hatlinh
member
ID 76941
01/03/2014
|
“Đảng ta” thắng “Ngụy” nhưng sợ VNCH
Mời Cả Nhà cùng đọc bản tin mới ở phần góp ư, xin cám ơn.
Báo Trung Quốc: Việt Nam đă thừa nhận chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông
Từ một tuần lễ nay, dư luận báo chí tại Việt Nam đă sôi nổi hẳn lên sau phát hiện của báo Thanh Niên, theo đó, Bộ Giáo Dục Việt Nam, từ năm 2007, đă bắt học sinh phải sử dụng một phần mềm tin học bản đồ công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Sau khi vụ việc bùng lên, Bộ Giáo dục Việt Nam đă ra lệnh cấm, nhưng vụ này đă lập tức bị báo Trung Quốc khai thác để nhấn mạnh rằng Việt Nam đă thừa nhận chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông.
Bản đồ yêu sách lănh hải tại biển Đông, trong đó có yêu sách của Trung Quốc mang tên gọi "đường lưỡi ḅ", hay h́nh chữ U./eia.doe.gov
Trong một bản tin công bố vào hôm nay, 29/12/2013, ấn bản trên mạng của tờ báo Đài Loan Want China Times đă loan tin về quyết định của chính quyền Việt Nam, yêu cầu trường học trên toàn quốc đ́nh chỉ việc dùng một tấm bản đồ điện tử, theo đó, Biển Đông và các quần đảo trong vùng thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Tờ báo Đài Loan đă trích dẫn một bản tin ngày 27/12 trên tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc cho biết là Bộ Giáo dục Việt Nam đă ban hành lệnh cấm nói trên vào ngày 24/12, yêu cầu các trường trung học không được sử dụng phần mềm tin học bản đồ đó trong chương tŕnh địa lư.
Tuy nhiên, nhân sự kiện diễn ra tại Việt Nam, tờ Hoàn cầu Thời báo đă khẳng định rằng chính Việt Nam đă công nhận là vùng Biển Đông thuộc chủ quyền Trung Quốc trước năm 1975, v́ vào năm 1974, bản đồ và sách vở tại Việt Nam, trong phần giới thiệu về Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa, đều nói rằng các ḥn đảo ở Biển Đông đă tạo thành một bức tường lớn bảo vệ lục địa Trung Quốc.
Cũng theo Hoàn cầu Thời báo, từ năm 1975, Việt Nam thay đổi quan điểm và bắt đầu đ̣i chủ quyền trên một phần của Biển Đông, và cho quân đội chiếm đóng một số đảo.
Tờ báo dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc như vậy là đă khéo lợi dụng một kẽ hở tại Việt Nam để quảng bá cho các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với vùng Biển Đông và đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Vấn đề là ngay tại Việt Nam, nhận thức về nhu cầu quảng bá và giáo dục nhận thức về chủ quyền biển đảo vẫn chưa cao, và vụ phần mềm tin học bản đồ lần này nằm trong một chuỗi những vụ tương tự, như bản đồ in trên giấy, bản đồ trên các quả địa cầu thể hiện lập trường Trung Quốc về Biển Đông đă từng được lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam.
Tuy vậy, vụ việc lần này được cho là nghiêm trọng hơn v́ phần mềm tin học xác định chủ quyền của Trung Quốc bên trong đường lưỡi ḅ ở Biển Đông lại được giảng dạy chính thức trong trường học, trong chương tŕnh tin học và địa lư của lớp 7, và từ năm 2007 đến nay.
Theo các nguồn tin báo chí trong nước, phần mềm đó mang tên là Earth Explorer, do Trung Quốc sản xuất và được Bộ Giáo dục Việt Nam cho nhập và đưa vào bắt buộc sử dụng trong nhà trường.
Về phần mềm này, báo Người Lao Động ở Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận : « Trong chương tŕnh tin học lớp 7, bài học Học địa lư thế giới với Earth Explorer, học sinh vừa mở phần mềm Earth Explorer, vừa quan sát, vừa làm bài tập theo yêu cầu. Điều lạ là cũng trong phần mềm này, khi học sinh thao tác xem đường biên giới các nước, h́nh ảnh “đường lưỡi ḅ” cũng hiện ra rơ nét…
Theo t́m hiểu của chúng tôi, toàn bộ hệ thống các trường trung học cơ sở đều dạy tin học theo quyển sách này từ năm 2007. Thông tin từ các giáo viên tin học một số trường trung học cơ sở ở quận 5, quận Tân B́nh, quận 3 (Thành phố Hồ Chí Minh) và một số chuyên viên công nghệ thông tin các pḥng giáo dục đều xác nhận có “đường lưỡi ḅ” trong phần mềm ».
Sau khi vụ việc bị tiết lộ, ngày 24/12 vừa qua, Bộ Giáo dục Việt Nam đă ra lệnh cấm dùng phần mềm này, và yêu cầu nhà xuất bản sửa đổi các sai sót.
Các quyết định trên được cho là hợp lư, nhưng vấn đề đặt ra là giới chức chịu trách nhiệm cho lưu hành các tài liệu sai lạc kể trên đă có nhận thức ra sao về vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam v́ tranh chấp với Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông đă xẩy ra từ lâu.
Dẫu sao th́ trên mặt trận thông tin, tuyên truyền, sơ suất từ phía Việt Nam đă nhanh chóng bị Trung Quốc khai thác. Bài báo trên tờ Hoàn cầu Thời báo hôm 27/12/2013 là một ví dụ điển h́nh.
Trọng Nghĩa/RFI
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
hatlinh
member
REF: 669417
01/04/2014
|
Hải chiến Hoàng Sa, 40 năm nh́n lại
Sau trận hải chiến Hoàng Sa 1974 mà hậu quả là quần đảo này rơi vào tay Trung Quốc, 40 năm sau vẫn không thể nói điều ǵ khác hơn rằng vấn đề Hoàng Sa phải được ghi lại một cách trung thực trên từng chi tiết vào lịch sử và trên các bộ sách giáo khoa, trong đó có sự chiến đấu dũng cảm của Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa lúc bấy giờ.
TQ vi phạm hiến chương LHQ
Chiến hạm VNCH và Trung Quốc giao tranh ở Hoàng Sa năm 1974./File photo
Thạc sĩ Đinh Kim Phúc, chuyên gia nghiên cứu độc lập về Biển Đông, tác giả quyền sách “Biển Đông: Luận Cứ Và Sự Kiện” phát hành năm 2011, khẳng định như vậy trong bài trao đổi do Thanh Trúc thực hiện sau đây:
Đinh Kim Phúc: Như đă biết, Việt Nam chúng ta có đầy đủ bằng chứng pháp lư về lịch sử chủ quyền của ḿnh trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hay nói một cách khác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử muộn nhất là từ thế kỷ XVII đă thực thi chủ quyền ở hai quần đảo này khi nó chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào. Từ đó Việt Nam đă thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của ḿnh đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và ḥa b́nh, đáp ứng đủ những điều kiện mà nguyên tắc chiếm hữu thật sự đ̣i hỏi. Nhưng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đă lợi dụng cơ hội Việt Nam thuộc Pháp để bắt đầu tham vọng tràn xuống phương Nam của ḿnh, mà khởi đầu là sự kiện vào năm 1909.
Năm 1909, v́ cho rằng quần đảo Hoàng Sa là vùng đất vô chủ, và sợ Nhật Bản đánh chiếm, lần đầu tiên chính quyền Quảng Đông (Trung Quốc) đă lập một ủy ban quản lư vùng và lệnh cho đô đốc Lư Chuẩn tiến hành cho khảo sát Hoàng Sa. Sự vô lư về hành động của Lư Chuẩn như một tờ báo của Pháp đă mỉa mai là: “…vẽ một bản đồ tổng quát về các đảo mà ông đă khám phá và 15 bản đồ riêng của cùng những đảo đó “chỉ trong vài giờ !”.
Nếu không có hành động bảo vệ chủ quyền lănh thổ của đất nước th́ cũng đừng nên có hành động “cơng rắn cắn gà nhà” như một số quan chức của Bộ Giáo Dục và Đào tạo trong vụ sách giáo khoa có in bản đồ đường lưỡi ḅ.
-Đinh Kim Phúc
Có thể nói rằng, quá tŕnh tranh chấp biển Đông của Trung Quốc đă bắt đầu từ đây.
Thứ hai, lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản thua trận trong Chiến tranh Thái B́nh Dương, năm 1946 chính quyền Tưởng Giới Thạch đă đưa lực lượng ra chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa và ra yêu sách “chủ quyền”, nhưng yêu sách đó đă không thành hiện thực khi Tưởng thua trận chạy khỏi đại lục vào năm 1949.
Thứ ba, năm 1956, lợi dụng t́nh h́nh quân đội Pháp thua trận và rút khỏi Đông Dương theo quy định của Hiệp định Geneve 1954 và trong khi chính quyền miền Nam Việt Nam chưa kịp tiếp quản quần đảo Hoàng Sa theo như thỏa thuận của hiệp định này, Trung Quốc đă thừa cơ đưa quân ra chiếm đóng bất hợp pháp nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa.
Và đỉnh điểm của những tham vọng đó, tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đă dùng vũ lực cưỡng chiếm nhóm đảo phía Tây và hoàn thành việc chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lư của Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa.
Với những hành động này, Trung Quốc đă vi phạm Điều 2 khoảng 4 của Hiến chương LHQ. Có nghĩa là ǵ? Dùng vũ lực xâm lược lănh thổ của một quốc gia có chủ quyền. Đây là hành động xâm lược!
Thanh Trúc: Thưa ông Đinh Kim Phúc, đến lúc này Việt Nam phải làm ǵ khi mà Hoàng Sa đă về tay Trung Quốc 40 năm nay, chưa kể là từ 1988 Trung Quốc cũng đă chiếm đóng trái phép một số đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam?
Đinh Kim Phúc: Việt Nam không chủ trương tiến hành chiến tranh v́ chiến tranh không phải tṛ đùa. Theo quy định của Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển của LHQ (UNCLOS) năm 1982, các bên tranh chấp có thể lựa chọn một hoặc một số phương pháp hoà b́nh để giải quyết tranh chấp. Nhưng từ lâu, quan điểm của Trung Quốc là không bàn về vấn đề Hoàng Sa.
Như tôi đă tŕnh bày, đối với quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lư về lịch sử chủ quyền của Việt Nam, chính v́ vậy Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra Ṭa Án Công lư Quốc tế (International Court of Justice – ICJ). Nhưng nhiều lần Trung Quốc lên tiếng cho rằng vấn đề Hoàng Sa là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam, họ phản đối bất cứ phân xử nào của các tổ chức quốc tế.
Cho dù Trung Quốc không đồng ư, nhưng Việt Nam vẫn phải kiện Trung Quốc để duy tŕ tính liên tục trong việc tuyên bố chủ quyền của Việt Nam. Mặc khác, hồ sơ pháp lư của Việt Nam sẽ đánh động dư luận quốc tế về tính phi nghĩa của Trung Quốc trong chính sách bành trướng của họ.
Về quần đảo Trường Sa, chính v́ hiện nay quần đảo Trường Sa đang bị nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền và chiếm đóng trái phép Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei, theo tôi, trước mắt Việt Nam nên tuân thủ quan điểm giữ nguyên hiện trạng, không gây phức tạp thêm t́nh trạng chiếm đóng và t́m biện pháp ḥa b́nh để giải quyết vấn đề, trước mắt là trong nội bộ các nước ASEAN.
Bản đồ h́nh lưỡi ḅ do TQ tự công bố nhằm chiếm trọn biền Đông. AFP photo.
Riêng đối với Trung Quốc, với yêu sách của họ trên Biển Đông thể hiện bằng tấm bản đồ h́nh lưỡi ḅ chiếm 80% diện tích Biển Đông mà họ chính thức tuyên bố vào tháng 5/2009, trước mắt Việt Nam nên học tập kinh nghiệm của Philippines là khởi kiện Trung Quốc ra Ṭa Trọng tài theo phụ lục VII của UNCLOS. Nội dung khởi kiện là yêu cầu Ṭa Trọng tài giải thích việc Trung Quốc đưa ra bản đồ đường lưỡi ḅ có phụ hợp với UNCLOS hay không? Chắc chắn rằng công lư không đứng về phía Trung Quốc.
Thanh Trúc: Là một nhà nghiên cứu lịch sử, ông đă rút ra được những bài học lịch sử ǵ khi nghiên cứu về Biển Đông?
Đinh Kim Phúc: Thứ nhất, tại Hội nghị Ḥa b́nh San Francisco 1951, Liên Xô đă đề nghị công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tại sao? V́ từ năm 1950, Hoa Kỳ bắt đầu can dự vào cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Liên Xô sợ Mỹ sẽ kiểm soát hai quần đảo này và khống chế Biển Đông.
Thứ hai, v́ sao Hoa Kỳ làm ngơ cho Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa vào tháng 1/1974 từ tay Việt Nam Cộng Ḥa, một đồng minh của Hoa Kỳ?
Sau Hiệp định Paris về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam 1973, Hoa Kỳ rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, và họ tin rằng cách mạng Việt Nam sẽ thắng lợi, ảnh hưởng của Liên Xô sẽ không ngừng phát triển ở Đông Dương. Dùng lá bài Trung Quốc thời hậu chiến ở Đông Dương là chính sách tối ưu đối với Hoa Kỳ lúc bấy giờ.
Quan hệ quốc tế giữa các cường quốc bao giờ cũng là tai họa cho các nước nhỏ. Bài học cảnh giác trong lịch sử Việt Nam không bao giờ thừa!
Thanh Trúc: Thưa thạc sĩ Đinh Kim Phúc, hiện đang có dự dịnh của nhà nước và Bộ Giáo Dục Đào Tạo đưa vấn đề Hoàng Sa Trường Sa vào sách giáo khoa. Ông có muốn nói thêm điều ǵ nữa không?
Đinh Kim Phúc: Đă là người Việt Nam, nếu không có hành động bảo vệ chủ quyền lănh thổ của đất nước th́ cũng đừng nên có hành động “cơng rắn cắn gà nhà” như một số quan chức của Bộ Giáo Dục và Đào tạo trong vụ sách giáo khoa có in bản đồ đường lưỡi ḅ vừa qua.
Và trong thời đại ngày nay, trong thời kỳ toàn cầu hóa mà tất cả các dân tộc, các quốc gia trên thế giới đều phấn đấu để giữ vững nền ḥa b́nh tự do của ḿnh th́ những hành động của Trung Quốc như thế đă làm cho thế giới thấy rơ bộ mặt thật của họ: miệng th́ nói ḥa b́nh, tay th́ chuẩn bị chiến tranh.
Một ư khác nữa, sự hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian vừa qua, cũng những ǵ họ diễn ta trên vùng biển Hoa Đông, là những dữ liệu thức tỉnh cho những ai c̣n nuôi ảo tưởng về con đường phát triển ḥa b́nh của Trung Quốc. Một lần nữa cảnh giác trước chính sách bành trướng của Trung Quốc không bao giờ thừa đối với các nước láng giềng của Trung Quốc tức các nước ở khu vực Đông Nam Á.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn thạc sĩ Đinh Kim Phúc.
Thanh Trúc, phóng viên RFA
|
|
aka47
member
REF: 669419
01/04/2014
|
Chị ui...
Chị có thể cắt bớt cho ngắn lại để rất nhiều người thấy bài dài quá không muốn đọc v́ ...th́ giờ quí lắm. (có nhiều người cũng làm biến đó chị ui...)
Ngắn th́ chê ngắn ...không phê.
Dài th́ lại sợ nó tê cái đầu...
hihii
|
|
hatlinh
member
REF: 669423
01/04/2014
|
Chào AK !
Hehe.. Hỗng phải là TT8 không muốn cắt ngắn lại
mà v́... hỗng dám cắt bài viết về những ǵ chị không biết.
AK nói đúng rồi, chính chị cũng làm biếng và cũng đâu có giờ đọc hết bài
nên khi lấy tin th́ cũng đắn đo, dài quá không muốn mang về
nhưng rồi lại phải mang về, khi mang về chị muốn cho người đọc từng phần
nếu thấy thích hay quan trọng, nên chị mới ngồi bỏ từng Màu mực để dễ
phân chia ai thích th́ đọc đó ...
Chúc AK vui nhiều nha, chị phải đi kiếm ǵ ăn rồi.
|
|
hatlinh
member
REF: 669452
01/04/2014
|
Danlambao - Chúng ta hăy tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa, tưởng niệm 40 năm ngày quần đảo thân yêu của đất mẹ mất vào tay quân thù, tưởng niệm linh hồn 74 người lính đă chết, bằng cách của chúng ta.
Hăy t́m đến với gia đ́nh, thân nhân của các binh sĩ tử trận để giúp đỡ họ, tỏ ḷng tri ân họ, và hăy viết về họ - những mảnh đời không thể bị lăng quên.
Hăy viết về Hoàng Sa và cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của đất nước. Hăy vạch ra những điều mà hàng chục năm nay, chúng ta không được biết, không được nghe nói, không được đề cập, v́ chúng “nhạy cảm”, về quốc pḥng, về quan hệ Việt-Trung trên mọi khía cạnh chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, lịch sử...
Các bạn hăy viết và cùng chia sẻ những suy nghĩ, tâm t́nh của các bạn, những thông tin, câu chuyện các bạn có được liên quan đến hải chiến Hoàng Sa 1974, với Dân Làm Báo. Xin gửi về địa chỉ: lienlacdanlambao@gmail.com
*
Vào những ngày tháng giêng của 40 năm về trước, Biển Đông đă dậy sóng trong một biến cố giữa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, mà không một người Việt yêu nước nào có thể quên.
Đó là trận hải chiến Hoàng Sa, kéo dài từ ngày 17 đến ngày 19/1/1974, cũng là những ngày sát Tết Nguyên Đán Giáp Dần.
Tư tưởng Đại Hán, đầu óc tham lam của Trung Quốc khiến chính quyền Trung Hoa ḍm ngó biển đảo của nước láng giềng từ rất lâu. Lịch sử c̣n ghi lại, ngay cả khi c̣n các cố vấn Trung Cộng c̣n đang sát cánh bên “đàn em” Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa để chỉ đạo cuộc cải cách ruộng đất “long trời lở đất”, th́ Trung Quốc đă có dă tâm xâm chiếm Hoàng Sa và đă cướp được một phần Hoàng Sa, tranh thủ khi quân đội thực dân Pháp rút khỏi quần đảo này (năm 1956).
Ngày 11/1/1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc và tố cáo Việt Nam Cộng Ḥa chiếm đóng lănh thổ Trung Hoa. Sau đó, Việt Nam Cộng Ḥa ra tuyên bố bác bỏ những cáo buộc đó, đồng khởi khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Để củng cố và bảo vệ chủ quyền, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa quyết định thiết lập một sân bay trên quần đảo Hoàng Sa.
Nhưng ngày 16/1/1974, khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa thăm ḍ một số đảo của Hoàng Sa, th́ khám phá ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc.
Giao tranh khốc liệt nổ ra vào buổi sáng và trưa ngày 19/1. Bầu trời Sài G̣n u ám chiều 19 và những ngày sau đó khi hay tin Hoàng Sa thất thủ, 74 người lính Việt Nam Cộng Ḥa hy sinh v́ chủ quyền đất nước.
Đó đă là cuộc chiến không cân sức của Việt Nam Cộng Ḥa trước một kẻ thù hung bạo, với một đồng minh Hoa Kỳ quay lưng, ngoảnh mặt, và một nửa đất nước khi ấy - tức là Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa - im lặng, không phản ứng. Họ đă chiến đấu trong cô đơn.
Sự cô đơn sẽ tiếp tục và c̣n nặng nề hơn trong những năm sau ngày 30/4/1975, khi hai miền thống nhất và Việt Nam Cộng Ḥa được gắn nhăn “ngụy quyền”. Lịch sử bị viết lại hoặc bị tẩy xóa. Tên tuổi những người từng chiến đấu và hy sinh cho chủ quyền đất nước bị cố t́nh đẩy vào lăng quên, bởi lẽ họ thuộc về “phía bên kia”.
Và cũng chẳng phải chỉ riêng họ. Cùng với việc Việt Nam-Trung Quốc b́nh thường hóa quan hệ và đảng cộng sản Việt Nam chọn con đường dựa dẫm vào “bạn vàng” phương Bắc để “ǵn giữ chủ nghĩa xă hội” hay là lợi ích của đảng, đến cả chiến tranh biên giới 1979, rồi hải chiến Trường Sa 1988 cũng có nguy cơ bị xóa nḥa.
Tấm màn bưng bít, cuối cùng, chỉ bị xé bỏ nhờ Internet.
Bạn đọc Dân Làm Báo thân mến,
Chúng ta hăy đừng chờ đợi những buổi lễ tưởng niệm hoành tráng của nhà nước Việt Nam, nơi mà giới chức giữ một thái độ thậm thụt, vừa tưởng niệm người đă khuất, vừa rón rén quan sát thái độ của “bạn vàng-đồng chí tốt”.
Chúng ta hăy đừng chờ đợi những diễn văn theo mẫu của các quan chức nhà nước, mà chúng ta đều đă biết trước là sẽ chẳng chứa đựng thông tin ǵ song nếu có tờ báo nào “xé rào” đăng tải được, th́ cả báo giới lẫn người đọc đều xuưt xoa như thể đó là một hành động anh hùng!
Chúng ta hăy đừng chờ đợi những phong trào “tri ân” rầm rộ do các cơ quan Nhà nước tổ chức, mà sự tôn trọng và giúp đỡ thực chất cho thân nhân những người đă khuất không biết được bao nhiêu.
Chúng ta hăy tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa, tưởng niệm 40 năm ngày quần đảo thân yêu của đất mẹ mất vào tay quân thù, tưởng niệm linh hồn 74 người lính đă chết, bằng cách của chúng ta.
Hăy t́m đến với gia đ́nh, thân nhân của các binh sĩ tử trận để giúp đỡ họ, tỏ ḷng tri ân họ, và hăy viết về họ - những mảnh đời không thể bị lăng quên.
Hăy viết về Hoàng Sa và cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của đất nước. Hăy vạch ra những điều mà hàng chục năm nay, chúng ta không được biết, không được nghe nói, không được đề cập, v́ chúng “nhạy cảm”, về quốc pḥng, về quan hệ Việt-Trung trên mọi khía cạnh chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, lịch sử...
Các bạn hăy viết và cùng chia sẻ những suy nghĩ, tâm t́nh của các bạn, những thông tin, câu chuyện các bạn có được liên quan đến hải chiến Hoàng Sa 1974, với Dân Làm Báo. Xin gửi về địa chỉ: lienlacdanlambao@gmail.com
Dân Làm Báo sẽ đăng tải các bài viết của các bạn trong chuyên đề “Tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa” của thôn ta, bắt đầu từ hôm nay cho đến hết ngày 20/1/2014.
Cảm ơn các bạn.
Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
|
|
hatlinh
member
REF: 669473
01/05/2014
|
RFI/BBC: TQ chiếu cảnh tàu TQ bao vây, đâm vào tàu VN
RFI: Truyền h́nh Trung Quốc phô trương thành tích tấn công tàu Việt Nam ở vùng Hoàng Sa
Trong một phim tài liệu mới phát hành trên mạng vào hôm qua, 04/01/2014, kênh CCTV 4 thuộc Truyền h́nh Trung ương Trung Quốc đă kể lại chi tiết một sự cố nghiêm trọng giữa tàu Hải giám Trung Quốc và tàu Hải quân Việt Nam gần khu vực Hoàng Sa vào cuối tháng 06/2007.
Đây không phải là lần đầu tiên mà truyền h́nh Trung Quốc tiết lộ các đoạn phim mà hải quân nước này quay được vào lúc diễn ra sự kiện, với mục tiêu quảng bá cho chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông.
Tài liệu dài gần năm phút (4.46), rất đáng chú ư ở những đoạn video quay ngay tại hiện trường cho thấy rơ diễn tiến cuộc chạm trán giữa một đội tàu hải giám Trung Quốc rất hùng hậu, với ít nhất là hai tàu hải quân Việt Nam vào ngày 29/06/2007 tại một khu vực phía tây quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đặt tên là Tây Sa (Xisha).
Phóng sự nêu rơ bối cảnh vụ chạm trán – dĩ nhiên là theo quan điểm Trung Quốc : Ngày 26/06/2007, một chiếc tàu thăm ḍ dầu khí của tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNPC được phái đến hoạt động tại một khu vực ở phía tây Hoàng Sa. Nhưng chưa đến được nơi th́ chiếc tàu này đă bị « tàu vơ trang nước ngoài thô bạo cản đường » và bị buộc phải lùi bước.
Dù không nêu đích danh đó là tàu của Việt Nam, nhưng phóng sự lại nêu bật lời cảnh cáo của đối phương đối với tàu Trung Quốc : « Nếu không rời nơi này, chúng tôi sẽ có biện pháp chiếu theo luật của Việt Nam ». Theo phóng sự th́ vào lúc ấy có khoảng 30 tàu lạ trong khu vực, một số đă chiếm lĩnh vùng mà phia Trung Quốc định thăm ḍ.
Trước t́nh h́nh đó, theo bài phóng sự của CCTV, chính quyền Trung Quốc đă quyết định dùng biện pháp mạnh theo tinh thần luật về thực thi luật pháp của Trung Quốc.
Ngày 29 tháng 6, hai chiếc Hải giám 83 và 51 của Trung Quốc đến hiện trường để hộ tống tàu nghiên cứu Trung Quốc trở lại vùng hoạt động. Khi đến nơi, phía Trung Quốc đă phát loa cảnh cáo tàu Việt Nam là phải đ́nh chỉ việc cản trở hoạt động của tàu Trung Quốc trong trong vùng biển của Trung Quốc.
Phía Việt Nam không tuân theo, và được cho là cứ sáp lại gần chiếc tàu nghiên cứu Trung Quốc là cho chiếc này không thể thả cáp thăm ḍ xuống biển. Đến chiều, khi lực lượng tăng viện đến nơi, tàu Trung Quốc bắt đầu lập ṿng tṛn bảo vệ tàu nghiên cứu của họ, đồng thời t́m cách đuổi tàu Việt Nam ra khỏi khu vực này.
Tàu Trung Quốc đă được lệnh đâm thẳng vào tàu Việt Nam, và phóng sự nêu cụ thể sự kiện 3 chiếc Hải giám 74, 71 và 72 tấn công vào chiếc DN 35 của Việt Nam...
Xem tiếp: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140105-truyen-hinh-trung-quoc-pho-truong-thanh-tich-tan-cong-tau-viet-nam-o-vung-hoang-sa
Trọng Nghĩa
*
BBC: TQ chiếu cảnh tàu TQ đâm tàu Việt Nam
...
"Hải giám 72 đổi hướng và chĩa mũi vào tàu [Việt Nam].
"Tàu DN29 tăng tốc và nhắm vào tàu nghiên cứu hải dương [của Trung Quốc] lao tới.
"Tàu Hải giám 51 phản ứng nhanh vào chĩa mũi vào cabin tàu [DN29].
"Cuối cùng chúng tôi đă xua đuổi được toàn bộ [tàu Việt Nam] khỏi ṿng vây của chúng ta."...
Xem tiếp: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/01/140105_su_co_bien_dong_giua_vn_va_tq.shtml
|
|
hatlinh
member
REF: 669528
01/06/2014
|
Kiểm ngư Trung Quốc trấn áp tàu cá Việt Nam
Ngày 3 tháng 1 vừa qua trong khi tác nghiệp tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, tàu đánh cá mang số hiệu QNg95739-TS do thuyền trưởng Phạm Quang Thạch cùng 11 ngư dân khác thuộc xă An Hải Huyện Lư Sơn đă bị tàu kiểm ngư của Trung Quốc trấn áp và phá hoại ngư cụ cũng như tài sản trên tàu. Ông Phạm Quang Thạnh cho biết thêm chi tiết:
Thuyền trưởng hai lần bị cướp Phạm Quang Thạnh./Source Lao Động Online
Cái vụ này xảy ra vào ngày mùng 3 vừa rồi cách nay mấy ngày, lúc ấy tàu đang đánh cá cách đảo Phú Lâm khoảng 18 hải lư. Khi kiểm ngư Trung Quốc đến th́ hành động của họ chỉ cho lực lượng nhảy lên tàu rồi uy hiếp ngư dân buộc anh em thuyền viên trên tàu tập trung về phía trước mũi tàu và quay mặt về phía trước để hành động của họ ở phía sau ḿnh không thấy được.
Xin anh cho biết là lực lượng của kiểm ngư Trung Quốc có hành động phá hoại hay đánh đập anh em trên tàu không hay chỉ kiểm tra rồi thôi?
Dạ tàu em không bị đánh đập v́ tất cả thuyền viên trên tàu không ai chống trả và không có một phản động ǵ thành ra lực lượng Trung Quốc người ta không đánh đập chỉ uy hiếp và đập phá đồ đạc, đồ dùng trang thiết bị như máy móc hay là những dụng cụ để khai thác cá th́ đều bị họ lấy vứt đi hay bằm ra phá hoại hết như vứt xuống biển rồi họ bắt thuyền viên trên tàu hốt cá dưới hầm đưa sang bên tàu.
Chuyến này th́ họ không lấy dầu mỡ nhiên liệu tại v́ tàu ḿnh đă ra làm hai mươi mấy ngày rồi cho nên nhiên liệu cũng cạn kiệt đi nhưng họ có lấy một phi dầu ở bên trên cabin, họ cũng lấy và đưa qua bên tàu của họ luôn. Sau khi lấy cá và phá hoại đồ đạc trên tàu th́ họ bảo ḿnh quay về Việt Nam
Trong hoàn cảnh khó khăn như vầy th́ làm sao anh và các bạn bè có thề tiếp tục làm nghề cá nữa nhất là lúc giáp tết như hiện nay?
Cũng mong nhà nước các cơ quan chức năng Bộ Ngoại giao có sự phản ảnh để bên phía Trung Quốc đừng có những hành động như vậy nữa để bọn em bám biển chứ c̣n v́ cuộc sống v́ mưu sinh bằng mọi giá nào cũng phải cố gắng tại v́ nghề nghiệp mà.
Trong lần bị trấn lột này tàu của anh Phạm Quang Thạnh đă mất đi số tài sản gần 300 triệu.
Đây là lần thứ hai anh Phạm Quang Thạnh bị tàu Trung Quốc trấn áp. Vào ngày 13 tháng 3 năm ngoái chiếc tàu mang mă số QNg96382 của ông Bùi Văn Phải do anh Thạnh làm thuyền trưởng đă bị tàu Trung Quốc bắn cháy làm hư hỏng nặng tốn kém rất nhiều tiền để sửa chữa. Vụ bắn ngư dân này đă bị quốc tế lên án nhất là Hoa Kỳ v́ cho rằng đă vi phạm nghiêm trọng công ước về luật biển của quốc tế.
Măc Lâm tường tŕnh từ Bangkok.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
|
|
hatlinh
member
REF: 669635
01/08/2014
|
Tàu cá Việt Nam 'bị tàu TQ tấn công'
Thuyền trưởng một tàu cá từ huyện đảo Lư Sơn, Quảng Ngăi, tố cáo bị tàu Trung Quốc tấn công, phá hủy ngư cụ và tước đoạt tài sản hôm 2/1.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 8/1, ông Phạm Quang Thạnh, thuyền trưởng tàu cá mang số hiệu QNg 95738 nói tàu của ông bị tấn công khi đang cách đảo Phú Lâm khoảng 18 hải lư.
Ông Thạnh cho biết tàu tấn công tàu của ông là "tàu Trung Quốc màu trắng, có bốn chữ Trung Quốc và có số 02 ở phía sau".
"Tàu này thả một chiếc ca-nô có biển số 306 xuống để áp sát và cho lực lượng nhảy lên tàu [của tôi], dồn tất cả các thuyền viên về trước mũi tàu," ông nói.
"Sau đó họ chặt phá dụng cụ khai thác, rồi bắt chúng tôi phải xuống hầm hốt hết cá đưa sang tàu Trung Quốc."
Ông Thạnh cho biết không có thuyền viên nào của ông bị thương.
Trong tin ngày 6/1, báo Đất Việt nói một tàu khác của Lư Sơn mang số hiệu QNg 96679 TS do thuyền trưởng Bùi Văn Thành cầm lái cũng bị tàu Trung Quốc số 02 áp sát trong cùng ngày 2/1.
Thuyền trưởng Thạnh nói tàu của Trung Quốc đă đâm vào tàu của ông Thành, khiến mũi tàu bị bể và các thuyền viên của tàu này đă bị "lực lượng Trung Quốc đánh đập và đập phá tài sản"
"Các anh em bên tàu đó có nói với tôi là phía Trung Quốc dùng roi điện để uy hiếp, trói anh Thành lại và đánh đập anh Thành," ông nói thêm.
Các h́nh ảnh do báo trong nước đăng tải cho thấy một số thuyền viên của tàu QNg 96679 TS trở về đất liền trong t́nh trạng bị thương và đă được băng bó.
Báo Dân Việt trong tin ngày 5/1 cũng dẫn lời ông Ngao Văn Hiếu, Phó Đồn biên pḥng huyện Lư Sơn nói đă được ông Thạch báo cáo về vụ việc và hiện lực lượng này đang "tiến hành lập biên bản lời khai của thuyền trưởng Thạch và các ngư dân đi cùng để điều tra làm rơ vụ việc".
Tiếp tục ra khơi
Ông Thạnh cho biết tổng số thiệt hại lần này là khoảng 300 triệu đồng và nói ông nghĩ tàu của thuyền trưởng Thành cũng "chịu thiệt hại rất lớn" v́ mới vừa ra khơi đă phải quay về cùng với số tài sản bị đập phá.
Ông cũng nói số vốn ra khơi lần này là vay từ những gia đ́nh có cổ phần trong tàu và hiện đang phải tiếp tục vay mượn để chuẩn bị ra khơi trở lại.
"Tôi có báo cáo với chính quyền địa phương, nhưng chưa được nghe ǵ về phương án hỗ trợ," ông nói.
Khi được hỏi liệu trong tương lai, ông có muốn tránh đánh bắt ở khu vực từng gặp nguy hiểm hay không, ông Thạnh nói:
"Tôi phải cố gắng ra khơi v́ cuộc sống, và v́ biển đảo quê hương của đất Việt".
Trong một tin liên quan, báo Tuổi Trẻ ngày 6/1 cho biết hàng trăm tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân trên huyện đảo Lư Sơn đă lại bắt đầu ra khơi để bắt đầu hoạt động đánh bắt tại hai ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi đợt biển động vừa chấm dứt.
bbc
|
|
aka47
member
REF: 669640
01/08/2014
|
Đây là chuyện thường t́nh của Huyện.
Khi nào tàu Trung Quốc bị tàu VN tấn công th́ mới đáng mà nói thui.
hihii
|
|
hatlinh
member
REF: 670038
01/16/2014
|
Ai là Ngụy quyền, tay sai bán nước cầu vinh?
Trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt vào năm 1974 của Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa với quân xâm lược Trung Cộng, tính đến nay đă có 40 năm. Thế nhưng gương hy sinh Vị Quốc Vong Thân của người lính, người chỉ trực chiến với quân thù xâm lược Trung Cộng, những người vĩnh viễn nằm lại biển trời quê hương không về như mới xảy ra hôm qua hôm kia, vẫn sống măi trong ḷng người dân Việt Nam và những diễn biến xoay quanh trận hải chiến do các cấp trách nhiệm liên quan kể lại, đă chạm đến trái tim của những người Việt Nam yêu nước ngày hôm nay.
Với hành động kiêu hùng từ chối rời chiến hạm, cùng chết với chiến hạm của người lính, người chỉ huy xem cái chết nhẹ tựa lông hồng đă đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, hoà lẫn vào lời nói của các cấp chỉ huy Không Quân, Quân lực Việt Nam Cộng Hoà trong kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bất thành, cũng hào hùng đầy khí phách không kém do phi công nằm vùng Nguyễn Thành Trung, người bỏ bom dinh độc lập năm 75 kể lại: “Mấy ông cấp tá... phát biểu trong cuộc họp rằng, đánh với Việt Cộng là chỉ đánh chơi thôi... Đánh với Trung Cộng mới là đánh... cho nên trận này... cấp đại tá, trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như thế nào...”(1)
Hải chiến Hoàng Sa khơi dây một cái ǵ đó tận đáy sâu tâm hồn về người lính hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà... bàng bạc đâu đó, rất bất khuất, kiêu hùng là niềm kiêu hảnh làm hảnh diện hai tiếng Viêt Nam nhưng cũng chính nó khơi lại nỗi xót xa, ngậm ngùi đến đắng ḷng cho một cuộc hải chiến 14 năm sau. Đó là trận hải chiến Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988 do binh chủng hải quân thuộc quân đội nhân dân Việt Nam “anh hùng” tham chiến.
Nhân 40 năm tưởng niệm hải chiến Hoàng sa, xin tóm tắt câu chuyện về trận hải chiến Trường Sa nằm ngoài tư liệu, tài liệu hoặc có liên quan th́ chỉ là tài liệu tuyệt mật thuộc bí mật quốc gia, cấm “phát tán” trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Nội dung câu chuyện này đă được phổ biến trong một bài viết trước đây và chuyện hải chiến là bài học không bao giờ cũ của ḷng yêu nước, của gương hy sinh qua mọi thời đại, mọi dấu mốc dựng nước, giữ nước, cứu nước, mở nước của lịch sử dân tộc Việt Nam, ngay từ thuở tổ tiên ṇi Việt mang gươm đi mở cơi:
“Câu chuyện kể là một câu chuyện có thật, với sự thật dần dần hé lộ do chính những người trực tiếp tham chiến, sống sót bị bắt làm tù binh kể lại. Câu chuyện thật đó là sự thật về trận hải chiến Trường Sa năm 1988 của thế kỷ trước. Một trận chiến không cân sức, quái đản kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh bởi những chiến sĩ tham gia chiến trận không được trang bị vũ khí, chỉ được học tập quán triệt chủ trương đường lối của đảng trước khi xung trận.
Lập luận này nghe “quen quen” là phải “hết sức kềm chế, giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao ḥa b́nh, tránh không để vụ việc diễn biến phức tạp...” và các chiến sĩ quân chủng hải quân của quân đội nhân dân “anh hùng” đă nghiêm chỉnh chấp hành, quyết tâm dùng sinh mạng với tay không, rất can trường dựng cờ tổ quốc bám, giữ biển đảo cho dù kẻ thù hung hăn được trang bị vũ khí tận răng, bắn giết chiến sĩ hải quân ta như bắn bia không nương tay. Điều đáng buồn là những anh hùng quân chủng hải quân Việt Nam trước khi chết vẫn cố hô vang: “Thà hy sinh chứ không để mất đảo. Hăy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông... chứ cương quyết không để mất đảo!”(2)
Có lẽ, các chiến sĩ hải quân bảo vệ Trường Sa ngă xuống, vĩnh viễn ở lại biển không về, trong họ ấp ủ lư tưởng trong sáng, ḷng yêu nước vô bờ nhưng các anh không thể ngờ rằng, các anh đă bị lănh đạo bán đứng cho các toan tính đen tối của họ và sự hy sinh của các anh đă bị người ta phản bội, không hề được nhắc tới. Ngay cả nhân dân ngưỡng mộ sự hy sinh cao cả của các anh, các thân nhân ruột thịt thương khóc các anh, các đồng đội may mắn sống sót thương nhớ làm lễ tưởng niệm vinh danh, tri ân các anh cũng bị ngăn cấm. Họ phải gạt nước mắt, nuốt ngược nước mắt vào trong, tưởng niệm trong ḷng suốt mấy mươi năm qua, ngay cả bây giờ ở tại thời điểm này vẫn c̣n bị ngăn cấm. Tại sao đảng “bạc t́nh”không ghi công, lại sợ nhân dân vinh danh, tri ân các anh, c̣n là bí ẩn khó giải thích?
Thú thật, theo những thông tin do những người trong cuộc cung cấp th́ biến cố Trường Sa năm 1988 không phải là trận hải chiến đúng nghĩa của hải chiến, bởi một bên tay không dựng cờ giữ đảo theo chỉ đạo của đảng “hết sức kềm chế, không để vụ việc diễn biến phức tạp...”. Với bên kia kẻ địch thù được trang bị hỏa lực súng lớn, súng nhỏ lại manh động, hung hăng bắn giết như cướp biển thời trung cổ và các chiến sĩ quân chủng hải quân Việt Nam anh hùng trở thành những tấm bia thịt cho “hải tặc” Trung Cộng bắn giết chứ không đúng là một trận hải chiến đúng nghĩa như loa đài rêu rao theo kịch bản do đảng dàn dựng.
Phải nói theo thói thường dù thua trận, nếu được trang bị vũ khí và không bị lănh đạo, chỉ đạo quái đản, kỳ lạ bám giữ đảo bằng tay không, bằng nước bọt nài nỉ van xin ḷng thương sót của kẻ thù. Chắc chắc các chiến sĩ hải quân nhân dân Việt nam anh hùng không chết thảm, chết nhục nhả, chết tức tưởi, chết như các tử tội bị xử tử tập thể trừng mắt chờ những phát súng lạnh lùng cướp đi mạng sống giữa biển nước mênh mông. Thành thật mà nói, các chiến sĩ hải quân nhân dân cũng không đến đổi hèn nhát nếu có cơ hội đánh trả hoặc tiên hạ thủ vi cường như các chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Ḥa đă khai hỏa vào tàu địch, đă liệt oanh ngă xuống cho trận chiến đúng thật hải chiến ở quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Có thể, sự thật về biến cố Trường sa dần phơi bày ra khác với tuyên truyền lừa mị của đảng, nhà nước cộng sản nên họ cố t́nh ngăn chận, cấm cản không cho người dân quan tâm đến biển đảo, muốn biết sự thật về trận hải chiến Trường sa, muốn tiếp cận những nhân chứng sống. Những cá nhân trực tiếp tham dự trận hải chiến, những cá nhân đủ điều kiện phát ngôn đúng với sự thật lịch sử trận hải chiến Trường sa. Bên cạnh những nhân chứng sống, sống sót trong biến cố Trường sa, là trên thế giới mạng tin học c̣n có đoạn phim ngắn ghi lại bối cảnh“chiến công” của hải quân Trung Cộng tàn sát, bắn vào các bia thịt tội nghiệp của chiến sĩ hải quân Việt Nam được kẻ thù tung lên tŕnh chiếu trên YouTube đă lột trần sự thật của trận hải chiến Trường sa như đấm vào mồm đảng cộng sản nên đảng chỉ ú ớ không thành tiếng, phải tắt loa đài thông tin sai sự thật, phục vụ công tác tuyên truyền như đảng thường làm.
Dù thế nào đi nữa, dù các chiến sĩ Trường Sa bị phản bội, bị bán đứng, bị đảng cộng sản trói tay đưa đi làm bia thịt để cho Trung Cộng bắn giết nhưng nhân dân Việt Nam vẫn không phủ nhận sự hy sinh bởi t́nh yêu quê hương của các anh là trong sáng, hào hùng. Sự hy sinh của các anh đáng được trân trọng, tri ân, ghi nhớ cho đến muôn đời sau. Nhưng đảng, nhà nước lưu manh cộng sản Việt Nam sợ sự thật, sợ một cách khó hiểu, không dám nhắc đến các anh, thậm chí ngăn cấm thân nhân, đồng đội, những người ngưỡng phục làm lễ tưởng niệm, vinh danh các anh?”(3)
Trên đây chỉ là một phần sự thật của trận hải chiến Trường Sa, đàng sau trận hải chiến Trường Sa chắc c̣n nhiều bí ẩn “gay cấn” của các hiệp ước, mật ước đă được nhiều thế hệ lănh đạo đảng cộng sản Việt Nam kư kết với cộng sản Trung Quốc chưa được bạch hóa. Có thể các bí mật đó là lư do chính khiến cho lănh đạo cộng sản ngăn cản thân nhân “liệt sĩ Trường Sa” và người dân ngưỡng mộ làm lễ tưởng niệm cho những chiến sĩ hải quân của quân đội nhân dân Việt Nam, rất anh dũng với tay không hô vang: “Thà hy sinh chứ không để mất đảo...Hăy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông chứ nhất quyết không để mất đảo...”
Khác biệt là các chiến sĩ hải quân của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, rất “đặc biệt” trước khi chết vẫn hô to những lời lẽ rất “ấn tượng” thể hiện ư chí “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của họ và các chiến sĩ hải quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa không được như thế. Các anh chỉ thể hiện t́nh động đội, ḷng yêu nước tự nhiên rất đời thường nhưng không làm mờ nhạt h́nh ảnh kiêu hùng của người lính Việt Nam Cộng Ḥa, nằm ḷng phương châm Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm.
Đặc biệt, sự khác biệt lớn nhất giữa hai trận hải chiến năm 1974 và năm 1988 của thế kỷ trước, là sự phủ nhận với sự ghi nhận gương hy sinh của những chiến sĩ hải quân đối với tổ quốc của người dân nhớ ơn và của các lănh đạo quốc gia đại diện nhân dân tri ân họ:
Đối với chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa, một chính phủ bị hệ thống tuyên truyền của đảng cộng sản ra rả chửi bới là “...ngụy quyền, tay sai bán nước, cầu vinh...”. Qua vị nguyên thủ quốc gia, nguyên tổng thống Việt Nam Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu đă có nghĩa cử tri ân gởi đến các chiến sĩ hải quân tham gia trận hải chiến Hoàng Sa, với những lời tuy giản dị nhưng nói lên được ḷng biết ơn đối với những chiến sĩ xả thân v́ tổ quốc: “tôi gởi lời khen ngợi nồng nhiệt đến tất cả các chiến sĩ hải quân Việt Nam, đặc biệt đến những chiến sĩ hải quân đă tham gia chiến đấu chống lại bọn xâm lăng cộng sản ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Tôi cũng xin chia buồn và bày tỏ niềm kính trọng vô cùng đối với những gia đ́nh của các chiến sĩ đă hy sinh để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa.
Tôi tin tưởng rằng lực lượng hải quân Việt Nam sẽ luôn luôn duy tŕ truyền thống dũng cảm và xả thân này.”(4)
Đối với nhà nước cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam, lănh đạo đảng nhà nước đă không có hành động tri ân sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ hải quân, quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng tham gia hải chiến Trường Sa. Những người thừa hành đă chấp hành nghiệm chỉnh mệnh lệnh “hết sức kiềm chế”, không manh động làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai đảng, hai nhà nước, là đứng yên cho giặc thù nhắm bắn trong nhiệm vụ tay không giữ đảo. Không những thế lănh đạo đảng, nhà nước c̣n ngăn cản, bắt bớ những ai tự phát làm lễ tưởng niệm các anh hùng của cuộc hải chiến Trường Sa. Thậm chí họ c̣n vu cho bất cứ ai tổ chức lễ tưởng niệm các chiến sĩ hải quân Trường Sa mà không có sự cho phép của họ, với những bịa đặt mơ hồ là nhận tiền của các thế lực thù địch - kích động, xúi dục phá hoại chính sách ngoại giao mềm dẻo đối thoại ḥa b́nh trong tranh chấp Biển Đông của đảng và nhà nước “ta”?
Qua những ǵ lănh đạo đảng, nhà nước cộng sản đối xử với những người lính hải quân, quân đội nhân dân làm theo lệnh trên giao trong trận hải chiến Trường Sa và những ǵ lănh đạo chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đối xử với chiến sĩ hải quân tham gia trận hải chiến Hoàng Sa, không khó để cho chúng ta nhận ra sự khác biệt nhất định giữa vô luân và nhân văn của hai chế độ. Từ đó nh́n rộng ra hơn, nh́n sâu vào mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam Cộng Ḥa với Hoa Kỳ và mối quan hệ ngoại giao của cộng sản Việt Nam với cộng sản Trung Quốc. Qua quan sát thực tiễn trong quá khứ ngay cả cho đến thời hiện tại và tiếp cận các văn kiện, chứng cứ trong các kho tài liệu thuộc loại bí mật lịch sử được bạch hóa của các bên liên quan, tham gia “tṛ chơi” chiến tranh Việt Nam, đă phơi ra trần trụi sự thật, đủ cơ sở để cho ra kết luận: Ai mới đích thực là ngụy quyền, tay sai bán nước cầu vinh?
Le Nguyen
danlambaovn.blogspot.com
|
|
hatlinh
member
REF: 670139
01/18/2014
|
"Đảng ta” thắng “Ngụy” nhưng sợ Việt Nam Cộng Ḥa
Trước 1975, dù rằng chẳng mấy khi phải nghe hoặc dùng đến chữ “ngụy” nhưng mỗi lần nghe hoặc đọc phải chữ đó th́ cũng có thể hiểu được với cái nghĩa nôm na là “giả mạo” hoặc là “không chính thống”. Nhưng sau 1975 th́ hầu hết những ǵ ở miền Nam Việt Nam đều bị cho là “ngụy”: chính quyền ngụy, lính ngụy, gia đ́nh ngụy, nhạc ngụy, sách vở ngụy, văn hóa Mỹ - Ngụy, v.v... Trong khi chính bản thân ḿnh lại đă từng sống trong cái xă hội toàn là “ngụy” đó chứ chẳng phải là bị tuyên truyền hoặc nghe ai đó nói lại cho nghe. Điều đặc biệt hơn nữa là ngay cả cha ḿnh cũng là một con người bằng xương bằng thịt mà cũng bị gọi là “ngụy”. Hết biết! Thành thử bây giờ mà có ai đó hỏi tôi “Ngụy nghĩa là ǵ? “th́ tôi cũng... anh rê o ngo anh rê ngong nặng ngọng! Dù có biết cũng phải thành không biết, bởi người dân, nhất là những thế hệ sinh từ thập niên 1970 trở về sau, đă quen với chữ “Ngụy” theo cách dùng của người của Cộng Sản, ḿnh trả lời dù có đúng cũng có thể có phần nào đó ngược lại với những ǵ họ đă nghĩ hoặc quen nghe.
Đến nay nữa là đă 40 năm kể từ ngày Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa, trên mạng có vẻ nhộn nhịp với những tin tức sẽ có những buổi lễ tưởng niệm đánh dấu sự kiện đau buồn này của dân tộc Việt. Tôi đă cố gắng t́m xem có ai đó dùng từ Ngụy khi viết hoặc đề cập đến sự kiện này đối với 74 người lính thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) đă xả thân trong trận chiến đó hay không, nhưng hoàn toàn chưa gặp. Đâu đó cũng có gặp một vài nhân vật của hàng lănh đạo đảng CSVN có đề cập tới sự kiện đó nhưng không thấy dùng chữ Ngụy mà cũng chẳng thấy nhân vật nào đủ “can đảm” để dùng đến danh từ Việt Nam Cộng Ḥa.
Nếu Chính phủ VNCH là Ngụy th́ đồng nghĩa với việc CSVN không thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Nếu điều này trở thành hiện thực th́ đảng CSVN sẽ bị dân tộc Việt Nam “tru di tam tộc”. C̣n ngược lại thi những người CSVN không thể nào c̣n có thể mở miệng gọi Chính phủ VNCH trước đây là Ngụy được nữa. Thực tế cho thấy là với tinh thần quốc gia và dân tộc người Việt Nam không ai chấp nhận để mất quần đảo Hoàng Sa của ḿnh mà bằng mọi giá sẽ phải lấy lại, mà đảng CSVN th́ đă thể hiện sự bất lực hoàn toàn trong vấn đề này.
Theo tin tức loan truyền trên mạng th́ ngày 19/01/2014 này sẽ có những buổi lễ diễn ra ở Sài G̣n và Hà Nội để tưởng niệm và vinh danh những người lính Ngụy đă bỏ ḿnh v́ Tổ Quốc. Điều đáng nói là những người ở Hà Nội là những người chưa từng là công dân của Chính phủ Ngụy của miền Nam.
Thêm vào đó, h́nh ảnh về chiến trận Hoàng Sa năm 1974 cho thấy những người lính Ngụy đă hoàn toàn chủ động và lựa chọn cái chết của ḿnh cho giang sơn Tổ Quốc - họ đánh tới cùng, họ biết là tàu sẽ ch́m, họ biết là cái chết đang đến nhưng họ không rời tàu và sẵn sàng chờ đón cái chết cho quê hương. Cái chết của họ cho thấy hoàn toàn xứng đáng và mang trọn cái nghĩa của hai chữ Liệt Oanh.
Rồi từ h́nh ảnh đó chúng ta sẽ thấy một sự tương phản đầy kịch tính và đau thương khi xem qua đoạn tài liệu về cuộc tấn công xâm lược của Trung Cộng vào đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa năm 1988. Những người lính dưới sự lănh đạo của đảng CSVN bị ném ra đó như là những tấm bia giữa một băi trống hoang tập bắn, hoàn toàn không có một sự che chắn, không có một điều kiện để chủ động tiến thoái hoặc khả năng chống trả nào, để bọn lính Trung Cộng tha hồ tác xạ. Không những thế, họ lại c̣n bị ra lệnh không được bắn trả nữa, dù rằng một t́nh huống như vậy có bắn trả cũng chẳng nghĩa lư ǵ. Không có một h́nh ảnh nào để nói lên rằng họ chiến đấu để bảo vệ cái ǵ đó. Và càng không thể nào cho đó là một trận đánh. Họ như là những con vật bị trói chân rồi đem quăng ra đó để làm lễ tế cho Thiên triều của đảng CSVN một cách rất là man rợ và oan uổng, đồng thời để có một cái ǵ đó làm cái cớ rất là trẻ con để đảng CSVN có thể tuyên truyền và đánh lừa người dân rằng Trung Cộng xâm lược chứ không ai có thể ngờ để mà đặt nghi vấn về một thỏa thuận nào đó đă được sắp xếp giữa đảng CSVN và đảng Cộng Sản Thiên triều. Coi đoạn phim đó tôi chi có một cảm giác rất là đau đớn, phi lư và oan uổng cho những người con của Việt Nam đă gục ngă ở đó.
Tôi tin rằng sự kiện này đă nằm trong những mưu đồ và thỏa hiệp giữa đảng CSVN và đảng Cộng Sản Thiên triều của họ.
Ngày càng nhiều người Việt Nam, mặc dù có người chưa từng là công dân của Việt Nam Cộng Ḥa bao giờ, biết được những sự thật về Hoàng Sa và những người lính VNCH đă xả thân ở Hoàng Sa năm 1974 th́ đảng CSVN tuy đă huênh hoang là chiến thắng càng cảm thấy lo sợ và không dám nhắc đến bốn chữ Việt Nam Cộng Ḥa.
Họ sợ cái ǵ thế?
Họ sợ rất nhiều điều, nhưng không có điều ǵ là khó hiểu cả.
Đỉnh Sơn Trà
danlambaovn.blogspot.com
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|