thanhgiangg99
member
ID 75286
04/17/2013
|
Tôi vẫn c̣n Mẹ !
Tiếng chuông chùa ngân nga đổ, thời công phu tụng kinh tối, tôi đến quỳ trước đấng Từ Bi sám hối tội lỗi và nguyện cầu cho cha mẹ và những người thân yêu luôn được b́nh an. Tôi cầu nguyện cho ḿnh và cả những người con vong bội sẽ quay trở về bên mái nhà xưa nơi đó có bóng dáng của mẹ hiền đang mỏi mắt chờ trông con trong nỗi hiu quạnh. Để một ngày kia chúng ta không phải hát lên khúc hát ḿnh mất mẹ thật rồi...
Chiều nay, khi đang ngồi dưới sân Tịnh Xá đợi đến giờ lên chánh điện tụng kinh, tôi nhận được điện thoại của đứa em trai báo rằng mẹ tôi đang sốt siêu vi mấy ngày liền. Tôi gặn hỏi lại xác nhận rồi gọi điện ngay về cho mẹ. Bên kia đầu giây giọng mẹ ngột ngạt: "Không sao đâu con, cả xóm ḿnh ai cũng sốt rồi lại khỏi". Tôi nghiêm giọng: "Mẹ không được chủ quan, phải khám và truyền nước th́ mới khỏi được". Mẹ tôi ậm ừ: "Th́ nếu ngày mai không bớt th́ mẹ sẽ đi truyền nước vậy". Vẫn là câu nói trấn an con, tôi biết mẹ đang chịu đựng chỉ v́ sợ con lo lắng. Trong không khí tĩnh lặng, tôi nghẹn ngào, miên man khi nhớ về sự hy sinh của mẹ và bao nhiêu lỗi lầm tôi đă tạo mà chưa một lần đến trước mẹ để nói lời hối lỗi ăn năn.
Cuộc đời của mẹ tôi gắn liền với bao nỗi khổ cực cho đến tận bây giờ. Tôi nghe bà ngoại kể ngày mẹ lấy bố, cả hai gia đ́nh nội ngoại đều là những người dân di cư từ miền Bắc vào miền Đông Nam Bộ theo chính sách kinh tế mới nên rất nghèo, đám cưới bố mẹ không có được một tấm h́nh làm kỷ niệm. Nhà tôi sống, nơi rừng rú cây cối bao quanh mà người ta hay gọi là chốn rừng thiêng nước độc. Mỗi khi chiều tối là bao nhiêu âm thanh vang vọng đến năo nề: tiếng dế râm ran, tiếng muỗi vo ve, tiếng kêu của cú mèo, b́m bịp, tu hú và những bầy chim đi t́m mồi về réo rắt gọi đàn. Ngày ấy, kư sinh trùng sốt rét là mối nguy hiểm cho toàn bộ người dân trong vùng và nó cứ đeo bám mẹ tôi để thỉnh thoảng lại chờ cơ hội mà bộc phát.
Mẹ sinh các em tôi ra, chúng tôi lớn lên và chứng kiến bao lần mẹ nằm run bần bật trong hai cái chăn quấn chặt nhưng vẫn không thể nào hết rét v́ cái rét của căn bệnh này là nó từ trong ruột rét ra. Cứ thế, những cơn sốt rét hành hạ mẹ từ năm này sang năm khác. Mẹ vẫn sống với nó như người ta sống chung với lũ. Hết sốt mẹ lại cùng bố tôi ra vườn đổ đất, trồng tiêu, vào sâu trong rừng chặt le, lồ ô, thồ cây về làm nọc. Tuy nghèo khó nhưng chị em tôi không phải lao động từ nhỏ như bao đứa trẻ khác trong xóm. Việc học hành của chúng tôi luôn là ưu tiên số một. Mẹ không để cho chúng tôi phải chịu thiệt tḥi, thiếu thốn. Tiền học, tiền sách vở chúng tôi có khi mẹ phải chạy đi vay mượn.
Ngày tháng chúng tôi lớn khôn, học hành gắn liền với bao nỗi cực nhọc của mẹ. Bao nhiêu năm chúng tôi đi học là bấy nhiêu năm mẹ dậy từ bốn giờ sáng để chăn bầy heo, đàn gà, nấu nồi cơm và giặt đống áo quần cho cả nhà. Mẹ phải tranh thủ như vậy th́ mới kịp sáng ra c̣n đi làm và con cái có cơm ăn đi học sớm. Chúng tôi đến trường lúc nào áo quần cũng thật thẳng, thật sạch. Vậy mà, sự vô tâm, bất hiếu của chúng tôi đă làm cho ḷng mẹ đau đớn, ngậm ngùi. Khi lên cấp ba, bắt đầu biết điệu đà, cả tôi và em gái ḿnh đă từng về nói với mẹ bằng thái độ trách móc rằng ở lớp mới các bạn đều nhà rất giàu, mặc áo quần rất "model" chứ không quê mùa như ḿnh. Những lúc ấy, mẹ chỉ biết im lặng mà cúi đầu buồn tủi.
Ngày tôi thoát ly xa nhà, mẹ đưa tôi đi. Khi đến Sài G̣n, cảnh bến xe chiều mưa rơi xối xả khiến tôi buồn da diết. Tôi cố ḱm nước mắt v́ mẹ đang bên cạnh và truyền hơi ấm cho tôi.Thế nhưng chẳng bao lâu, chính sự yếu đuối, cô đơn của một đứa con gái xa quê đă đưa tôi đến những việc làm có lỗi với mẹ, với gia đ́nh. Nơi quê nhà mẹ khắc khoải nhớ mong và hy vọng, th́ tôi lại bước vào một t́nh yêu gian dối để rồi bị bỏ rơi trong đau khổ tột cùng. Đêm đêm tôi nằm khóc v́ trống vắng bóng ai đó, th́ mẹ cũng đau đáu canh thâu, nuốt ḍng nước mắt nhớ thương tôi. Những cơn mưa, mẹ mỏng manh khoác chiếu áo tơi trong giá lạnh để vun cho luống tiêu không bị ngập úng th́ tôi lại lang thang dưới những con đường t́m lại chút kỷ niệm của cuộc t́nh đă mất. Những đồng tiền được chắt chiu từ sự khó nhọc của mẹ và cả gia đ́nh th́ tôi lại tiêu xài nó một cách vô ích và tội lỗi. Tôi lơ là việc học hành và kết quả học ḱ đó, điểm số của tôi sa sút. Một hôm, mẹ gọi điện hỏi: "Nhà trường mới gửi phiếu điểm về, sao điểm thấp vậy con?". Tôi viện cớ trong giọng điệu lạnh lùng rằng ḿnh bị bệnh nên làm bài thi không được điểm tốt. Mẹ chỉ im lặng rồi cúp máy. Lúc đó, trái tim mẹ đau nhói, c̣n trái tim tôi th́ lại đang mù quáng chỉ c̣n biết nhớ mong đến người con trai đă bỏ rơi ḿnh.
"Có những bàn chân đă giẫm xuống trái tim ta độc ác
Mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ
Ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
Giọt nước mắt già nua không ứa nổi
Ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
Mắt mẹ già thầm lặng dơi sau lưng" (*).
Tuổi mẹ giờ đây đă bắt đầu vào bóng xế. Cuộc sống cũng không c̣n quá khó khăn, căn nhà tranh liêu xiêu gió hắt, mưa dột năm xưa đă được thay bằng ngôi nhà kiên cố nhưng ḷng mẹ vẫn cô đơn, trống vắng v́ thiếu bóng những đứa con. Vậy mà khi có ai đó hỏi thăm, mẹ đă kể cho họ nghe về chúng tôi với niềm tự hào khôn xiết.
Tôi ra trường và bước vào đời đi làm việc, gặp bao nhiêu biến cố, chênh vênh như lời tiên đoán của mẹ ngày nào. Con đường tôi đi ngày càng xa xôi th́ ṿng tay mẹ lại dần dần ngắn lại. Tôi thương yêu mẹ nhưng cái t́nh thương ấy có lẽ không thấm vào đâu, so với ḷng mẹ bao la và những ǵ mẹ giành cho chúng tôi trên cơi đời này. Để rồi vẫn bao lần tôi vô tâm lăng quên ḿnh đang có mẹ.
Bây giờ tôi chợt hiểu ra, niềm vui sướng tự hào nhất trên cơi đời nầy, và rất hạnh phúc khi c̣n có mẹ. Cầu mong cho tất cả những ai c̣n có mẹ trên đời sẽ không bao giờ phải nói với mẹ ḿnh lời hối lỗi muộn màng...
(*) Mẹ: - thơ Đỗ Trung Quân.
(Sưu tầm).
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat