến đi ba nước châu Âu.
Tuy nhà ông và nhà tôi ở gần nhau, cạnh chùa Nam Đồng, nhưng lần đầu làm quen là ông sang nhà tôi chơi. Tôi bảo: Bần gia ở cạnh phú gia!
Ấy là nói cho vui , bởi vì mọi sự so sánh đều khập khiểng. Cũng như nhà giàu có vợ đẹp là chuyện bình thường.
Nhưng, tôi đồ rằng, vợ ông đến với ông khi còn ở “Thủa hàn vi”. Bởi vì, ba cô con gái của họ giờ đã lớn khôn. Cô con gái đầu 20 tuổi đang học đại học ở Anh, cô con gái thứ hai, 18 tuổi cũng du học ở Anh, cô con gái thứ ba đang học phổ thông trung học. Các con ông đã lớn, dù ông mới ngoài tuổi 50 (Ông sinh năm 1959, tuổi Hợi).
Nghĩa là, họ lấy nhau vì tình yêu.
Lấy nhau vì tình yêu mới bền chặt, có phải thế không?!
Những chuyến đi ấy, tôi thấy vợ chồng ông luôn quấn quýt bên nhau. Khi tôi, Lê Kiên Thành, Hoàng Quang Thuận và Liên Hương do mãi đi khám phá phố phường ở đất nước Ấn Độ huyền bí, suýt lỡ máy bay. Chính vợ ông đã nhắn tin báo cho chúng tôi phải về gấp vì đoàn đã rời khách sạn ra sân bay rồi.
Hôm kia, sang nhà ông chơi, tôi thấy bức chân dung vợ ông treo ngay chỗ ông vẫn thường ngồi tiếp những người quen, hỏi ông, bà nhà đi đâu? ông bảo đang ở Quảng Ninh, quản lý khách sạn dưới đó.
Tôi nhớ một lần, chúng tôi họp giao ban gì đó ở Quảng Ninh, nhà báo Đức Đông, phó tổng biên tập báo Ngân Hàng rủ tôi đi uống bia. Tôi hỏi đi đâu? Đông nói đến chổ khách sạn ông Tiền. Đó là lần đầu tiên tôi gặp Mai, vợ ông. Tôi đâu ngờ đại gia Vũ Văn Tiền ở cạnh nhà tôi đã có một khách sạn ở chỗ đắc địa ngay bên bờ vịnh Hạ Long tuyệt đẹp, kỳ quan thiên nhiên thế giới. Tôi cứ nghĩ ông chỉ làm ăn ở Hà Nội!
Bữa cơm của những người Việt ở Đức mời các doanh nhân Việt Nam tại “Nhà Việt Nam” ở Béc-Lin, tôi thấy vợ ông mang thức ăn, nước giải khát đến tận bàn ông ngồi. Vợ chiều chồng là việc đương nhiên, nhưng, có phải người vợ nào cũng được thế đâu, nhất là những người vợ đẹp.
Bữa đi du ngoạn trên sông Thames ở thủ đô Luân Đôn của nước Anh, tôi có hỏi Mai: Làm vợ người giàu khó không? Mai cười: Giàu ở đâu chớ em có nhìn thấy TIỀN đâu ! Tôi bảo, TIỀN nằm ở trong sản nghiệp, nằm ở ngân hàng, ở chứng khoán … Người giàu bây giời có ai để tiền trong két sắt.
Hôm kia, gặp Vũ Văn Tiền, tôi nhắc lại câu nói đó, Vũ Văn Tiền cười : nhà em nói vui thôi!
Tất nhiên, vợ ông là một người quản lý khách sạn, cũng là một doanh nhân, hẳn biết rõ doanh nhân bây giờ như doanh nhân Vũ Văn Tiền giàu ở sản nghiệp, ở đất đai, ở các dự án đầu tư cả trăm triệu, chục triệu đô …
Trước đây, tôi chỉ biết ông có ngân hàng An Bình, công ty chứng khoán An Bình; khu đô thị thành phố Giao lưu – Hà Nội . Hóa ra, ông đầu tư làm ăn trong cả nước.
Đọc tài liệu ông đưa cho tôi, tôi thực sự ngạc nhiên.
Công ty cổ phần xi măng Thăng Long I đầu tư 400 triệu đô la , xi măng Thăng long II đầu tư 350 triệu đô la đều ở Quảng Ninh; Công ty cổ phần xi măng Thăng Long An Phú (Bình Phước) đầu tư 250 triệu đô la; Công ty cổ phần giấy An Hòa (Tuyên Quang) đầu tư 200 triệu đô la; Công ty cổ phần nhiệt điện Thăng Long (Quảng Ninh ) đầu tư 800 triệu đô la ; Công ty sản xuất phụ tùng ô tô xe máy Việt Nam VAP (Hưng Yên ) đầu tư 90 triệu đô la, … Những con số làm người ta giật mình!
Rồi Công ty cổ phần đầu tư cảng Cái Lân; Trung tâm thương mại Cần Thơ; Khách sạn Hạ Long Dream; khách sạn Thái Bình Dream; Công ty đầu tư bất động sản An Bình ( TP HCM ); Khu đô thị Cái Dăm ( Quảng Ninh ); Khu đô thị sinh thái Hà Phong- Vĩnh Phúc; khu đô thị sinh thái và sân gôn Phú Mãn – Hà Tây (Giờ là HN ); Khu đô thị mới Nam Láng Hòa Lạc; công ty cổ phần thương mại SO FIA; Viện quản lý toàn cầu Việt Nam; Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC …
Tôi không muốn kể nữa vì sợ bạn đọc mệt, đọc nhiều dự án và số tiền đầu tư lớn thế mà không phải của mình, chính tôi cũng mệt. Giả sử tôi có nhiều tiền thế, đầu tư nhiều nơi thế chắc còn mệt hơn!
Tôi đoán, doanh nhân Vũ Văn Tiền cũng mệt lắm!
Trò chuyện với ông tại nhà, tôi mới biết ông đang nghỉ dưỡng bệnh . Ông vừa đi Mỹ về cũng vì cái bệnh gan này. Ông đi chữa ở Mỹ, đang gặp thầy, gặp thuốc. Ông nói, đã 7 năm nay rồi, cái gan của ông không được tốt lắm.
Tôi bảo, người Việt mình bị bệnh gan nhiều lắm, chẳng sao đâu, chỉ cần điều chỉnh ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện đều đặn là ổn.
Vũ Văn Tiền nói, bây giờ ông giành hầu hết thời gian để nghỉ ngơi, chiều nào ông cũng đi dạo một tiếng đồng hồ ở khu Lăng Bác, yên tĩnh, trong lành. Công việc của tập đoàn, ông tạm giao cho doanh nhân Vũ Văn Hậu em ruột ông.
Bất giác, tôi lại nhìn bức chân dung vợ ông treo ở trên tường. Một người vợ dịu dàng, xinh đẹp, biết yêu thương chồng, cũng là một phương thuốc kỳ diệu …
(Còn tiếp)
Dương Kỳ Anh
|
|
sontunghn
member
REF: 600140
05/15/2011
|
Ai là người giàu nhất Việt Nam (kỳ 7 - tiếp): Nhà giàu có vợ đẹp
Mấy lần sang số nhà 64 phố Nguyễn Lương Bằng, trụ sở đã nhiều năm của tập đoàn GELEXIMCO, tôi thấy lạ, nơi xe cộ tập nập trước đây sao giờ vắng thế. Có hôm, tôi lên mấy phòng làm việc, thấy chẳng có ai?
Bài II: Thông điệp của ông chủ
Tôi những lo. Đã quen biết nhau nhiều năm, nên cũng băn khoăn không biết thời buổi khó khăn này, ông chủ họ Vũ cùng quê với vợ tôi dưới Tiền Hải, Thái Bình có sao không?
Khi gặp ông, tôi hỏi cái điều tôi lo đó. Ông cười: Trụ sở của tập đoàn đã chuyển ra 36 Hoàng Cầu rồi anh ạ.
Ra thế. Tòa nhà 18 tầng choáng lộn bền bờ hồ Đống Đa, nơi ai đi qua cũng ngước nhìn giờ là trụ sở của tập đoàn ông.
Ông cho biết, trụ sở tập đoàn làm việc cùng lắm chỉ hết 10 tầng, còn lại là trung tâm thương mại, là …
Tôi lại hỏi cái lo khác, chỗ ngân hàng An Bình một dạo khó khăn, giờ ra sao? Ông bảo đã có hai đối tác cỡ bự tham gia, vốn pháp định đã nâng lên trên 3 ngàn tỷ đồng, đang phát triển tốt. Ừ phải, báo chí đã đưa việc này. Mừng cho ông.
Ông tâm sự với tôi rằng, đất trụ sở cũ ông đã bỏ tiền mua hoàn toàn, dự kiến sẽ phá đi, xây lên một …
Một khu đất vàng, ngay ở trung tâm, lợi thế cạnh tranh rất lớn.
Tôi nhìn cái số nhà 64 quen thuộc, nơi tôi vẫn đứng chờ xe đưa đón bao năm, sắp tới sẽ là một tòa nhà tráng lệ, nguy nga. Đất đẻ ra tiền, tiền lại đẻ ra nhiều tiền…
Cái con người gầy, nhỏ, ít nói, có nụ cười hiền lành, hình như chẳng bao giờ to tiếng với ai, giữa những ông chủ to béo, ồn ào… Làm tôi rất ngạc nhiên. Tôi cứ tưởng ông, như một số đại gia có gốc gác nông dân khi phất lên thường hay chứng tỏ mình…
Hóa ra, ông làm ăn khá bài bản, tính toán khá kỹ càng, khi trò chuyện thân mật, ông cũng là người có chính kiến, ghét bọn tham nhũng, ghét lũ bất tài mà vênh váo…!
Ông có cả một thông điệp được in ra trong một tài liệu giới thiệu về tập đoàn của ông. Trong thông điệp có nói đến TẦM NHÌN, đến SỨ MỆNH với các giá trị cốt lõi như: ĐOÀN KẾT; TÂM HUYẾT; SÁNG TẠO; HIỆU QUẢ; CHIA SẺ.
“Mục tiêu chung: Xây dựng GELEXIMCO thành một tập đoàn sản xuất và đầu tư hàng đầu trong nước, mang tầm khu vực và quôc tế”.
Tôi đọc câu này trong thông điệp của ông và cảm thấy những ý nghĩ của tôi trước đây về ông giờ đã thay đổi.
Thì ra, đánh giá con người không nên nhìn vẻ bề ngoài.
Thì ra, được mất ở đời thật khó!
Tôi nhớ, có lần, đúng hơn là khi tôi viết một cuốn sách “Ai là người giàu nhất Việt Nam”, tôi có hỏi ông: Người ta bảo, Vũ Văn Tiền là người giàu nhất Việt Nam, đúng không?
Ông nói với tôi, nhỏ nhẹ: Là một trong những người thôi!
Tôi ngồi nhẩm tính: Sản nghiệp của ông, của tập đoàn ông lớn thế, trên 30 ngàn tỷ đồng, chỉ riêng số tiền ông đầu tư ở ngân hàng An Bình đã là 25% cũng đã ghê rồi!
Tôi kể cho ông nghe những người giàu ở Việt Nam mà tôi định viết trong cuốn sách của mình. Ông cười, cài cười như muốn nói rằng họ cũng thường thôi!
Khi tôi nhắc đến hai nhận vật: Phạm Nhật Vượng chủ tập đoàn TECHNOCOM và Trần Đình Long chủ tập đoàn Hòa Phát, ông có vẻ phục. Ông nói : Họ làm ăn rất bài bản, tiềm lực dồi dào …
Một ông chủ “ Biết mình, biết người” như các cụ ngày xưa thường nói, hẳn là “Trăm trận, trăm thắng”, không biết có đúng vậy không?! Ít nhất, tôi cũng mong cho ông như vậy.
(Còn tiếp)
Dương Kỳ Anh
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|