vneshop
member
ID 69230
08/29/2011
|
Lễ nghi hôn nhân
Hôn lễ Việt Nam tuy ban đầu chịu ảnh hưởng nặng nề theo Chu Công lễ, về sau dần dà cải thiện theo phong tục tập quán và văn hóa riêng của dân tộc ta. Hôn lễ Việt Nam từ đây thiên về xă hội tính, dành nhiều thoải mái cho trai gái hơn và chuyện cấu kết thông gia cũng không nặng nề câu nệ theo tín ngưỡng và phép tắc, giáo điều Khổng Mạnh. Cho nên tới cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, hôn lễ trong đời sống Việt Nam có tính cởi mở nhiều và ngày càng giản lược nhưng thân ḥa, ư nghĩa hơn.
Bắn tin: Sau khi người con trai đă t́m hiểu và đă có ư kén người con gái làm bạn trăm năm, bố mẹ chàng trai nhờ người đưa tin cho bố mẹ cô gái có ưng chịu hay không ưng chịu th́ cho tin lại. Về tục bắn tin này, luật ta xưa có nói rằng: "Trước khi đi hỏi, nhà con gái phải làm hôn thư, kể rơ hai người ấy có bệnh tật ǵ không, con vợ cả, hay con vợ lẽ". Ngày nay lệ lập "hôn thư" không c̣n nữa, đôi bên chỉ nói miệng cho nhau. Trước đây, một đôi gia đ́nh sang trọng khi cưới xin phỏng theo sách "Văn Công gia lễ" làn hôn thiếp bằng giấy hồng đào, có kê đồ lễ vật, nhưng đây đây chỉ là trường hợp rất hăn hữu.
Dạm ngơ hay xem mặt: Có nhiều cặp trai gái, đă gặp gỡ nhau rồi mới lấy nhau, nhưng việc hôn nhân do cha mẹ định , nên có nhiều đôi trai gái không hề biết mặt nhau; Lễ "chạm ngơ" để chàng trai xem mặt cô gái, và cũng là dịp để cô gái thấy rơ người phối ngẫu tương lai của ḿnh. Lẽ tất nhiên tin đi, mối lại phải nhờ ông mai bà mai. Ông bà mai thường nói hay cho cả hai bên, đôi bên cũng nhân lễ "chạm ngơ"để xác nhận lời nói của ông mai bà mai. Trong lễ "chạm ngơ", đôi bên thường khơi ra những câu chuyện để t́m hiểu chú rể cô dâu, nhất là nhà trai. Muốn t́m biết cô dâu trong lúc ở nhà ḿnh, nhà trai nh́n cô dâu trong công việc làm, xét cô dâu trong cử chỉ. Trong cuộc hôn nhân việc "chạm ngơ" chỉ làm theo tục lệ, đôi bên họ đều tin ở ông mai, bà mai. Giờ đây lễ "chạm ngơ" chỉ c̣n là một lễ theo h́nh thức v́ khi đôi bên trai gái đă hiểu nhau lắm, không cần phải tới ngày "chạm ngơ" mới biết nhau.
Ăn dặm hay vấn danh: Lễ này ngày nay không c̣n . Theo tục lệ, khi ông mai bà mai đă được nhà gái trả lời ưng thuận hôn nhân, liền báo tin cho nhà trai biết. Kế đó, ông hoặc bà mai dẫn mấy đại diện của nhà trai tới nhà gái với lễ vật, thường gồm cau trầu, chè rượu. Trong dịp này, nhà trai xin tờ "lộc mệnh" của cô dâu, tức là giấy ghi ngày sinh tháng đẻ.
Ăn hỏi hay nạp tệ: Sau lễ ăn dặm rồi, ông hoặc bà mai liên lạc với nhà gái để ấn định ngày ăn hỏi.
Đến ngày ấn định ông hoặc bà mai dẫn nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính thức công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái đă nghiễm nhiên đă trở thành đôi vợ chồng chưa cưới. Lễ ăn hỏi gồm cau, rượu, chè (trà) và bánh trái. Những gia đ́nh xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gồm hai thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh xu xê và bánh cốm, bánh xu xê tượng trưng cho Dương, bánh cốm tượng trưng cho Âm, hoặc bánh chưng và bánh dày, bánh chưng vuông là Âm, bánh dày tṛn là Dương.
Thường thường cùng kèm với bánh chưng và bánh dày thường có quả nem. Bánh cốm, bánh xu xê, bánh chưng, bánh dày và cả quả nem nữa dùng trong lễ ăn hỏi đều được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, màu đỏ chỉ sự vui mừng. Cũng có gia đ́nh thay v́ các thứ bánh trên, dùng xôi gấc và lợn quay...
Những lễ ăn hỏi của nhà trai mang tới, nhà gái đặt một ít lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái "lại quả" cho nhà trai một ít, c̣n nhà gái dùng để chi cho họ hàng, thân bằng quyến hữu. Trong việc chia bánh trái, cau, chè cau phải chia theo số chẵn, nhưng kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên. Con số chẵn là số dương, số lẽ là số âm dùng trong việc cúng lễ. Việc chia bánh trái, cau, chè sau lễ hỏi có ư nghĩa nhà gái muốn báo tin cho họ hàng bạn bè biết là con gái ḿnh đă đính hôn. Theo lối mới bây giờ, cũng chia bánh trái, thường có kèm theo những tấm thiếp của đôi bên hai họ báo tin đính hôn của đôi trẻ. Nếu ngày nghênh hôn không xa ngày hỏi, trong thiếp sẽ ghi rơ lễ cử hành vào ngày nào. Trong trường hợp này có khi cùng với thiếp "báo hỷ" lại có thiếp mời tiệc cưới.
Việc chia đồ lễ ăn hỏi, nhà gái thường nhờ các cô gái trong họ hoặc bạn bè chia giúp. Khi nhà trai dẫn lễ ăn hỏi tới nhà gái, nhà gái thường làm cơm thếch đăi. Sau lễ ăn hỏi đôi bên kể là giao kết gắn bó với nhau rồi. Tuy vậy ngày xưa các cặp vị hôn phu và hôn thê cũng không được phép gặp nhau, trừ trường hợp đặt biệt lắm đôi bên cha mẹ mới cho phép. Phong tục ngày nay đổi khác, sau lễ ăn hỏi đôi trai gái thường gặp nhau luôn. Từ lễ ăn hỏi đến lễ cưới, xưa kia có khi hàng hai ba năm, nhưng ngày nay thời gian đó thường được rút ngắn, có khi chỉ vài ba ngày. Chính ngày xưa, các cụ vẫn khuyên các chàng trai đă hỏi vợ th́ cưới ngay để tránh sự bất trắc của thời gian. Ca dao có câu:
"Cưới vợ th́ cưới liền tay
Chớ để lâu ngày lắm kẻ gièm pha"
Lễ ăn hỏi xong đôi bên trai gái chờ lễ cưới là xong nhưng theo tục xưa, có nhiều nhà gái đă nhận ăn lễ hỏi của nhà trai cũng không cho cử hành lễ nghênh hôn sớm, có khi v́ cô gái c̣n quá nhỏ tuổi, có khi v́ cha mẹ thương con v́ không muốn con sớm phải về nhà chồng...
Lễ nghênh thân Lễ này c̣n gọi là lễ nghênh hôn v́ chính trong lễ này chú rể phải tới nhà bố vợ để đón cô dâu. Bởi vậy, lễ nghênh thân c̣n gọi là lễ đón dâu.
Sau ngày ăn hỏi, trước ngày đón dâu, nhà trai phải tới đằng nhà gái xin cưới. Sở dĩ phải xin cưới v́ tục xưa hỏi vợ xong, khi đôi trẻ c̣n quá nhỏ tuổi, lễ cưới không cử hành ngay. Nhà trai muốn làm lễ cưới phải cho nhà gái biết và xin cưới. Việc xin cưới thường do môi nhân làm trung gian nói thẳng với nhà gái, nhưng cũng có khi nhà trai trao thư cho nhà gái.
Người xưa tránh lễ nghênh hôn trong thời kỳ có tang, hoặc bên trai hoặc bên gái. Khi có tang th́ phải đợi măn tang, tức là sau ba năm mới được làm lễ cưới. Thời gian chờ đợi lâu nên có trường hợp hai bên phải làm lễ cưới gấp rút để "chạy tang" thường là:
- Lễ cưới tiến hành ngay trong khi người bệnh (ông bà nội ngoại, cha mẹ hai bên) đang hấp hối.
- Lễ cưới trước hay ngay sau khi phát tang.
Thời xưa, khi nhà trai xin cưới, nếu nhà gái thuận th́ trả lời cho nhà môi giới, tức là ông bà mai, nhưng sự trả lời này c̣n bao gồm việc thách cưới, nghĩa là nhà gái đ̣i nhà trai trong lễ đón dâu phải có những đồ lễ ǵ, bao nhiêu. Thách cưới, nhà gái thường đ̣i với số lượng yêu cầu thường là trầu rượu, cau, trà , bánh trái, gạo, heo, đồ trang sức, y phục cho cô dâu và cả tiền mặc nữa. Chuyện thách cưới giống như người ta trong cuộc mua bán một món đồ vật, cho nên mơi có từ "gả bán". Nhà gái nhiều khi thách cưới quá nhiều, nhà trai phải xin rút xuống. Nhà gái "giơ cao đánh khẽ", tuy thách nhiều nhưng khi nhà trai xin rút vẫn ưng thuận. Ta có câu:"Gả con đâu phải bán trâu" và cũng có câu "Thương con ngon của" để tỏ rằng tuy nhà gái có thách cưới nhưng nhà trai vẫn xin được. Tuy vậy, cũng có cuộc hôn nhân phải tan vỡ v́ bố mẹ cô dâu thách cưới quá nhiều nhà trai không lo đủ. Ngày nay, nhà gái linh động hơn và "tâm lư" hơn nên có nhiều nhà giàu không thách cưới nhưng lại nói "làm sao coi được th́ thôi". Câu này cũng là một lối thách cưới nửa vời, khiến đối phương vẫn thường lo ngại. Thế nào mới là "coi được" chứ?
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat