Giáng sinh tưng bừng. Giáng sinh rợp trời hoa đèn dủ sắc mầu lung linh huyền ảo. Giáng sinh nếu chưa mang lại niềm vui thánh thiện, th́ ít nhất, Giáng Sinh cũng là một niềm vui lớn lao của biết bao gặp gỡ thân t́nh thương mến.
Từ rất lâu, Giáng sinh không chỉ là ngày Đại lễ của người Công giáo, nhưng đă trở thành một lễ hội lớn của mọi người thuộc nhiều xă hội và tôn giáo khác nhau.
Tính phổ cập của Kitô giáo được thể hiện rất rơ qua Đại lễ Giáng sinh, đặc biệt, Giáng sinh c̣n gắn liền với một bài Thánh ca, tuy là Thánh ca của nhà đạo, nhưng đă được mọi giới qua mọi thời đại nhiệt t́nh đón nhận và thiết tha yêu mến. Đó là ca khúc : “Đêm thánh vô cùng”, ca khúc này có một lịch sử rất thú vị.
Bất ngờ và kỳ diệu
“Stille Nacht” Tiếng Áo, “Silent night”, tiếng Anh hoặc “Đêm thánh vô cùng”
Thật là thú vị, khi được biết ca khúc vô cùng danh tiếng ấy lại được sáng tác bởi người không phải là nhạc sĩ, trong một hoàn cảnh bất đắc dĩ, buộc phải sáng tác.
Đêm vọng Giáng Sinh, tức đêm 24/12 năm 1818, cây đàn Organ của Nhà thờ Thánh Nicholas (Nicola-Kirche) ở Obendorf thuộc nước Áo đột nhiên bị hỏng.
Cha xứ là Linh mục Josef Mohr rất bối rối không biết tính sao, đang lúng túng th́ Ngài chợt nhớ tới một bài thơ ngắn mà Ngài đă sáng tác từ 2 năm trước đó (1816). Bài thơ rất đơn sơ này có tựa là “Đêm Thánh”. Một ư nghĩ chợt lóe lên trong đầu, cha xứ muốn có một ca khúc mới dành cho lễ nửa đêm, nhưng làm sao bây giờ, v́ Ngài không phải là nhạc sĩ để có thể phổ nhạc bài thơ này ?
Làm sao bây giờ, khi gần hết hạn và Thánh lễ nửa đêm sắp bắt đầu ?
Một ư nghĩ lại sáng lên, c̣n ai khác trong lúc này, ngoài Frank Gruber, là người vẫn thường chơi đàn Organ cho nhà thờ, ông là giáo viên và cũng là bạn thân của Cha. Thế là, Ngài đă t́m gặp ngay F. Gruber để nhờ soạn phần giai điệu và phối âm bài thơ “Đêm thánh”, nhưng …bằng đàn Guitar.
Lúc đầu, F. Gruber không đồng ư với đề nghị của J. Mohr, v́ e rằng giáo dân đến dự lễ sẽ không thích loại âm nhạc được tŕnh bày với đàn guitar v́ vốn vẫn quen với đàn Organ xưa nay. Nhưng v́ không c̣n sự lựa chọn nào khác, F. Gruber đành phải chấp nhận và bắt tay vào việc. Hết sức bất ngờ, chỉ trong vài giờ đồng hồ, phần nhạc của ca khúc được hoàn tất.
Thoạt tiên, những người dự lễ tỏ ra kinh ngạc khi nghe ca khúc được tŕnh bày với đàn guitar, nhưng chẳng bao lâu mọi người bị mê hoặc bởi giai điệu ngọt ngào của bài hát.
Kể từ đó bài thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng đă trở thành một bài hát gây ấn tượng nhất cho đêm thánh giáng sinh hài nhi Ki-tô.
Dẫu cùng niềm tin hay không, người ta cũng không thể không rung động trước những vẻ đẹp, và đặc biệt, là nét đơn sơ nhưng rất sâu sắc của bài hát, chính v́ thế đă lan rộng khắp địa cầu như một điều tự nhiên.
Bài Đêm Thánh Vô Cùng đă được chuyển ngữ sang nhiều thứ tiếng trên hoàn vũ. Người ta c̣n hát với tiếng Et-ki-mô và với thổ ngữ Ban-tu ở Phi Châu. Không có một âm hưởng nào, đời hay đạo, được quốc tế biết tới nhiều như bài thánh ca Giáng sinh khiêm nhu này của Áo quốc.
Ca khúc Giáng sinh này đă được dịch ra hơn 300 thứ tiếng trên khắp thế giới, và là một trong những bài hát được yêu thích nhất trong mọi thời đại. Ca khúc vẫn thường được tŕnh diễn không cần nhạc đệm. Mặc dù được sáng tác bởi hai tín hữu Công giáo, nhưng bài hát này đă có một vị trí đặc biệt trong các nhà thờ thuộc Giáo hội Luther.
Xuyên qua lịch sử Ki-tô giáo, bài thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng đă trở thành một biểu tượng chân thực cho mầu nhiệm sâu kín, đêm Thiên Chúa giáng trần của người tín hữu Ki-tô.
Thực tế, có chăng một đêm nào êm dịu hơn, thánh thiêng hơn, cái đêm được nh́n thấy một hài nhi, vị Sứ giả của Trời cao, sinh ra trong một máng cỏ nơi chuồng súc vật, trong khi đó, các gia súc quen thuộc như ḅ và lừa lại thổi hơi cho ấm hài nhi? Chuyện hoang đường hay sự thật? Thật không quan trọng về điều này, v́ niềm tin không thể áp đặt cho ai, nhưng trọng điểm dễ nhận biết là, ca khúc đă khơi động niềm xúc cảm cho nhân loại.
Thật khá lư thú, khi mà hầu hết các âm hưởng nhạc Giáng sinh truyền thống đều bị mai một hoặc thay đổi, trong khi âm hưởng của bản Stille Nacht vẫn lưu giữ được nguyên vẻ trong sáng về h́nh thức và cách cấu trúc ban đầu.
Sự kiện đáng chú ư và cảm động hơn nữa, là bài Đêm Thánh Vô Cùng có từ nguồn gốc Ki-tô giáo đă được các tôn giáo khác đón nhận. Có nơi tại Á Châu c̣n hát bài này ngay cả trong những đền Chùa Phật giáo…
Mọi người đều biết rằng trong thế chiến thứ hai, Đức và Mỹ đă đồng ư với nhau có một cuộc hưu chiến trong đêm Giáng Sinh để binh sĩ cùng tham dự thánh lễ nửa đêm, hôm đó mọi người đă cùng nhau hát lên bài “Đêm Thánh Vô Cùng”.
***
Từ đầu thập niên 1900, Nhà thờ Thánh Nicholas đă không c̣n nữa do sự tàn phá của lũ lụt. Một ngôi nhà thờ mới đă được xây dựng bên cạnh một chiếc cầu. Một nhà nguyện nhỏ gọi là "Stille-Nacht-Gedachtniskapelle" (Nhà nguyện Tưởng nhớ Ca khúc Đêm Yên lặng), được dựng lên ngay tại địa điểm của ngôi nhà thờ đă bị phá hủy, và ngôi nhà kế cận được biến thành Nhà bảo tàng.
Nơi đây, quanh năm thu hút du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng đông nhất vẫn là trong tháng 12.
Hiện nay, trong Bảo Tàng Đêm Yên lặng và Nhà nguyện kỷ niệm tại Oberndorf, mọi người c̣n được thấy bản viết tay bài thơ “Đêm thánh”của Cha J. Mohr. Cả bản giai điệu viết tay của F. Gruber, giai điệu chịu ảnh hưởng của âm nhạc truyền thống tại các vùng nông thôn, phảng phất những nét đặc trưng của dân ca Áo.
Cả bài thơ và giai điệu của bài ca đều rất đơn sơ giản dị, nhưng lại gây xúc động vô cùng nên đă chinh phục được toàn thế giới. Điểm nổi bật hơn hết là so với âm điệu của các bài thánh ca Noel khác, bài “Đêm Thánh Vô Cùng” tiêu biểu cho đêm hạ sinh một hài nhi - Thiên Chúa, đến với trần gian và sống với con người. Chính nhờ thế, bài Thánh ca ấy đă giúp cho Đại lễ Giáng sinh thêm rất nhiều ư nghĩa. Thật khó h́nh dung, lễ Giáng sinh mà lại thiếu bài Thánh ca “Đêm thánh vô cùng”.
Nhưng ngày lễ không chỉ là dịp để cho ta kỷ niệm, nhớ tới hoặc nghĩ về, v́ như thế sẽ chẳng sinh ích lợi bao nhiêu, v́ lễ nào rồi cũng qua, như bao nhiêu Thánh lễ đă qua và từng được dự trong đời, nhưng phải là những nhắc nhở và đ̣i buộc ta phải sống với mầu nhiệm Giáng sinh, nghĩa là Chúa cũng phải được sinh ra, phải lớn lên ở ngay trong ḷng ḿnh. Nghĩa là, ta cũng phải đổi thay, phải tự điều chỉnh để nên giống Chúa hơn qua từng ngày. Nghĩa là, ta phải thực sự ư thức, để không thể tự hài ḷng và an tâm với lối sống hời hợt, nặng phần tŕnh diễn của các h́nh thức ḷe loẹt ồn ào.
Sinh ngày 11-12-1792 ở thành phố Salzburg, nước Áo, Joseph Francis Mohr là con ngoại hôn của anh lính đánh thuê Franz Mohr, kẻ đă bỏ ngũ và trốn chạy đứa con c̣n nằm trong bụng cô thợ thêu nghèo Anna Schoiberin. Từ thơ ấu bần khổ, rồi vào đại học, cho tới khi thành linh mục, Mohr luôn được sự bảo trợ của Johann Nepomuk Hiernle là Giám mục chỉ huy dàn hợp xướng nhà thờ chính ṭa thành phố Salzburg. Nhờ thế, năng khiếu âm nhạc của Mohr sớm được phát huy. C̣n trẻ, Mohr vừa hát vừa chơi vĩ cầm trong hai ca đoàn của nhà thờ trường đại học và nhà thờ Thánh Peter thuộc tu viện ḍng Benedictines. Mohr học ở tu viện Kremsmünster ḍng Benedictines (1808-1810), rồi vào chủng viện (1811).
V́ là con ngoại hôn, Mohr phải được Giáo hoàng cho phép đặc biệt mới được thụ phong linh mục (21-8-1815). Sau đó ông được phái tới giáo xứ làng Mariapfarr trong vùng núi Alpine. Tại chốn hẻo lánh này, ông viết một bài thơ tiếng Đức gồm sáu khổ (1816). Năm sau, ông chuyển đến làng Oberndorf phục vụ hai năm và gặp Franz Xaver Gruber, thầy giáo tiểu học.
Sinh ngày 25-11-1787 và mất ngày 07-6-1863, ngoài việc đánh đàn organ trong nhà thờ làng Arnsdorf (nước Áo) Franz Xaver Gruber đồng thời c̣n đánh đàn organ và chỉ huy ca đoàn của nhà thờ Thánh Nikolas ở làng Oberndorf. Gruber bằng ḷng phổ nhạc bài thơ của Mohr và soạn phần đệm guitar để hát trong Thánh lễ vào nửa đêm 24-12-1818.
Giáng sinh năm ấy, Mohr vừa đệm guitar vừa ḥa giọng cùng Gruber hát ra mắt bài Stille Nacht. Ca đoàn nhà thờ Thánh Nikolas hát phần điệp khúc (hai câu cuối mỗi khổ thơ). Bài hát mừng Giáng sinh Stille Nacht! Heilige Nacht! nổi tiếng nhất trên thế giới ra đời như thế, rất mau chóng được phổ biến. Nhiều năm sau nữa Gruber mới soạn thêm phần nhạc cho đàn organ.
Với ḷng từ ái dốc sức làm từ thiện, linh mục Mohr luôn di chuyển từ miền này sang miền khác. Cuối cùng, khi về làng Wagrain, ông lập trường và gây quỹ giúp trẻ nghèo đi học. Sau khi ông từ trần v́ bệnh phổi (04-12-1848), trường làng này đă mang tên Mohr, c̣n mộ ông th́ nằm trang trọng trong nghĩa trang giáo xứ cạnh trường. Trên lối đi lộ thiên nối nhà xứ với giáo đường, dân làng đặt bia ghi nhớ công đức linh mục Mohr.
Joseph Francis Mohr (Tranh vẽ 1955) và Franz Xaver Gruber
______________________________________
Bản nhạc này đă được nhạc sĩ Hùng Lân "Việt hoá" từ hơn nửa thế kỷ trước tại Việt nam và được hát trong các thánh đường Công giáo cũng như trên các đài truyền thanh truyền h́nh từ đó đến nay trong mùa lễ Giáng Sinh. Ông không chuyển dịch bài ca nhưng đặt lời hoàn toàn mới, dùng những từ ngữ văn chương như "xe chữ đồng, ơn châu báu không bờ bến, nhắp chén phiền, vương phong trần, tuyết sương mịt mù..." Sau đây là lời ca do ông đặt:
Đêm Thánh vô cùng, Giây phút tưng bừng, Đất với Trời xe chữ đồng.
Đêm nay Chúa Con thần thánh tôn thờ. Canh khuya Giáng Sinh trong chốn hang lừa.
Ơn châu báu không bờ bến, Biết t́m kiếm của chi đền.
Ôi Chúa Thiên đàng, Cảm mến cơ hàn. Nhắp chén phiền, vương phong trần
Than ôi Chúa thương người đến quên ḿnh, Bơ vơ chốn quê nhà lúc sinh thành.
Ai ham sống trong lạc thú, Nhớ rằng Chúa đang đền bù.
Tinh tú trên trời, Sông núi trên đời.
Với Thánh thần mau kết lời, Cao rao Hóa công đă khéo an bài.
Sai con hiến thân mong cứu nhân loại, Hang chiên máng rêu tạm trú, Bốn bề tuyết sương mịt mù.
tennhaque
member
REF: 646099
12/18/2012
thanhgiangg99
member
REF: 646105
12/18/2012
Cám ơn anh Tennhaque vào thăm góp nhạc.
Ũa, mà bác TNQ này giận hờn tui cái chi mà chỉ thấy vào nhà thảy nhạc mà hổng nói lời nào.. ???
tuatethy
member
REF: 646120
12/18/2012
thanhgiang ơi em hông thấy ổng c̣n bận bắt nhịp cho người ta hát đó hay sao
hihihi
Cảm ơn em bài sưu tầm thiệt là giả trị lắm đó em
Chúc em vui
Thui chị lo co gị chạy kg ông bác tennhaque rược chết
hihihi
Chúc cả hai người luôn vui
ototot
member
REF: 646149
12/18/2012
Tôi không phải là dân "có đạo", nên không hiểu tại sao nhạc sĩ Hùng Lân đă đặt tên bản nhạc tiếng Việt là "Đêm Thánh Vô Cùng", trong khi tên cuả bài ca, tiếng Áo cũng như tiếng Anh vẫn chỉ là "Stille Nacht" hay "Silent Night", lẽ ra phải là "Đêm Thầm Lặng" hay ǵ đó.
Bản "Silent Night" bằng tiếng Pháp, cũng chỉ dịch là "Sainte Nuit", "Belle Nuit", Nuit de Paix... chứ tuyệt nhiên không dịch chữ "Silent"!
Tôi chỉ biết năm nào cũng đến dịp Giáng Sinh là được nghe "Silent night! Holy night!...Son of God...".
Riêng nhạc sĩ Hùng Lân, vưà là thày dạy nhạc, vưà là bạn đồng học... ở Văn Khoa, th́ lại không có dịp nào để hỏi về tên bản nhạc Việt chuyển ngữ bất hủ này, tiếc thay!
Cũng thắc mắc không kém là hai chữ "vô cùng", không biết "vô cùng = "rất", "cực kỳ", hay "vô cùng" = "không bao giờ hết"???
Bây giờ, xin hỏi để ai biết th́ chia sẻ với.
Thân ái,
thanhgiangg99
member
REF: 646173
12/19/2012
Mến chào bác Ototot,
Dạ,câu hỏi của Bác thật là hay. Tại sao cố nhạc sỹ Hùng Lân lại đặt tựa cho bài hát này là Đêm Thánh Vô Cùng ? V́ cố nhạc sỹ đă qua đời và dường như không thấy có tài liệu nào nói về chuyện này nên TG thử nói lên suy nghĩ của ḿnh ạ.
Ở Việt Nam, năm 1948, một linh mục ḍng Biển Đức (Benedicto) là Nguyễn Văn Vinh (Hà Nội) đi du học từ Pháp đă mang bài hát này về. Thấy nhạc hay nhưng v́ không biết tiếng Đức nên nhạc sĩ Hùng Lân đă phỏng dịch thành bài mang tựa đề “Đêm thánh vô cùng” và vẫn được hát trong các nhà thờ công giáo cho đến tận ngày nay.
(st)
Theo như TG hiểu th́ có lẽ cố nhạc sỹ đă lấy tựa đề gốc của bài hát là bài thơ có tên là " Đêm Thánh" ( Holy Night)của linh mục J. Mohr và thêm vào chữ Vô Cùng, nghĩa của từ Vô Cùng này là Măi măi (everlasting), v́ thực tế Đêm Thánh,Đêm mà Ngôi Hai Giáng Sinh làm người để cứu chuộc nhân loại đă,đang và sẽ được loài người tưởng nhớ măi măi .
Vô Cùng là "măi măi,không bao giờ hết " v́ nếu Vô Cùng nghĩa là "Rất" th́ Đêm Thánh Vô Cùng có lẽ sẽ không hay bằng Đêm Rất Thánh .
Và lời bài hát phải phù hợp với âm điệu bản nhạc nữa ,nếu hát "Đêm Tĩnh Lặng hay Đêm Yên lặng" cho phù hợp với Silent Night th́ có lẽ hơi khó hát và hơi ngang ngang... hihiihii
Bên đạo ,người ta cũng hay sử dụng từ Vô Cùng lắm Bác OT ạ .Người ta nói Đức Chúa là Đấng Vô Cùng, nghĩa là Người là Đấng không có khởi đầu và kết thúc ạ.
thanhgiangg99
member
REF: 646174
12/19/2012
Cám ơn chị Tuatethy của em ,
hihi... chị đừng lo,chắc bác Tennhaque không tốn thời gian xách dép rượt hai chị em ḿnh đâu, v́ bác c̣n phải chạy theo nhiều người khác rùi mà... hohoho....