Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Trường Sa không phải là Malvinas(ST)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 71461
 03/11/2012



Trường Sa không phải là Malvinas(ST)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Trường Sa không phải là Malvinas

(Cách đánh) - Tấn công đánh chiếm Trường Sa có thể phương án tác chiến giống tấn công đánh chiếm Malvinas. Nhưng Trường Sa không phải là Malvinas.



Đó là điều đương nhiên bởi Việt Nam không phải là Argentina

Đó là điều đương nhiên bởi quần đảo Trường Sa cũng như Hoàng Sa là của Việt Nam. Người ta lợi dụng để đánh chiếm từ sở hữu của Việt Nam chứ Việt Nam chưa từng đánh chiếm từ sở hữu của bất cứ quốc gia nào. Hoàng Sa và Trường Sa là thực thể vốn có không tách rời với lănh thổ Việt Nam đă “rành rành định sẵn ở sách trời” bao đời nay.

Rất nhiều học giả, chuyên gia trong và ngoài giới quân sự đă phân tích, b́nh luận về địa chính trị, quân sự của Biển Đông, đặc biệt là vai tṛ, vị trí cực kỳ quan trọng của Hoàng Sa và Trường Sa.

Với Việt Nam, chúng ta không quan tâm đến việc địa chính trị, quân sự của Trường Sa là quan trọng hay không quan trọng mà chỉ đơn giản đó là tài sản của tổ tiên để lại, là lănh thổ không thể tách rời nên phải giữ lấy bằng mọi giá. Việt Nam có thừa kinh nghiệm trong việc chuẩn bị đối phó và có đủ bản lĩnh để đối đầu với các nguy cơ, thách thức này.

Những tranh chấp với Việt Nam ở đây là sự hành động (tranh chấp) phi lư, có phần ngang ngược, do đó, đương nhiên họ không thể giải quyết vấn đề bằng lư mà chỉ có thể bằng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực… là cách giải quyết duy nhất.

V́ vậy, ư đồ chiếm Trường Sa của Việt Nam luôn luôn tiềm tàng và xảy ra lúc nào th́ tùy thuộc vào thế và lực Việt Nam.

Bởi thứ nhất: Ngay tại thời điểm hiện tại thế và lực Việt Nam như Irac hay Libi chăng nữa th́ việc tổ chức thực hiện phương án tác chiến đánh chiếm Trường Sa-Việt Nam của quốc gia nào đó trong khu vực là không đơn giản, nó chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro, bất khả kháng; chứa đựng một mâu thuẫn gay gắt giữa năng lực và thực tế.

Thứ hai: Việt Nam chỉ cần thể hiện bản lĩnh, tự tin ít nhất như bây giờ th́ sự rủi ro là không dự đoán được. Nghĩa là Bộ Tham mưu đối phương không có cơ sở để hạ quyết tâm trong kế hoạch tác chiến.

Đó là những vấn đề cần phải hiểu tại sao.

Trường Sa toàn cảnh lịch sử

Muốn mở một chiến dịch tấn công đánh chiếm Trường Sa th́ đầu tiên phải chọn phương án tác chiến (PATC) (kịch bản) nào. Sau đó tiến hành lập kế hoạch tổ chức thực hiện. Đây là khâu then chốt, quan trọng của chiến dịch.

Tuy nhiên, một phương án tác chiến hay, khả thi; một kế hoạch tổ chức thực hiện bài bản khoa học mới chỉ là yếu tố tiền đề quan trọng cho thắng lợi của chiến dịch mà thôi. Vũ khí và người lính trên chiến trường, trong đó người lính là chủ yếu mới là yếu tố quyết định thắng lợi hay thất bại của chiến dịch.

T́m hiểu, lựa chọn một phương án tác chiến (kịch bản) tấn công đánh chiếm Trường Sa trong chiến tranh hiện đại không khó đối với giới am hiểu quân sự.


Từ những PATC (kịch bản) mang tính không tưởng, tồn tại trên lư thuyết như dùng đặc nhiệm đột kích chiếm đảo hoặc dùng lực lượng đổ bộ đường không nhảy dù…cho đến những PATC tổng lực hiện đại mà một số quốc gia đă tiến hành trong thời gian gần đây th́ có vẻ như PATC đă mang tính giáo khoa, bắt buộc trong tác chiến hiện đại.

Chẳng hạn với Trường Sa Việt Nam, đối phương hoặc là sẽ dùng một lực lượng lớn gồm không quân, hải quân dọn băi cho lính thủy đánh bộ xông lên chiếm đảo và một lực lượng khác sẵn sàng đánh chặn, làm tê liệt sự chi viện của đất liền (Chiến tranh quy mô nhỏ) nếu như năng lực pḥng thủ biển và Hải quân Việt Nam yếu kém hoặc là dùng một lực lượng lớn tấn công đất liền làm tan ră khả năng pḥng thủ biển và chi viện cho Trường Sa đồng thời sử dụng lực lượng khác tấn công đánh chiếm đảo (chiến tranh quy mô lớn) nếu như năng lực pḥng thủ biển và Hải quân Việt Nam đủ mạnh.

Sử dụng một phương án tác chiến hợp lư, khoa học hiện đại cũng như đề ra một đường lối đúng là tiền đề thắng lợi cho một chiến dịch nhưng không phải là tất cả. Vấn đề then chốt, quan trọng nhất là kế hoạch tổ chức thực hiện (kế hoạch tác chiến) nó như thế nào.

Kế hoạch tác chiến (KHTC) bài bản, khoa học th́ chiến dịch cũng chỉ mới thắng lợi 30% (70% c̣n lại sẽ đề cập sau) thế nhưng KHTC hời hợt, lủng củng với tư tưởng chủ quan, duy ư chí, coi thường địch th́ thất bại của chiến dịch là chắc chắn 100%. Vậy KHTC là ǵ, nó như thế nào mà kết quả của nó lại “trên trời, dưới biển” như vậy? Chúng ta thử điểm qua một vài điểm cơ bản.

Trường Sa Việt Nam ở trước cửa nhà Việt Nam nhưng cách xa căn cứ địch hàng trăm, hàng ngàn km.

Để đảm bảo cho tất cả các lực lượng tham gia tại vị trí xuất phát tấn công ngày N-1, giờ G-1 và đúng ngày N, giờ G chiếm lĩnh vị trí tấn công th́ một loạt kế hoạch vô cùng phức tạp nhưng đ̣i hỏi độ chính xác cao để phục vụ cho yêu cầu này.

Chẳng hạn như lực lượng nào sẽ tham gia, tàu ngầm, tàu khu trục hay tàu đổ bộ…Không quân th́ loại máy bay nào, tiếp dầu ở đâu, thời điểm nào; đội h́nh hành quân đến vị trí tấn công ra sao, lực lượng nào tham gia hộ vệ chống SU-27 và các tàu phóng lôi, tên lửa nhỏ, tốc độ cao, hỏa lực mạnh của Việt Nam từ đâu trong đất liền bất ngờ đột kích xé nát đội h́nh.

Tất nhiên đối phương không ngu như Ô Mă Nhi cậy thế mạnh, thẳng tiến bỏ mặc đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ đằng sau bị Trần Khánh Dư nhà Trần hốt gọn, hậu quả khiến chủ tướng Thoát Hoan phải chui vào ống đồng c̣n ḿnh th́ bị bắt sống trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng nổi tiếng.

Rồi th́ kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Tàu tiếp dầu, đạn dược cho lực lượng tấn công chốt ở vị trí nào, lực lượng nào bảo vệ (nếu chủ quan coi thường đối phương, cho rằng đánh thắng trong thời gian ngắn, không tính đến khả năng khác th́ điều ǵ sẽ xảy ra nếu cuộc chiến kéo dài?)

Một kế hoạch tác chiến tiếp theo cũng rất quan trọng là khi nhiệm vụ đánh chiếm đảo hoàn thành th́ giữ đảo như thế nào, tiếp tế ra sao… trước một Việt Nam bằng mọi giá phải bảo vệ hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vân vân và vân vân.

(Đón đọc ḱ II: Việt Nam không bao giờ bất ngờ khi địch tấn công đánh chiếm)

Xung đột Falkland/Malvinas

Quần đảo Falkland/Malvinas là một quần đảo ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Argentina 483 km. Quần đảo gồm hai đảo chính, Đông Falkland và Tây Falkland, cùng hơn 776 đảo nhỏ. Stanley, nằm trên đảo Đông Falkland, là thành phố trung tâm.

Argentina nói nước này có chủ quyền với Malvinas v́ thừa kế quần đảo từ nhà vua Tây Ban Nha vào đầu những năm 1800. Anh giành quyền kiểm soát Falkland từ phía Argentina vào năm 1833.

Xung đột Falkland/Malvinas bắt đầu ngày thứ sáu, 2/4/1982, với việc xâm chiếm và chiếm đóng quần đảo Falkland và Nam Georgia.

Anh Quốc đă điều một đội đặc nhiệm nhằm đấu lại với Hải quân và Không quân Argentina và dành lại quần đảo bằng một cuộc đổ bộ.

Cuộc chiến chấm dứt khi Argentina đầu hàng vào 14/6/1982 và quần đảo vẫn thuộc quyền kiểm soát của Anh.

Cuộc chiến kéo dài 74 ngày, đă dẫn đến cái chết của 257 chiến sĩ Anh và 649 chiến sĩ, thủy thủ, phi công Argentina cũng như 3 dân thường đảo Falkland.

Đến năm 2010 th́ Argentina vẫn tuyên bố chủ quyền với quần đảo và tuyên bố này vẫn nằm trong Hiến pháp Argentina sau lần sửa đổi năm 1994.

Căng thẳng giữa 2 nước đă leo thang kể từ năm 2010 khi London cho phép thăm ḍ dầu khí quanh quần đảo.



•Lê Ngọc Thống



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 sontunghn
 member

 REF: 628563
 03/12/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Việt Nam không bị bất ngờ khi địch tấn công Trường Sa

- Điều đặc biệt chúng ta quan tâm là v́ Trường Sa gần với ta mà quá xa với địch cho nên:

Thứ nhất, Việt Nam không bao giờ bị bất ngờ khi địch tấn công đánh chiếm Trường Sa (nếu ta luôn cảnh giác).

Thứ hai là, cứ cho kế hoạch tác chiến của địch hoàn hảo tới mức có thể, dù chỉ trên giấy, th́ chúng vẫn để lộ ra không những là “gót chân Asin” mà là “mảng sườn, mảng ngực Asin”.

Nghĩa là những tử huyệt lớn mà địch thừa biết vẫn không thể che chắn, khắc phục, v́ địch không thể khắc phục được vấn đề khoảng cách, địa lư (bất khả kháng). Huống chi thực tế chiến trường nó thiên biến vạn hóa th́ sự rủi ro, mạo hiểm không lường hết được.

Thứ ba là dù cho tử huyệt không lộ ra th́ nghệ thuật quân sự Việt Nam cũng phải làm cho nó lộ ra, huống chi, nay nó bộc lộ rơ ràng mà Bộ Tham mưu Việt Nam không biết khai thác, khoét sâu thêm, không biết chuẩn bị những “thứ phù hợp” th́ đâu phải là con cháu của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, Vơ Nguyên Giáp, Giáo sư thượng tướng Hoàng Minh Thảo…hay là tác giả của những “bàn thắng” đại loại như Buôn Ma Thuột, vân vân.

Có lẽ đây là lư do để nói rằng tấn công đánh chiếm Trường Sa không phải dễ và đơn giản như nói và hô hào.

Vậy những tử huyệt đó là ǵ? Một câu hỏi không thể trả lời. Chỉ biết rằng sự chuẩn bị của Việt Nam trên cả 3 phương diện, chiến thuật, vũ khí và bố trí lực lượng để pḥng thủ bảo vệ biển đảo thiêng liêng đă và đang sẵn sàng một cách b́nh tĩnh, tự tin.

Khi diễn tập, phương án tác chiến hợp lư, khả thi; kế hoạch tác chiến chi tiết, bài bản khoa học…chiến dịch trong diễn tập coi như thắng lợi, nhưng trong chiến đấu thật th́ mới chỉ đạt 30% mà thôi, 70% c̣n lại do vũ khí và người lính trên chiến trường quyết định.

Một thực tế không phủ nhận là trong chiến tranh, bên nào vũ khí trang bị vượt trội th́ bên đó chiếm ưu thế hoàn toàn, cơ hội chiến thắng rất lớn. Tuy nhiên khi 2 bên không cách biệt lắm th́ bên nào ưu thế phải căn cứ vào chất lượng của vũ khí trang bị.

Vũ khí trang bị hiện đại phải đáp ứng 3 tiêu chí: Tin cậy, chính xác và dễ sử dụng. Những tiêu chí này chỉ khi xảy ra tác chiến mới bộc lộ toàn bộ những “thói hư tật xấu” mà mức độ b́nh thường như thử, diễn tập không bao giờ phát tiết. Chẳng hạn như trong cuộc chiến Malvinas.

Cả hai lực lượng hải quân đều đưa tàu ngầm vào cuộc chiến với hy vọng sẽ sử dụng hiệu quả như một vũ khí tấn công chiến lược. Thế nhưng cả hai bên đều không thể phát huy tác dụng bởi thực tế chiến tranh không như mong đợi.

Thậm chí lực lượng chống tàu ngầm của Anh không thể phân loại chính xác bạn/thù thông qua hệ thống liên lạc hay sonar để tấn công.

Điều ǵ sẽ xảy ra khi tấn công Trường Sa Việt Nam mà “thói hư tật xấu” của vũ khí trang bị chủ yếu là hàng nội, hàng copy công nghệ lại phát tiết như Anh tấn công Malvinas năm 1982?

Sẽ có nhiều điều, nhưng điều này là chắc chắn: Việt Nam không phải là Argentina. Việt Nam, không phải bây giờ mà từ năm 1982 tàu hộ vệ săn ngầm dạng 159 AE (HQ 09; HQ 13…) đă từng tập luyện săn ngầm với tàu ngầm Liên Xô.

Việt Nam “thắt lưng buộc bụng” không phải để chọn mua sắm những loại vũ khí trang bị kém chất lượng.

Vấn đề cuối cùng: Ai là người trực tiếp thực hiện kế hoạch tác chiến? Đương nhiên là Người lính! (Cán bộ và chiến sỹ).

Những t́nh huống xảy ra trong tác chiến, oái ăm thay, không bao giờ hoặc ít khi nằm trong kế hoạch tác chiến.

Chẳng hạn, đội h́nh hành quân của tàu đệm khí đổ bộ có sự bảo vệ của các tàu khu trục phát hiện từ rất nhiều hướng tàu Hải quân Việt Nam lao ra tấn công và không quân Việt Nam cũng tham gia trên một đường bay thấp, gần sát mặt biển…

Vậy, hướng nào là hướng nghi binh?; hướng nào chia cắt?; hướng nào tấn công chính? Chỉ huy các tàu phải xác định nhanh, chính xác để chọn mục tiêu phản công.

Muốn vậy phải có kinh nghiệm, có tố chất (truyền thống) đánh giặc; gan dạ… mới có thể phán đoán được. Nếu không, hoặc muộn quá th́ chỉ có một việc cuối cùng là phát tín hiệu SOS.

Ai là người trực tiếp sử dụng vũ khí trang bị? Người lính!.

Trong diễn tập, không có một áp lực nào lên người lính. Họ b́nh tĩnh, tự tin áp dụng những điều đă học, thao tác chính xác, bài bản…mục tiêu bị tiêu diệt.

Nhưng trong chiến đấu họ phải đối mặt với sự sống chết nên lúc này tinh thần, ư chí quyết định ít nhất là độ chính xác của vũ khí (hoảng hốt, run sợ khiến bắn bừa chẳng hạn) hoặc quyết định sự thành bại như trong tác chiến của không quân v́ vai tṛ cá nhân (phi công) rất lớn.

Tinh thần, ư chí người lính của đội quân đi xâm lược luôn luôn thấp hơn nhiều so với đội quân bị xâm lược. Tinh thần, ư chí và tố chất của người lính Việt, thế giới đă từng chứng kiến và chẳng nghi ngờ. Run sợ, không bao giờ có trong từ điển quân sự Việt Nam.


 

 sontunghn
 member

 REF: 628599
 03/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kinh nghiệm nào bảo vệ Trường Sa từ hải chiến Malvinas?


(Cách đánh) - Những kinh nghiệm nào cho Việt Nam từ cuộc chiến Malvinas/Fakland.


Hoàng gia Anh đă cử một hạm đội chiến hạm hiện đại, có sự yểm trợ của tầu sân bay, tầu ngầm nguyên tủ và lực lượng hải quân đánh bộ hùng mạnh, với vũ khí trang bị hiện đại để tấn công chiếm lại quần đảo Fakland/Malvinas.

Argentina với lực lượng hải quân rất yếu, lực lượng không quân và không quân Hải quân của Argentina cũng sử dụng các loại phương tiện chiến đấu cũ và kém hiệu quả. Mặc dù vậy, nhưng với phương thức tác chiến hiệu quả.

Bay nghi binh thu hút lực lượng pḥng không, các máy bay mang tên lửa và mang bom chống tầu, bay với trần bay rất thấp đă thoát khỏi hệ thống trinh sát-pḥng không trên tầu đối phương.

Và các đ̣n đánh của không quân Hải quân Argentina đă thành công trong việc đánh ch́m một số lượng lớn tầu chiến đấu của Anh.

Do tầm hoạt động quá xa nên người Anh không thể duy tŕ một thế trận thống trị, quản lư bầu trời và tấn công sân bay của Argentina.

Mặc dù chiến trường đă được giải quyết bằng lực lượng đặc nhiệm và lính thủy đánh bộ. Nhưng rơ ràng, trước những phương thức tác chiến hiệu quả của Argentina, lực lượng hải quân Anh đă chịu đựng những tổn thất nặng nề.

Nhiều nhà b́nh luận quân sự cho rằng nếu như Argentina có đủ tên lửa Exocet th́ chưa biết phần thắng sẽ thuộc về ai.

Qua trận hải chiến này, ta dễ nhận thấy: Vị trí địa lư của quần đảo Fakland /Malvinas đối với Argentina cũng tương đối như Trường Sa với đất liền Việt Nam. Bởi thế những ǵ mà Argentina đă làm được th́ đương nhiên Việt Nam cần phát huy và hạn chế tối đa những điều mà Argentina mắc sai lầm.

Argentina đă bỏ lỡ cơ hội tấn công vào những tử huyệt của Hải quân Anh trên một đoạn đường dài hàng ngàn km. Hoặc do nắm không chắc hoạt động tác chiến của Hải quân Anh nên bị bất ngờ.

Khi hạm đội tàu ngầm tấn công hạt nhân của Hải quân Hoàng gia Anh tấn công tàu tuần dương Belgrano của Argentina, th́ các hạm đội tàu nổi của Argentina khiếp sợ, tê liệt ư chí tấn công, phải giữ khoảng cách an toàn với khu vực đảo Falklands/Malvinas trong suốt phần c̣n lại của chiến tranh.

Hải quân Anh mặc dù lực lượng vượt trội, nhưng do không làm chủ vùng trời tuyệt đối nên vẫn phải chịu tổn thất nặng nề.

Việt Nam rút ra những ǵ từ kết luận này?

Trước hết phải hết sức đề cao cảnh giác, phát hiện kịp thời hành động tấn công của địch. Sẵn sàng tập kích vào những mục tiêu hiểm yếu, không cho địch “ung dung” triển khai lực lượng vào vị trí xuất phát tấn công.

Tăng cường sức mạnh cho lực lượng không quân với nhiều sân bay dă chiến, nhiều máy bay chiến đấu phù hợp.

Kết hợp với lực lượng pḥng không kiên quyết làm chủ vùng trời của ta hoặc ít nhất nơi khu vực xảy ra tác chiến. Đây là yếu tố gần như là quyết định thắng lợi trong hải chiến hiện đại.


Kiên quyết t́m mọi cách để tấn công địch. Triệt để lợi dụng thế địa lư, thế “sân nhà” phát huy kiểu chiến tranh du kích hiện đại trên biển làm cho cuộc chiến kéo dài càng có lợi cho ta và sẽ vô cùng khó khăn cho địch về nguồn hậu cần bảo đảm.

Nếu làm được điều này th́ đây cũng là một đ̣n hiểm, hệ lụy của nó rất khủng khiếp. Làm được điều này mới xứng đáng là hậu duệ của Trần Khánh Dư-viên tướng được coi là Đô đốc đầu tiên của hải quân nước Việt.

Đến đây chúng ta có thể h́nh dung toàn cảnh khi mở một chiến dịch tấn công đánh chiếm Trường Sa của Việt Nam.

Ngay bản thân của chiến dịch cũng đă tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt, chẳng hạn như giữa năng lực và thực tế. Không giải quyết được vấn đề này tất nảy sinh ra những lỗ hổng về chiến thuật khó khắc phục…

Huống chi vấn đề c̣n liên quan lớn đến chính trị trong nước và thế giới, đến lợi ích hơn thiệt giữa cục bộ, ngắn hạn và lâu dài so với lợi ích toàn cầu của quốc gia.

Cho nên tấn công đánh chiếm Trường Sa Việt Nam khó có thể xảy ra trong tương lai gần bởi không một quốc gia nào muốn sa lầy, muốn chuốc lấy sự rủi ro không lường hết.


 

 sontunghn
 member

 REF: 628600
 03/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Trường Sa-Băi cọc Bạch Đằng pḥng thủ Việt Nam (I)

- Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa hay biển Tây Philippines) là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông. Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi tám nước khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia.


Trên các tuyến đường biển đóng vai tṛ chiến lược của Châu Á có hai điểm trọng yếu: Thứ nhất là eo biển Malacca . Điểm trọng yếu thứ hai là vùng Biển Đông, nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua, đặc biệt là khu vực xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đánh giá vị trí chiến lược của quần đảo Trường Sa, các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông.

V́ vậy, tấn công đánh chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam của các nước đang tranh chấp về quần đảo này không phải là chuyện không thể xảy ra mà là một nguy cơ, thách thức với Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lănh thổ.

Vậy, kẻ thù có thể tấn công đánh chiếm Trường Sa như thề nào? Thực tế chỉ có 2 phương án để tấn công đánh chiếm:

Một là tấn công trực tiếp

Thực hiện phương án này địch sẽ dùng một lực lượng lớn về tàu ngầm, tàu mặt nước, không quân phóng tên lửa, thả bom, nă đại bác để dọn sạch băi đổ bộ đồng thời làm tê liệt khả năng chống cự của lực lượng pḥng thủ trên đảo, sau đó lính thủy đánh bộ từ tàu đổ bộ đệm khí tràn lên đánh chiếm đảo.

Về lư thuyết quân sự, đây là phương án “tiết kiệm” nhất do quy mô nhỏ nhất, hiệu quả cao nhất và nhanh nhất. Tuy nhiên, phương án này của kẻ thù sẽ vấp phải ư chí của toàn dân, toàn quân sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ từng tấc đất, ḥn đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Nếu kẻ địch vẫn thực hiện phương án này th́ đây là một thảm họa đối với chúng. Bởi lẽ ngay khi không có sự hỗ trợ chi viện của đất liền th́ thế và lực pḥng thủ của lực lượng giữ đảo cũng gây khó khăn rất nhiều cho lực lượng tấn công đánh chiếm.

Trước hết về lực.

Vị trí Hải quân địch tấn công không phải cần bao nhiêu tùy ư v́ vũ khí phục vụ cho tác chiến phi đối xứng, chúng ta không phải là không nghĩ đến. Biết đâu trên đảo đều được trang bị RBS-17 của Thụy Điển chẳng hạn, do đó độ chính xác của tên lửa, pháo địch trúng mục tiêu là không cao và nếu có trúng mục tiêu th́ khả năng sát thương hạn chế bởi các hầm hào pḥng thủ kiên cố trên đảo.

Nếu như Hải quân địch c̣n phải lo đối phó với không quân, hải quân Việt Nam từ đất liền th́ kế hoạch dọn băi đổ bộ, làm tê liệt sức đề kháng của bộ đội trên đảo trước khi tàu đổ bộ đệm khí xuất phát xem ra hiệu suất rất thấp, nếu không nói là vô vọng.

Một đại đội RBS 17 có 3 trung đội, mỗi trung đội có 3 tiểu đội và mỗi tiểu đội được biên chế 2 bệ phóng. Mỗi tiểu đội được trang bị một thiết bị laser chỉ thị mục tiêu, đặt cách bệ phóng 4-5 km để dẫn tên lửa đến mục tiêu. Người điều khiển có thể dẫn tên lửa đến đúng phần nhất định của tàu địch.

Tuy gọn nhẹ, song RBS 17 có tầm bắn hiệu quả đến 10 km và uy lực chiến đấu khá mạnh. Theo tính toán của các chuyên gia Thụy Điển, một quả RBS 17 có khả năng đánh chìm tàu đổ bộ đệm khí, xuồng đổ bộ hay tàu quét lôi, 2-3 quả có thể đánh chìm tàu đổ bộ có lượng giãn nước 2.000 tấn.

Tiếp theo là về thế.

Tính toàn bộ, quần đảo có rất nhiều đảo nhỏ, đảo san hô và đảo ch́m (diện tích đất liền chỉ 5 km2 nên chủ yếu là đảo san hô và đảo ch́m) rải rác trên một diện tích chừng 410.000 km2.

Như vậy về địa h́nh th́ có thể nói quần đảo Trường Sa là một băi đá ngầm và san hô nổi hoặc chỉ nổi khi thủy triều xuống xen kẽ giữa nó mới là các đảo thực sự.

Cho nên địa thế của các đảo trong quần đảo Trường Sa là rất hiểm yếu, không quá nếu như nói rằng đó là những hệ thống “cọc Bạch Đằng” cho pḥng thủ. Điều này thật sự không hề dễ dàng chút nào cho tàu đổ bộ tiếp cận.

Nếu tàu đổ bộ đệm khí lớn th́ không thể tiếp cận được bờ, c̣n nếu dùng tầu đổ bộ nhỏ chỉ có thể tiếp cận được bờ (một số đảo) khi thủy triều cao th́ lực lượng đổ bộ bị phân tán dễ bị tiêu diệt (Dĩ nhiên có những băi, bờ không có vành đá ngầm, dăy san hô th́ chắc chắn bên pḥng thủ đă đưa vào sự quan tâm đặc biệt rồi).

Nếu như yêu cầu sống c̣n của tác chiến đổ bộ phải là tập trung, triển khai nhanh vào bờ th́ đây là mâu thuẫn không thể giải quyết giữa tập trung và phân tán, giữa triển khai nhanh lực lượng áp sát chiếm lĩnh bờ với sự chậm chạp bất khả kháng.

Điều cuối cùng là tính bất khả thi của chiến thuật

Một bài toán không kém phần hóc búa đặt ra cho kẻ địch là, sau khi các lực lượng tàu mặt nước, không quân dọn xong băi đổ bộ, lính thủy đánh bộ theo tàu đổ bộ vào đảo th́ lực lượng này liệu có an toàn để trở về nơi xuất phát hay không khi không c̣n khả năng để chống trả?

Quần đảo Trường Sa như trước cửa nhà Việt Nam nên chắc chắn SU-27 của Việt Nam-loại máy bay đánh chặn trứ danh sẽ dễ dàng biến lực lượng của kẻ địch thành “quân xanh” để diễn tập.

Do đó chắc chắn địch phải có một thê đội 2 để làm nhiệm vụ phát sinh, có nghĩa là phải sử dụng một lực lượng rất lớn tham gia tác chiến. Vậy địch có dám mạo hiểm không khi tại căn cứ lực lượng bảo vệ quá mỏng?

Tóm lại, phải đối đầu với lực lượng pḥng thủ trên đảo và đặc biệt đối đầu với lực lượng chi viện ở đất liền nhanh, mạnh, sung sức th́ chắc chắn là không thể thắng.

Từ những cơ sở trên th́ kẻ địch chẳng bao giờ liều lĩnh tấn công đánh chiếm quần đảo Trường Sa bằng phương án này.

V́ vậy địch sẽ tấn công đánh chiếm quần đảo Trường Sa bằng một phương án khác, đó là: tấn công tổng lực vào đất liền để làm cho lực lượng chi viện quần đảo Trường Sa của Việt Nam mất sức chiến đấu. Sau đó đánh chiếm quần đảo Trường Sa theo phương án ban đầu.

Có lẽ đây là phương án mang tính khả thi nhất nhưng quy mô quá lớn, không gian chiến trường quá rộng làm ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh toàn khu vực.

Cuộc chiến sẽ kéo theo những hệ lụy không lường trước được với kẻ xâm lược.

Quá mạo hiểm khi tấn công xâm lược một đất nước có truyền thống đánh giặc lại được chuẩn bị như chưa bao giờ kỹ càng như thế.



 

 sontunghn
 member

 REF: 628601
 03/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Hệ thống pḥng thủ bờ biển giáng trả cùng Trường Sa (II)

- Không những giới quân sự, các chính khách mà ngay cả những người b́nh thường cũng biết rằng “Bờ có vững th́ biển, đảo mới yên”. Điều đó có nghĩa yếu tố quyết định để giữ yên, bảo vệ vững chắc biển đảo là đất liền, là sức mạnh pḥng thủ của quốc gia.

Quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng không ngoại lệ, do vậy kẻ địch muốn tấn công đánh chiếm Trường Sa trước hết chúng phải “làm ǵ đó” để hạn chế, tê liệt sự chi viện của đất liền.

“Làm ǵ đó” của địch với đất liền có thể là cuộc chiến tổng lực hay nhỏ hơn như phong tỏa khu vực, chống tiếp cận…chính v́ thế cho nên pḥng thủ bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển và giáng trả kẻ địch cùng Trường Sa là 2 nhiệm vụ chiến lược trọng đại của Việt Nam.

Cả nước đă và đang chuẩn bị cho cuộc pḥng thủ bảo vệ tổ quốc. Dù c̣n nghèo nhưng nhân dân Việt Nam sẵn sàng “thắt lưng buộc bụng” để QĐND nói chung, Không quân, Hải quân… nói riêng tiến thẳng lên chính quy, hiện đại, tinh nhuệ và thiện chiến đủ sức đương đầu, bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tại sao không, trong khi nhân dân Việt Nam đă từng sẵn sàng quyết tử, hy sinh tất cả cho mục tiêu cao cả này th́ so với nó, “thắt lưng buộc bụng” quá ư là “dễ chịu”. Máu xương c̣n không tiếc th́ chẳng có ǵ ngăn cản được sự chuẩn bị của chúng ta.

Rất nhiều thông tin về việc Hải quân Việt Nam mua, sắm trang bị vũ khí, nhưng có lẽ mừng nhất vẫn là ta đă tự đóng được tàu TT400TP.

Tàu được trang bị pháo tự động vạn năng АК-176, АК-630 và tổ hợp tên lửa đối không tầm thấp.

Việc TT400TP được đưa vào biên chế trong Hải quân có những ư nghĩa rất quan trọng. Thứ nhất nó bảo đảm cho học thuyết quân sự Việt Nam luôn bảo tồn và phát triển.

V́ đặc thù của công nghệ quốc pḥng luôn gắn liền với học thuyết quân sự, nếu phụ thuộc hoàn toàn vào sự cung cấp vũ khí từ bên ngoài, kể cả việc mua sắm có chọn lọc để phù hợp với lối đánh đi chăng nữa th́ có khi phải điều chỉnh học thuyết quân sự trong khi địa chính trị, địa quân sự của Việt Nam có nhiều đặc điểm khác biệt - một sự điều chỉnh ngoài ư muốn.

Thứ hai, đây là một trong những “thứ” mà đất liền giáng trả cùng Trường Sa vào quân xâm lược ở giai đoạn cuối nếu chúng tấn công đánh chiếm Trường Sa.

Nói là giai đoạn cuối là v́ tàu đổ bộ đưa lính đổ bộ lên đảo hay đất liền là hành động tác chiến đánh chiếm cuối cùng và tàu TT400TP, với cỡ đạn 76mm tốc độ bắn hàng trăm phát/phút, đối tượng tiêu diệt của nó là tàu đổ bộ cỡ nhỏ và đặc biêt với cỡ đạn 30mm, 6 ṇng, tốc độ bắn hàng ngàn phát/phút, đối tượng tiêu diệt của nó là lính đổ bộ th́ có thể nói tàu TT400TP là khắc tinh là sát thủ của lực lượng đổ bộ.

Đây mới chỉ là tính năng kỹ chiến thật của TT400TP, tất nhiên sử dụng nó như thế nào để phát huy hiệu quả trong tác chiến là nghệ thuật quân sự bí mật của Hải quân Việt Nam.

Nếu như vành đai pḥng thủ từ xa hướng biển của Việt Nam giả định là 250 hải lư th́ Trường Sa là mép ngoài cùng. Trong vùng cách bờ 250M đó, tàu TT400TP có thể nằm đợi cơ ở đâu đó trong tầm bảo vệ của bờ. Tàu TT400TP chỉ xuất kích chiếm lĩnh vị trí tấn công khi tàu đổ bộ địch xuất hiện…

Nhưng rơ ràng là Hải quân Việt Nam không phải đóng tàu này để nó tác chiến “đơn thương độc mă” như vậy mà đă tính toán sẵn sự hợp đồng tác chiến với rất nhiều loại tàu khác, vũ khí khác theo từng phương án tác chiến của ḿnh.

Nếu như hệ thống pḥng không tầm thấp của các tàu tên lửa, phóng lôi loại nhỏ tốc độ cao của Việt Nam bị hạn chế th́ tàu TT400TP là một sự bổ sung hiệu quả, hoàn hảo. Khi cần thiết, tàu TT400TP phải làm nhiệm vụ hộ vệ cho tàu tên lửa, phóng lôi tác chiến và ngược lại.

Tàu TT400TP là một trong những “thứ” mà đất liền giáng trả cùng Trường Sa thân yêu. Tuy nó nhỏ bé và không hiện đại như Gepard 3.9 nhưng xin hăy chú ư cho: Lối đánh của nó không phải là sở trường của Gepard 3.9.

Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc chưa bao giờ Việt Nam có thế và lực thuận lợi như ngày hôm nay. Nh́n vào sự chuẩn bị về vũ khí trang bị cho quốc pḥng cũng thấy được sự tự tin, sáng tạo mang bản sắc độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Chúng ta yêu chuộng ḥa b́nh, không muốn có chiến tranh, nhưng khi chiến tranh xảy ra th́ không hề sợ hăi.



 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network