tuatethy
member
ID 76572
10/31/2013
|
Không Thể phủ nhận!
Dù nó đã sa vời,
Câu chuyện từ khi tôi chưa có trên cuộc đời nầy,
Nhưng thể hệ nầy tiếp nổi cho thể hệ sau,Và thể hệ sau tiếp nổi cho các thể hệ ngàn sau nữa!
Mời bạn đọc!
Nơi đây tôi có thể đăng những bản tin mà ai cũng muốn tìm hiểu!
Bà Trần Lệ Xuân qua đời ở tuổi 87
do BBC đưa tìn
BBC đưa tin: đệ nhất Phu nhân Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam Trần Lệ Xuân, tức bà Ngô Đình Nhu ( vợ của ông Ngô Đình Nhu), cố vấn chính quyền ở miền nam Việt Nam trước 1975, vừa qua đời lúc 2 g sáng 24-4-2011 tại một bệnh viện ở Rome (Ý), hưởng thọ 87 tuổi.
Nhật báo Người Việt trụ sở tại California, Hoa Kỳ, dẫn lời một nguồn tin thân cận với bà cho hay bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân, đã qua đời "hồi 2 giờ sáng Chủ nhật, trùng ngày lễ Phục Sinh 2011, tại một bệnh viện ở Rome, Ý".
Bà Trần Lệ Xuân sinh năm 1924 tại Hà Nội trong một gia đình danh giá: thân mẫu của bà là cháu ngoại của vua Đồng Khánh và em họ của vua Bảo Đại, nhà vua cuối cùng của triều Nguyễn.
Thân phụ của bà là Luật sư Trần Văn Chương, người từng giữ chức Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ.
Thời bé, bà Trần Lệ Xuân học trường Albert Sarraut và tốt nghiệp tú tài Pháp.
Năm 1943 bà kết hôn với ông Ngô Đình Nhu đồng thời bắt đầu theo Công giáo. Ông Ngô Đình Nhu là em trai và là cố vấn cho Tổng thống VNCH lúc đó là ông Ngô Đình Diệm, vì vậy bà Trần Lệ Xuân còn được gọi là 'Bà Cố vấn'.
Vì Tổng thống Ngô Đình Diệm không có vợ, nên bà cũng được coi là Đệ nhất Phu nhân VNCH (1955-1963).
Gây tranh cãi
Vai trò của bà Trần Lệ Xuân trong thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam được cho là gây tranh cãi.
Lúc đó, bà cũng là dân biểu và là Chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới.
Với các phát biểu và hành động thẳng thừng, nhiều khi bị chỉ trích là bất cẩn và quá khích, bà bị cáo buộc "lộng quyền", và có người cho rằng đã góp phần làm tăng sự bất mãn đối với chính quyền Ngô Đình Diệm, dẫn tới cuộc đảo chính ngày 01/11/1963.
Khi xảy ra đảo chính và cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân và con gái lớn là Ngô Đình Lệ Thủy đang công cán nước ngoài. Kể từ đó, bà sống lưu vong, không quay trở lại Việt Nam.
Những năm cuối đời, bà sống tại Rome, Ý.
Ông bà Ngô Đình Nhu có bốn người con, hai trai, hai gái. Trưởng nữ Lệ Thủy qua đời vì tai nạn giao thông năm 1968.
Bà Trần Lệ Xuân còn được biết tới như người đã vẽ kiểu chiếc áo dài cách tân có cổ thuyền, hay còn gọi là 'Áo dài Trần Lệ Xuân'.
Trần Lệ Xuân sinh tại Hà Nội, có mẹ là bà Thân Thị Nam Trân, là cháu ngoại của vua Đồng Khánh và em họ của vua Bảo Đại, cha là luật sư Trần Văn Chương. Lúc nhỏ, bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp.
Thời trẻ, Trần Lệ Xuân được coi là một trong những kiều nữ danh gia vọng tộc, đẹp nhất của Hà Nội. Khi là "Đệ nhất phu nhân" của chính quyền Sài Gòn, bà luôn được báo chí phương Tây săn đón, không chỉ vì sắc đẹp mà, thạo trôi chảy nhiều ngoại ngữ mà còn vì cách trả lời phỏng vấn "mạnh mẽ".
Năm 1943 bà kết hôn với Ngô Đình Nhu và cải đạo sang Công giáo, từ bỏ đạo Phật. Bà là dân biểu, chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới, thường được gọi là "Bà cố vấn", được xem là một gương mặt then chốt trong chính quyền,
Do Ngô Đình Diệm không có vợ nên bà được coi là Đệ nhất Phu nhân (First Lady) của chính quyền Sài Gòn từ 1955 -1963. Bà có bốn người con, hai trai, hai gái, trong đó trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy đã thiệt mạng năm 1968 trong một tai nạn giao thông ở Paris.
Sinh thời, phát biểu về sự tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức của Trần Lệ Xuân "Vỗ tay hoan nghênh các vụ tự thiêu, nếu ai có thiếu xăng dầu thì tôi sẽ cho" và gọi vụ tự thiêu là "nướng sư" (I would clap hands at seeing another monk barbecue show) đã đổ thêm dầu vào lửa, dẫn đến cuộc đảo chính cuối năm 1963, chấm dứt nền "độc tài gia đình trị" của Ngô Đình Diệm ở miền Nam.
Tháng 10/1963, Trần Lệ Xuân cùng con gái Ngô Đình Lệ Thủy đi Hoa Kỳ và Roma với dự định sẽ vạch trần âm mưu lật đổ của Tổng thống Kennedy và CIA trước công chúng Mỹ. Ngày 1/11/1963 Trần Lệ Xuân và con gái đang trú ngụ tại khách sạn sang trọng Wilshire Hotel ở Beverly Hill, California thì cuộc đảo chính xảy ra, chồng và anh chồng bà bị giết.
Trần Lệ Xuân có nguyện vọng cuốn hồi ký của mình chỉ được phát hành sau khi bà qua đời.
Trong lịch sử nhân loại, thì ai cũng có sự sai lầm, kg chổi cãi được
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
tuatethy
member
REF: 666005
10/31/2013
|
Bà Nhu như tôi từng biết,LS Trương Phú Thứ
BBC phỏng vẩn Luật Sư Trương Phú Thứ!
Bà Trần Lệ Xuân,vợ của cổ vân Ngô Đình Nhu,em của tổng thổng Ngô Đình Diệm
Người được coi là như là cựu 'Đệ nhất Phu nhân' của nền Đệ nhất Cộng hòa ở miền Việt Nam, bà Trần Lệ Xuân, vừa qua đời ở tuổi 87.
Bà là vợ của ông Ngô Đình Nhu, em trai Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Tin bà Trần Lệ Xuân qua đời được loan báo tới các phương tiện thông tin đại chúng từ luật sư Trương Phú Thứ, một trong số ít người có tiếp xúc, trò chuyện với bà trong những năm gần đây.
Từ Seattle, Hoa Kỳ, ông Trương Phú Thứ cho BBC biết:
LS Trương Phú Thứ: Tôi được biết bà Nhu nằm viện đâu chừng ba tuần lễ trước khi qua đời. Khi bà thấy mệt quá thì bác sỹ họ đưa vào trong nhà thương nằm trong tình trạng rất yếu, gần như không nói được nữa.
Tới Chủ nhật vừa rồi thì tôi nhận được điện thoại của gia đình bà từ bên Rome, nói bà đã qua đời vào lúc 2 giờ sáng giờ địa phương. Tất cả ba con của bà đều có mặt lúc ấy.
Trước khi mất khoảng ba năm, bà Nhu ở nhà với con trai cả là Ngô Đình Trác, tại Rome (Ý). Cô con gái út là Ngô Đình Lệ Quyên cũng ở nhà đó, trong tầng hầm. Cả gia đình ở với nhau rất vui vẻ hòa thuận. Vậy cho nên bà qua đời là cả gia đình có mặt.
Con trai thứ của bà Nhu là Ngô Đình Quỳnh thì sống và làm việc bên Bỉ.
BBC: Vậy thông tin nói bà Trần Lệ Xuân sống một mình trong biệt thự xa hoa lộng lẫy mà bạn của bà tặng thì là tin thất thiệt?
LS Trương Phú Thứ: Tin đó cũng như tin mà một vị tự xưng là sử gia tung ra, rằng bà Nhu có tới 17 tỷ Mỹ kim từ những năm 1960-1961. Tôi chỉ hỏi liệu hồi đó mang cả Sài Gòn ra bán có thu được 17 tỷ Mỹ kim hay không!
Thứ hai nữa, sau vụ đảo chánh 1963 bà Nhu phải ở trong một căn phòng studio chật chội, không có phòng ngủ, với bốn đứa con, chứ làm gì có lâu đài xa hoa như họ nói.
Cũng như là thông tin bà bị mất trộm một số tiền lớn ở Rome, hay năm 1963 bà đi mua đồ trang sức trị giá 30.000 đôla ở New York mà quịt không trả... Toàn chuyện họ bày đặt ra, đâu có được.
BBC: Thưa, lần cuối cùng ông có tiếp xúc với bà Trần Lệ Xuân là khi nào?
LS Trương Phú Thứ: Lần cuối tôi nói chuyện với bà là chừng cách đây hơn hai tháng. Lần ấy bà còn khỏe lắm, tiếng nói khỏe và rất to, trong cuộc nói chuyện bà còn cười rất vui vẻ. Vậy mà tôi cũng không ngờ bà suy sụp mau lẹ như vậy.
BBC: Và các cuộc nói chuyện của ông với bà Trần Lệ Xuân là để bàn thảo về cuốn sách của bà ấy phải không ạ?
LS Trương Phú Thứ: Vâng, đúng là như vậy. Bà Nhu viết bằng tiếng Pháp vì tiếng Việt bà viết không được giỏi nhưng tiếng Pháp của bà thì anh bạn tôi là Nguyễn Kim Quý, tiến sỹ văn chương Pháp, phải công nhận là lối hành văn của người rất giỏi Pháp văn.
Bà học trường Tây, có tú tài phần hai và cũng sống ở Pháp nhiều năm. Hồi tôi đi thăm bà lần đầu bên Paris năm 2002, bà sống một mình trong một căn hộ bên đó.
Lại nói về điều kiện sinh sống thì căn hộ đó của bà trông cũng rất bình thường, không thể so được với nhiều căn hộ bên Mỹ, mà lại tận trên tầng lầu thứ 11. Người già mà có tiền ai người ta chịu sống như vậy chứ?
Cuốn sách của bà Nhu thoạt ra dự tính sẽ phát hành vào tháng 9 năm nay, thế nhưng với cái chết đột ngột của bà thì chúng tôi phải tạm hoãn phát hành để truy cứu cho thật cẩn thận, không thể vội vàng được.
Vậy cho nên cuốn sách chắc sẽ ra trễ hơn độ dăm ba tháng.
BBC: Lần đầu tiên ông yết kiến bà Trần Lệ Xuân thì ấn tượng của ông như thế nào ạ. Ông có ngỡ ngàng vì người thực khác xa với tưởng tượng không?
LS Trương Phú Thứ: Cái hình ảnh mà hồi xưa chúng ta hay xem trên báo chí là hình ảnh một phụ nữ 28-29 tuổi, trẻ và đẹp. Nhưng hình ảnh của bà Nhu khi tôi gặp bà lần đầu là hình ảnh một bà cụ, tất nhiên là có khác nhau.
Tôi thì không ngỡ ngàng, vì biết ai cũng phải như thế, con người ta ai mà chẳng phải già đi. Tất nhiên vẻ đẹp bên ngoài thì không thể giống như hồi xưa.
*
Bà Trần Lệ Xuân khi còn ở Sài Gòn
Bàn tay người Mỹ
BBC: Thế nhưng còn sự quyền uy của người phụ nữ từng được cho là một thời khuynh đảo chính trường, ông có cảm thấy điều này không ạ?
LS Trương Phú Thứ: Thực ra, bà Ngô Đình Nhu có quyền lực gì? Giống như một cô ca sỹ, hát một bài có người khen kẻ chê, thì bà Nhu cũng vậy.
Bà là vợ của một ông cố vấn, thậm chí còn không có sự bổ nhiệm chính thức của chính phủ. Vì ông cố vấn là em của ông tổng thống nên ông giúp ông tổng thống mà thôi chứ đâu có giấy tờ gì.
Nói vì bà Nhu khuynh đảo mà chế độ sụp đổ là điều sai lầm.
Quyết định lật đổ chính quyền Đệ nhất Cộng hòa và thủ tiêu anh em ông Tổng thống Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu, không phải là quyết định của người Việt Nam, mà là của người Hoa Kỳ. Đó là quyết định của một nhóm siêu quyền lực đứng sau tòa Bạch ốc của Hoa Kỳ, vì lợi ích của nước Mỹ mà họ làm vậy.
Ông Ngô Đình Diệm hay ai khác lúc đó làm tổng thống thì chắc đều chung số phận ấy cả.
Mà chúng ta thấy, ông Tổng thống J.F. Kennedy, chỉ có trì hoãn hoặc từ chối thi hành đòi hỏi của nhóm quyền lực đó mà cũng bị ám sát chết dưới con mắt chứng kiến của hàng nghìn người. Tổng thống Mỹ còn như vậy, huống hồ là tổng thống của nước Việt Nam?
BBC: Vâng nhưng thưa ông, chúng ta cũng không thể quên rằng bà Nhu được coi như Đệ nhất Phu nhân một thời vì ông Ngô Đình Diệm không lập gia đình, bà còn là dân biểu, Chủ tịch Hội phụ nữ. Và nhiều người cũng chưa quên những câu phát ngôn gây tranh cãi của bà, như trong chiến dịch đối với Phật giáo, vụ Hòa thượng Thích Quảng Đức...
LS Trương Phú Thứ: Tôi thì thấy rằng đa số vụ, người ta muốn nhắm vào ông tổng thống, nhưng không biết làm cách nào. Ông Tổng thống Ngô Đình Diệm không phải thánh nhân, tất nhiên ông cũng có sai lầm.
Nhưng họ không bới móc tấn công được gì ông ấy, nên họ quay ra tấn công bà Ngô Đình Nhu.
Tuy nhiên, trong các cuộc nói chuyện của tôi với bà Nhu, chúng tôi không bao giờ nói chuyện chính trị cả, ngay cả những chuyện xảy ra với bản thân bà lúc đó.
Chúng tôi nói những chuyện khác, những điều rồi sẽ nằm trong cuốn sách sẽ phát hành trong tương lai.
Dòng họ Ngô Đình: (hình năm 1963, từ trái sang) Cố vấn Ngô Đình Nhu, Tổng thống Ngô Đình Diệm, Tổng Giám mục Ngô Đình Thục, em gái tổng thống Diệm, bà mẹ (ngồi), bà Trần Lệ Xuân, ông Ngô Đình Cẩn. Hàng con cháu: Trác, Quỳnh, Lệ Quyên, Lệ Thủy
(Còn tiếp)
|
|
tuatethy
member
REF: 666007
10/31/2013
|
Tôi phục những người có tài, mà sân chơi quả nhỏ vởi họ
Thật đáng tiếc
Xin mời bạn đọc tiếp,
Vì cũng đến ngày giỗ của hai nhà lãnh đạo tài ba của nề đệ nhất cộng hoà,nên tôi copier bỏ vào đây, chớ tôi biết những gười hay theo dõi về lịch sử và thời cuộc của nước Việt Nam, họ cũng đã đọc qua rồi
Còn tôi cũng mới tìm hiểu về lịch sử của hai nên CHMNVN đây tôi,,
Bà Trần Lệ Xuân và con gái đi xem hát
Bà Nhu như tôi từng biết
phần 2
BBC tiếp tục câu chuyện với luật sư Trương Phú Thứ, một trong số ít người có tiếp xúc, trò chuyện với bà Ngô Đình Nhu trong những năm gần đây.
Bà Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân, vừa qua đời hôm Chủ nhật 24/04 tại Rome, Ý, ở tuổi 87.
Ông Thứ, hiện sống tại Seattle, Hoa Kỳ, nói ông đang có trong tay tập bản thảo các bài viết của bà Trần Lệ Xuân, tập trung thành một cuốn sách sẽ được xuất bản vào cuối năm nay.
BBC: Cuốn sách của bà Trần Lệ Xuân, theo như ông nói là không bàn chuyện chính trị, chắc sẽ đề cập tới các chủ đề như cuộc sống, con người, về quan hệ xã hội vv..., có phải không ạ?
LS Trương Phú Thứ: Cuốn sách của bà Nhu nói về những chuyện cao hơn, xa hơn như thế nữa. Thí dụ các vấn đề tâm linh, sự hiện diện của con người, của Thượng đế...
Bà cũng nói về một vài vấn đề mà mọi người muốn biết, như chuyện gia đình, đời tư của bà từ khi còn nhỏ đi học ở Hà Nội, hay lớn lên đi lấy chồng ra sao. Tôi chắc là độc giả thì nhiều người tò mò, muốn biết những chuyện này.
Nhưng tựu chung, cuốn sách của bà Nhu sẽ nói về những chuyện cao hơn và xa hơn; và phải đợi đến khi nào sách ra thì độc giả mới có cơ hội đọc và chiêm nghiệm.
Nói về quá trình viết sách thì mấy năm qua, lúc hứng thú thì bà viết được nhiều, lúc không hứng thì có khi cả nửa tháng bà không viết chữ nào. Bản thảo đều chuyển cho tôi, và hiện tôi đang có trong tay đây.
Cuốn sách hiện còn trong tình trạng dở dang, chừng độ 500 trang, nhưng phần cuối thì còn chưa hoàn tất.
BBC: Dĩ nhiên sẽ có nhiều người tò mò muốn biết liệu khi còn khỏe, cuộc sống riêng tư của bà Trần Lệ Xuân như thế nào.
LS Trương Phú Thứ: Khi ông cố vấn Ngô Đình Nhu bị thảm sát, thì bà mới có chưa đầy 40 tuổi, cái tuổi có thể gọi là đẹp và mặn nồng nhất của người phụ nữ. Mà bà Nhu, như chúng ta thấy, cũng có sắc đẹp, sinh động, giỏi ngoại ngữ, nói tiếng Anh tiếng Pháp lưu loát, đại để là một người phụ nữ trên mức bình thường.
Cũng có nhiều người, kể cả chính trị gia, vì lúc đó bà Nhu hoạt động chính trường nên quen biết nhiều người lắm, cũng có lòng yêu mến kính trọng bà.
Tôi được biết có một ông kỹ nghệ gia, làm quản trị cho công ty chế tạo xe hơi Rolls Royce ở London, cũng đề nghị lập gia đình với bà Nhu, nhưng bà đã khước từ.
Cả đời, bà chỉ biết có một mình ông Ngô Đình Nhu mà thôi.
Trong suốt nửa thế kỷ qua, những người muốn công kích hay phỉ báng bà đã không tìm ra được bất cứ một điều gì về vấn đề tình cảm để mang ra công kích bà.
Bà Nhu sống thầm lặng, một mình, một cách rất đạo đức, kín đáo và đơn sơ.
BBC: Nói chuyện tới giờ, thì có thể thấy luật sư rất có cảm tình với bà Trần Lệ Xuân?
LS Trương Phú Thứ: Đúng thế, tôi rất có cảm tình với bà. Nói đúng ra, tôi kính phục bà.
Bà Nhu là một phụ nữ thông minh, rất thông minh. Bà giỏi, dám nói dám làm.
Nhưng có một điều mọi người nên biết, trong những ngày tháng sau này của bà thì tôi thấy bà Nhu có một đức tính mà ít người có: đó là sự tha thứ.
Bà tha thứ tất cả, cả những người cầm súng bắn vào đầu chồng bà, cả những người đi bày đặt nói xấu bà trên báo chí, trong dư luận... Bà ấy từng nói là nếu có những việc như vậy, thì bà ấy tha thứ hết, không có oán hận chuyện gì.
Đó là sự vị tha, hiếm có trong cuộc đời con người ta, vốn có yêu có ghét, có hận thù. Dường như bà Nhu đã đi xa được hơn những tình cảm bình thường đó.
BBC: Tài giỏi vậy, nhưng bà Trần Lệ Xuân cũng là một người khá cô độc phải không ạ?
LS Trương Phú Thứ: Không phải "khá cô độc" mà là "quá cô độc" thì có. Từ khi chồng chết, phải lưu vong ở ngoại quốc thì bà ấy không còn liên lạc với ai nữa.
Bà chỉ sống ở nhà với mấy đứa con. Theo đạo nên bà đi lễ hàng ngày, nhưng cũng chỉ đến chào hỏi cha cố, rồi các tín đồ ở đó. Bạn bè không có nhiều.
Tôi nhớ bà có một vài người bạn Nhật Bản vì khi nói chuyện với tôi, bà mặc bộ đồ kimono Nhật. Bà ấy nói với tôi rằng đó là do người bạn Nhật gửi tặng, mỗi năm vài cái để bà mặc trong nhà. Thì tôi nghĩ chắc bà ấy còn liên lạc với một số ít bạn thân thiết, ngoài ra chẳng có ai đâu.
Con cái của bà thì họ lớn lên ở ngoại quốc (ông bà Ngô Đình Nhu có bốn con, hai trai là Ngô Đình Trác và Ngô Đình Quỳnh, hai gái là Ngô Đình Lệ Thủy - tử nạn giao thông năm 1968; và Ngô Đình Lệ Quyên). Họ có những suy tư và lối hấp thụ văn hóa khác, tuy họ đều yêu thương và kính trọng mẹ.
Vậy nên tôi cũng không nghĩ họ có thể chia sẻ với bà về những suy tư hay thăng trầm của cuộc đời bà. Nhất là những chuyện quá khứ, thì khi đi khỏi Việt Nam họ còn rất nhỏ nên tôi cũng không nghĩ họ biết để mà nhắc tới.
Bà Nhu cũng là người rất độc lập, ngay cả về vật chất bà không nhờ vả gì con cái.
Những năm 63-65, gia đình bà ấy khá túng thiếu, cho tới tận sau này, có một ân nhân ẩn danh cho bà một số tiền rất lớn và bà mua được hai căn apartment ở bên Paris, quận16 gần trung tâm.
bà Nhu ở một cái, một cái cho mướn để lấy tiền sinh sống.
BBC: Cơ duyên nào mà ông lại có điều kiện tiếp xúc và cộng tác với bà Trần Lệ Xuân trong khuôn khổ cuốn sách của bà ạ?
LS Trương Phú Thứ: Gia đình tôi biết gia đình của bà Nhu từ khi tôi còn bé, ở Việt Nam. Hồi ông bà ở Dinh Độc Lập thì tôi mới mười mấy tuổi đầu, nhưng bà vẫn còn nhớ.
Tôi rời Việt Nam năm 1975. Sau này ra ngoại quốc tôi liên lạc lại, bà ấy mời tôi qua chơi. Tôi cũng may mắn được bà Nhu quý mến và cho phép dịch cuốn sách của bà.
|
|
chukimf3
member
REF: 666013
10/31/2013
|
Sau khi đảo chính cụ Diệm thì báo chí Sài Gòn nói xấu gia đình Ngô Tổng thống ghê lắm. Nào là bà Xuân chung người tình với mẹ, nào là cụ Nhu phải hút á phiện để có sức phục vụ vợ, nào là cụ Diệm bị bà Xuân đưa vào tròng.
Có một sự thực là bà Xuân kêu gọi nữ quyền, đòi phụ nữ ăn mặc đoan trang. Nhưng xiêm y của bà Xuân thuộc loại xuyên thấu, rất kiêu dâm.
Việc bà Xuân trả lời phỏng vấn ở nước ngoài làm xấu hình ảnh của gia đình Ngô tổng thống, là chất xúc tác để Mỹ dùng chân đạp họ ra lề đường.
Những chuyện tướng Đôn quan hệ với bà Xuân thế nào được kể chi tiết khá tỉ mỉ trong tác phẩm Đệ Nhất phu nhân.
|
|
aka47
member
REF: 666016
10/31/2013
|
Tôi...AKA47 đã từng đọc lịch sử về cuộc đời của Gia Đình họ Ngô.
Tôi đọc sách Chính Nghĩa nói về Gia Đình họ Ngô , nhất là nói đến TT Ngô Đình Diệm , Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Bà Cố Vấn Trần thị Lệ Xuân.
Tôi cũng xem qua những DVD viết lại từ thời Ngô Đình Diệm về nước và điều khiển miền Nam trong cơn loạn lạc của nhiều phe phái cho đến cuối đời. (Ra trung tâm băng nhạc nào cũng có bán)
Tôi cũng xem qua những góp ý của Cố Vấn Ngô Đình Nhu với TT Ngô Đình Diệm , và tôi biết rằng quyết định sau cùng là quyết định của Tổng thống chứ không phải Tổng Thống nghe lời hoàn toàn vào Cố vấn.
Tôi cũng nghe và đọc truyện "BÀ CỐ VẤN" trên tờ báo Chí Linh Nam Cali , bêu rêu bà Cố Vấn và nói xấu tình dục bà Cố Vấn với ông Đại Sứ Mỹ , ngủ đêm nhảy đầm với tướng lãnh tại Đà Lạt như Tôn Thất Đính , Andre Trần Văn Đôn. Và tờ báo còn thêu dệt Bà Cố Vấn tắm chung với Tổng Thống . Tuy tờ báo có để "đây chỉ là tiểu thuyết" nhưng cái khốn nạn của nó là lại nêu đích danh tên tuổi của nhân vật trong câu chuyện , cái bỉ ổi của tờ báo là vậy. Sau đó bị người đọc phản ứng dữ quá , dĩ nhiên có AK gọi vô tòa soạn và phản đối nữa nên tờ báo cho ngưng nửa chừng.
Với tôi , tôi rất khâm phục và kính trọng lòng yêu nước của TT Ngô Đình Diệm , những góp ý sâu sắc của Cố Vấn Ngô Đình Nhu, bằng luôn cả hành động khi cho ra đời LẬP ẤP CHIẾN LƯỢC , cho tụi Việt Cộng địa phương ra ngoài xã hội rất hữu hiệu. (Thằng Dương Văn Minh ngu si dốt nát sau khi lật đổ TT Diệm thì cho phá hủy ấp chiến lược và ViCi vô ra tung hoành ở nông thôn chém giết dân lành một cách bừa bãi như chỗ không người)
Bà Trần Thị Lệ Xuân là một nữ anh kiệt , sắc đẹp học thức xã giao và đối ngoại khi bà xuất hiện nước ngoài đều mang lại tiếng tốt cho VN.
Tôi cũng xem Thượng Tọa Thích Quảng Đức tự thiêu !!!! Cái này phải gọi là NƯỚNG SƯ thì đúng nhất như Bà Ngô Đình Nhu tuyên bố. Thượng Tọa có TỰ TẨM XĂNG ĐỂ ĐỐT MÌNH ĐÂU. Có một nhà Sư tên Thanh , sau này lòi ra là Việt Cộng nằm vùng , len lỏi vô chùa cạo đầu xin đi tu , tìm mánh khóe để tiếp cận với Thượng tọa rồi nói khích để Thượng Tọa đồng ý tự thiêu. Thế là tên VC này đầu cạo trọc , mặc áo nâu , xách canh xăng đổ lên mình Thượng tọa rồi châm lửa đốt Thượng Tọa.. Nên nhớ trước khi chở Thượng tọa đến ngã tư Lê Văn Duyệt thì tên VC này chích cho Thượng Tọa mũi thuốc gây mê luôn , không còn cảm giác , nên khi ngọn lửa phựt lên thì Thượng Tọa không thấy nóng và ngồi im...sau vài phút mởi đổ người xuống.
Tôi AKA47...chống đối và nguyền rủa hành vi đốt người của VC. Một nhà tu hành con kiến còn không giết thì tại sao đổ xăng vô đốt Thượng Tọa là một bậc chân tu. Kẻ này chính xác là Việt Cộng mới làm những chuyện kinh khiếp trời không dung đất không tha như thế. (Bây giờ những sự kiện lịch sử VN không còn bí mật nữa..nên chuyện gì ai cũng thấy cũng biết sau hơn 50 năm).
Còn nhiều chuyện bí mật như tại sao có vụ lật đổ TT Ngô Đình Diệm , xin mới đọc cuốn "LÀM SAO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG của Lươnng Khải Vi và Cao Vị Hoàng" để biết rõ âm mưu lật đổ TT của chính quyền Mỹ khi TT Mỹ quyết đòi đưa lính Mỹ vào VN nhưng TT Diệm cương quyết không chấp nhận nên mới xảy ra vụ 1-11-63.
Xin mời đọc "NHẬT KÝ ĐỖ THỌ...Tùy Viên cho TT" mới thấy lòng thương yêu vị tha của TT Diệm đối với nhân dân , đối với những Sĩ Quan của VNCH.
Nên nhớ sau trận đánh Đỗ Xá với VC và thắng lợi , Dương Văn Minh được TT Diệm tiếp đón như một vị anh hùng , Dương Văn Minh gặp TT tại Dinh Độc Lập quá vui quá mừng và ôm chầm lấy TT Diệm gọi bằng PAPA trong nước mắt rồi sau đó khi gặp TT Diệm thì Tướng Minh gọi PAPA xưng con mà thôi. Hỏi thử TT Diệm không tin ông Dương Văn Minh thì tin ai. Không ngờ Dương Văn Minh tham tiền của Mỹ , chỉ vài triệu đô la bao trọn gói mà Dương Văn Minh cùng những tướng lãnh Mai Xuân Kim Đính Có đã phản chủ...(Lúc này Nguyễn Văn Thiệu là Đại Tá cũng ủng hộ phe tướng lãnh) tấn công vô Dinh Độc Lập nhưng tội lỗi không nặng bằng những tướng lãnh phản thùng.)
Sau 1-11-1963 đất nước rách tươm ra vì...chỉnh lý , lật đổ rồi lật đổ chính lý , Việt Cộng thừa cơ hội miền Nam lộn xộn lo tranh ăn lo giành chức vị nên đã lập ra những đơn vị vũ trang khuynh loát miền quê , dấy lên cuộc đấu tranh LẤY THÔN QUÊ BAO VÂY THÀNH THỊ...để rồi cuối cùng có ngày đen tối 30-4-75.
Viết đến đây rồi , AK cảm thấy vô cùng thương tiếc cho một vị Tổng Thống anh tài của VN của nền đệ I Cọng Hòa. Tiếc quá...
Giờ đây Cọng Sản thôn tính miền Nam gần 40 năm nhưng dân oan nổi lên khắp nơi , những người yêu nước chống đối sự tàn bạo của VC và chấp nhận tù tội. Ngay cả tướng Cọng Sản như Trần Độ , Hoàng Minh Chính , Bùi Tín cũng đành phải trả lại thẻ Đảng sau khi nhìn tận mắt Miền Nam giàu có hơn mấy chục lần so với miền Bắc lúc bấy giờ...
Tóm lại Gia Đình họ Ngô nói chung , bà Trần thị Lệ Xuân nói riêng , sau năm 1963 chẳng thấy ai còn được tài giỏi như vậy. Nhìn những phu nhân của HÙNG DŨNG SANG TRỌNG trong mấy ông chóp bu lãnh đạo nước những phu nhân này chỉ đáng cho đi nuôi heo chứ không thể nào là khuôn mặt mẫu mực của VN và có uy tín mỗi lần ra nước ngoài như các phu nhân nước khác được.
Còn nhiều chuyện để nói đến Gia Đình họ Ngô lắm , nhưng cho AKA47 ngừng nơi đây..vì ngày mai là ngày giỗ của TỔng Thống ... AK sẽ tham dự buổi lễ kỷ niệm và khẩn xin linh hồn Tổng Thống phù hộ cho nước VN thoát ách Cộng Sản đem tự do hạnh phúc phồn thịnh thật sự cho dân Việt.
AKA47
|
|
aka47
member
REF: 666017
10/31/2013
|
Chú K chỉ là hạng tép riu chưa đáng để bà Nhu cho xách dép chứ đừng ngồi đó mà phê bình.
Cũng giống như HCM không đáng xách dép cho AK vậy.
hihii
|
|
tuantran20
member
REF: 666026
10/31/2013
|
Chókim, những tiếng xấu, mầy nghe được mà mầy không biết xuất phát từ đâu thì chứng tỏ mầy ngu hết cở.
Tiếng xấu đó là do bọn CS bịa ra đẻ triệt hạ người khác.
Giờ này mầy không biết thì tốt nhất câm cái mỏm chó mầy lại đi
|
|
chukimf3
member
REF: 666035
11/01/2013
|
Thông tin về bà Xuân do phía Sài Gòn cung cấp đấy các bạn ạ. Mời các bạn xem link báo không phải là lề phải:
http://vietinfo.eu/nhan-vat/tran-le-xuan-cung-phi-cong-tre-cam-sung-ong-co-v%E1%BA%A5n.html
|
|
tuatethy
member
REF: 666037
11/01/2013
|
Chú kim ơi
Xin đừng để tôi rung chuông!
Chú có lòng tự trọng kg vậy?
Xin mời chú ra khỏi nhà tôi dùm
Cảm ơn!
|
|
tuatethy
member
REF: 666039
11/01/2013
|
Nơi đây kg phải để cho nghững người VÔ HỌC viết TIỂU THUYẾT 3 SU
LÀM ƠN BIỂN KHỎI NHÀ TÔI MAU!
|
|
tuatethy
member
REF: 666044
11/01/2013
|
Vua nhà Nguyễn,
NGuyễn Phúc Đảm lên ngôi lấy niên hiêu là Minh Mệnh (1820-1840),
Thời kỳ bắt đạo công giáo rất gắt gao,trong thời kỳ đó có quan đại thần tâu vua Minh Mệnh,("mấy ông đạo sĩ,(thời kỳ bắt đạo công giáo, người ta gọi giáo sĩ Châu Âu, hay Việt Nam là đạo sĩ,) làm phép cho người chết, rồi móc mắt làm thuốc bùa để dụ giỗ người dân,
Nhưng vua Minh Mệnh, rất thông minh và khôn ngoan, vua kg nóng giận, và đã cho người triều tra rõ nganh nguồn,
Nhưng ôi thôi, tiếc thay cho vị quan nầy đã bị vua chém đầu,
Vua phán quyết
Vởi ta mà nhà ngươi còn dám tâu gian, tội nhà ngươi đáng chết, trẩm kg thể khoan hồng, giảm xuống làm dân thường được,
Trong lịch sử nhân loại, thì những kẻ nịnh hót, rồi cũng bị chết dưới tay người mà từng trước đó, ta khủm nủng tung hô!
Thương thay cho những loại người đáng ngu xuẩn, nguồn rủa nầy........!
|
|
conangmomong
member
REF: 666048
11/01/2013
|
Nói với chú Kim một lời.
Còn thấy chú lượn lờ ở NCD ngày nào, CNMM sẽ tung ảnh, số điện thoại, profile chi tiết, công khai các nick của chú lên diễn đàn cho đám hải ngoại sủa, bu vào cắn xé...
He he... Thiệt không giỡn đâu cha nội nhảm bà cố ạ!
|
|
tuatethy
member
REF: 666105
11/02/2013
|
"Hôm qua bực mình cái máy tổ tả,tại vì quả giận mình mà cái máy bị chịu trận,
Vì trong buổi thánh lễ mới đem ra chụp, mới biết là nó boả là hết "đạn",
Nhưng cũng vớt vát được mấy hình,"
Lúc cha Louis cử hành thánh lễ, và sau thánh lễ là buổi tiệc trà,
Trước khi vào lễ, có cô lại hỏi em có hát được tiếng Việt không, mình trả lời có và cô kêu qua bên đây ngồi để tập hát tiếng Việt,còn tiếng Latin để mấy sơ dong Saint-Paul hát,
Thánh lễ có sự hiện diễn gia đinh có con trai của ông cổ vẩn NĐN là Ngô Đình Quyành hay Quyền gì, (tôi quyên mất, mà lại kg cho thời gian nhiều để vào google tin, ai biết sửa lại dùm
Cảm ơn nhiều)
Sau thánh lễ cha chưa kịp ban phước lành cho anh chị em tham giữ thánh lễ hôm nay, cha nói trong giọng nói của cha tôi cảm tưởng được là cha rất xúc động,
Cha Louis nói
"Hôm nay tôi tổ chức thánh lễ giỗ cho ngài tổng thông như thường mọi năm,mà tôi kg thể tưởng được là hôm nay lại có rất đông đủ quỉ anh chị em và các người bạn Pháp đến tham giữ như vậy. Cũng kg nói gì hơn là lễ giỗ 50 của ngài tổng thống dưng nên nước Việt Nam Cộng Hoà,
Trong bài giảng của cha, tôi mới thấu hiểu được con người của ngài tổng thống Ngô Đình Diệm nầy.
Một đời hy sinh vì nước vì dân, nhưng khi chết lại trong cảnh cô đơn lạnh lẻo,hai ngôi mộ lại một nghĩa địa nhỏ Lai Thiêu,
Tôi hửa rồi có một ngày nào đó tôi được trở về thăm lại quê hương xử sở cha ông là Việt Nam, tôi sẽ tới thăm mộ của hai đứng khai sinh lập nước Việt Nam Cộng Hoà nầy,Để thắp lên nhẻn hương lòng cho ngài tổng thổng và những người anh hùng đã hy sinh vì nước vì dân,
Đã nhều năm qua tôi chỉ biết một chút nho nhỏ về hai vị anh hùng nhà họ Ngô, và các anh hùng quân dân cản chính của nền đệ I cộng hoà thôi,,
Ai còn một chút lương tri xem hình và tưởng nhớ đến người đã lập nên nền đện nhất VNCH nầy nhé
Buổi lễ tại nhà thờ Saint-Léon Paris 15
Đây là bác nầy( cha Louis có nói tên, mà tôi quên, bác là đạo Phật, trong thánh lễ bác đã xin cha cho lên ngâm bài thơ, ngày hồi ngài tổng thổng Ngô Đình Diệm lưu vong ở Pháp, viết về quê hương đất nước (vào khoảng năm 1953 hay 1954 gì đó,)
Hình ở phòng sau nhà nhờ Saint Léon, nhưng người trung thành và đã sống dưới thời của cụ Ngô, đã lên thắp nhén nhang để tưởng nhớ đến ngài,
|
|
tuatethy
member
REF: 666106
11/02/2013
|
Chào bạn conangmomong!
Bạn vào nhà tôi thì tôi tiếp đón,và cảm ơn bạn
Nhưng xin bạn đừng lợi dụng nơi đây là ẢO mà bạn tự sĩ nhục lương tâm mình,"Nếu bạn còn chút lương tâm?
Bạn đã biết đánh chữ trên máy tỉnh, thì tôi nghĩ bạn cũng kg phải là người vô nghĩa,
Còn nếu mà bạn thuộc hạng người của thể giởi thứ ba", thì tôi sẽ rung chung bảo cho người đang nắm quyền hành ở nơi đây!
Chúc vui bạn vào buổi chiều thứ bảy nầy!
Nếu có gặp bạn nữa, tôi hy vọng giữa chúng ta có những lời tao nhã để trao đổi vởi nhau!
Cảm ơn!
|
|
tuatethy
member
REF: 666114
11/02/2013
|
Hôm nay ngày 02 tháng 11 năm 2013 ở giáo xử Việt Nam Paris cũng tổ chức lễ giổ 50 năm của nguyên thủ quốc gia của nền đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà,
Nhưng hôm nay cái máy ảnh của tôi đã "nạp đạn" đầy đủ rồi, nên không còn phải lo nữa
Những hình ảnh mà tôi chụp được ở GXVNP
Xin mời bà con xem
À quyên nói là cũng sau thánh lễ có bửa ăn do gia đình của cụ Ngô TT và của giáo xử đại thọ,
Trong lúc ăn, trưa, thì ai có muốn mua sách bà Ngô Đình Nhu viết thì mua, (nhưng mới có viết bằng tiếng Pháp, và có chữ kỷ của con trai của ông bà cổ vắn NĐN kỷ là NĐQ, Nếu ai muốn đọc tiếng Việt, thì phải đợi khoảng một thời gian nữa, chắc tôi nghĩ cũng kg lâu lắm,
Mỗi quổn 20€uros,độ giày tôi đoản khoảng chừng 400 trang,
Tôi kg thể copier bìa sách lên được, vì tôi rất sợ có nhiều hacker lắm,
Cung thánh của nhà thờ giáo xử Việt Nam Paris, Ở Paris mà có một nhà thờ dành riêng cho các cha Việt Nam và hội đồng giáo xử đâu phải là dễ giàng
Vì Linh Mục "Đức Ông" Mai Đức Vinh phải dành dụm, cả mấy chục năm nay,
Vì ngày xưa tôi mới biết giáo xử của người Việt tị nạn ở Paris quận 14, giáo xử nầy cũng mới dời về đây, Vì khoảng thời gian giảo xử dời về quần 17, thì tôi theo chồng, đang sống một cuộc sống hạnh phúc đầm ấm vởi chồng con, nên tận mãi sau nầy tôi mới biết là GXVNP đã dọn đi ở quận 17 rồi,
Hôm nay có nhiều linh mục đồng tế, Đức Ông là chủ sự,
Cũng có cha Louis, vì gia đình họ Ngô trao quyền linh mục Louis tưởng nhớ những người con trong gia đình họ Ngô còn sống hay đã qua đời!
Như hôm ngày lễ giổ của Đúc Hồng Y Nguyễn Văn Thuận ĐHY gọi cổ TTNDD là cậu,
Cũng cha Louis làm lễ giỗ,
Tôi post hình của ĐHY NVT cho bà con cô bác xem nhé
|
|
thanhthien8
member
REF: 666116
11/02/2013
|
Chào Cả Nhà!
Chào TeTua, khoẻ khoẻ chứ?
Tối qua TT8 được xem lịch sử của gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm trên TV
mà không cầm được xúc động, nhìn cảnh Quê Hương lúc đó thấy rất thanh bình,
nhưng cái chết của hai anh em Tổng Thống qủa là tàn nhẫn...
Tuy xem hình trắng đen, nhưng phải nói nhìn Vị tổng Thống rất là oai phong!
Chúc TeTua và Cả Nhà có một cuối tuần vui khoẻ!
|
|
hoami09
member
REF: 666120
11/02/2013
|
Khoanh tay chào chị Te Tua , và khách quí của chị nè (khách quí thui nhen ...hi hi )
Chị Te Tua ưi cho mén hỏi chút nhe . Mén thấy trên bàn thờ có 2 tấm hình . Tấm hình bên tay phải là cố TT Ngô Đình Diệm , còn hình kia là ai ?. Nhìn thánh lễ trang trọng và thân ái , nhìn mọi người ngậm ngùi thương tiếc người tài vắn số , thấy thật buồn , khi nhìn lại hiện trạng bây giờ .
Cảm ơn chị post bài héng
|
|
aka47
member
REF: 666121
11/02/2013
|
Chị giả bộ nha. Hình đó là Cố Vấn Ngô Đình Nhu em TT Ngô Đình Diệm đó.
Hình chụp chắc lúc còn trẻ.
hihii
|
|
thanhthien8
member
REF: 666130
11/02/2013
|
Video:Giáo dân ở VN viếng ông Ngô Đình Diệm
Ngày 1/11, hàng chục người đã công khai đến viếng mộ cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm nhân 50 năm ngày mất của ông tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Lái Thiêu, Bình Dương.
Thông tin từ trang chuacuuthe.com cho biết buổi lễ có sự góp mặt của các giáo dân ở miền Nam và do cha Antôn Lê Ngọc Thanh chủ trì.
Blogger Nguyễn Hoàng Vi, người đi dự buổi lễ, nói với BBC trước đó đã nhận được thông báo về thời gian và địa điểm tổ chức lễ viếng từ linh mục Thanh.
Lực lượng an ninh đã có mặt để theo dõi và giám sát, nhưng không gây khó dễ gì cho khoảng 50-60 người đến dự, blogger này cho biết thêm.
Hình ảnh được đăng tải trên tài khoản Youtube của Dòng chúa Cứu thế Việt Nam cho thấy nhiều giáo dân và các cha xứ đứng chắp tay và mang theo hoa, vây quanh phần mộ của ông Ngô Đình Diệm và em trai ông, Ngô Đình Nhu.
Trong bài phát biểu được ghi hình, linh mục Thanh cũng lên tiếng phản đối cách nhìn về Tổng thống Diệm trong chương trình lịch sử của Việt Nam ngày nay.
"Hiện nay, trong chương trình môn sử thuộc bậc đại học cũng như trung học, khi nhắc đến ông Diệm, họ vẫn lên án ông là một người độc ác và phản quốc," ông nói.
"Tuy nhiên, cả các học sinh cũng lười biếng nghiên cứu, tìm hiểu, cuối cùng làm cho xã hội nối tiếp nhau cả một sự gian dối".
"Khi nhà cầm quyền không dám đối diện và trung thực với sự thật lịch sử thì sẽ làm cho đất nước Việt Nam ngày càng trở nên gian dối và băng hoại nhân cách con người, vì nhân cách con người không thể xây dựng khi không có nền móng.”
'Chấp nhận cái chết'
Linh mục Thanh cũng nói Tổng thống Diệm đã chống lại lời khuyên đánh phủ đầu các tướng lĩnh muốn đảo chính và chấp nhận cái chết của mình.
"Biến cố chúng ta kỷ niệm ngày hôm nay là ngày ông Ngô Đình Diệm, và cố vấn Ngô Đình Nhu bị sát hại vì chủ trương tuyệt đối không cho một quân ngoại bang nào được quyền chi phối đất nước Việt Nam," ông nói.
"Bối cảnh khi đó là người Mỹ muốn đưa quân vào, nhưng ông Diệm nói rõ là chúng tôi rất cần những người cố vấn, nhưng để lo liệu cho đất nước chúng tôi thì phải là người Việt."
"Vài ngày trước khi Tổng thống bị sát hại, ông Vỹ, một người thân cận với Tổng thống, đã xin lệnh đánh phủ đầu những nhóm [muốn đảo chính]".
"Tổng thống trả lời tại sao lại lấy quân Việt Nam đi đánh quân Việt Nam?"
"Chết thì đã sao, không thể vì mình mà để huynh đệ tương tàn, quân đội náo loạn, quốc gia ngày càng suy kiệt."
Đi tìm sự thật
Blogger Nguyễn Hoàng Vi nói lý do cô dự lễ viếng vì muốn "đi tìm sự thật" về Tổng thống Ngô Đình Diệm.
"Là một người sinh sau năm 75, tôi học lịch sử về Tổng thống thì không có một ấn tượng gì tốt về ông hết," cô Vi nói.
"Có những sự thật về Tổng thống không như những người trẻ được học từ sách sử của mái trường xã hội chủ nghĩa."
Blogger cho biết nhóm của cô bắt gặp tại lễ viếng một cụ già 90 tuổi, người năm nào cũng đi từ Biên Hòa xuống viếng mộ Tổng thống Ngô Đình Diệm nhân ngày giỗ của ông.
"Ông nói là ông biết ơn Tổng thống", blogger này thuật lại. "Chắc chắn rằng ký ức của ông cụ đó về Tổng thống Diệm phải rất tốt đẹp, ông mới không ngại đường xa và tuổi tác để đến viếng như thế."
"Tôi nghĩ rằng lớp trẻ nên đi tìm hiểu sự thật ngoài những gì mình được học, được đọc, qua những nhân chứng còn sống tới bây giờ như cụ già mà tôi gặp trong buổi lễ ngày hôm qua."
bbc
|
|
tuatethy
member
REF: 666157
11/03/2013
|
hoami09
11/02/2013
Chị Te Tua ưi cho mén hỏi chút nhe . Mén thấy trên bàn thờ có 2 tấm hình . Tấm hình bên tay phải là cố TT Ngô Đình Diệm , còn hình kia là ai ?.
...........!
Đảng lý thật sự thì tuate cũng kg trả lời được cho hoami09, nhờ có aka cũng đã trả lời dùm rồi,
Vởi lại hôm trong phòng ăn của giảo xử ViệtNam Paris có chưng bày rất nhiều hình trắng đen về gia đình họ Ngô, tuate có chụp được những hình mà rất ít thấy trên bảo chỉ, cũng như trên mạng
Trên hình ghi là son frère Ngô-Đình-Nhu, Sa belle-soeur, Madame Ngô-Đình-Nhu
Có nghĩa la em trai và em dâu
Cũng tấm hình đen trắng nầy để trả lời cho hoami09, cũng như cho tuatethy, hôm 01/11 tới nhà thờ Saint-Léon Paris 15, và các bạn có cùng câu hỏi như hoami09 vầ tuatethy, trước chưa được người hiểu biết hơn nói rỏ,
|
|
hoami09
member
REF: 666168
11/03/2013
|
hì hì ...em cảm ơn Chị Te Tua , cảm ơn Aka đã nói cho mén biết nha . Nhìn hình ông Ngô Đình Nhu , thấy trán cao , mày rậm , khuôn mặt rất tinh anh , tuấn tú ...chỉ tiếc là người tài vắn số ...
@ nhỏ Aka dám chọc quê mén hỉ . Thật ra , mén thấy d đ đăng hình ảnh những kẻ giết người quá xá nhiều , nên mén dễ dàng nhận ra , còn hình ảnh của 2 anh em nhà họ Ngô thì ít ai nhắc tới , nên mén hong biết thiệt mà...
Cảm ơn chị Te tua nhiều héng , khi nào có hình ảnh nữa , nhớ post lên cho mén xem ké với nha ...hi hi
|
|
aka47
member
REF: 666169
11/03/2013
|
Bà Ngô Đình Nhu đẹp và sang trọng quá. Thể hiện một chính khách tầm cỡ về sự thông minh , có văn hóa , khi ra nước ngoài được người ta kính trọng.
Sau ngày 1-11-63 cho đến bây giờ 1-11-2013 (50 năm) tất cả chế độ Nam và Bắc không thấy một phu nhân của lãnh đạo nào đáng giá để so sánh với Bà được.
Ôi... người tài giỏi thường chết vào tay kẻ tiểu nhân.
AK
|
|
tuatethy
member
REF: 666240
11/04/2013
|
Con trai của ông bà Ngô Đình Nhu, rất giống ổng,tên là NGô Đình Quỳnh cũng có nhiều nét giống cha hơn giống mẹ,
Nhưng ông NĐQ ổm mà nhỏ con quả,
tuatethy có xin chụp hình chung vởi ổng,
Đây là một sổ hình ảnh mà tuate chụp được hôm lễ giổ của TTNDD và ông cổ vẩn NĐN,
Thấy các cô chủ đứng chụp hình trước bàn thờ của hai ngài một thời nguyên thuỷ quốc gia nền đệ I VNCH,
Tuate thấy ai cũng làm duyên đẹp quả, tuate xin chụp và có hỏi qua cô chú cho tuate bỏ vào đây, để bà con chiêm ngưởng rồi nha!
Xin mời,
Xem hình
Những bác nầy ngày xưa là dưpới tưởng của cụ Ngô,
Bà con xem hình có thấy tuate chụp đẹp hông?
Chụp đẹp mà còn rất chính sát nữa chớ, kgbỏ sót vào đâu được!
Tuate gởi cho cô chú, Cô chú khen tuate chụp quả ừ là đẹp
hihhi
|
|
tuatethy
member
REF: 666247
11/04/2013
|
Ồ vào rồi cử lo post hình mà quyên cảm ơn thanhthien8 đã cho xem cái video ngày lễ giổ của cụ TT Ngô Đình Diệm và bào đệ cổ vẩn Ngô Đình Nhu,
Bài giảng của cha Antôn Lê Ngọc Thanh, giảng cũng rất giống cha Louis Thanh Minh,
Nhưng cha Louis còn nói rỏ về những việc mà ngài TT Ngô Đình Diệm, như bài post của bác tennhaque post ở Đây!
|
|
tuatethy
member
REF: 666294
11/05/2013
|
Một tấm hình nữa cho nhà họ Ngô Đình,
Từ trái qua phải, Ngô-Đình Lệ Thuỷ, Bà Ngô Đình Nhu, Đúc Cha Ngô Đình Thục, Ngô Đình Quỳnh(10 tuổi), Ngô Đình Nhu, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, NĐ Lễ Quyên(3 tuổi),Ngô Đình Trác (15 tuổi=,( hình chụp vào năm 1962)
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|