chukimf3
member
ID 70773
01/06/2012
|
Giải mã cuộc sống!
Con hổ to khỏe hơn con chuật. Tại sao hổ tuyệt chủng còn chuột có muốn tiêu diệt cũng không hết?
Cái gì có ích cho con người thì nuôi trồng rất khó khăn, còn cái gì có hại thì tiêu diệt nhiều khi cũng khó?
Con rùa bơi ở dưới nước nhưng khi đẻ trứng thì bò lên bờ. Con cóc khi sinh sản thì từ trên bờ nhảy xuống nước?
Người thường thì thương hại ông sư phải ăn chay, diệt dục. Ông sư thì thương hại người thường lụy trong vòng luân hồi?
Ông cha đạo thiên chúa giáo thì không được lấy vợ trong khi đó ông Phero và một số ông tông đồ khác có vợ?
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
tuantran20
member
REF: 623492
01/06/2012
|
Còn nữa nè
Xứ nào CS nắm quyền thì dân dói, dân nghèo khổ, dân bị nhiều áp bức, và nhiều tên giết người, nhiều tên lưu manh, nhiều tên tham nhũng hơn những xứ dân chủ. Tại sao ?
|
|
anhhoanhat
member
REF: 623702
01/08/2012
|
VẤN ĐỀ ĂN CHAY GIỮA ĐẠO VÀ ĐỜI: Con người là sản phẩm của TẠO HÓA và cũng có những đặc tính của TẠO HÓA, được hiểu là NHÂN TẠO. Ví dụ:
Bạn là chủ trang trại nuôi gà, tạo ra những con gà và nuôi lớn chúng nhưng vì sợ sát sinh bạn không chế biến chúng thành thực phẩm, như thế là trái với quy luật cân bằng. Bắt buộc bạn phải cân đối giữa số lượng gà nuôi, đợi đến khi chúng già chết thì mới tạo ra số lượng gà mới để cân bằng số lượng. Bởi nếu bạn cứ liên tục tạo ra gà và nuôi gà mà không chế biến thành thực phẩm, thế giới sẽ toàn gà, ảnh hưởng đến sự sinh tồn của các loài khác, mất cân bằng sinh thái, nghĩa là bạn vi phạm quy luật tự nhiên.
Nếu O vì mục đích phục vụ xã hội thì O có động lực phát triển dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó, thì sẽ O có những chủ trang trại và những con gà sẽ không được tạo ra, O được nuôi, O được tiêu thụ... cho thấy việc chế biến gà thành thực phẩm để phục vụ nhu cầu xã hội là một công đoạn bắt buộc trong quy trình... Những có gà đủ lớn nếu không chế biến thì sẽ không có sự sống của những con kế tiếp được tạo ra. Từ đó chúng ta đi đến kết luận, từ khâu tạo ra và nuôi lớn những con gà, đến khâu thu hoạch để tạo ra sự sống cho sản phẩm mới, đó là sự cân bằng NHÂN TẠO, hợp với quy luật CÂN BẰNG trong tự nhiên.
Bạn là người bỏ công sức lao động và sáng tạo ra sản phẩm, bạn có quyền sử dụng sản phẩm đó, bởi nếu bạn O tạo ra chúng thì sẽ O có những con gà đó, và nếu bạn O nuôi thì chúng O tự lớn, cho thấy việc bạn chế biến chúng thành thực phẩm là quyền lợi chính đáng, những ai làm nghề mổ gà cũng vậy họ đang tham gia vào hoạt động xã hội... Sự tác động lẫn nhau trong không gian, thời gian, thông qua các dòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng, không ngừng biến đổi, cái này mất đi để cái kia được sinh ra. Bao giờ cũng vậy, được cái này sẽ mất cái kia, sự giao hoán, qua lại tương ứng trong quy luật CÂN BẰNG sinh thái.
|
|
anhhoanhat
member
REF: 623703
01/08/2012
|
VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ: Tư tưởng thời đại nào đều gắn liền với sự hình thành và phát triển niềm tin với những tác nhân đại diện cho niềm tin, trong giai đoạn đó. Niềm tin tôn giáo cũng vậy, Đức Chúa và Đức Phật đều hy sinh quyền lợi cá nhân để phục vụ cho niềm tin nhân loại, cụ thể là lấy sự tích lũy "đạo hạnh" làm tài sản để lại cho đời và lấy sự hy sinh vì niềm tin để củng cố niềm tin, để đại diện cho niềm tin cộng đồng và phục vụ lợi ích cộng đồng.
Ví dụ: đức hy sinh của Cha, Mẹ cho con cái, khiến người Mẹ có sức mạnh phi thường chiến đấu với sư tử để bảo vệ lũ trẻ, và chỉ nhắm mắt xuôi tay khi biết chắc lũ trẻ đã được an toàn, hay như một lãnh tụ hy sinh vì lợi ích dân tộc, hoặc là một vĩ nhân hy sinh vì lợi ích nhân loại.
1 Đang lúc lười biếng, tôi có thể đơn giản hóa vấn đề: Đức HY SINH hiển nhiên là sự thật có giá trị vĩnh hằng mà tôi luôn trân trọng, biết ơn và gìn giữ, còn những giáo lý gây tranh cãi vì nó phục vụ cho mục đích xã hội nào đó hay là mục đích cá nhân nào đó thì tôi không đồng ý.
2 Đang lúc chăm chỉ, tôi có thể mở rộng vấn đề, để đánh giá về những công lao của những người có công gìn giữ và phát triển đạo đức, niềm tin và những ai có lỗi vì mục đích nào đó mà lợi dụng đạo đức, niềm tin, từ đó nhận ra cái sai và cái đúng.
3 Đang lúc muốn xây dựng và phát triển đạo đức, niềm tin, phục vụ cho lợi ích cộng đồng... tôi sẽ điều chỉnh những vấn đề thiếu sót trong giáo lý sao cho phù hợp với những điều kiện phát triển trong hiện tại, nhưng vẫn giữ gìn và bảo tồn nguyên vẹn những giá trị lịch sử.
Vì lợi ích xã hội, bạn có thể lập ra tôn giáo mới để phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên phải phù hợp với quy luật khách quan, ví dụ: Đức Chúa xuất hiện, đại diện cho niềm tin Thánh Thần và Thiên Đàng... của xã hội giai đoạn đó. Đức Phật xuất hiện, đại diện cho niềm tin linh hồn tái sinh và Thế Giới Cực Lạc... Thời phong kiến thì có Vua, Chúa. Thời dân chủ hiện nay thì có Tổng Thống, Chủ Tịch v.v... những vị đại diện cho tư tưởng qua từng thời đại nào chính là sản phẩm của tư tưởng thời đại đó... Để công bằng khách quan và tránh thiếu sót trong khi nhận xét về những hiện tượng cách nay hơn 2000 năm, bạn cần hiểu bối cảnh lịch sử trong giai đoạn đó... Ví dụ vui: bạn không thể bắt người xưa lại để mặc quần áo cho họ, và cấm cởi trần đóng khố khi ra ngoài.
Hay như thời nay "Bình đẳng Nam, Nữ" khác với tư tưởng NAM QUYỀN như ngày xưa, thì dù người Cha có hét to cả ngày rằng "tôi là đại diện, là chủ của gia đình này" nhưng những thành viên trong gia đình lại không có tư tưởng đó, vì họ không tin người Cha đó mà họ chỉ tin người Mẹ và ngay cả người Mẹ cũng nghĩ thế, thì hiển nhiên người Mẹ chính là chủ, là trụ cột của cả gia đình. Cho thấy sự công bằng khách quan được chia đều, ai có nhiều "phiếu bầu" hơn, nghĩa là người đó được chọn... tư do Tôn Giáo, tự do Nhân Quyền... phản ánh sự công bằng khách quan và tư tưởng tự do thời nay.
CHÚC CÁC BẠN AN VUI HẠNH PHÚC TỐT LÀNH.
|
|
anhhoanhat
member
REF: 623821
01/09/2012
|
Định nghĩa đơn giản, tạo ra giá trị xã hội là một quá trình tiến bộ mà kết quả công việc là tạo ra cái gì đó có giá trị cho xã hội, tuy nhiên, khái niệm hỗ trợ định nghĩa này làm cho việc tạo ra giá trị xã hội mở ra rất rộng, từ những tiến trình, ứng dụng, ý tưởng, định hướng, mô hình, cấu trúc, cải cách, đổi mới, phát minh, sáng chế v.v.. của các tổ chức hay là cá nhân gắn với việc tạo ra giá trị xã hội.
Trước nay đa số mọi người đều nghĩ sự giàu, nghèo do số phận định trước, ví dụ: tiền định sẵn là được sinh ra trong gia đình nghèo hoặc giàu và số giàu hoặc nghèo khi trưởng thành và những giai đoạn sau đó. Tuy nhiên theo quy luật tiến hóa và chọn lọc tự nhiên thì di truyền xã hội là 50% tiền định và tự do cá nhân là 50% tự nhiên. Nghĩa là số phận sinh ra hoàn cảnh, giàu hoặc là nghèo, nhưng sự phản ứng đối với hoàn cảnh này lại nằm trong tay con người bởi hành động mỗi người trong cuộc đời vẫn có sự tự do theo quy luật tự nhiên là 50/50. Cho thấy người sinh ra được giàu mà sống không tốt sẽ bị mất, trong khi người sinh ra bị nghèo mà sống tốt sẽ được giàu có hạnh phúc.
Những hoạt động tâm linh của thế hệ trước luôn ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ kế thừa trong thực tại, và sau khi Cha, Mẹ qua đời thì vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến con cháu, trong cùng dòng họ, bởi những ẩn ức, ân oán, tồn đọng, nỗi niềm khát khao, tâm tư, nguyện vọng của họ khi còn sống, chưa hoàn thành, hoặc là chưa được hóa giải... là những hoạt động tâm linh nói chung vẫn tiếp tục ảnh hưởng, tác động đến thế hệ sau này, đó chính là RẰNG BUỘC TÂM LINH trong quan hệ nhân quả... Nếu chúng ta không cài đặt TINH THẦN KIỂM SOÁT tư duy cho tương lai, thì sẽ không có sự tồn tại và phát triển của hệ thống kiểm soát tư duy đó, và tương lai vẫn bị mất kiểm soát bởi sự phát triển tự phát đầy may rủi, như từ trước tới nay.
Lịch sử dòng họ tiến hóa liên tục từ quá khứ, hiện tại đến tương lai qua các thế hệ thuộc một dòng dõi tổ tiên... ông, cha, con, cháu... truyền tải từ đời này sang đời khác thông qua gia đình truyền thông sự sống, cha, mẹ trực tiếp tạo ra con cái "Sự tốt xấu, giàu nghèo của mỗi cá nhân ở thời điểm nào phụ thuộc vào trạng thái nhịp sinh học của cả dòng họ trong giai đoạn đó". Những chỉ số nhịp sinh học (Sức khoẻ, Tình cảm, Trí tuệ, Trực giác, Thẩm mỹ, Tâm linh) có chu kỳ tuần hoàn khác nhau nên, bộ gen di truyền cho kết quả khác nhau về các chỉ số tâm sinh lý khi chuyển hóa sang thế hệ kế tiếp.
Nhịp điệu của vũ trụ như thuỷ triều lên xuống, sáng tối, ngày đêm, khí hậu, gió mùa và những biểu hiện của những điều luôn chắc chắn xảy ra, lặp lại tự nhiên, theo những chu kỳ không bao giờ kết thúc, sự không thể tránh đuợc đó của sự hưng thịnh cũng có nghĩa là sự không thể tránh đuợc đó của sự suy tàn. Lịch sử xã hội cũng vậy, VẬN NƯỚC đều trải qua những quá trình, giai đoạn lên xuống theo chu kỳ khác nhau của nhịp sinh học có dạng sóng. Những lựa chọn sai lầm thường xảy ra trong giai đoạn nhịp sinh học có giá trị âm (-). Những lựa chọn tốt đẹp thường xảy ra trong giai đoạn nhịp sinh học có giá trị dương (+).
VẬN NƯỚC trong giai đoạn suy thoái, còn gọi là ÂM THỊNH DƯƠNG SUY, ứng với các hiện tượng bất ổn xã hội, tệ nạn xã hội, các vị quan chức, lãnh đạo bất chính, tham nhũng, bất công, đạo đức suy đồi, môi trường sống chung bị thiệt hại nặng nề. Ngược lại, trong giai đoạn tăng trưởng thì mọi giá trị xã hội đều có hiệu ứng tốt đẹp, phát triển, thịnh vượng, các vị quan chức, lãnh đạo công chính... đời sống an sinh ổn định, xã hội tốt lành, ấm no hạnh phúc... Tuy nhiên, VẬN NƯỚC cũng như mình đã trình bày ở trên: VẬN NƯỚC sinh ra hoàn cảnh xã hội, đời sống giàu hoặc là nghèo, nhưng sự phản ứng đối với hoàn cảnh này lại nằm trong tay con người bởi hành động mỗi người trong cuộc đời cũng như trong xã hội, vẫn có sự tự do theo quy luật tự nhiên là 50/50.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|