hatlinh
member
REF: 691866
02/03/2015
|
Thật khôi hài& đau đớn biết bao: Nguyễn Tấn Dũng chỉ là 1 con bài trong tay Trung Cộng
Hàng ngàn năm qua, Trung Quốc chưa lúc nào nguôi tham vọng thôn tính Việt Nam. Ngay cả trong những ngày tháng “mặn nồng” nhất của mối quan hệ hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai nước, họ cũng không một phút giây sao nhăng “sứ mạng cao cả” đó.
Cố nhiên, Bắc Kinh thừa khôn ngoan và thực tế để hiểu rằng chế độ cộng sản ở Việt Nam không tránh khỏi sụp đổ trong vài năm tới.
Khi sụp đổ tất yếu ấy diễn ra, chính quyền hậu cộng sản tại Việt Nam nhiều khả năng sẽ là một chính thể dân chủ đi theo quỹ đạo của Mỹ và phương Tây. Đơn giản, người dân Việt Nam đă quá chán ngán với chế độ độc tài, c̣n Trung Quốc th́ chưa bao giờ là niềm tin của họ, ngoại trừ những tên Việt gian bán nước.
Cơ may lớn nhất cho Trung Quốc lúc đó là nhân lúc Việt Nam rơi vào khoảng trống quyền lực, họ sẽ phát động cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào Trường Sa ḥng kiểm soát hoàn toàn Biển Đông.
Để ngăn ngừa một Việt Nam hậu cộng sản đi theo quỹ đạo của Mỹ, việc Trung Quốc đưa quân vào Việt Nam phối hợp với đội quân Hán tặc và Việt gian tại chỗ là một khả năng thực tế, nhất là khi Trung Quốc đă và đang t́m cách khống chế một số vị trí hiểm yếu về an ninh quốc pḥng ở Việt Nam như các khu rừng đầu nguồn ở một số tỉnh, Vũng Áng – Sơn Dương (Hà Tĩnh), Tây Nguyên (qua dự án khai thác Bauxite), Hải Vân (qua hai dự án du lịch của người Hoa), Ninh Thuận (qua dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước), các căn cứ quân sự dưới h́nh thức dự án kinh tế trá h́nh ở Lào và Campuchia, v.v.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc đưa quân vào nước khác ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là với một quốc gia có truyền thống chống Trung Quốc như Việt Nam. Trung Quốc hoàn toàn có thể bị sa lầy và dễ dàng đánh mất vị thế siêu cường, thậm chí bước sa chân đó có thể biến thành cơ hội “ngàn năm có một” để Mỹ và phương Tây xâu xé tanh bành một Trung Hoa Đại Hán đang ngày càng cho thấy là vấn đề lớn nhất của cả thế giới.
Thậm chí, ngay cả khi Trung Quốc đánh chiếm được Trường Sa th́ chính phủ hậu cộng sản ở Việt Nam chắc chắn sẽ ở vào thế đối đầu với Trung Quốc. Lúc ấy, với sự hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây, một cuộc chiến trường kỳ của Việt Nam ḥng giành lại Trường Sa là khả năng gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải đối mặt. Chưa biết thắng thua thế nào, nhưng cái giá mà Trung Quốc sẽ phải trả là không hề nhỏ.
Chính v́ vậy, kịch bản khả quan nhất cho Trung Quốc trong bối cảnh chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam sắp sụp đổ là dựng lên một chế độ độc tài hậu cộng sản giống như Nga, trong đó nhân vật sắm vai “Putin của Việt Nam” là kẻ mà Trung Quốc dễ dàng khống chế và thao túng.
Nếu điều này xẩy ra, ngoài biển th́ Trung Quốc có thể tiếp tục quá tŕnh thôn tính Trường Sa theo chiến thuật “tằm ăn dâu” sở trường, trước phản ứng lấy lệ của lănh đạo Việt Nam, cho đến khi họ kiểm soát hoàn toàn Trường Sa và đặt Mỹ và phương Tây vào t́nh thế đă rồi; trên đất liền th́ Trung Quốc sẽ tiếp tục khống chế các vị trí các vị trí xung yếu về an ninh – quốc pḥng nhằm khi chiến sự xẩy ra th́ sẵn sàng cho phương án chia cắt Việt Nam thành nhiều phần mà không cần phải tốn nhiều công sức, thậm chí chỉ cần sử dụng lực lượng trá h́nh tại chỗ; và đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam sẽ đi đến chỗ lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, tiếp nối quá tŕnh vẫn đang diễn ra nhiều năm nay.
Một khi bộ máy lănh đạo chóp bu hoàn toàn bị thao túng, các vị trí xung yếu về an ninh quốc pḥng trên cả nước bị khống chế và nền kinh tế trở thành “một bộ phận không thể tranh căi của Trung Quốc”, Việt Nam coi như lọt hẳn vào quỹ đạo của Trung Quốc và việc đi đến chỗ trở thành một Tây Tạng hay Tân Cương mới của Đại Hán chỉ c̣n là vấn đề thủ tục.
Kết cục của chế độ cộng sản
Chủ nghĩa cộng sản là một sản phẩm quái thai trong ḍng chảy của lịch sử nhân loại. Dĩ nhiên, như một quy luật tất yếu, nó đă và đang bị lịch sử vứt vào sọt rác.
Thành tŕ của chủ nghĩa cộng sản thế giới là Liên Xô đă sụp đổ cách nay ¼ thế kỷ. Giờ đây, số quốc gia lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm hệ tư tưởng chính thống chỉ c̣n đếm được trên đầu ngón tay: Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Cuba và Lào.
Cùng với xu thế dân chủ hoá trên toàn thế giới, người dân ở các quốc gia cộng sản c̣n lại đó đă bắt đầu thức tỉnh và lên tiếng đ̣i tự do, dân chủ và quyền con người chính đáng của ḿnh. Việc Mỹ và Cuba vừa tuyên bố b́nh thường hoá quan hệ sau hàng thập kỷ ở trong trạng thái đối đầu là dấu hiệu mới nhất minh chứng cho xu thế không thể đảo ngược ấy.
Quá tŕnh mở cửa hội nhập với thế giới trong bối cảnh cuộc cách mạng Internet và cách mạng truyền thông xă hội diễn ra ngày càng sâu sắc là nhân tố quyết định tạo ra những biến chuyển lớn lao trong ḷng xă hội Việt Nam thời gian qua.
Ngày càng nhiều người dân Việt Nam công khai lên tiếng đ̣i xoá bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, điều khoản hiến định vai tṛ lănh đạo độc tôn của Đảng CSVN đối với nhà nước và xă hội. Điều mà chỉ mới cách đây mấy năm ít ai dám nghĩ tới th́ nay người ta đă công khai bày tỏ thái độ. Đặc biệt, xu thế này ở Việt Nam lại diễn ra trong bối cảnh nhà cầm quyền cộng sản gia tăng chính sách đàn áp nhằm vào những tiếng nói đ̣i tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
“Kẻ thức thời mới là tuấn kiệt.” Nay th́ tiếng nói đ̣i đổi thay không chỉ vang lên trong đám thường dân, mà ngay cả trong giới cầm quyền cũng đă xuất hiện những lời lẽ bóng gió về đ̣i hỏi tất yếu đó.
Tại sao lại là Nguyễn Tấn Dũng?
Vấn đề lúc này đă trở nên rơ ràng: Ai sẽ là nhân vật sắm vai “Putin của Việt Nam” trong kịch bản thâm độc và xảo quyệt thể hiện đúng bản chất của Trung Quốc như trên? Xin thưa, nhân vật đó không ai khác hơn đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tại sao lại là Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật vẫn có những lời lẽ mạnh mẽ nhất nhằm vào Trung Quốc trong ban lănh đạo Việt Nam hiện nay? Và chẳng phải bản thân Hoàn Cầu Thời Báo từng mấy lần lên tiếng “cảnh báo” về lập trường “bài Hoa, thân Mỹ” của ông ta đấy sao?
Xin thưa, bất chấp những tuyên bố “hùng hồn” của ngài Thủ tướng nhằm vào Trung Quốc, cũng như những lời “cảnh cáo” của báo chí Trung Quốc nhằm vào ông ta, Nguyễn Tấn Dũng vẫn là một trong những người Việt Nam lập nhiều “chiến công” nhất cho Trung Nam Hải kể từ năm 1945 đến nay. Xin đơn cử:
Trước kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XII (tháng 7.2007), ông Nguyễn Tấn Dũng đă nhất quyết đề cử ông Hoàng Trung Hải vào vị trí quan trọng thứ hai trong chính phủ: Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế. Mặc dù lúc đó một số cán bộ ở Ban Tổ chức Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đă gửi Tâm Huyết Thư cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư để tố cáo lư lịch người Hán của ông Hoàng Trung Hải, nhưng vẫn không ngăn chặn được. Ngoài ra, ông Nguyễn Tấn Dũng c̣n tin tưởng giao phó cho ông ta vô số trọng trách quán xuyến nền kinh tế khác. Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ có một người Hán nào, đặc biệt lại che dấu lư lịch với mưu đồ đen tối, leo lên đến vị trí gần như nắm trong tay cả nền kinh tế và gây ra không biết bao nhiêu tai hoạ cho Việt Nam (nhưng đặc biệt có lợi cho Trung Quốc) suốt từ năm 2007 đến nay.
Năm 2005, tức trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi lên chiếc ghế Thủ tướng, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 15,9%, với giá trị nhập siêu là 2,67 tỷ USD. Chín năm dưới quyền lănh đạo của ông ta, tỷ trọng NK từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch NK của Việt Nam cứ tăng dần đều và đến năm 2014 th́ lên tới 29,5%, với giá trị nhập siêu là 28,9 tỷ USD. Quư vị hăy h́nh dung thế này: cộng với giá trị nhập khẩu tiểu ngạch trá h́nh và hoạtđộng buôn lậu tràn lan từ Trung Quốc, ước chừng cứ 2 sản phẩm Việt Nam nhập khẩu từ bên ngoài th́ có 1 sản phẩm “made in China”, và tỷ lệ đó vẫn đang tăng lên qua từng năm. Nếu xét thực tế phần lớn sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc là chất lượng thấp và độc hại th́ đây thực sự THẢM HOẠ đối với một nền kinh tế có độ mở nằm trong nhóm 5 nước cao nhất trên thế giới như Việt Nam.
Đồ thị: Tỷ trọng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc trong
tổng kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 2000÷2014 – Nguồn: VOA
Trong lịch sử 4 ngàn năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam, mặc dù bị Trung Quốc xâm lược và đô hộ nhiều lần, nhưng chưa bao giờ người Trung Quốc “cắm chốt” được ở bất cứ đâu trên mảnh đất phương Nam này. Song đến nay, nhờ “công lao” của cặp bài trùng Nguyễn Tấn Dũng – Hoàng Trung Hải mà Trung Quốc đă đặt chân vào và từng bước khống chế nhiều vị trí xung yếu về an ninh – quốc pḥng ở Việt Nam: một loạt dự án thuê đất rừng đầu nguồn ở một số tỉnh, dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, dự án Formosa ở Vũng Áng, hai dự án du lịch của người Hoa trên đèo Hải Vân, dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận, v.v.
Dưới sự lănh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhà thầu Trung Quốc trúng thầu đến 90% các dự án hạ tầng trọng điểm ở Việt Nam, với vô số hệ luỵ về an ninh – quốc pḥng và những thiệt hại không thể đong đếm về kinh tế (chậm tiến độ hàng năm; chất lượng thấp; phụ thuộc vào Trung Quốc về phụ tùng và linh kiện thay thế, v.v.).
Với tư cách là người phụ trách Đảng uỷ Công an Trung ương kể từ năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng là nhân vật đóng vai tṛ quyết định trong chiến dịch đàn áp ngày càng khốc liệt nhằm vào phong trào chống Trung Quốc xâm lược ở Việt Nam nhiều năm qua. Những tiếng nói phản kháng Trung Quốc mạnh mẽ nhất như TS Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày, nhà văn/blogger Phạm Viết Đào, blogger Anh Ba Sàm, nhà văn/blogger Nguyễn Quang Lập… đều lần lượt “được” ông ta cho vào “an dưỡng” trong tù. Mới đây, nhà văn/blogger yêu nước Phạm Viết Đào đă chỉ đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đă chỉ đạo lực an ninh dưới quyền bắt bỏ tù ông cũng như nhiều blogger khác.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính là “tác giả” của bản Thông báo cấm biểu t́nh chống bành trướng Bắc Kinh do UBND Tp Hà Nội ban hành ngày 18/8/2011.
Theo nhà báo Huy Đức: “Ngày 2.8.2011, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khẳng định trong một buổi họp báo: ‘Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu t́nh’. Để rồi, ngày 18.11.2011, từ chỗ coi những người biểu t́nh chống Trung Quốc là yêu nước, Hà Nội ra thông báo vu cho người biểu t́nh là ‘gây rối Thủ đô’, là có ‘các thế lực chống đối trong và ngoài nước’. Dân chúng nào biết, tác giả bản thông báo này là thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, phái viên của thủ tướng đặc trách an ninh, tôn giáo. Buổi tối trước khi bản thông báo được đưa xuống Hà Nội, Tướng Hưởng đă đưa đến nhà để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đọc duyệt. Cho dù không có quan chức nào ở Hà Nội chịu kư, bản thông báo và những ‘tác phẩm báo chí’ bôi nhọ người biểu t́nh khác vẫn được phát trên các phương tiện truyền thông của Hà Nội. Từ đó, các vụ bắt bớ người biểu t́nh diễn ra khốc liệt liên tục vào các ngày chủ nhật.”
Cho đến nay, văn bản pháp lư quan trọng nhất của nhà nước Việt Nam nhằm khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa chính là Luật Biển do Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21.6.2012. Tuy nhiên, mặc dù cố tạo ra vẻ ta đây là nhân vật chống Tàu mạnh mẽ nhất trong bộ máy, song ông Nguyễn Tấn Dũng lại không hề để lại bất kỳ dấu ấn nào trong quá tŕnh ra đời của đạo luật. Đây được cho là một chiến thắng cá nhân của ông Trương Tấn Sang, người lúc bấy giờ c̣n cho thấy lập trường chống Trung Quốc rơ ràng. Không những vậy, tuy đă gần 3 năm trôi qua kể từ khi đạo luật này được thông qua, nhưng chính phủ của TT Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa có bất kỳ động thái ǵ để triển khai thực hiện đạo luật đó, kể cả việc đơn giản nhất là ban hành nghị định hướng dẫn.
Ông Nguyễn Tấn Dũng là một “bậc thầy” của tṛ “nói một đàng, làm một nẻo”. Điều này th́ chẳng c̣n mấy ai lấy làm lạ nữa. Điều lạ ở đây là dường như ông ta càng “nói một đàng, làm một nẻo” th́ lại càng có nhiều người tung hê và đặt niềm tin vào ông ta. Không ít người vẫn đang mơ màng là ông ta sẽ cải cách thể chế nếu nắm quyền hành trong tay, đơn giản là v́ họ đă nhiều lần nghe ông ta hô hào “cải cách thể chế”, mà lần nào nghe cũng sướng tai. Xin hỏi, nếu ông ta thực tâm muốn cải cách thể chế, tại sao ông ta lại KHÔNG HỀ thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, điều mà ông ta đă lớn tiếng hô hào ngay từ những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai và hoàn toàn nằm trong phạm vi chức trách cũng như quyền hạn của ông ta. Kinh tế quyết định chính trị. Nếu ông ta thực tâm muốn cải cách thể chế chính trị, tại sao ông ta không tiến hành cải cách thể chế kinh tế để thúc đẩy cải cách chính trị?[i] Tổng thống Obama từng hy vọng việc kư kết TPP với Việt Nam sẽ diễn ra trong năm 2013, vậy mà 2 năm sau đấy người ta vẫn chưa xác định được thời điểm kư kết. Nguyên nhân chủ yếu cho sự chậm trễ này là v́ Việt Nam chậm tái cấu trúc nền kinh tế và thái độ “quyết liệt” của ông Nguyễn Tấn Dũng trong việc đàn áp những người con ưu tú của đất nước dám cất lên tiếng nói đ̣i cải cách hệ thống và chống bá quyền Trung Quốc. (Dĩ nhiên, đây là điều mà Trung Quốc hết sức mong muốn.)[ii]
Bên cạnh những ǵ đă tŕnh bày trên đây là thực tế (i) hàng hoá Trung Quốc ngày càng tràn ngập thị trường Việt Nam, (ii) hoạt động buôn lậu hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam ngày một phổ biến, (iii) làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam đang âm thầm diễn ra, (iv) các nhà đầu tư Trung Quốc đang ráo riết săn lùng bất động sản Việt Nam, và (v) người lao động Trung Quốc nhan nhản trên khắp lănh thổ Việt Nam – tất cả đều diễn ra dưới quyền cai quản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thử hỏi, kể từ năm 1945 đến nay, liệu c̣n người Việt Nam nào lập được nhiều “thành tích” cho Trung Quốc hơn ông ta?
Những phát biểu hùng hồn của ông ta nhằm vào Trung Quốc và những lời “cảnh cáo” mà Hoàn Cầu Thời Báo nhằm vào ông ta chẳng qua chỉ là tṛ loè bịp dư luận do Trung Nam Hải giật dây, ḥng tạo điều kiện cho con bài đắc dụng nhất của họ “ghi điểm” trong mắt công chúng Việt Nam hầu tiến tới thâu tóm ngôi vị tối cao tại kỳ Đại hội Đảng sắp đến.
Mặc dù đứng ở vị trí thứ ba hệ thống “ngôi thứ” của bộ máy, nhưng ông
Tấn Dũng vẫn được đánh giá là nhân vật quyền lực nhất VN nhiều năm qua
Ông Nguyễn Tấn Dũng đă khẳng định trước Quốc hội hôm 19.11.2014 rằng quan điểm của ông ta trong quan hệ với Trung Quốc là “vừahợp tác, vừa đấu tranh”.
Vậy ông ta sẽ “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” với Trung Quốc như thế nào một khi trở thành nhà lănh đạo tối cao của Việt Nam?
Xin thưa, quá tŕnh “Hán hoá” Việt Nam sẽ c̣n diễn ra nhanh hơn so với thời kỳ ông ta làm Thủ tướng, bởi lúc này chẳng c̣n thế lực nào ở Việt Nam đủ sức thách thức quyền lực của ông ta cả.
Hăy nh́n lại 9 năm dưới “triều đại” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem Việt Nam đă bị “Hán hoá” đến thế nào để h́nh dung ra bộ mặt Việt Nam 10 năm tới dưới “triều đại” của Tổng Bí thư/Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng./.[iii]
Ghi chú:
[i] Dĩ nhiên, nếu trở thành Tổng Bí thư khoá tới, ông ta sẽ tiến hành cải cách thể chế “theo cách của 3X” vào cuối nhiệm kỳ để dọn đường cho ḿnh trở thành “Putin của Việt Nam”.
[ii] Tác giả bài viết này là người vẫn đang theo đuổi vụ tố cáo đối với PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và (nguyên) TBT Nông Đức Mạnh kể từ năm 2008 đến nay, nhưng không hề được giải quyết đúng pháp luật, trong bối cảnh ngay cả ĐBQH Dương Trung Quốc, người tiếp nhận đơn thư của chúng tôi, cũng đă bị PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải khống chế và thao túng, mặc dù vụ việc đă được truyền thông quốc tế nhiều lần đưa tin.
Trong câu chuyện tố cáo, tác giả đă nêu rơ ông Hoàng Trung Hải (và sau lưng ông ta là Trung Nam Hải) đă gài bẫy và khống chế được ông Nguyễn Tấn Dũng. V́ thế, ông ta đă nhất quyết đặt ông Hoàng Trung Hải vào vị trí PTT phụ trách kinh tế, và ra sức bảo vệ nhân vật đầy tai tiếng và mờ ám này. Bản thân vợ tác giả, cô Lê Thị Phương Anh, nhân chứng sống của vụ án và từng là một mắt xích quan trọng trong đường dây ma tuư của PTT Hoàng Trung Hải, lại đang bị Công an Đồng Nai bắt giam và truy tố trái phép từ ngày 15.5.2014.
Bộ Ngoại giao Mỹ từng nêu vụ Lê Anh Hùng, người tố cáo cặp bài trùng Hoàng Trung Hải – Nguyễn Tấn Dũng, bị cưỡng chế vào trại tâm thần từ ngày 24.1 ÷ 5.2.2013 như một vụ vi phạm nhân quyền tiêu biểu của nhà cầm quyền Việt Nam trong năm 2013.
[iii] Dưới áp lực của dư luận, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn điềm nhiên tuyên bố dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước”. Với dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine trên đèo Hải Vân th́ mặc dù Bộ Quốc pḥng đă chính thức có văn bản kiến nghị dừng dự án từ ngày 28.11.2014 song đến nay ông ta vẫn chưa hề hé răng lấy nửa lời, dù trước đấy ông ta đă hứa “sẽ xem xét lại”. Nếu đối thủ của ông ta không “x́” tin cho báo chí lên tiếng th́ sẽ chẳng bao giờ có chuyện ông ta “xem xét lại” ở đây cả.
Tương tự, nếu đối thủ của ông ta không “x́” ra cho báo chí biết chuyện Cty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đ̣i thành lập đặc khu kinh tế trực thuộc Văn pḥng Chính phủ th́ nay Formosa Hà Tĩnh đă trở thành một “tiểu quốc” của Đại Hán trực thuộc PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải rồi (dù trên thực tế nó đă trở thành đặc khu Trung Quốc từ lâu).
Đặc biệt, nếu truyền thông quốc tế không kịp thời loan tin th́ âm mưu lập căn cứ tại Cửa Việt của Trung Quốc cũng đă trở thành hiện thực.
tm
|
1