sontunghn
member
ID 77257
02/14/2014
|
Những thay đổi bất thường trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc 35 năm qua(ST)
Những thay đổi bất thường trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc 35 năm qua
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
sontunghn
member
REF: 671648
02/14/2014
|
'Lẽ ra nhà nước phải tưởng niệm 17/2'
Quốc Phương & tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Theo BBC
Ảnh bên:Tướng Vĩnh nói chính quyền đă quên những người ngă xuống chống xâm lược
Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong giai đoạn 1974-1987, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phê phán nhà nước 'lảng tránh' kỷ niệm ngày Trung Quốc khởi động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở biên giới phía Bắc của nước này vào ngày 17/2/1979.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội hôm Chủ nhật, 17/2/2013, Bấm Tướng Vĩnh cho rằng nhà nước "lẽ ra" phải đứng ra tưởng niệm các "đồng bào, chiến sỹ đă hy sinh" nhưng ngược lại đă "không hề đoái hoài" trong khi vẫn kỷ niệm các sự kiện trong chiến tranh với người Pháp và người Mỹ.
Vị cựu Đại sứ cũng b́nh luận về sự kiện của đa số báo chí, truyền thông chính thức trong nước tỏ ra "im lặng" và cho rằng nhiều tờ báo Việt Nam có thể đă chịu sức ép từ sự "chỉ đạo" của các cơ quan lănh đạo báo chí, truyền thông, với các tổng biên tập báo "sợ bị mất ghế" nếu đề cập sự kiện.
Tướng Vĩnh cũng b́nh luận về việc sách giáo khoa ở nhà trường phổ thông Việt Nam được cho là không phản ánh và đề cập cuộc chiến giữa hai quốc gia láng giềng cộng sản trong chương tŕnh giáo dục, cũng như nhận xét về việc phải chăng chính quyền Việt Nam quan ngại Trung Quốc "mếch ḷng" và "trừng phạt" nếu nhắc lại cuộc xung đột 34 năm về trước.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC Việt ngữ, vị tướng năm nay 98 tuổi tường thuật việc ông và một đoàn nhân sỹ, trí thức và quần chúng bị lực lượng an ninh ngăn cản khi định dâng hương ở Tượng đài Liệt sỹ ngay trước lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội hôm Chủ Nhật.
Tướng Vĩnh: Chúng tôi nhớ tới ngày 17/2/1979, Trung Quốc họ đánh chúng tôi. Họ đưa 60 vạn quân tới đánh, giết hại đồng bào tôi và tàn phá mấy tỉnh biên giới của chúng tôi. Chúng tôi nhớ ngày đó, chúng tôi thương tiếc các chiến sỹ và đồng bào đă hy sinh trong trận đánh đó. Chúng tôi có mấy người đến dâng hương ở Đài Liệt sỹ trên đường Hoàng Diệu. Nhưng rồi công an không cho chúng tôi vào.
Họ nói lư do này khác, rồi gọi điện thoại đi ở đâu không biết. Lúc họ nói vào cửa trước, lúc họ bảo vào cửa sau. Có lúc họ bảo vào 4 người th́ được, 5 người không được. Loanh quanh, cuối cùng họ cấm không cho chúng tôi vào. Th́ chúng tôi mấy người thương sót đồng bào và chiến sỹ hy sinh đó, chúng tôi đứng ở ngoài vái vái, rồi đi về thôi.
Chúng tôi rất tiếc, không hiểu tại làm sao đối với các liệt sỹ và đ̣ng bào hy sinh mà người ta cấm chúng tôi không được viếng là thế nào. Đáng nhẽ ra việc đó nhà nước phải đứng ra viếng mới phải. Đằng này nhà nước từ mấy năm nay không hề đoái tưởng đến đồng bào, chiến sỹ đă hy sinh trong việc chống lại sự xâm lược của Trung Quốc.
Chúng tôi lấy làm lạ lắm, mấy năm nay, đáng lẽ chính phủ phải làm việc đó. Đến bây giờ, ngày đó, chúng tôi tỏ ḷng thương sót đồng bào và chiến sỹ ta hy sinh, chúng tôi đến viếng một cách ḥa b́nh, chúng tôi không làm ǵ cả, chúng tôi không hiểu v́ sao lại cấm chúng tôi, không được vào viếng. Tôi không hiểu cấp trên nào mà lại vô cảm đến như thế.
'Sợ TQ mếch ḷng?'
Ảnh bên:Đoàn tưởng niệm 17/2 ở Hà Nội đang 'vái vọng' sau khi bị an ninh ngăn cản không cho vào Đài tưởng niệm
BBC: Thưa ông, hay có ai đó lo ngại những cuộc tưởng niệm như vậy có thể làm "kích động tính dân tộc chủ nghĩa" và làm cho Trung Quốc mếch ḷng, rồi có thể dẫn tới trừng phạt họ?
Tướng Vĩnh: Tôi nghĩ rằng đó là việc của Việt Nam th́ Việt Nam làm. Việc ǵ phải sợ Trung Quốc không bằng ḷng. Hay việc ǵ phải theo ư kiến của Trung Quốc.
BBC: Tại sao ở Việt Nam vẫn có những cuộc kỷ niệm Điện Biên Phủ, hay Điện Biên Phủ trên không, và gần đây là sự kiện Tết Mậu Thân 1968, trong khi Việt Nam vẫn duy tŕ quan hệ ngoại giao với Pháp hay Mỹ, mà sự kiện 17/2/1979 chính quyền lại im lặng và không có chủ trương kỷ niệm?
Tướng Vĩnh: Tôi cho việc ấy là một việc rất không b́nh thường. Nhưng muốn hỏi tại sao th́ đề nghị các vị hỏi các nhà cầm quyền mới được.
BBC: Việc sách vở giáo khoa ở nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay có vẻ 'vắng bóng đề cập' cuộc chiến với Trung Quốc năm 1979, việc ấy nếu có, th́ có đúng không?
Tướng Vĩnh: Tôi cho là không đúng. Đáng nhẽ ra, nếu chúng ta kỷ nhiệm những ngày đánh với Mỹ, thắng Mỹ, hay ngày Mỹ ném bom B52, th́ cũng đồng thời phải kỷ niệm những ngày mà nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc, xâm lược chúng ta. Thế mới là công bằng. Tôi không hiểu được các nhà cầm quyền của chúng tôi nghĩ thế nào.
BBC: Khi cuộc chiến 1979 diễn ra và trong suốt thời gian hơn 10 năm, nhiều báo đài ở Việt Nam thường xuyên đưa tin về việc Trung Quốc xâm lược VN trong giai đoạn đó, nhưng hôm 17/2 năm nay, nhiều tờ báo ở Việt Nam im lặng, ông nghĩ thế nào?
Tướng Vĩnh: Khó nhận xét lắm, đó là chuyện rất khó hiểu. C̣n các báo chí mà họ không dám đưa tin chắc đă bị các cơ quan phụ trách về tuyên truyền, truyền thông cấm đoán họ thế nào đó. Cho nên họ không dám làm.
Nếu họ làm, họ sẽ mất chức tổng biên tập, cho nên họ sợ, họ không dám làm. Nhưng tôi tin rằng những người Việt Nam có lương tri th́ họ đều muốn đưa lên, để cho con cháu biết chuyện ấy.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh giữ cương vị Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong thời gian 13 năm từ năm 1974-1987. Những năm gần đây, ông thường xuyên phát biểu, gửi thư, góp ư công khai về nhiều vấn đề chính sách, chiến lược tới chính quyền, trong đó ông lên tiếng kiến nghị về các vụ việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, cho người nước ngoài thuê rừng đầu nguồn, thay đổi Hiến pháp sao cho dân chủ và tự do thực sự v.v...
|
|
sontunghn
member
REF: 671649
02/14/2014
|
LỜI KÊU GỌI NHÂN KỶ NIỆM 35 NĂM ĐÁNH TAN CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NƯỚC TA 17.2.1979
Ngày này cách đây 35 năm, hơn 60 vạn quân xâm lược Trung Quốc bất ngờ tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta, tàn sát dân ta cực kỳ dă man theo cách bao đời ông cha chúng từng làm. Chúng đốt sạch, giết sạch. Các thị xă Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và một số thị trấn khác bị san phẳng. Tội ác của chúng quả là "trúc rừng không ghi hết tội, nước biển không rửa sạch mùi" như Nguyễn Trăi đă phẫn nộ lên án quân xâm lược nhà Minh phương Bắc cách đây hơn năm thế kỷ.
Bọn xâm lược không lường được rằng, tuy bị bất ngờ, nhưng với truyền thống quật cường, quả cảm, quân dân ta trên 6 tỉnh biên giới đă giáng trả bọn cướp nước những đ̣n trí mạng.
Bằng một cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất của Trung Quốc kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950, điều động 9 quân đoàn chủ lực và 3 sư đoàn độc lập với hàng trăm xe tăng, hàng ngh́n pháo, súng cối, dàn hỏa tiễn cùng với sự yểm trợ của hạm đội Nam Hải và không quân sẵn sàng ứng phó, chúng đă thảm bại! Ngày 18 tháng ba năm 1979 Đặng Tiểu B́nh phải tuyên bố rút quân. Tuy vậy, chúng vẫn chốt lại tại một số điểm trên biên giới, tiếp tục các cuộc bắn phá tranh giành biên giới. Xung đột kéo dài, ác liệt nhất trong các năm 1984-1985, điển h́nh là các cuộc chiến xảy ra tại Núi Đất thuộc xă Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang, cho đến gần hết năm 1988 mới chấm dứt. Không phải chúng ta, mà là một nhà văn Trung Quốc đă viết: "Đem quân gây chiến, đánh phá nước láng giềng mà không có tuyên bố là một điều sỉ nhục, hèn hạ".
Nhưng, cũng sẽ là hèn hạ không kém nếu không dám công khai và quyết liệt vạch trần tội ác xâm lược của kẻ thù, càng phi đạo lư hơn nữa khi thỏa hiệp với luận điệu xảo trá về cái gọi là "giữ ǵn đại cục", chui đầu vào tḥng lọng của mười sáu chữ lừa bịp để tự trói tay, trói chân ḿnh, quay lại đàn áp nhân dân ḿnh biểu tỏ ḷng yêu nước, lên án giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền lănh thổ thiêng liêng của tổ quốc.
Trong khi nhà cầm quyền nín nhịn không cho phép công bố sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu và dă man này th́ bộ máy truyền thông Trung Quốc, từ thông tấn báo chí đến văn học nghệ thuật suốt 35 năm nay đă ra rả gieo vào đầu thế hệ trẻ nước họ và dân chúng họ "về cuộc đánh trả tự vệ". Nhiều nguồn tin cho rằng có tới trên 90% người dân Trung Quốc vẫn hiểu rằng năm 1979 bộ đội Việt Nam đă vượt biên giới sang tấn công, bắt buộc quân đội họ phải tự vệ! Và, cũng do sự "nín nhịn" v́ "đại cuộc" tệ hại này mà phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong hơn 1,4 triệu sinh viên nước ta hầu như không biết về cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu này!
Máu người đâu phải là nước lă! Máu của chiến sĩ và đồng bào ta đă thấm đẫm biên cương phía bắc nước ta mười mấy năm trời. Ai sẽ phải gánh chịu trước lịch sử sự câm lặng về những người đă ngă xuống trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc cách đây 35 năm? Ai? Ai? Chẳng lẽ không ai cả sao? Có cái thứ ngoại giao "khôn ngoan" cỡ ǵ khi quyết bịt miệng dân bày tỏ ḷng yêu nước, chí căm thù quân cướp nước, để cố giữ ḥa khí giữa hai nhà nước cùng chung ư thức hệ? Hay là người ta đang cố gắng đi t́m "kế sách Câu Tiễn" thế kỷ XXI? Vậy th́ hăy để ai đó là "Câu Tiễn thế kỷ XXI" chịu nhục, chứ chớ dại dột bắt cả dân tộc này phải chịu nhục cùng với những Lê Chiêu Thống mới. Lịch sử đă từng ghi nhận những tấn bi kịch của những nhà cầm quyền quay lưng lại với ư chí và nguyện vọng của dân để dựa dẫm vào ngoại bang nhằm giữ cái ngai vàng mục ruỗng, ngày nay là cái ghế quyền lực, đặt nó lên trên tổ quốc, phản bội lại truyền thống dân tộc.
Ấy vậy mà dân tộc th́ măi măi trường tồn! Chỉ có những triều đại, những chính thể yếu hèn, và do yếu hèn nhưng lại cố bám víu lấy quyền lực để vun vén cho lợi ích của vương triều hoặc của phe nhóm nên đă lúng túng, bế tắc, xa rời con đường quang minh chính đại của dân tộc, th́ sớm muộn cũng phải tự cáo chung.
Chính v́ vậy, nhân 35 năm cuộc chiến tranh biên giới, chúng tôi, những người đang ưu tư về vận nước, những người đă từng kư vào Tuyên bố lên án Trung Quốc xâm lược, Tuyên bố về thực thi Quyền dân sự và Chính trị, Tuyên bố về Hiến pháp sửa đổi 2013, Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp... công bố LỜI KÊU GỌI với nội dung như sau:
1. Chính thức tổ chức lễ tưởng niệm cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc ngày 17.2.1979.
Có nhiều h́nh thức tưởng niệm.
Trước hết, đề nghị Nhà nước tổ chức trên quy mô cả nước và các địa phương. Cũng có thể do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể các cấp từ trung ương tới địa phương tổ chức để đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Từng cộng đồng dân cư, các nhóm hội đoàn và các cá nhân dưới các h́nh thức hoạt động xă hội dân sự tổ chức nhiều h́nh thức tưởng niệm phong phú và đa dạng tùy theo sáng kiến và hoàn cảnh riêng như: dâng hương, đặt ṿng hoa tưởng niệm những người đă ngă xuống trong cuộc chiến tranh biên giới, chống quân xâm lược, bảo vệ đất nước, quê hương.
Ṿng hoa tưởng niệm của cá nhân công dân yêu nước, của một nhóm người, một cộng đồng người tri ân người đă ngă xuống đặt tại nơi công cộng để đánh thức lương tri của toàn xă hội nâng cao ḷng yêu nước, quyết tâm chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền biển đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.
Mỗi cá nhân, mỗi gia đ́nh có thể tổ chức tưởng niệm tại nhà riêng của ḿnh theo hoàn cảnh và sáng kiến như trước đây chúng ta đă làm: thắp một nén nhang trên bàn thờ với khẩu hiệu: Đời đời đời nhớ ơn chiến sĩ và đồng bào đă ngă xuống trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc 17.2.1979. Khẩu hiệu này có thể dán trước cổng nhà, trước cửa ra vào nhà, trước bàn làm việc, đeo trên mũ, trước ngực khi đi ra đường trong một tuần kể từ ngày 17.2.2014.
2. Phải trả lại vị trí xứng đáng cho những anh hùng, liệt sĩ đă hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới chống Trung Quốc xâm lược.
Cần có chủ trương công khai và cụ thể trong việc tổ chức biên soạn và đưa vào sách giáo khoa các cấp về cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược tại biên giới phía Bắc gắn với cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và cuộc chiến đấu chống xâm lược tại Hoàng Sa, Trường Sa (nhất là cuộc chiến đấu tại Gạc Ma) để thấy rơ thêm bộ mặt của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, nâng cao tinh thần cảnh giác và ư thức bảo vệ chủ quyền quốc gia trên tất cả các mặt. Khẳng định rơ hành động bành trướng của giới cầm quyền Trung Quốc không những gây tội ác và hiểm họa cho đất nước ta và nhiều nước trong khu vực mà c̣n đi ngược và làm tổn hại tinh thần láng giềng hữu nghị của nhân dân Trung Quốc mà nhân dân ta luôn tôn trọng và cùng vun đắp v́ lợi ích của hai dân tộc, v́ ḥa b́nh, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Rà soát lại chính sách và chế độ đối với những chiến sĩ và đồng bào đă hy sinh mà lâu nay v́ những thiếu sót và sai lầm đă bỏ quên nhiều đối tượng, gây nên những bất công xă hội và bất b́nh trong nhân dân.
3. Chính thức đưa ngày 17.2 hàng năm là ngày kỷ niệm cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc như cách ông cha ta đă từng làm với Giỗ Trận Đống Đa kỷ niệm chiến thắng đánh tan 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh thế kỷ XVIII.
CHIẾN SĨ VÀ ĐỒNG BÀO ĐĂ NGĂ XUỐNG TRONG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC
SỐNG MĂI TRONG KHÍ THIÊNG SÔNG NÚI CỦA TỔ QUỐC, TRONG ANH LINH TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC,
TRONG TRÁI TIM CỦA MỖI NGƯỜI VIỆT NAM
TP Hồ Chí Minh, ngày 12.2.2014
ĐỒNG KƯ TÊN:
1. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài G̣n (trước 1975), Đại biểu Quốc hội khóa 6, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM
2. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM, nguyên Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC), TP HCM
3. Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn pḥng Quốc hội
4. Vơ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM
5. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư kư Hội Trí thức Yêu nước TP HCM
6. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa Thông tin TP HCM
7. Giang Thị Hồng (bà quả phụ Lê Hiếu Đằng), cán bộ hưu trí, TP HCM
8. Kha Lương Ngăi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài G̣n Giải phóng, TP HCM
9. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
10. Hạ Đ́nh Nguyên, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài G̣n (trước 1975), cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
11. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành Ủy TP HCM
12. Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động, TP HCM
13. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xă hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Vơ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
14. Đào Công Tiến, PGS, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP HCM, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, TP HCM
15. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên văn hóa, TP HCM
16. André Menras Hồ Cương Quyết, cựu tù chính trị chế độ cũ, Cộng ḥa Pháp
17. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
18. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, TP HCM
19. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, cựu binh cuộc chiến 17/2, số hiệu quân nhân 79476979, TP HCM
20. Nguyễn Trí Nghiệp, giám đốc công ty Nông Trang Island, Vĩnh Long
21. Nguyễn Văn An, cán bộ hưu trí, TP HCM
22. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
23. Nguyễn Đ́nh Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
24. GB. Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài G̣n
25. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
26. JM. Lê Quốc Thăng, linh mục Giáo phận Sài G̣n
27. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM
28. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, giảng viên, TP HCM
29. Phạm Đ́nh Trọng, nhà văn, TP HCM
30. Bùi An, TP HCM
31. Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, hưu trí, TP HCM
32. Hà Dương Dực, cựu giáo sư trường Vơ bị Quốc gia Đà Lạt và cựu giáo sư Vạn Hạnh Sài G̣n, MBA Mỹ 1970
33. Trần Minh Quốc, tác giả bài thơ “Biển gọi”, TP HCM
34. Trần Hữu Kham, thương binh mù, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
35. Trần Hữu Khánh, hưu trí, TP HCM
36. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch B́nh Quới – Saigontourist
37. Huỳnh Thục Vy, Quảng Nam
38. Hoàng Cao, người Việt tỵ nạn
39. Đặng Nguyệt Ánh, TS, cán bộ hưu trí
40. Phạm Văn Đỉnh, TSKH, nguyên Giảng viên Đại học Pau (UPPA), Cộng ḥa Pháp
41. Phạm Thu Hà, nội trợ, TP HCM
42. Nguyễn Lương Thúy Kim, TP HCM
43. Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, TP HCM
44. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư thành ủy Đà Lạt, Lâm Đồng
45. Hồ Hiếu, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ TP Đà Lạt, nguyên Chánh văn pḥng Quận ủy quận 1, nguyên Chánh văn pḥng Ban Dân vận Thành ủy TP HCM
46. Phan Văn Thuận, doanh nhân, TP HCM
47. Nguyễn Mai Oanh, nghiên cứu viên nông nghiệp nông thôn, TP HCM
48. Nguyễn Văn Lê, nguyên Chánh văn pḥng Ban Dân vận Thành ủy TP HCM
49. Lê Thanh Văn, nguyên Phó Ban Dân vận thành ủy TP HCM
50. Trần Văn Nhiệm, nguyên Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xă hội TP HCM
51. Nguyễn Lê Thu An, nhà báo, TP HCM
52. Nguyễn Lê Thu Mỹ, nguyên chiến sĩ biệt động Sài G̣n, TP HCM
53. Trần Văn Mỹ, giảng viên Đại học Sài G̣n, đă nghỉ hưu, TP HCM
54. Hoàng Thị Lệ, cán bộ hưu trí, TP HCM
55. Lê Văn Tâm, TS Hóa, Ủy viên UBTƯMTTQVN, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam ở Nhật
56. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
57. Trần Khuê, nhà nghiên cứu văn hóa, TP HCM
58. Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM
59. Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
60. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Viện IDS, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội
61. Nguyễn Quang Lập, nhà văn, TP HCM
62. Trần Tố Nga, nhà giáo về hưu, Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp, hiện sống ở Paris
63. Nguyễn Thị Ngọc Toản, Đại tá, GS, bác sĩ, cựu chiến binh, Hà Nội
64. Nguyễn Thị Ngọc Trai, nhà văn, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam, Hà Nội
65. Phạm Xuân Phương, Đại tá, cựu chiến binh, nguyên phái viên của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hà Nội
66. Lê Thăng Long, nhà nghiên cứu kinh tế - chính trị - xă hội, TP HCM
67. Nguyễn Huệ Chi, giáo sư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
68. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
69. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Đại học Bách khoa, Đà Nẵng, Phó Tổng thư kư Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam
70. Nguyễn Trung, nguyên trợ lư Thủ tướng Chính phủ Vơ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
71. Hoàng Hưng, nhà thơ, dịch giả, TP HCM
72. Trần Công Thạch, cán bộ hưu trí, TP HCM
73. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, TP HCM
74. Nhà báo Lưu Trọng Văn, Tp HCM
|
|
sontunghn
member
REF: 671676
02/14/2014
|
Cuộc chiến 1979 và báo chí 35 năm trước
|
|
sontunghn
member
REF: 671677
02/14/2014
|
Nhận định của một vị tướng về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979
- Vẫn tác phong nhanh nhẹn, hồ hởi và lối tư duy sắc sảo, mạch lạc của người chỉ huy chiến đấu năm xưa khi anh kể lại những kỷ niệm sâu sắc trong những tháng năm ở chiến trường. Trưởng thành từ người chiến sĩ ngoài mặt trận rồi sau này trở thành Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, anh là người lính chiến dày dạn kinh nghiệm. Trong những ngày đầu chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc, anh giữ cương vị Phó chính ủy trung đoàn. Ông dành cho phóng viên PetroTimes một cuộc tṛ chuyện rất tâm đắc.
PV: Thưa anh, là người trực tiếp chỉ huy bộ đội chiến đấu chống quân Trung Quốc trên biên giới phía Bắc, sau 35 năm nh́n lại, anh có suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến ấy?
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Trước hết phải nói thế này, tôi có một suy nghĩ khác với nhiều người về cuộc chiến tranh đó. Lâu nay chúng ta quen với tên gọi là Cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung, như vậy không đúng.
Theo tôi, phải gọi đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc chống Việt Nam. Lư do là hai nước láng giềng, có quan hệ hữu nghị gắn bó từ những năm chúng ta c̣n kháng chiến chống Pháp. Biên giới lănh thổ đă được phân định rơ ràng. Vậy mà phía Trung Quốc ngang nhiên đưa hàng chục vạn quân đánh sâu vào lănh thổ Việt Nam. Trung Quốc đă dùng sức mạnh áp đảo để chiếm 4 thị xă và hàng chục huyện dọc biên giới của ta trong thời gian gần một tháng. Như vậy rơ ràng phải gọi nó là cuộc chiến tranh xâm lược.
PV: Khi chiến tranh nổ ra, anh đang đóng quân ở đâu và giữ cương vị ǵ?
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Lúc đó Trung đoàn 148, Sư đoàn 316 chúng tôi đóng ở huyện Than Uyên, Hoàng Liên Sơn (nay là Lai Châu). Tôi là Phó chính ủy trung đoàn. Ngày ấy thông tin liên lạc c̣n khó khăn nên chiều ngày 18/2 chúng tôi mới nhận được thông báo Trung Quốc đă đánh vào thị xă Lào Cai. Thế là ngay chiều hôm ấy, trung đoàn tôi và Trung đoàn 174 được lệnh khẩn cấp hành quân về Lào Cai để đánh phản kích.
PV: T́nh thế chiến trường lúc đó thế nào, thưa anh?
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Ở hướng Lào Cai, quân Trung Quốc không đánh theo hướng trực diện qua cầu Hồ Kiều vào thị xă mà tiến bằng hai hướng Quang Kim, Bát Xát và ngă ba Bản Phiệt xuống. Pháo của địch bắn rất dữ dội để dọn đường cho bộ binh nên sau một ngày chúng đă chiếm được thị xă Lào Cai. Lực lượng địch được huy động đông gấp hàng chục lần phía ta.
Trước t́nh h́nh đó, Trung tướng Vũ Lập - Tư lệnh Quân khu 2 ra lệnh phá một số cây cầu để làm chậm tốc độ tiến công của địch. Đồng thời, Trung đoàn 148 nhận nhiệm vụ pḥng ngự để bảo vệ dân, dàn quân từ Cốc San lên tuyến đường đi Sa Pa. Từ 2 thị xă Lào Cai và Cam Đường, hàng vạn người dân hoảng loạn chạy sơ tán về phía sau. Như vậy là bộ đội tiến lên phía trước, c̣n dân chạy về phía sau, tránh chết chóc. Trước đó chúng ta quen với chiến tranh giải phóng, bây giờ mới thực hiện chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Cảnh tượng lúc đó giống như trong những bộ phim của Nga trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Trung đoàn 148 có tới 80% là chiến sĩ trải qua chiến đấu ở chiến trường chống Mỹ từ phía Nam ra, rất kiên cường, dũng cảm. Đại đội 10 của Tiểu đoàn 6 chiếm giữa điểm cao 608, Trung Quốc dùng một sư đoàn tấn công 7 ngày nhưng không lên nổi. Sau đó họ lấn chiếm được một nửa điểm cao th́ tôi tổ chức cho bộ đội đánh giáp lá cà khiến quân địch hoảng sợ, bỏ chạy tán loạn. Chính v́ thế, Sư đoàn 316 đă đánh thọc sườn, chặn quân Trung Quốc không tiến sâu được nữa.
Suốt 1 tuần lễ, Trung Quốc dùng hơn một quân đoàn và lực lượng pháo binh rất mạnh để đánh về Cam Đường và Sa Pa nhưng rồi cũng chỉ quanh quẩn ở thị xă Lao Cai. Khi địch vào được Sa Pa th́ chúng tôi đă bảo vệ dân rút an toàn về phía sau. Nếu tiến thêm nữa th́ Trung Quốc sẽ gặp khó khăn v́ Trung đoàn 148 đă chặn đánh chúng ở đèo Khí tượng.
Bây giờ tôi không muốn nhắc lại chi tiết những trận chiến đấu ác liệt ngày đó nữa. Chỉ biết rằng, cuộc chiến đă để lại những hậu quả nặng nề cho cả hai phía. Sau mấy trận chiến đấu, tôi được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba và được bổ nhiệm thẳng lên làm trung đoàn trưởng Trung đoàn 148.
PV: Là cán bộ trực tiếp chỉ huy chiến đấu, anh rút ra những điều ǵ về cuộc chiến tranh đó?
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Đó là những vấn đề tôi vẫn suy nghĩ từ nhiều năm nay. Thứ nhất là chúng tôi bất ngờ trước sự tấn công của Trung Quốc. Mà Trung Quốc th́ quá vội vă. Chỉ 15 ngày sau khi Đặng Tiểu B́nh gặp Tổng thống Mỹ Ca-tơ là đánh ta luôn. Trong tư duy của chúng tôi trước đó th́ không thể có chuyện Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh quân sự để đánh Việt Nam mà vẫn chỉ là những mâu thuẫn trong quan hệ đối ngoại, sẽ được hai nhà nước giải quyết bằng con đường ngoại giao. V́ thế, một số đơn vị đóng quân ở phía Bắc chỉ huấn luyện và tham gia sản xuất. Mà huấn luyện th́ cũng vẫn huấn luyện bộ đội theo cách đánh Mỹ.
Thứ hai là nếu chúng ta xác định rằng Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam th́ chủ động hơn trong cách đánh pḥng ngự. Và với kinh nghiệm chiến đấu nhiều năm ở chiến trường đánh Mỹ, chắc chắn bộ đội ta sẽ chặn đứng được bước tiến của địch trong những ngày đầu.
Thứ ba là qua thực tế chiến trường, chúng tôi thấy tŕnh độ tác chiến, kỹ năng chiến đấu của quân Trung Quốc c̣n kém, lính rất nhát. Bởi bao nhiêu năm quân đội Trung Quốc không đương đầu với cuộc chiến tranh nào nên khi chạm trán với những người lính thiện chiến Việt Nam, lính Trung Quốc rất lúng túng, chỉ dựa vào quân đông và hỏa lực mạnh. Tư tưởng của người lính trên chiến trường có ư nghĩa quyết định thắng bại. Quân đội ta đánh Pháp, đánh Mỹ và vừa đánh thắng bọn Pôn Pốt ở Campuchia hơn một tháng trước đó có tác động đến tư tưởng của quân Trung Quốc. Họ run sợ. Nếu cố tiến sâu nữa th́ Trung Quốc sẽ thiệt hại nặng nề hơn.
PV: Với kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường, anh thấy quân Trung Quốc với quân đông, hỏa lực mạnh như thế th́ tốc độ tấn công, hiệu suất chiến đấu của họ trên thực tế thế nào?
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Tôi cho là tốc độ tấn công của họ quá chậm. Ở các hướng, tính b́nh quân mỗi ngày họ chỉ tiến được hơn 1 cây số. Bởi họ đă vấp phải sự kháng cự dũng cảm của quân và dân ta. Như ở Lào Cai, một quân đoàn của Trung Quốc mà đánh nhau với một trung đoàn của ta c̣n mất hàng tuần mới tiến được có mấy cây số. Chính v́ thế, khi quân Trung Quốc vào được Sa Pa và Cam Đường th́ chúng tôi đă bảo vệ dân rút hết về phía sau rồi.
Trung Quốc nói tiêu diệt quân chủ lực của ta nhưng không có chuyện đó. Mặc dù lực lượng mạnh như thế nhưng tấn công xâm lược mà không diệt gọn được đại đội nào của ta. Ta lượng sức ḿnh yếu trước kẻ mạnh nên phải bảo toàn lực lượng, có đơn vị vừa đánh vừa rút. Và thực chất là tháng 2/1979, Trung Quốc mới đánh nhau với bộ đội địa phương và dân quân tự vệ ở biên giới của ta thôi. Thế mà họ đă bị thiệt hại nặng nề.
PV: Anh có nhận xét ǵ về cuộc tấn công xâm lược ấy của Trung Quốc?
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Trung Quốc đă thất bại cả về quân sự, chính trị, ngoại giao; cả về ư nghĩa xă hội, nhân văn. Phát động một cuộc chiến tranh xâm lược như thế, họ muốn gây sức ép buộc ta rút quân khỏi Campuchia và kéo dài việc đàm phán phân định biên giới. Nhưng qua cuộc xâm lược ấy, họ thể hiện sự yếu kém. Cho nên tôi cho rằng, cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đă thua về nhiều mặt chứ chẳng vẻ vang ǵ như họ vẫn tuyên truyền lâu nay.
PV: Anh muốn nói ǵ với thế hệ trẻ hôm nay qua cuộc chiến tranh ấy?
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Tôi muốn thế hệ trẻ hôm nay hiểu rơ sự thật của cuộc chiến tranh xâm lược ấy của Trung Quốc. Từ đó tự hào với truyền thống đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc - truyền thống quư báu của bất kỳ thế hệ nào. Như vậy, vấn đề giáo dục truyền thống phải được chú trọng. Tôi thấy các bảo tàng quân sự của ta không có nội dung phản ánh cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc. Đó là một thiếu sót, cần phải bổ sung ngay. Lịch sử là lịch sử. Thế hệ trẻ cần được hiểu rơ sự thật lịch sử tháng 2/1979!
PV: Xin cám ơn Trung tướng về cuộc tṛ chuyện!
Đức Toàn
|
|
sontunghn
member
REF: 671701
02/15/2014
|
17-2, nghĩ về t́nh đồng chí và những cuộc tương tàn
Nguyễn Trần Sâm
Mỗi năm, cứ đến ngày 17 tháng 2, những người đă từng phải tham dự vào trận chiến Việt-Trung hoặc trực tiếp hứng chịu những hậu quả mà nó gây ra lại phải nhớ lại ngày này với tâm trạng đau buồn. Đau v́ máu của người thân lại đổ, và đau v́ những kẻ gây ra cảnh đổ máu chính là những kẻ mà chỉ ngày hôm qua thôi ta cứ tưởng chúng là anh em của ta. T́nh đồng chí, điều mà bao năm ta tưởng là thiêng liêng nhất, hóa ra chỉ là tṛ giả dối. Những người “đồng chí” nă đạn vào nhau, băm vằm xâu xé nhau!
Chỉ có điều, chỉ những người đồng chí cấp dưới mới phải hứng chịu bom đạn, lưỡi lê, dao găm, và cả gậy gộc. Những đồng chí cấp dưới, và hơn thế, là “quần chúng”, những người “chưa đủ tư cách” để được gọi nhau bằng từ “đồng chí” – họ mới là những kẻ phải chết hay mang thương tật suốt đời v́ cuộc chiến. C̣n với các đồng chí trên cao kia, cuộc chiến chỉ là “chiến tranh tư tưởng”.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, các đồng chí nước đàn anh phương Bắc, sau khi đă ôm hôn kẻ thù truyền kiếp là đế quốc Mỹ, xua quân tràn xuống các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta, tàn sát hàng vạn người dân vô tội.
Trước đó, vào năm 1975, ngay sau khi được Việt Nam giúp hoàn thành việc cướp chính quyền từ tay tập đoàn Lon Nol, các đồng chí Khmer Đỏ đă gây ra cuộc chiến tranh biên giới, xâm nhập lănh thổ Việt Nam và chém giết dân lành.
Lùi về trước 6 năm, vào năm 1969, các đồng chí hai nước anh cả và anh hai nện nhau ở cái đảo mà anh cả gọi là Damansky, anh hai gọi là Trấn Bảo, trên sông Amur hay Hắc Long Giang. (Đó chỉ là một trong những sự thể hiện thái độ sau mấy năm các đồng chí Trung Quốc điên cuồng chống “chủ nghĩa xét lại hiện đại” của tập đoàn đồng chí Khruschëv ở Liên Xô.)
Không phải chỉ có những cuộc tương tàn của các đồng chí ở những nước khác nhau. Các đồng chí trong cùng một đảng cũng trừ khử nhau. Những phó chủ tịch của đảng đàn anh láng giềng phương Bắc của chúng ta, ngày hôm trước c̣n được gọi là “bạn chiến đấu thân thiết của Người”, ngày hôm sau đă trở thành kẻ thù của cách mạng, thành tay sai của chủ nghĩa đế quốc, và bị Hồng Vệ Binh đập chết như con chó ngay tại chỗ hoặc bị hành hạ chết dần trong tù. Ở nước anh cả tuy không đến mức man rợ như vậy, nhưng đồng chí lănh tụ thời kỳ 1922-1953 đă cho hành quyết hàng chục đồng chí tướng soái và hàng ngàn đồng chí cấp thấp hơn.
Ở cái quốc gia bè bạn ngang hàng với ta, CH “Dân Chủ Nhân Dân” Triều Tiên, các đồng chí lănh tụ họ Kim vĩ đại cũng sắt máu đến ghê sợ. Mới đây thôi, đồng chí Kim Ủn vừa hành quyết đồng chí chồng của bà cô ruột, người nâng đỡ đồng chí Ủn trong những bước đi ban đầu của công cuộc cai trị đất nước.
Hẳn bọn dân ở các nước tư bản thối tha phải rùng ḿnh khi biết đến cách hành xử với nhau giữa những người đồng chí.
Một việc làm tuy trái ngược với sự gây chiến, nhưng tệ hại không kém, là chỉ vài năm sau cuộc tương tàn, vài năm sau thời gian từng coi nhau là kẻ thù tồi tệ nhất, họ lại tay bắt mặt mừng, ôm hôn nhau thắm thiết, lại gọi nhau là đồng chí. Nó tệ hại bởi các đồng chí ở bên từng bị tấn công đă bán rẻ dân ḿnh. Nó tệ hại, bởi sự tráo trở, đổi trắng thay đen. Nay đồng chí, mai thù, ngày kia lại đồng chí,… Sự tráo trở, đổi trắng thay đen đó ở lớp người thao túng xă hội có tác động ghê gớm làm băng hoại đạo đức xă hội. Chẳng lẽ cái lư luận cao siêu mà người dân thường, kể cả những người có học thực sự, chẳng thể nào hiểu nổi, là như thế hay sao?
Đă bao năm nay, hàng ngày ta vẫn nghe những người đồng chí nói về việc những kẻ xấu, những phần tử thoái hóa biến chất, các thế lực thù địch thường xuyên bịa đặt để bôi nhọ họ. Nhưng nh́n lại lịch sử quan hệ giữa chính họ với nhau th́ chỉ kẻ ngu mới không tự hỏi: Ai mới thực sự là kẻ bôi tro trát trấu vào mặt họ? Cũng chỉ kẻ đui mù mới không thấy câu trả lời là: Chính họ! Nếu không th́ chẳng lẽ những chuyện như nói trên là bịa đặt? Không hề!
Vậy chúng ta hăy nhớ lấy! Tất cả những ai c̣n cảm thấy ḿnh có lương tri, hăy nhớ rằng đă từng có những chuyện tày đ́nh như vậy.
Và đừng bao giờ quên ngày 17 tháng Hai!
|
|
sontunghn
member
REF: 671722
02/15/2014
|
35 năm nh́n lại cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc
35 năm nh́n lại cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc
TAGS
CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI
17.2.1979
ĐĂNG BỞI MỘT THẾ GIỚI - 20:31 15-02-2014
Thiếu tướng Lê Văn Cương (*)
Kể từ khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha cho tàu chiến bắn đại bác lên các đồn Điện Hải, An Hải (Đà Nẵng), sau đó đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam ngày 1.9.1858 đến 30.4.1975, dân tộc Việt Nam đă trải qua 116 năm, 7 tháng, 29 ngày, cầm súng chống xâm lược, trong đó 87 năm sống trong đau khổ dưới ách thực dân Pháp và 30 năm (1945 - 1975) tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
>> “Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đă hy sinh”
35 năm nh́n lại cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc
Trong hơn 116 năm, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đă anh dũng hi sinh để bảo vệ vùng đất, vùng biển, vùng trời do cha ông để lại, bảo vệ không gian sinh tồn của dân tộc Việt Nam.
Trong cuộc chiến đấu chống xâm lược giành độc lập, dân tộc Việt Nam luôn nhận được sự cổ vũ, giúp đỡ to lớn của bạn bè quốc tế gần xa, đặc biệt là sự giúp đỡ to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN. Người Việt Nam, dân tộc Việt Nam nhân hậu, thủy chung, sống có trước có sau và không bao giờ quên sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN và bạn bè quốc tế dành cho nhân dân Việt Nam trong những năm chiến đấu giành độc lập đă được thể hiện khách quan, đúng đắn trong hệ thống giáo tŕnh chuẩn quốc gia để thế hệ nối tiếp thế hệ đời đời ghi nhớ.
Sau khi giành được độc lập hoàn toàn (30-4-1975) giang sơn thu về một mối, hơn ai hết, người Việt Nam, dân tộc Việt Nam có mong ước cháy bỏng và khát khao có cuộc sống ḥa b́nh, giao hảo ḥa hiếu với bạn bè quốc tế, nhất là các nước láng giềng, tập trung khôi phục đất nước sau 30 năm chiến tranh.
Nhưng, đầu năm 1979 chiến tranh lại ập đến.
Khi trên thân ḿnh Tổ quốc khắp nơi từ Bắc chí Nam c̣n nham nhở hố bom chưa được san lấp; khi hàng trăm ngàn gia đ́nh Việt Nam chưa t́m thấy hài cốt con em ḿnh, th́ chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ đă huy động sáu chục vạn binh lính vượt biên giới sang xâm lược Việt Nam (17-2-1979). Một lần nữa, dân tộc Việt Nam lại phải cầm vũ khí chống lại đội quân đến từ phương Bắc.
35 năm là khoảng thời gian đủ cho chúng ta nh́n lại cuộc kháng chiến chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2- 3 năm 1979 từ nhiều chiều cạnh, nhiều góc độ, nhiều hệ quy chiếu, nhiều tiêu chí khác nhau.
Bản chất cuộc chiến
Hầu hết người Việt Nam, kể cả tuyệt đại đa số thanh niên, sinh viên, không khó khăn ǵ khi cho rằng Pháp và Mỹ là những kẻ xâm lược (trước 1975), nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam chống xâm lược. Trước 1954, Pháp là kẻ thù của dân tộc Việt Nam và trước 1975, Mỹ là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Mọi việc đều rất rơ ràng, mạnh lạc và tất cả đều được thể hiện khách quan, đúng đắn trong hệ thống giáo tŕnh chuẩn quốc gia từ các cấp học phổ thông, đến đại học, sau đại học.
Cuộc kháng chiến chống quân Trung Quốc vào tháng 2 – 3 năm 1979 th́ sao?
Vào thời điểm đó, đúng hơn là giai đoạn đó (chưa thật chính xác, có thể là 1978 - 1987), chính quyền Trung Quốc là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Đă có hàng chục ngàn người con ưu tú của dân tộc bị binh lính Trung Quốc giết hại rất dă man. Hàng chục ngàn gia đ́nh Việt Nam mất bố, mất chồng, mất con trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc ở biên giới phía Bắc để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Từ cuộc chiến tranh do nhà cầm quyền Trung Quốc khi ấy phát động, có ba vấn đề đặt ra:
Thứ nhất: Tại sao Trung Quốc rắp tâm phát động cuộc chiến với Việt Nam? Vấn đề này đă có câu trả lời khá mạch lạc, đúng đắn.
Thứ hai: Chính quyền Trung Quốc, họ là ai?
Thứ ba: Từ 1979 đến nay, các thế hệ lănh đạo Trung Quốc có thay đổi ǵ không về chính sách nói chung, chính sách đối ngoại nói riêng, thay đổi ở bộ phận nào, bộ phận nào cơ bản không thay đổi?
Đây là những vấn đề rất cần nghiên cứu kỹ, trao đổi sâu để từ đó có những chủ trương, đối sách cho phù hợp. Riêng vấn đề thứ hai và thứ ba hiện c̣n chưa được làm sáng tỏ. Trong khuôn khổ một bài viết, chắc chắn không thể lư giải thấu đáo hai vấn đề nêu trên. Chỉ xin lưu ư hai điểm không thể bỏ qua: Toàn bộ kho tàng lư luận của C.Mác, Ph.Angghen và V.I.Lenin không thể biện minh cho cuộc chiến tranh mà chính quyền Trung Quốc thời ấy phát động ở biên giới phía Bắc của Việt Nam vào tháng 2 – 3 năm 1979. Và phải chăng như nhiều học giả đă nghiên cứu và nhận xét: đường lối đối ngoại của Trung Quốc nh́n chung hầu như không thay đổi.
Cần nói về cuộc chiến trong hệ thống giáo tŕnh chuẩn quốc gia
Trong mười ngày cuối năm 1788 đầu năm 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ đă đánh tan tác 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh. Cuộc chiến này đă có vị trí xứng đáng trong sử sách Việt Nam cho con cháu đời sau tự hào và nuôi dưỡng ngọn lửa yêu nước, chí bất khuất quật cường không bao giờ tắt.
Trong 17 ngày (17-2 đến 5-3 năm 1979) dân tộc Việt Nam đă đánh đuổi sáu chục vạn quân xâm lược Trung Quốc ra khỏi bờ cơi. Cuộc kháng chiến này cũng hết sức oanh liệt, chiến thắng này hết sức to lớn, vẻ vang. Nhưng, cho đến nay, không t́m thấy dấu tích cuộc kháng chiến trong các cuốn sách lịch sử, địa lư, chính trị trong toàn bộ các cấp học của Việt Nam. Muộn c̣n hơn không, tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần biên soạn một chương riêng về cuộc chiến, đưa vào hệ thống giáo tŕnh chuẩn quốc gia (phổ thông, đại học, và sau đại học…).
Xin mở cổng ra nh́n thế giới. Hiện nay, Pháp và Anh là đồng minh của Đức, nhưng hàng ngày, trẻ con, thanh thiếu niên Pháp và Anh vẫn được học và hiểu rơ tội ác của Đức phát xít (Hitle) trong giai đoạn đen tối 1940 - 1945. Cho dù Nhật Bản là đồng minh lớn nhất, quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á - Thái B́nh Dương, nhưng thanh niên Mỹ được trang bị để hiểu biết khá đầy đủ, đúng đắn về đ̣n đánh Trân Châu Cảng 7-12-1941. Ngược lại, hơn một trăm triệu người Nhật Bản luôn khắc cốt ghi xương tội ác của Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagazaki làm hơn hai trăm ngàn người chết vào tháng 8-1945, tuy rằng không có hai quả bom nguyên tử này, Nhật Bản cũng phải đầu hàng.
Lịch sử là lịch sử
Không ai có thể che lấp hoặc xuyên tạc lịch sử.
Việc đưa vào sử sách cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam bảo vệ biên giới phía Bắc cách đây 35 năm một cách khách quan là cần thiết, hợp đạo lư "uống nước nhớ nguồn”. Đây là một việc b́nh thường mà mọi quốc gia độc lập, có chủ quyền đều làm. Việc đưa vào sử sách các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc là làm cho ḍng chảy lịch sử liên tục, không bị đứt đoạn. Đây hoàn toàn không phải là kích động chủ nghĩa dân tộc.
Việt Nam không kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp ḥi và không liên kết, liên minh với bất cứ nước nào để chống nước thứ ba. Là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, là một thành viên của Liên hợp quốc, chúng ta có quyền làm mọi việc cần thiết (phù hợp với pháp luật quốc tế và đạo lư thủy chung, ḥa hiếu) để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cần vinh danh xứng đáng những người đă trực tiếp, gián tiếp tham gia cuộc chiến
Có rất nhiều việc phải làm. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin lưu ư hai việc: Thứ nhất, vinh danh, ghi công và thực hiện chính sách đăi ngộ xứng đáng đối với các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh tham gia chiến đấu trong cuộc chiến tranh do phía Trung Quốc phát động tháng 2 – 3 năm 1979; Thứ hai, tổ chức kỷ niệm trọng thể chiến công hiển hách của dân tộc trong cuộc kháng chiến này, việc mà lâu nay chúng ta không làm.
Về việc vinh danh, ghi công, khen thưởng, đăi ngộ đối với các anh hùng, gia đ́nh liệt sĩ, thương binh, bệnh binh tham gia cuộc kháng chiến chống xâm lược tháng 2 – 3 năm 1979, chúng ta đă làm, chỉ đề nghị cần tổng rà soát xem c̣n bỏ sót ai hoặc các h́nh thức khen thưởng, đăi ngộ chưa tương xứng th́ cần bổ sung đầy đủ.
Khoảng gần ba chục năm nay kể từ khi b́nh thường hóa quan hệ Việt - Trung (1991), vào ngày 17 tháng 2 hàng năm, nhất là vào các năm chẵn (1984, 1989, 1994, 1999, 2004, 2009), hệ thống báo chí khổng lồ của Trung Quốc, nhất là báo viết (Trung Quốc có hơn 3000 tờ) đăng tải hàng vạn bài viết với tiêu đề na ná như nhau: Chiến công oanh liệt của Quân giải phóng (TQ) chống quân Việt Nam xâm lược, Cuộc phản công tự vệ của Quân giải phóng, Chuyện kể các anh hùng trong cuộc phản công tự vệ xâm lược Việt Nam, Cuộc chiến đấu anh hùng của Quân giải phóng để bảo vệ Tổ quốc, Bài học nhớ đời đối với quân Việt Nam xâm lược… Qua hệ thống này, hơn một tỷ người Trung Quốc chỉ nhận được nguồn tin chính thức là ngày 17-2-1979, Quân đội Việt Nam đă vượt biên giới Việt - Trung tràn sang lănh thổ Trung Quốc? Đó thật sự là luận điệu xuyên tạc, vu cáo. Nhưng sự thật th́ chỉ có một: Đó là nhà cầm quyền Trung Quốc lúc bấy giờ đă xua quân xâm lược Việt Nam, và người Việt Nam đă cầm súng, đă hy sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc! Người Việt Nam nhân hậu, chung thủy, đàng hoàng, không sợ ai vu khống, đổ oan.
Dân tộc Việt Nam luôn tôn trọng những vấn đề mang tính nguyên tắc bất di bất dịch: 1. Việt Nam không bao giờ kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp ḥi để chống các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc; 2.Việt Nam không liên kết, liên minh với bất cứ quốc gia nào để chống Trung Quốc; 3.Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn mong muốn xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, b́nh đẳng và hai bên cùng có lợi.
Quan hệ Việt - Trung là đặc biệt quan trọng. Mọi người Việt Nam cần phải góp phần cùng Đảng, Nhà nước vun đắp, củng cố và làm cho quan hệ Việt - Trung đơm hoa, kết trái ngọt cho nhân dân hai nước được hưởng, hai quốc gia được "Quốc thái dân an”.
(*) Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược- Bộ Công an
Trung tướng Khuất Duy Tiến- nguyên Cục trưởng Cục Quân lực- Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam: Chiến thắng của ta chứng tỏ nghệ thuật tác chiến tài t́nh
Chỉ là dân quân địa phương mà đánh như vậy, khi gặp lực lượng chủ lực của ta th́ Trung Quốc làm sao chống đỡ nổi? Cho nên, mới chỉ gặp dân quân du kích của Việt Nam đă bị chặn đứng. Tại thời điểm đó, quân chủ lực của ta hầu như chưa được sử dụng (chúng ta chỉ sử dụng Sư 3 Sao Vàng), bởi đang chiến đấu chống lại Khmer đỏ ở Campuchia. Trung Quốc nghĩ rằng sẽ đánh nhanh khi quân chủ lực của ta đang chiến đấu ở Campuchia, song không phải như vậy.
Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đă dạy chúng ta rằng, phải giữ lấy chủ quyền dân tộc, quốc gia nhưng phải thật khéo, phải tỉnh táo, chớ gây ra chiến tranh.
Tôi nghĩ rằng, trong năm nay hoặc sang năm phải có cuộc hội thảo xác định rơ cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979 là xâm lược Việt Nam, những chiến sĩ, người dân đă hy sinh trong chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến này phải được thường xuyên tôn vinh, vinh danh.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc kiên cường, là dân tộc đời đời, bất di bất dịch giữ vững toàn vẹn toàn lănh thổ. Dân tộc độc lập, th́ mới tạo dựng được cuộc sống như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đă nói: Không có ǵ quư hơn độc lập tự do! Để giữ được điều đó, về đối nội phải giáo dục cho người dân ḷng yêu nước, luôn xây dựng đất nước như mục tiêu chúng ta đă đưa ra: Xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, xă hội dân chủ, công bằng, văn minh. Về đối ngoại th́ thật khôn khéo, tỉnh táo, phải làm sao cho thế giới hiểu và đồng t́nh, giúp đỡ chúng ta. Riêng việc giáo dục ḷng yêu nước, giờ phải soạn lại chương tŕnh, đưa cuộc chiến tranh năm 1979 vào chương tŕnh dạy sử.
H.Vũ (ghi)
|
|
sontunghn
member
REF: 671747
02/15/2014
|
Đặng Tiểu B́nh trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979
Trần Trung Đạo
Theo Dân Luận
Trong chuyến công du các quốc gia Á Châu để chuẩn bị hậu thuẫn dư luận trước khi đánh Việt Nam, Đặng Tiểu B́nh tuyên bố “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”. Câu “Việt Nam là côn đồ” được các đài truyền h́nh Trung Quốc phát đi và chính Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lănh Sự Quán Việt Nam tại Quảng Châu, đă xem đoạn phóng sự truyền h́nh đó “Tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ măng và lời nói “bạo đồ” đầy giọng tức tối của ông ta qua truyền h́nh trực tiếp và tiếng người phiên dịch sang tiếng Anh là “hooligan” – tức du côn, côn đồ.”
Tại sao Đặng Tiểu B́nh nói câu “lỗ măng” đó?
Đảng CS Trung Quốc “hy sinh” quá nhiều cho đảng CSVN. Không nước nào viện trợ cho CSVN nhiều hơn Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ). Trong cuộc chiến Việt Nam, Trung Quốc không chỉ viện trợ tiền của mà c̣n bằng xương máu. Trong tác phẩm Trung Quốc lâm chiến: Một bộ bách khoa (China at War: An Encyclopedia) tác giả Xiaobing Li liệt kê các đóng góp cụ thể của 320 ngàn quân Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam:
“Trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn năm 1964 đến năm 1973, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đă lần nữa can thiệp. Tháng Bảy năm 1965, Trung Quốc bắt đầu đưa quân vào Bắc Việt, bao gồm các đơn vị hỏa tiển địa-không (SAM), pḥng không, làm đường rầy xe lửa, công binh, vét ḿn, hậu cần. Quân đội Trung Quốc điều khiển các giàn hỏa tiển pḥng không, chỉ huy các đơn vị SAM, xây dựng và sửa chữa đường sá, cầu cống, đường xe lửa, nhà máy. Sự tham gia của Trung Quốc giúp cho Việt Nam có điều kiện gởi thêm gởi nhiều đơn vị Bắc Việt vào Nam đánh Mỹ. Giữa năm 1965 và năm 1968, Trung Quốc gởi sang Bắc Việt 23 sư đoàn, gồm 95 trung đoàn, tổng số lên đến 320 ngàn quân. Vào cao điểm năm 1967, có 170,000 quân Trung Quốc hiện diện”.
Trong số năm nhân vật hàng đầu lănh đạo Trung Quốc giai đoạn 1977 đến 1980 gồm Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Lư Tiên Niệm, Uông Đông Hưng và Đặng Tiểu B́nh th́ Đặng Tiểu B́nh là người có hoạt động gần gũi nhất với phong trào CSVN. Hơn ai hết, họ Đặng đă tiếp xúc, làm việc với các lănh đạo CSVN, biết cá tính từng người và cũng biết một cách tường tận và chính xác những hy sinh của Trung Quốc dành cho đảng CSVN. Trong thập niên 1960, CSVN sống bằng gạo trắng của Trung Quốc nhưng cũng ngay thời gian đó quê hương Tứ Xuyên của Đặng Tiểu B́nh chết đói trên 10 triệu người. Trong thời gian hai đảng CS cơm không lành canh không ngọt, bộ máy tuyên truyền CSVN ca ngợi Lê Duẩn như một nhân vật kiên quyết chống bành trướng Bắc Kinh nhưng đừng quên tháng 4, 1965, chính Lê Duẩn đă sang tận Bắc Kinh cầu khẩn Đặng Tiểu B́nh để gởi quân trực tiếp tham chiến.
Xung đột biên giới và xô đuổi Hoa Kiều
Theo báo cáo Bộ Quốc Pḥng Trung Quốc, các đụng độ quân sự trong khu vực biên giới giữa các lực lượng biên pḥng hai nước đă gia tăng đáng kể sau 1975, gồm 752 vụ trong 1977 đến 1,100 vụ trong 1978. Không chỉ về số lượng mà cả tầm vóc của các vụ đụng độ cũng gia tăng. Dù không phải là lư do chính, những đụng độ quân sự cũng là cách gợi ư cho Bắc Kinh thấy giải pháp có thể phải chọn là giải pháp quân sự. Tháng 11, 1978 Phó Chủ Tịch Nhà nước Uông Đông Hưng và Tướng Su Zhenghua, Chính Ủy Hải Quân, đề nghị đưa quân sang Cambodia và Tướng Xu Shiyou, Tư lịnh Quân Khu Quảng Châu đề nghị đánh Việt Nam từ ngă Quảng Tây. Chính sách xô đuổi Hoa Kiều vào sáu tháng đầu 1978 cũng làm Trung Quốc khó chịu về bang giao và khó khăn về kinh tế.
Đánh Việt Nam để củng cố quyền lực
Đặng Tiểu B́nh được phục hồi lần chót vào tháng 7, 1977 với chức vụ Phó Chủ Tịch BCH Trung Ương Đảng, Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, Phó Thủ Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả chức vụ này không đồng nghĩa với việc tóm thu quyền lực. Hoa Quốc Phong vẫn là Chủ Tịch Nước và Chủ Tịch Đảng. Các ủy viên Bộ Chính Trị khác như Uông Đông Hưng, người ủng hộ Hoa Quốc Phong, Lư Tiên Niệm, Phó Chủ Tịch Nước và Phó Chủ Tịch Đảng CSTQ đều c̣n nhiều quyền hành. Sự đấu tranh quyền lực trong nội bộ đảng CSTQ ngày càng căng thẳng. Ảnh hưởng của họ Đặng chỉ gia tăng sau chuyến viếng thăm Đông Nam Á và đặc biệt sau Hội Nghị Công Tác Trung Ương từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12, 1978 cũng như Hội Nghị Trung Ương Đảng kỳ III, trong đó các kế hoạch hiện đại hóa kinh tế được đề xuất như chiến lược của Trung Quốc trong thời kỳ mới. Trong nội dung chiến lược này, Mỹ được đánh giá như nguồn cung cấp khoa học kỹ thuật tiên tiến để phục vụ các hiện đại hóa.
Nỗi sợ bị bao vây
Tuy nhiên, câu nói của họ Đặng không phải phát ra từ cá lư do trên mà chính từ nỗi sợ bị bao vây. Học từ những bài học cay đắng của mấy ngàn năm lịch sử Trung Hoa, nỗi sợ lớn nhất ám ảnh thường xuyên trong đầu các thế hệ lănh đạo CSTQ là nỗi sợ bị bao vây. Tất cả chính sách đối ngoại của đảng CSTQ từ 1949 đến nay đều bị chi phối bởi nỗi lo sợ đó.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, trong tác phẩm Về Trung Quốc (On China) vừa xuất bản, đă trích lại một đoạn đối thoại giữa Phạm Văn Đồng và Chu Ân Lai trong cuộc viếng thăm Trung Quốc của họ Phạm vào năm 1968. Chu Ân Lai: “Trong một thời gian dài, Trung Quốc bị Mỹ bao vây. Bây giờ Liên Xô bao vây Trung Quốc, ngoại trừ phần Việt Nam”. Phạm Văn Đồng nhiệt t́nh đáp lại: “Chúng tôi càng quyết tâm để đánh bại đế quốc Mỹ bất cứ nơi nào trên lănh thổ Việt Nam”. Chu Ân Lai: “Đó chính là lư do chúng tôi ủng hộ các đồng chí”. Phạm Văn Đồng phấn khởi: “Chiến thắng của chúng tôi sẽ có ảnh hưởng tích cực tại châu Á, sẽ đem lại những thành quả chưa từng thấy”. Chu Ân Lai đồng ư: “Các đồng chí nghĩ thế là đúng ”.
Chính sách của Đặng Tiểu B́nh đối với Liên Xô kế thừa từ quan điểm của Mao, qua đó, sự bành trướng của Liên Xô được xem như “một đe dọa đối với ḥa b́nh”. Khi Việt Nam rơi vào quỹ đạo Liên Xô sau Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác Việt-Xô được kư ngày 3 tháng 11, 1978, nỗi sợ hăi bị bao vây như Chu Ân Lai chia sẻ với Phạm Văn Đồng không c̣n là một ám ảnh đầy đe dọa mà là một thực tế đầy nguy hiểm.
Cambodia, giọt nước tràn ly
Không những Trung Quốc sợ bao vây từ phía nam, vùng biên giới Lào mà c̣n lo sợ bị cả khối Việt Miên Lào bao vây. Để cô lập Việt Nam và ngăn chận khối Việt Miên Lào liên minh nhau, ngay từ tháng 8 năm 1975, Đặng Tiểu B́nh cũng đă chia sẻ với Khieu Samphan, nhân vật số ba trong Khmer Đỏ “Khi một siêu cường [Mỹ] rút đi, một siêu cường khác [Liên Xô] sẽ chụp lấy cơ hội mở rộng nanh vuốt tội ác của chúng đến Đông Nam Á”. Họ Đặng kêu gọi đảng CS Campuchia đoàn kết với Trung Quốc trong việc ngăn chận Việt Nam bành trướng. Hoa Quốc Phong cũng lập lại những lời tương tự khi tiếp đón phái đoàn của Tổng bí thư đảng CS Lào Kaysone Phomvihane nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc của y vào tháng Ba, 1976. Tháng Sáu, 1978, Việt Nam chính thức tham gia COMECON và tháng 11 cùng năm Việt Nam kư Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác có bao gồm các điều khoản về quân sự với Liên Xô. Tháng 12 năm 1978, Việt Nam xâm lăng Campuchia đánh bật tập đoàn Pol Pot vào rừng và thiết lập chế độ Heng Samrin thân CSVN. Đặng Tiểu B́nh xem đó như giọt nước tràn ly và quyết định chặt đứt ṿng xích bằng cách dạy cho đàn em phản trắc CSVN “một bài học”. Đặng Tiểu B́nh chọn phương pháp quân sự để chọc thủng ṿng vây.
Quyết định của Đặng Tiểu B́nh
Hầu hết tài liệu đều cho thấy, mặc dầu có sự chia rẽ trong nội bộ Bộ Chính Trị, quyết định tối hậu trong việc đánh Việt Nam là quyết định của Đặng Tiểu B́nh.
Tại phiên họp mở rộng ngày 31 tháng 12, 1978 Đặng Tiểu B́nh chính thức đề nghị thông qua kế hoạch tấn công “trừng phạt” Việt Nam. Các thành viên tham dự chẳng những đồng ư với kế hoạch đầu tiên tấn công vào Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai mà cả kế hoạch được sửa đổi trong đó có việc phối trí hai binh đoàn có thể tấn công vào Điện Biên Phủ từ ngă Mengla và Vân Nam qua đường Lào để đe dọa trực tiếp đến Hà Nội. Cũng trong phiên họp này Đặng Tiểu B́nh cử Tướng Hứa Thế Hữu, Tư lịnh cánh quân từ hướng Quảng Tây, Tướng Dương Đắc Chí, đương kiêm Tư Lịnh Quân Khu Vũ Hán, chỉ huy cánh quân từ hướng Vân Nam.
Soạn kế hoạch trên giấy tờ th́ dễ nhưng với một người có đầu óc thực tiễn như Đặng Tiểu B́nh, y biết phải đối phó với nhiều khó khăn. Trong điều kiện kinh tế và quân sự c̣n rất yếu của Trung Quốc vào năm 1979, đánh Việt Nam là một quyết định vô cùng quan trọng. Đặng Tiểu B́nh nắm được Bộ Chính Trị CSTQ nhưng về mặt đối ngoại, Đặng Tiểu B́nh phải thuyết phục các quốc gia Đông Nam Á, Á Châu và nhất là Mỹ.
Lên đường thuyết khách t́m đồng minh
Cuối năm 1978, Đặng Tiểu B́nh, 74 tuổi, thực hiện một chuyến công du chính thức và lịch sử với tư cách lănh đạo tối cao của Trung Quốc để vừa thúc đẩy Bốn Hiện Đại Hóa và vừa dọn đường đánh Việt Nam.
Họ Đặng viếng thăm hàng loạt quốc gia châu Á như Nhật, Thái Lan, Mă Lai, Singapore, Miến Điện, Nepal. Tại mỗi quốc gia thăm viếng, họ Đặng luôn đem thỏa ước Việt-Xô ra hù dọa các nước láng giềng như là mối đe dọa cho ḥa b́nh và ổn định Đông Nam Á. Đặng Tiểu B́nh phát biểu tại Bangkok ngày 8 tháng 11 năm 1978: “Hiệp ước [Việt Xô] này không chỉ nhắm đến riêng Trung Quốc… mà là một âm mưu Sô Viết tầm thế giới. Các bạn có thể nghĩ hiệp ước chỉ nhằm bao vây Trung Quốc. Tôi đă trao đổi một cách thân hữu với nhiều nước rằng Trung Quốc không sợ bị bao vây. Thỏa hiệp có ư nghĩa quan trọng hơn đối với Á Châu và Thái B́nh Dương. An ninh và ḥa b́nh châu Á, Thái B́nh Dương và toàn thế giới bị đe dọa.” Ngoại trừ Singapore, họ Đặng nhận sự ủng hộ của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN lên án Việt Nam xâm lăng Kampuchea. Nhật Bản cũng lên án Việt Nam.
Trong các chuyến công du nước ngoài, việc viếng thăm Mỹ đương nhiên là quan trọng nhất. Trong phiên họp của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng CSTQ ngày 2 tháng 11, 1978, Đặng Tiểu B́nh chỉ thị cho Bộ Ngoại Giao Trung Quốc thông báo cho Mỹ biết ư định b́nh thường hóa ngoại giao. Đầu tháng 12, Đặng báo cho các bí thư đảng ủy một số tỉnh và tư lịnh các quân khu rằng Mỹ có thể thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào đầu năm Dương Lịch 1979. Chính bản thân Đặng đàm phán trực tiếp bốn lần với Leonard Woodcock, Giám Đốc Văn Pḥng Đại Diện Mỹ tại Bắc Kinh trong hai ngày 13 và 15 tháng 11, 1978. Trong các buổi đàm phán, Đặng đă nhượng bộ Mỹ bằng cách không đưa vấn đề Mỹ bán vơ khí cho Đài Loan như một điều kiện tiên quyết để tiến tới b́nh thường hóa v́ Đặng nóng ḷng giải quyết quan hệ với Mỹ trước khi xăm lăng Việt Nam.
Chính thức viếng thăm Hoa Kỳ
Ngày 28 tháng Giêng 1979, Đặng Tiểu B́nh lên đường chính thức viếng thăm Mỹ. Y nghĩ rằng Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới một đồng minh chiến lược chống Sô Viết trên phạm vi toàn cầu nhưng không có ǵ chắc chắn Mỹ sẽ ủng hộ ra mặt trong cuộc chiến chống Việt Nam sắp tới. Trong thời gian ở Mỹ, Đặng Tiểu B́nh gặp Tổng Thống Jimmy Carter ba lần. Chỉ trong vài giờ sau khi hạ cánh xuống Washington DC, Đặng yêu cầu được gặp riêng với Tổng thống Carter để thảo luận về vấn đề Việt Nam. Đề nghị của họ Đặng làm phía Mỹ ngạc nhiên. Chiều ngày 29 tháng Giêng, Đặng và phái đoàn gồm Ngoại Trưởng Hoàng Hoa, Thứ trưởng Ngoại Giao Zhang Wenjin đến gặp TT Carter tại Ṭa Bạch Ốc. Phía Mỹ, ngoài TT Carter c̣n có Phó Tổng Thống Walter Mondale, Ngoại Trưởng Cyrus Vance và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Brzezinski. Trong buổi họp, Đặng Tiểu B́nh thông báo cho TT Mỹ biết Trung Quốc đă quyết định chống lại sự bành trướng của Liên Xô bằng cách tấn công Việt Nam và cần sự ủng hộ của Mỹ. Trái với mong muốn của Đặng Tiểu B́nh, TT Carter không trả lời ngay, ngoài trừ việc yêu cầu họ Đặng nên “tự chế khi đương đầu với t́nh trạng khó khăn”.
Ngày hôm sau, Đặng Tiểu B́nh nhận lá thư viết tay của TT Carter, trong đó ông có ư cản ngăn họ Đặng v́ theo TT Carter dù Trung Quốc có đánh Việt Nam, Việt Nam cũng không rút quân khỏi Cambodia mà c̣n làm Trung Quốc sa lầy. TT Carter cũng nhắc việc xâm lăng Việt Nam có thể làm cản trở nỗ lực của Trung Quốc cổ vơ cho một viễn ảnh ḥa b́nh trên thế giới.
TT Carter viết lại trong nhật kư Jimmy Carter, Keeping Faith, Memoirs Of A President, Ngô Bắc dịch:
“Sáng sớm hôm sau, họ Đặng và tôi một lần nữa hội kiến tại Văn Pḥng Bàu Dục, chỉ có một thông dịch viên hiện diện. Tôi đă đọc to và trao cho ông ta một bức thư viết tay tóm tắt các lư luận của tôi nhằm ngăn cản một cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam. Ông ta đă nhấn mạnh rằng nếu họ quyết định chuyển động, họ sẽ triệt thoái các bộ đội Trung Quốc sau một thời gian ngắn – và các kết quả của một cuộc hành quân như thế nhiều phần có lợi và có hiệu quả lâu dài. Hoàn toàn khác biệt với tối hôm trước, giờ đây ông ta là một lănh tụ cộng sản cứng rắn, quả quyết rằng dân tộc ông không xuất hiện với vẻ yếu mềm. Ông ta tuyên bố vẫn c̣n đang cứu xét vấn đề, nhưng ấn tượng của tôi là quyết định đă sẵn được lấy. Việt Nam sẽ bị trừng phạt.”
Ngày 30 tháng Giêng, trong một buổi họp khác với TT Carter, Đặng Tiểu B́nh cho biết việc đánh Việt Nam đă được quyết định và sẽ không có ǵ làm thay đổi. Tuy nhiên, họ Đặng cũng nhấn mạnh chiến tranh sẽ xảy ra trong ṿng giới hạn.
Đặng Tiểu B́nh không mua chuộc được sự ủng hộ công khai của Mỹ để đánh Việt Nam nhưng ít ra không phải về tay trắng. Tổng thống Carter để lấy ḷng “khách hàng khổng lồ” và “đồng minh chiến lược chống Liên Xô” đă đồng ư cung cấp tin tức t́nh báo các hoạt động của 50 sư đoàn Liên Xô trong vùng biên giới phía bắc Trung Hoa. Mỹ cũng dùng vệ tinh để theo dơi trận đánh biên giới và cũng nhờ những tấm ảnh chụp từ vệ tinh mà các cơ quan truyền thông biết ai đă dạy ai bài học trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979. Trong buổi họp riêng với Tổng thống Carter trước khi lên máy bay, Đặng khẳng định “Trung Quốc vẫn phải trừng phạt Việt Nam”. Chuyến viếng thăm Mỹ là một thành công. Dù Mỹ không ủng hộ nhưng chắc chắc Đặng biết cũng sẽ không lên án Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Trên đường về nước, Đặng ghé Tokyo lần nữa để vận động sự ủng hộ của Nhật.
Hai ngày sau khi trở lại Bắc Kinh, ngày 11 tháng 2, 1979 Đặng triệu tập phiên họp mở rộng của Bộ Chính Trị và giải thích đặc điểm và mục tiêu của cuộc tấn công Việt Nam. Ngày 17 tháng 2, 1979, Đặng Tiểu B́nh xua khoảng từ 300 ngàn đến 500 ngàn quân, tùy theo nguồn ghi nhận, tấn công Việt Nam. Nhiều tài liệu Việt, Hoa và quốc tế đă phân tích về chiến tranh biên giới Việt Trung 1979.
Lănh đạo CSVN ở đâu trong ngày quân Trung Quốc tràn qua biên giới?
Trong khi Đặng Tiểu B́nh chuẩn bị một cách chi tiết từ đối nội đến đối ngoại cho cuộc tấn công vào Việt Nam, các lănh đạo CSVN đă bị CSTQ tẩy năo sạch đến mức nghĩ rằng người Cộng Sản đàn anh dù có giận cỡ nào cũng không nở ḷng đem quân đánh đàn em CSVN. Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lănh Sự tại Quảng Châu nhắc lại “Trong tận đáy ḷng chúng tôi vẫn hy vọng, có thể một cách ngây thơ rằng, Việt Nam và Trung Quốc từng quá gần gũi và hữu nghị, họ [Trung Quốc] chẳng lẽ thay đổi hoàn toàn với Việt Nam quá nhanh và quá mạnh như thế.”
Khi hàng trăm ngàn quân Trung Quốc tràn sang biên giới, Thủ Tướng CS Phạm Văn Đồng và Đại Tướng Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng vẫn c̣n đang viếng thăm Campuchia. T́nh báo Việt Nam không theo dơi sát việc động binh ồ ạt của Trung Quốc và cũng không xác định được hướng nào là trục tiến quân chính của quân Trung Quốc. Tác giả Xiaoming Zhang viết trong Tái đánh giá cuộc chiến Trung Việt 1979 “Rơ ràng t́nh báo Việt Nam thất bại để chuẩn bị cho việc Trung Quốc xâm lăng” và “Mặc dù Trung Quốc nhiều tháng trước đó đă có nhiều dấu hiệu chiến tranh, các lănh đạo Việt Nam không thể nào tin “nước xă hội chủ nghĩa anh em” có thể đánh họ.
Dù bị bất ngờ, hầu hết các nhà phân tích quân sự, kể cả nhiều tác giả người Hoa, cũng thừa nhận khả năng tác chiến của phía Việt Nam vượt xa khả năng của quân đội Trung Quốc. Tạp chí Time tổng kết dựa theo các nguồn tin t́nh báo Mỹ, chỉ riêng trong hai ngày đầu thôi và khi các quân đoàn chính quy Việt Nam chưa được điều động đến, dân quân Việt Nam vùng biên giới đă hạ bốn ngàn quân chủ lực Trung Quốc. Tác giả Xiaobing Li, trong bài viết Quân đội Trung Quốc học bài học ǵ dựa theo khảo cứu A History of the Modern Chinese Army đă mô tả quân Trung Quốc chiến đấu tệ hại hơn cả trong chiến tranh Triều Tiên mấy chục năm trước.
Nếu ngày đó giới lănh đạo CSVN không tin tưởng một cách mù quáng vào ư thức hệ CS và “t́nh hữu nghị Việt Trung”, nhiều ngàn thanh niên Việt Nam đă không chết, Lạng Sơn đă không bị san bằng, hai tiểu đoàn bảo vệ thị trấn Đồng Đăng chống cự lại hai sư đoàn Trung Quốc đă không phải hy sinh đến người lính cuối cùng.
Bài học lịch sử từ chiến tranh biên giới 1979
Từ đó đến nay, khi đánh khi đàm, khi vuốt ve khi đe dọa nhưng các mục tiêu của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc đối với Việt Nam từ chiến tranh biên giới 1979 đến Hội Nghị Thành Đô 1990 vẫn không thay đổi. Trung Quốc bằng mọi phương tiện sẽ buộc Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc về chế độ chính trị, là một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Quốc và độc chiếm toàn bộ các quyền lợi kinh tế vùng biển Đông bao gồm cả các vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp.
Đặng Tiểu B́nh trước đây và các lănh đạo CSTQ hiện nay sẳn sàng dùng bất cứ phương tiện ǵ để thực hiện các chủ trương đó kể cả việc xóa bỏ nước Việt Nam trong bản đồ thế giới bằng một chính sách đánh phủ đầu (preemptive policy).
Đừng quên họ Đặng đă từng chia sẻ ư định này với Tổng thống Jimmy Carter “Bất cứ nơi nào, Liên Xô tḥ ngón tay tới, chúng ta phải chặt đứt ngón tay đó đi”. Đặng Tiểu B́nh muốn liên minh quân sự với Mỹ như kiểu NATO ở châu Âu để triệt tiêu Liên Xô tại châu Á. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger giải thích quan điểm này của họ Đặng trong tác phẩm Về Trung Quốc (On China) của ông: “Những ǵ Đặng Tiểu B́nh đề nghị về căn bản là chính sách đánh phủ đầu, đó là một lănh vực trong chủ thuyết quân sự ngăn chận tấn công của Trung Quốc… Nếu cần thiết, Trung Quốc sẽ chuẩn bị phát động các chiến dịch quân sự để phá vỡ kế hoạch của Liên Xô, đặc biệt tại vùng Đông Nam Á”. “Đông Nam Á” và “ngón tay” theo ư Đặng Tiểu B́nh tức là Việt Nam và liên kết quân sự theo dạng NATO không phải là để dời vài cột mốc, dở một đoạn đường rầy xe lửa, đụng độ biên giới lẻ tẻ mà là cuộc tấn công phủ đầu, triệt tiêu có tính quyết định trước khi Việt Nam có khả năng chống trả.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ bà Madeline Albright có câu nói rất hay “Lịch sử chưa bao giờ lập lại một cách chính xác nhưng chúng ta phải gánh lấy tai họa nếu không học từ lịch sử.” Với Chiến Tranh Lạnh đang diễn ra tại Châu Á hiện nay và với nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhưng không lối thoát cho bộ máy chính trị độc tài toàn trị đang được chạy bằng nhiên liệu Đại Hán cực đoan, chiến tranh sẽ khó tránh khỏi dù các bên có muốn hay không.
Việt Nam, quốc gia vùng trái độn giữa hai quyền lực thế giới, chưa bao giờ đứng trước một chọn lựa sinh tử như hôm nay. Một người có trách nhiệm với tương lai đất nước, dù cá nhân có mang một thiên kiến chính trị nào, cũng phải biết thức tỉnh, biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên, biết chọn hướng đi thích hợp với đà tiến văn minh dân chủ của thời đại, chấm dứt việc cấy vào nhận thức của tuổi trẻ một tinh thần bạc nhược, đầu hàng.
Lịch sử đă chứng minh, Trung Quốc giàu mạnh nhưng không phải là một quốc gia đáng sợ. Nỗi sợ hăi lớn nhất của người Việt Nam là sợ chính ḿnh không đủ can đảm vượt qua quá khứ bản thân, không đủ can đảm thừa nhận sự thật và sống v́ tương lai của các thế hệ con cháu mai sau.
Trần Trung Đạo
|
|
sontunghn
member
REF: 671794
02/16/2014
|
Máu người không phải nước lă
Tương Lai
Phải đánh vật với bài viết này để đưa lên mạng kịp trong ngày 17.2 không phải v́ đă cạn ư, nghẹn lời mà v́ sự trăn trở chưa thể tự lư giải được cho ḿnh : tại sao người ta buộc phải làm thế hay cứ muốn làm thế : Cố t́nh bắt dân tộc phải quên đi nỗi đau về một cuộc chiến tranh đă phơi trần bộ mặt thật của cái người "vừa là đồng chí, vừa là anh em" trong suốt ngần ấy năm?
Không sao hiểu nổi khi cố t́nh lờ đi, quên đi, không cho nhắc lại, bỏ tù những ai muốn biểu tỏ ḷng căm thù quân cướp nước gây nên cuộc chiến tranh đẫm máu trên đất nước ta do Trung Quốc tiến hành. Một cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất của Trung Quốc kể từ cuộc chiến Triều Tiên 1950, điều động 9 quân đoàn chủ lực và 3 sư đoàn độc lập với hàng trăm xe tăng, hàng ngh́n pháo, súng cối, dàn hỏa tiễn cùng với sự yểm trợ của hạm đội Nam Hải và không quân sẵn sàng ứng phó. Một cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc trên toàn tuyến biên giới với tội ác trời không dung, đất không tha, lặp lại điều cha ông chúng xưa kia đă từng làm : giết sạch, đốt sạch. Các thị xă Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và một số thị trấn khác bị san phẳng. Máu của chiến sĩ và đồng bào ta đă nhuộm đỏ trên biên cương tổ quốc.
Tôi vẫn cố tin và mong điều ḿnh tin đó là sự thật : những người ra cái mệnh lệnh ấy, vạch đường lối ấy, thảo chủ trương ấy, đưa ra chỉ thị ấy dù là trên mực đen giấy trắng hay chỉ thị mật được truyền miệng trực tiếp đến các cấp ủy, đến hệ thống truyền thông, báo chí... cũng có trái tim yệu nước và căm giận bọn cướp nước. V́, máu Việt Nam vẫn chảy trong huyết quản họ. Hàng ngày họ vẫn phải nh́n vào ánh mắt của con cháu họ, những ánh mắt tuổi thơ cần sự trong sáng và trung thực để lớn lên làm người tử tế. Họ, qua "đường giây nóng" hay chỉ là cấp thực hiện có thể ráo hoảnh thề thốt với phóng viên nước ngoài rằng không hề biết, hoặc không hề có những chủ trương, quyết sách, chỉ thị nọ, nhưng chẳng nhẽ lương tâm họ chai lỳ trước những lời nói dối để trong sâu thẳm tâm linh họ cũng chối bỏ nốt những thoáng dằn vặt hay run sợ " Mai sau dầu đến thế nào, Ḱa gương nhật nguyệt, nọ dao quỷ thần".[Nguyễn Du]
Bởi chưng, máu người đâu phải nước lă! Anh linh của hàng vạn đồng bào và chiến sĩ của ta ngă xuống trên sáu tỉnh biên giới ba mươi lăm năm trước đây đă dồn góp vào, bối đắp thêm cho khí thiêng sông núi giữ nhịp cho mạch sống đất nước, đang nâng đỡ chúng ta, nhắc nhở chúng ta, soi rọi đầu óc chúng ta, và cũng nghiêm khắc trách phạt, căn dặn chúng ta hăy sống trong cuộc đời này như thế nào.
"Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cơi đi về"[Trịnh Công Sơn]. Ấy vậy mà Nguyễn Gia Thiều lại từng cảnh báo : "Ḱa thế cục như in giấc mộng. Máy huyền vi mở đóng khôn lường"! Trong sự "mở đóng khôn lường" đó, cuộc sống tự mở lấy đường đi cho chính nó. Mọi vương triều, chính thể đều cuốn trôi theo ḍng thác thời gian để cho sự ṣng phẳng nghiêm cẩn của lịch sử phán xét chúng. Lịch sử gần và lịch sử xa đang ḥa quyện vào nhau trong sự đa dạng và nhiễu nhương của thời cuộc hôm nay.
Những Trần Hưng Đạo rồi Trần Ích Tắc thế kỷ XIII, những Quang Trung Nguyễn Huệ và rồi Lê Chiêu Thống, thế kỷ XVIII đang được nhân bản với những gương mặt "hiện đại" của thế kỷ XX, rồi thế kỷ XXI này càng làm nổi rơ thêm lực tỏa sáng cũng như sức trĩu nặng của "đôi vầng nhật nguyệt" trên hai vai những người đương thời! Mà lịch sử có khi đi những bước chậm răi nhưng không thiếu những chuyển động đột biến. Thế rồi, nói như Einstein "trong ánh chớp của những cơn giông sáng ḷe của một giai đoạn chuyển động, người ta thấy các sự việc và con người như trần truồng... Các dân tộc chỉ bị thúc đẩy để phát triển bằng nguy cơ và chấn động, mong rằng những chấn động này dẫn tới những hệ quả tích cực".
Vậy th́, những bàn tay dại dột đang cố t́nh che dấu sự thật có che được ṇng súng quân Trung Quốc xâm lược của
pháo Bằng Tường dội sang xối xả
dằng dặc ḍng người sơ tán đổ về xuôi
Lẫn lộn người Kinh, người Tày, người Dao
nào gánh, nào xe, nào gùi, nào vác
hiển hiện những ngày xưa loạn lạc
biên ải xưa giặc giă mới tràn vào
những gương mặt ngh́n năm đanh sắt lại
máu lửa ngỡ cũ rồi mà vẫn mới
vẫn mới cả nón mê cả áo vá chân trần...
Miếng cơm ăn lẫn cát bụi bên đường
giấc ngủ ngồi che hờ tàu lá chuối
ngôi nhà không bỏ trống sau lưng
đàn trâu lang thang lũ gà con xao xác
lũ trẻ con mắt tṛn ngơ ngác
chân trẻ con lũn cũn chạy như đùa
Trẻ con trên ôtô, trên xe trâu, xe thồ
trẻ con trên lưng trẻ con trên tay
trẻ con lon ton níu váy níu áo
đ̣n gánh nữa ḱa kẽo kẹt nghiến trên vai
một đầu gánh là trẻ con c̣n đầu kia là nồi là gạo
mắt trẻ con cứ tṛn thao láo
như ḥn sỏi ném theo đoàn quân đi...
Bịt thông tin th́ bịt, nhưng bịt "ánh mắt trẻ con cứ tṛn thao láo" mà nhà thơ Nguyễn Duy miêu tả trong "chùm thơ mặt trận Lạng Sơn tháng 2.1979" th́ quá táng tận lương tâm.
Ánh "mắt trẻ con cứ tṛn thao láo" ấy đang nh́n ông chúng, nh́n cha chúng trong mâm cơm của các vị, trong giấc ngủ của các vị đấy. Chẳng nhẽ các cháu sẽ vẫn tiếp tục bị bưng bít về tội ác của quân xâm lược Trung Quốc trong cuộc chiến thanh biên giới tháng 2.1979 khi người ta gỡ bỏ yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa. Lời khẳng định “Đấu tranh bảo vệ chủ quyền là vấn đề khác, bằng các giải pháp ḥa b́nh, c̣n lịch sử là lịch sử, sự thật là sự thật” cũng bị bóc khỏi các trang mạng và trang viết. Một tít lớn chạy trên trang điện tử của báo Thanh Niên : “Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại giao đang lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm sự kiện (1974) Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979-chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc” chỉ giữ trên mạng có nửa buổi, sau đó biến mất! Chương tŕnh tưởng niệm, thắp nến tri ân ‘Hướng về Hoàng Sa’ dự kiến diễn ra tại Công viên Biển Đông (Đà Nẵng) cũng bị hủy vào giờ chót với lời cáo lỗi tội nghiệp của ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa, rằng "do công tác chuẩn bị chưa được chu đáo", một kịch bản vụng về.buộc người diễn phải ngậm bồ ḥn làm ngọt để rửa mặt cho ai đó tọa lạc trên ngôi cao, quyền lớn.
Vậy th́ ở đây, sự thật không c̣n là sự thật nữa hay ai đó sợ sự thật? Trang viet-studies ngày 11-2-2014 đăng bài của Hoàng An Vĩnh th́ nói toạc ra rằng " Cuộc trao đổi qua đường dây nóng giữa ông Tập Cận B́nh và ông Nguyễn Phú Trọng là lư do khiến Việt Nam đột ngột chấm dứt các hoạt động tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa và 35 năm Chiến tranh chống xâm lược biên giới phía Bắc 1979". Liệu đây có phải là "sự thật"?
Nhưng h́nh ảnh kèm ngay đây th́ chắc chắn là sự thật 100% không có ǵ phải bàn nữa. Hăy xem người ta chỉ đạo đục bỏ ḍng chữ Trung Quốc xâm lược trên tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê. Ai chỉ đạo. Ai? Chẳng nhẽ nhân dân ta "v́ đại cục", muốn giữ "ḥa hiếu" với nhân dân Trung Quốc đă tự ư "đục bỏ ḷng yêu nước" của chính ḿnh?
Và rồi ai chỉ đạo quét nhiều lớp nước vôi rất dày để làm mờ đi ḍng chữ ghi tên người nữ anh hùng Hoàng Thị Hồng Chiêm được khắc trên bệ đá đặt bức tượng của người con gái từng là biểu tượng sống động của tuổi trẻ trên tuyến đầu biên cương tổ quốc?
Trong bài báo có tên "Lại đục bỏ ḷng yêu nước", nhà báo Lê Đức Dục viết :
"Sau khi chị hy sinh, tên của chị được đặt cho ngôi trường cấp 2 xă B́nh Ngọc (Móng Cái-Quảng Ninh) là trường Trung học cơ sở Hoàng Thị Hồng Chiêm. Ở góc trường có bức tượng chị Chiêm bằng xi măng đặt trên bệ đá, tay trái cầm khẩu AK, tay phải cầm thủ pháo, mắt nh́n thẳng kiên nghị về phía trước, chân dẫm lên chiếc mũ quân Tàu... Vậy rồi gần 4 năm trước, năm 2010, cũng không biết v́ lư do ǵ, trường không c̣n mang tên Hoàng Thị Hồng Chiêm nữa, quay lại với tên cũ là trường THCS B́nh Ngọc".
Chao ôi, Nguyễn Bỉnh Khiêm với tầm nh́n xuyên suốt lịch sử về vị thế địa- chính trị của bán đảo h́nh chữ S này đă những muốn mở nước về phương nam để lùi xa bớt sức ép trứng chọi đá của nước láng giềng khổng lồ nhằm tạo dựng cái thế "vạn đại dung thân" Nếu cụ Trạng Tŕnh mà sống lại th́ chắc cũng phải lắc đầu chào thua cái "viễn kiến" hiện đại, tự co ḿnh lại trong sự tự huyễn "lấy nhu thắng cương", ḱm nén tối đa sức quật khởi của truyền thống dân tộc mà ông cha bao đời truyền dạy nhằm giữ lấy ḥa khí với cái nước lớn "cùng chung ư thức hệ"!
Khốn nỗi, do lú lẫn hay hoang mang trong cơn bĩ cực đă biến chữ "nhu" thành nhu nhược, xúc phạm đến ḷng tự hào dân tộc, gây phẫn nộ trong nhân dân. Về chuyện này th́ lịch sử cũng đă có ghi, nhất là vào những thời đoạn suy mạt của những vương triều. Không thiếu những hoàng thân, quốc thích v́ muốn giữ cái ngai vàng ruỗng nát đang lung lay đă quỳ gối trước các thế lực xâm lược hoặc chạy sang Tàu cầu viện. V́ quyền lực gắn với lợi ích của riêng của bản thân, gia đ́nh, ḍng họ, chúng đă phản bội tổ quôc, rước voi dày mă tổ, bêu tiếng xấu muôn đời. Thế nhưng, h́nh như lịch sử không thấy ghi những chuyện như kiểu "đục bỏ ḷng yêu nước" của thời hiện đại!
Hăy ngược ḍng thời gian để có cái nh́n đối sánh, lướt qua những ǵ mà những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống thời hiện đại cùng chung thức hệ với Mao - Đặng và những hậu duệ của họ đă "vượt xa" những bậc tiền bối ra sao.
Thoát khỏi ách Bắc thuộc, bước vào kỷ nguyên Đại Việt th́ t́m về dân tộc và thân dân là phương thuốc tích cực nhất để giải nọc động vọng ngoại, giải Hán hóa, phải chăng đó là cội nguồn của hào khí "Đông A" khiến vương triều Trần huy động được sức mạnh của quân dân, "lấy ít địch nhiều", ba lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược ở thế kỷ XIII.
Sử gia Trần Quốc Vượng đưa ra một nhận định sâu sắc về ông vua thứ 7 báo hiệu thời suy vong của vương triều Trần : "Ông vua trụy lạc Trần Dụ Tông vẫn c̣n một điểm lương tri khi làm thơ ca ngợi đức độ Trần Thái Tông : "miếu hiệu tuy đồng, đức bất đồng". "Tuy đồng mà bất đồng" là một công thức hay để chỉ thế đối sánh Việt Nam-Trung Quốc. Đồng ở cách, bất đồng ở cốt, giống nhau ở phần biểu kiến, hiện tượng, kết quả Trung Quốc hóa, hội nhập văn hóa với Trung Quốc trên bề mặt, khác nhau ở phần tiềm ẩn, bản chất- kết quả dân tộc hóa, giải Hán hóa dưới bề sâu. Thực thể dân tộc tính đầu đời Trần rơ ràng đến mức, trăm năm sau, cái ông vua thiếu quả quyết và bất lực như Nghệ Tông cũng biết nói một câu khôn ngoan, đúng đắn : "Triều đ́nh ngày trước dựng nước tự có pháp độ riêng, không theo chế độ nhà Tống, là v́ Nam, Bắc đều làm chủ nước ḿnh, không cần phải bắt chước nhau".
Xin nhớ là nhà sử học uyên bác này chỉ điểm xuyết đôi ḍng về thời suy mạt của một vương triều để chỉ ra điều nổi bật nhất trong tâm thế Việt Nam : quyết không bao giờ khuất phục phong kiến phương bắc cho dù kẻ bành trướng có sức mạnh áp đảo quyết đẩy dân tộc ḿnh vào cái thế "châu chấu đá xe".
Chỉ e răng có khi vị sử gia uyên bác này chưa lường được cái sức mạnh của "ư thức hệ" được ghi đậm trên mười sáu chữ bịp bợm vẫn đang phù phép, biến hóa những việc làm phi đạo lư, thất nhân tâm, quay lưng lại với dân, chà đạp lên truyền thống dân tộc biến thành "tinh thần cảnh giác cách mạng" nhằm chống lại "các lực lượng thù địch" làm mất uy tín của Đảng khi mà "c̣n Đảng là c̣n ḿnh". Chẳng thế mà một ông từng giữ chức rất to không úp mở ṿng vo, đă nói toạc ra rằng "mất vài ḥn đảo chưa sao, mất Đảng là mất tất cả".
Chẳng trách mà bọn xâm lược đang nuôi mộng siêu cường sẵn sàng làm tất cả để thực hiện chủ nghĩa bành trướng sẵn sàng hà hơi tiếp sức cho những người đang cố níu kéo cái "ư thức hệ" lỗi thời đă mục ruỗng nhưng vẫn đang là cái b́nh phong che chắn cho một thể chế chính trị đang triệt tiêu động lực của sự nghiệp phát triển đất nước.
Chẳng phải là khi Đặng Tiểu B́nh phát động cuộc chiến tranh xâm lược năm 1979 xua hơn 60 vạn quân tràn sang sáu tỉnh biên giới th́ "điều thực sự mà Trung Quốc muốn là " làm cho Việt Nam bị kiệt quệ cả về quân sự và kinh tế, và điều này sẽ diễn ra lâu dài". Đây là nhận định của tạp chí Mỹ" Tuần tin tức", số ra ngày 21 tháng 3 năm 1979.
Trong chuyến thăm Mỹ trước đó, ngày 1.1.1979, Đăng Tiểu B́nh đă thăm ḍ về cuộc chiến tranh chốngViệt Nam và phản ứng của Mỹ. Với ông ta, đánh Việt Nam chính là cách vạch rơ ranh giới bạn-thù, nói rơ Trung Quốc không c̣n anh em, t́nh nghĩa ǵ với Việt Nam nữa. Tại Ủy ban Ngoại giao Thượng viện Mỹ, Đặng nói : “Chúng tôi không thể cho phép Việt Nam gây rối loạn khắp nơi, v́ ḥa b́nh và ổn định của thế giới, v́ chính đất nước ḿnh, chúng tôi có khả năng không thể không làm những việc mà chúng tôi không muốn làm”. Tại Tokyo, Đặng nói với Thủ tướng Nhật Tanaka: “Không trừng phạt kẻ xâm lược, sẽ tạo ra những nguy hiểm phản ứng dây chuyền”, “ đang suy tính, để trừng phạt dù có gặp những nguy hiểm nào đó cũng phải hành động”, ..“đối phó với loại người như thế, không có những bài học cần thiết th́ e rằng các h́nh thức khác đều không có hiệu quả”. Thế đó!
Thật ra th́ không phải đợi đến tháng 1 năm 1979, sau khi Việt Nam đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, từ năm 1975 Trung Quôc đă thực thi chuẩn bị chiến tranh chống Việt Nam, cái gai mắc ngang cổ họng chủ nghĩa bành trướng Đại Hán không cho chúng nuốt trôi các nước Đông Nam Á và chiếm trọn Biển Đông.
Tên lính xung kích được chúng sử dụng là bè lũ diệt chủng PolPot ở Campuchia. Trung Quốc hứa viện trợ không hoàn lại cho chính quyền PolPot một tỉ đôla trong ṿng năm năm, bao gồm kinh tế và quân sự. Theo AFP th́ số viện trợ đó chiếm hơn một nửa tổng số viện trợ của Trung Quốc cho nước ngoài. Đặc biệt là về quân sự : từ bảy sư đoàn năm 1975 lên 23 sư đoàn; giúp xây dựng ba thứ quân và các binh chủng. Tổng số vũ khí mang nhăn hiệu Trung Quốc lên tới 450 khẩu pháo lớn, 294 xe tăng, 1.200 xe các loại, 42 máy bay; Trung Quốc đă cử hàng ngh́n cố vấn quân sự đến Cam-pu-chia.
Thực chất cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam là nhằm thực thi âm mưu và thủ đoạn của người "vừa là đồng chí, vừa là anh em" cùng chung "ư thức hệ" chứ chẳng phải là ai khác cả. Chẳng những thế, Đặng Tiểu B́nh c̣n láo xược gọi các cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc tấn công Việt Nam khi nhân dân ta vừa ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài ngót nửa thế kỷ, ḿnh c̣n đầy thương tích là nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học".
Không hiểu những người trung thành với cái gọi là "ư thức hệ " với Đặng Tiểu B́nh và những người kế tục ông ta đang ra sức bảo vệ cho mười sáu chữ bịp bợm có nhớ về "bài học" này không? Có thể người ta cố t́nh quên, nhưng thế giới th́ họ nhớ. Tại Mỹ, bài báo nhan đề “ Ai cho ai bài học" trên nhật báo phố Wall số ra ngày 6 tháng 3 năm 1979 đưa ra nhận xét : “ Sau khi tính số lỗ lăi của đ̣n trừng phạt Việt Nam vừa qua của Trung Quốc, thế giới có thể nhất trí rằng : Trung Quốc đă phải rút khỏi cuộc chiến tranh với uy tín bị tổn thương và mặt mày đầy máu me, thương tích …".
Có người lại cố nghĩ rằng, không phải cố t́nh quên mà là cao kiến hơn, người ta cố nín nhịn để vận dụng chính sách Câu Tiễn sau khi thua trận ở Cối Kê, quyết nằm gai nếm mật để phục thù, rửa hận lấy lại giang sơn? Nếu có được cái quyết tâm đáng kính đó th́ hăy nhớ rằng, những hậu duệ của Ngô Phù Sai thế kỷ XXI này ranh ma quỷ quyệt gấp vạn lần bậc tiền bối của họ. Hăy đọc lại những lời nham hiểm của Đặng Tiểu B́nh vừa nêu ở trên th́ cũng thấy được phần nào trong khi những Ngũ Tử Tư của thời hiện đại này th́ chẳng ai chịu rỗi hơi khuyên can những người bị điếc đặc bởi tai đầy ắp những giáo điều ẩm mốc đă biến thành kinh nhật tụng.
Hay là ai đó định chịu nhục như Hàn Tín thuở hàn vi phải chui qua háng của anh bán thịt giữa chợ để mưu sự nghiệp kinh bang tế thế mà cuối thế kỷ XXI này không biết có thấy được không. Rơ ràng là chuyện "đục bỏ ḷng yêu nước", hay cuống cuồng trước sự cau mày phật ư hoặc lời khiển trách qua đường dây nóng, so với chuyện chịu nhục để "lấy được thiên hạ" của người tráng sĩ ở Hoài Âm xưa th́ chẳng thấm vào đâu. Chỉ có điều, những Lưu Bang, Hạng Vũ nơi xứ sở của hơn tỷ dân đang nuôi mộng siêu cường hôm nay không dễ bị lừa bởi những mưu vặt của người không biết khai thác cái lợi thế mà thời đại đang tạo ra để tự ḿnh vươn lên hội nhập vào thế giới văn minh, tự cô lập để vuột mất thời cơ. Mà mất thời cơ là cái mất lớn nhất.
Ấy vậy mà, trong khi nhà cầm quyền nín nhịn không cho phép công bố sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu này th́ bộ máy truyền thông Trung Quốc, từ thông tấn báo chí đến văn học nghệ thuật suốt 35 năm nay đă ra rả gieo vào đầu thế hệ trẻ nước họ và dân chúng họ "về cuộc đánh trả tự vệ". Nhiều nguồn tin cho rằng có tới trên 90% người dân TQ vẫn hiểu rằng năm 1979 bộ đội Việt Nam đă vượt biên giới sang tấn công , bắt buộc quân đội họ phải tự vệ !
Và, cũng do sự "nín nhịn" v́ "đại cuộc" tệ hại này mà phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong hơn 1,4 triệu sinh viên nước ta hầu như không biết về cuộc chiến tranh xâm lược do Trung Quốc tiến hành. E rằng, Hứa Thế Hữu, viên tướng Tổng chỉ huy quân xâm lược Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới đă thất bại với chiến lược biển người quen thuộc chắc cũng tự an ủi rằng ḿnh không bị chết bỏ mạng như viên tướng xâm lược của thế kỷ XVIII cũng họ Hứa, đề đốc Quảng Tây Hứa Thế Hanh, mà lại được thăng chức. Oái oăm hơn nữa là mười năm sau, ngày 19.9.2008 lại được báo Hà Nội Mới, "tiếng nói của Đảng bộ và Nhân dân Hà Nội" trong một bài viết nhan đề là "Thu phục tướng tài" đă ca ngợi viên tướng xâm lược bắn giết dân ḿnh ở biên giới, hậu duệ của viên tướng xâm lược thế kỷ XVIII, là một tướng tài. Cần nói thêm rằng, Hứa Thế Hữu cũng chính là viên tướng chỉ huy cuộc đánh chiếm Hoàng Sa!
Đến Lê Chiêu Thống, kẻ đă rước Hứa Thế Hanh vào nước ḿnh cũng chưa hề được nghe nói hay được đọc ḍng nào là y đă tán tụng những tên xâm lược như hôm nay người ta đang làm. Quả là chẳng c̣n ǵ để nói.
V́ thế, không lạ khi vào những năm chẵn như năm vừa rồi kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp đó kỷ niệm cuộc chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" đ̣n quyết định đánh sụp sức mạnh không quân của đế quôc Mỹ, đưa tới việc kư kết Hiệp định Paris, các cuộc kỷ niệm ấy diễn ra rất rầm rộ và hào hùng. Thế nhưng, kỷ niệm 35 năm cuộc chiến tranh biên giới đánh tan gần 60 vạn quân xâm lược Trung Quốc th́ không khí lạnh tanh! Có chăng chỉ có sự náo động của lực lượng trấn áp, kể cả côn đồ được thuê để hành hung người biểu t́nh hô khẩu hiệu yêu nước chống bọn xâm lược.
Mọi sự dài ḍng giải thích hay cao giọng rao giảng nhằm hạ nhiệt những bức xúc đang sục sôi trong tâm trạng xă hội trở nên trơ trẽn trước thực tế phũ phàng của những điều vừa dẫn ra! Chính cái đó nói lên tại sao ḷng dân ly tán, trật tự an toàn xă hội rối loạn. Khi mà sự nói dối lộ liễu, "sự nói dối vĩ đại", đang cầm chịch cho nhịp đập của xă hội th́ trách ǵ chuyện văn hóa xuống cấp, đạo lư suy đồi.
Vậy th́, nếu " dân tộc và thân dân" là phương thuốc tích cực nhất để giải nọc động vọng ngoại, giải Hán hóa buổi mở đầu kỷ nguyên Đại Việt cách đây mười thế kỷ khi đất nước khỏi ách bắc thuộc th́ trong thời đại của nền văn minh trí tuệ và kinh tế tri thức hôm nay, biết vứt bỏ cái ư thức hệ lỗi thời, đặt lợi ích của dân tộc và tổ quốc lên trên hết và trước hết để thực tâm mở rộng dân chủ, công khai và minh bạch xây dựng nhà nước pháp quyền và mạnh dạn phát huy sức mạnh của xă hội dân sự nhằm huy động ư chí và sáng kiến của dân, tạo ra một động lực mới, thúc đẩy phát triển. Đó là mệnh lệnh của cuộc sống, và cuộc sống sẽ mở đường đi cho chính nó.
Máu của đồng bào và chiến sĩ ta đổ ra trong các cuộc chiến tranh giữ nước đă thấm đẫm từng tấc đất, thước núi, triền sông, vụng biển sẽ không uổng nếu mệnh lệnh ấy của cuộc sống được thực hiện.
Ngày 16.2.2014
|
|
sontunghn
member
REF: 671795
02/16/2014
|
Chiến tranh Biên giới 1979: Không thể quên lăng
Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đă hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đă và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không thể quên lăng.
>
Tưởng niệm cuộc chiến 1979: Không có ǵ nhạy cảm
(Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện chiến lược, Bộ công an).
- Sau 35 năm nh́n lại cuộc chiến tranh biên giới (CTBG) phía Bắc năm 1979, theo ông, chúng ta cần vạch ra rơ ràng, dứt khoát về bản chất và vị trí của cuộc chiến này trong lịch sử như thế nào?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Đây là một cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc VN. Về bản chất, nó không khác ǵ các cuộc kháng chiến oanh liệt trong lịch sử như Ngô Quyền chống quân Tống, nhà Trần chiến thắng quân Nguyên, nhà Lê tiêu diệt quân Minh, và Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng nhà Thanh.
Thiếu tướng Lê Văn Cương. Ảnh: Nguyễn Khánh/TTO
Làm một phép so sánh thế này, năm 1788 đầu 1789, trong ṿng 10 ngày, Quang Trung Nguyễn Huệ đă hành quân thần tốc để giải phóng và tiêu diệt 29 vạn quân Thanh vào ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu 1789. Hàng năm ta vẫn kỷ niệm sự kiện này trong lễ hội G̣ Đống Đa.
C̣n cuộc kháng chiến năm 1979, với khoảng thời gian hơn 17 ngày (tính từ 17/2 khi TQ tràn qua biên giới VN đến 5/3/1979 khi TQ bắt đầu rút quân – PV), ta đă đuổi được 60 vạn quân TQ ra khỏi bờ cơi. Một cuộc kháng chiến chống xâm lược như vậy rất oanh liệt, vĩ đại chứ.
-Thế nhưng, nếu như chiến thắng của Quang Trung Nguyễn Huệ đă được ghi lại đậm nét, được tưởng nhớ hàng năm, th́ cuộc kháng chiến 1979 đến nay dường như vẫn vắng bóng trong lịch sử VN?
Trong hơn 20 năm nay, có lẽ từ khi b́nh thường hóa quan hệ Việt Trung năm 1991, chúng ta không tổ chức kỷ niệm, hệ thống truyền thông không đưa tin sự kiện CTBG tháng 2/1979, ngay cả trong những năm kỷ niệm chẵn như 1989, 1994, 1999, 2004, 2009.
Hệ thống giáo tŕnh chuẩn quốc gia các cấp học phổ thông, trung học, đại học và sau đại học đều không đưa cuộc kháng chiến này vào. Thế hệ trẻ không biết ǵ về cuộc chiến này.
Theo tôi, không có ǵ nhạy cảm ở đây, khi tưởng niệm một chiến công oanh liệt đến thế của dân tộc. Nó hoàn toàn khác và không liên quan ǵ đến kích động chủ nghĩa dân tộc cả.
Nước nào trên thế giới cũng tổ chức những ngày kỷ niệm tương tự như vậy. Nhật Bản và Mỹ hiện là đồng minh chặt chẽ. Nhưng chẳng hạn với sự kiện Trân Châu Cảng 7/12/1941, hàng năm nước Mỹ vẫn kỷ niệm và thế hệ sau vẫn hiểu rất sâu sắc thảm họa. C̣n thanh niên Nhật vẫn tỏ tường tội ác của Mỹ khi ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nước Nhật ghi rơ sự kiện này trong SGK và cũng tưởng niệm hàng năm.
Ở châu Âu, thanh niên Anh, Pháp… vẫn hiểu tường tận tội ác của phát-xít Đức giai đoạn 1940-1945. Tất cả hệ thống sách giáo khoa sử của Mỹ, Nhật, Anh… đều có những trang đen tối như vậy cả, trong khi hiện họ là đồng minh của nhau.
Đối với VN, việc kỷ niệm những sự kiện như chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa, chiến thắng Điện Biên Phủ, thống nhất đất nước 1975, CTBG 1979… chính là để các thế hệ hiện tại khắc cốt ghi tâm, tưởng nhớ đến những người đă chiến đấu bảo vệ đất thiêng. Và cũng là để hun đúc cho họ ư chí quật cường yêu nước.
-Vậy chúng ta cần có hành động ǵ để trả lại vị trí xứng đáng cho cuộc chiến chống xâm lược 1979, và ghi tạc công lao của những người đă ngă xuống v́ đất nước?
Có một số việc cần làm:
Đưa sự kiện này vào thành chương/ phần trong giáo tŕnh chuẩn quốc gia tại các cấp học, giống như đă làm với các cuộc kháng chiến khác. Muộn c̣n hơn không, tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần biên soạn một chương riêng về cuộc chiến, đưa vào hệ thống giáo tŕnh chuẩn quốc gia (phổ thông, đại học, và sau đại học…).
Tổ chức kỷ niệm trang trọng chiến thắng oanh liệt này. Rà soát tổng kiểm kê lại những người có công trong cuộc kháng chiến.
Lên tiếng để thế giới hiểu
-Từ những nghiên cứu của bản thân, xin ông cho biết dư luận thế giới nh́n nhận thế nào về bản chất cuộc chiến 1979, và về TQ trong cuộc chiến tranh này?
Cuộc xâm lược của 60 vạn quân TQ trên toàn tuyến biên giới VN có bằng chứng rơ ràng, được ghi âm, ghi h́nh, cả thế giới biết và hầu hết đều có cái nh́n thống nhất đó là cuộc chiến tranh xâm lược VN.
Cuộc xâm lược 1979 đă khiến thế giới hiểu rơ bản chất của TQ. Nó khiến họ mất uy tín quốc tế, bộc lộ bản chất bành trướng Đại Hán, bản chất nói một đằng làm một nẻo, không hề chứng tỏ chủ trương “phát triển ḥa b́nh” của TQ khi đó.
Trong khi hơn 20 năm nay chúng ta không tổ chức kỷ niệm CTBG 1979 th́ bạn bè tôi đă tập hợp được ở TQ vào những năm kỷ niệm chẵn, họ làm rất rầm rộ. Có hàng 500 – 700 bài báo với tiêu đề kiểu “Chiến công oanh liệt của Quân Giải phóng Nhân dân TQ phản công quân VN xâm lược”, “Quân xâm lược VN đă phải trả bài học đắt giá”, v.v… Một sự xuyên tạc, đổi trắng thay đen.
C̣n chúng ta? “Gieo cái ǵ th́ gặt cái đó”, khi chính VN im lặng về một cuộc chiến chính nghĩa như vậy, th́ thế giới làm sao bày tỏ sự ủng hộ?
-Qua sự kiện CTBG 1979, theo ông có bài học quan trọng nào chúng ta cần rút ra?
Qua cuộc chiến tranh này, chúng ta phải nhận thức được bản chất của lănh đạo TQ. Về bản thân người dân TQ, tôi nghĩ về cơ bản là ḥa hiếu, muốn giao hảo, hữu nghị với VN.
Là một nước láng giềng chung đường biên giới 1.450 km với chúng ta, không thể không hiểu họ.
Với tập đoàn lănh đạo TQ vào thời kỳ 1979 và ít ra trong khoảng 10 năm sau đó, toàn bộ hệ thống lư luận Mác - Lê nin không có điểm nào biện minh cho việc lănh đạo nước này xâm lược VN – một quốc gia trong hệ thống XHCN cả.
Qua cách xâm lược đó, tập đoàn lănh đạo TQ cho thấy họ là ai? Họ theo Chủ nghĩa Mác hay theo Chủ nghĩa bá quyền nước lớn?
Quan hệ 16 chữ vàng hay cái ǵ đi nữa cũng sẽ chỉ là “ứng vạn biến”. C̣n cái “dĩ bất biến” luôn phải là độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. Không được mơ hồ lấy cái “ứng vạn biến” để thay “dĩ bất biến”.
-Có một thực tế mà chúng ta đều hiểu, VN là một nước nhỏ ở bên cạnh một nước lớn như TQ, vậy chúng ta cần một triết lư ứng xử thế nào cho phù hợp?
Đây là một bài toán khó với hầu hết các nước trong t́nh trạng tương tự. Chẳng hạn Canada, Mexico… khi ở cạnh Mỹ, hay các nước nhỏ xung quanh Nga. Tất nhiên mức độ không như ta ở cạnh TQ.
Trong trường hợp này, tôi thấy có thể dẫn ra 1 câu nói của ông Lư Quang Diệu, mà tôi coi như một trong những câu hay nhất thế kỷ. Đại ư rằng thời nào cũng thế, cá lớn nuốt cá bé. V́ thế Singapore phải biến thành một con cá bé độc, để không ai dám ăn, ăn là chết.
Đó cũng là một gợi ư tốt cho VN. Nhưng làm như thế nào, câu trả lời thuộc về những nhà lănh đạo!
Mỹ Ḥa
*
* *
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị B́nh: Ṣng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù
Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị B́nh. Ảnh tư liệu
Và đă là lịch sử th́ phải nh́n nhận nó với sự thật đầy đủ. Sẽ không thể không nhắc đến ngày 17.2.1979, ngày mà cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đă nổ ra; ngày mà hàng ngàn con em chúng ta đă hy sinh để bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đă hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đă và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không những dân ta cần hiểu, mà nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước cũng phải hiểu đúng: đâu là sự thật, đâu là lẽ phải và coi đó là bài học. Không thể quên lăng nó.
Nhiều người dân Trung Quốc đă hiểu sai cơ bản về cuộc chiến tranh biên giới đó. Nhưng tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đó là sự thật không thể chối căi. Có thể nào nghĩ rằng Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt kéo dài 30 năm, đang tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và đứng trước vô vàn khó khăn lại có thể khiêu khích Trung Quốc, một nước lớn, một nước XHCN đă ủng hộ và giúp đỡ ḿnh trong cuộc chiến tranh cứu nước vừa qua? Thực tế là quân dân Việt Nam khi đó đă phải chống lại một cuộc chiến tranh biên giới to lớn để bảo vệ biên cương tổ quốc.
Làm việc với đại diện Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă đồng t́nh với đề xuất của GS Phan Huy Lê rằng phải đưa mạnh dạn, đầy đủ hơn nữa những tài liệu về Hoàng Sa, Trường Sa đă được kiểm chứng vào sách giáo khoa để giáo dục thế hệ trẻ.
Theo tôi, không chỉ đưa vào sách giáo khoa những sự thật lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay cả cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng cần được nhắc đến đầy đủ. Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những ǵ mà ông cha đă làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống . Tôi muốn nhấn mạnh rằng: ta tôn trọng lịch sử, ṣng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù. Chúng ta biết sự thật, để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay.
Tôi ủng hộ con đường ngoại giao khôn ngoan, mềm mỏng, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế. Kinh nghiệm trong đấu tranh, né tránh hay im lặng đều không có lợi, v́ như vậy chúng ta không làm rơ được sự thật, phải trái, đúng sai, có khi c̣n khuyến khích đối phương, khiến họ cho rằng ta yếu thế và ngày càng lấn tới. Tuy nhiên không b́nh tĩnh cân nhắc trong ứng xử cũng sẽ khiến cho t́nh h́nh thêm phức tạp, không có lợi cho sự nghiệp.
Vậy bài học rút ra từ quá khứ mất mát của chúng ta là ǵ đây? Việt Nam là một dân tộc ḥa hiếu. Xưa đến nay, ta rất chú trọng xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc dù trong lịch sử hai nước đă có bao lần xung đột. Trong t́nh h́nh hiện nay, chúng ta cần một môi trường ḥa b́nh, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và cần những bạn bè tốt để hợp tác nên Việt Nam càng coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc – một nước lớn đang có những bước phát triển thần kỳ.
Nhưng như bất cứ dân tộc nào, chủ quyền quốc gia đối với Việt Nam là thiêng liêng và chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ bằng mọi giá, đồng thời chúng ta chủ trương mọi tranh chấp lănh thổ được giải quyết bằng phương pháp ḥa b́nh, có sự tôn trọng lẫn nhau.
Trong đấu tranh, chúng ta đă làm đúng theo lời dạy của Bác Hồ: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, luôn giữ vững lập trường nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nhưng vẫn linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược.
Tôi tin vào sức mạnh của chính nghĩa, của lẽ phải, tin vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân và tin ở sự đồng t́nh và ủng hộ của nhân dân thế giới. Ta cần hành động theo tinh thần đó. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng sẽ khó để bảo vệ chủ quyền nếu đất nước không có nội lực, không có nền tảng vững chắc về kinh tế, chính trị, an ninh quốc pḥng với đoàn kết dân tộc mạnh mẽ. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta cần phấn đấu.
Lan Hương (ghi)
*
* *
Trung tướng Khuất Duy Tiến (*): Thiếu quân chủ lực vẫn đánh thắng
Khi Trung Quốc tràn sang (với vũ khí hiện đại như xe tăng, máy bay), ta chỉ có Sư 3 Sao Vàng là chủ lực, c̣n lại là dân quân… Thời điểm đó quân chủ lực đang chiến đấu ở Campuchia. Trung Quốc nghĩ rằng ta không có quân chủ lực th́ có thể sẽ đánh nhanh, thắng nhanh. Song, tinh thần chiến đấu ư thức giữ vững độc lập chủ quyền của người dân Việt Nam rất cao, nên đă chặn đứng quân Trung Quốc ở biên giới. Chỉ là dân quân địa phương mà đánh như vậy, khi gặp lực lượng chủ lực th́ sao? Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đă dạy chúng ta rằng, phải giữ lấy chủ quyền dân tộc, quốc gia nhưng phải tỉnh táo, khéo léo chớ gây ra chiến tranh. Tôi nghĩ rằng, trong năm nay hoặc sang năm phải có cuộc hội thảo xác định rơ cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979 là xâm lược Việt Nam, những chiến sĩ, người dân đă hy sinh trong chiến đấu để bảo vệ tổ quốc trong cuộc chiến này phải được công nhận là anh hùng, liệt sỹ. Dân tộc Việt Nam là dân tộc đời đời, bất di bất dịch nguyên tắc giữ vững toàn vẹn lănh thổ. Đó là bài học mà từ già đến trẻ đều phải nhớ. Dân tộc độc lập th́ mới tạo dựng được cuộc sống như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đă nói là không ǵ quư hơn độc lập tự do. Để giữ được điều đó, về đối nội phải giáo dục cho người dân ḷng yêu nước, luôn xây dựng đất nước như mục tiêu chúng ta đă đưa ra xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, xă hội dân chủ văn minh. Về đối ngoại th́ thật khôn khéo, tỉnh táo, “lưỡi gươm thật sắc, nhưng bao giờ cũng phải sẵn sàng”. Làm sao cho thế giới hiểu, và đồng t́nh, giúp đỡ chúng ta. Làm sao cho họ thấy chúng ta là tấm gương độc lập tự do dân chủ, yêu chuộng ḥa b́nh, xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
H.Vũ (ghi)
(*) nguyên Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc pḥng), Tư lệnh Quân đoàn 3
*
* *
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Trung Quốc phải thừa nhận
Việc xảy ra cuộc chiến tranh biên giới 17/2/1979 do Tung Quốc phát động, nguyên nhân chủ yếu là do phía Trung Quốc. Họ xứng đáng nhận sự lên án mạnh mẽ. Bởi v́ dù cho có bất đồng quan hệ hai nước, TQ không thể mang quân đi đánh một nước láng giềng, từng là đồng minh của Trung Quốc, với một câu nói của Đặng Tiểu B́nh là “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Suốt 35 năm qua, Trung Quốc không lúc nào ngừng tuyên truyền trong nội bộ họ về cuộc chiến tranh biên giới. Các bài báo, các tác phẩm văn học, các tác phẩm điện ảnh… đều nêu lên một điều là họ đă thắng lớn trong cuộc chiến đó.
Nhưng riêng năm nay, đúng ngày 4.1.2014, mạng Nhân dân Trung Quốc lần đầu tiên đăng một bài viết “Cuộc đánh trả tự vệ thảm liệt năm 1979: Quân đội Trung – Việt trong 19 ngày đều bị tổn thất và thương vong 5 ngh́n người”. Sau đó bài này được mạng Phượng Hoàng đăng lại. Tức là lần đầu tiên Trung Quốc thừa nhận rằng trong cuộc chiến tranh cách đây 35 năm trong 20 ngày đầu tiên tổn thất về người của cả hai bên là như nhau, khác hoàn toàn với quan điểm trước đó là Trung Quốc đă thắng cuộc chiến tranh đó.
Như vậy, đấy là sự thực mà trước đây họ che giấu nhân dân Trung Quốc, và họ cuối cùng phải thừa nhận rằng đây là cuộc chiến tranh rất đẫm máu.
H. Phan (ghi)
*
* *
Đạo diễn Trần Văn Thủy: Luận về cuộc chiến, cần sự ngay thẳng
Năm 1978, trở về từ Liên Xô sau khóa học về đạo diễn, ông Trần Văn Thủy được giao làm phim về cuộc chiến tranh biên giới. Bộ phim có tên Phản Bội, được giải Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1986. Ông chia sẻ:
Từ khoảng tháng 3/1978, đă bắt đầu có những dấu hiệu bất đồng. Linh tính mách bảo tôi: chiến tranh sẽ xảy ra, thời điểm đó có những vấn đề khác nổi lên như “nạn kiều”, Bắc Luân.. Tất cả các nhà làm phim tài liệu trong Nam ngoài Bắc đều được đưa lên vùng biên giới.
T́nh h́nh xấu đi rất nhanh và cuộc chiến đă xảy ra. Tôi được phân công làm bộ phim tài liệu rất dài, gần 3 tiếng, dài nhất trong lịch sử phim tài liệu Việt Nam, sau này được đặt tên là Phản Bội.
Nỗi mất mát đau đớn của đồng bào 6 tỉnh phía bắc… Với số đông người Việt Nam, họ sững sờ và kinh hoàng không thể tưởng tượng được. Từ Lào Cai sang Cao Bằng, Lạng Sơn… chúng tôi đă chứng kiến và lắng nghe những câu chuyện vô cùng đau đớn. Luận bàn về cuộc chiến này cần nhiều giấy mực, thời gian và cả sự ngay thẳng.
Tính từ thời điểm đó đến nay đă mấy chục năm, nhưng vết đau ấy vẫn không thể xóa. Nếu ngày hôm nay, v́ bất cứ lư do ǵ, mà ta lăng quên đi những con người đă ngă xuống trong một cuộc chiến cực kỳ vô lư và tàn bạo ấy, sẽ là một tội lỗi vô cùng lớn. Tôi đă nói điều này trong cuốn Chuyện nghề của Thủy.
Bộ phim Phản bội khi đó được đón nhận hào hứng. Vào thời điểm đó, nó phù hợp với thái độ của người dân Việt Nam về chuyện chủ quyền đất nước, và sự phẫn nộ với cuộc chiến tàn bạo. Người xem bất ngờ và đồng t́nh về sự hấp dẫn, độ chính xác về lịch sử và những vấn đề đặt ra. Có thể nói trong tất cả những bộ phim của tôi chưa từng làm có sự đồng thuận của tất cả mọi người, mọi cấp như thế. Bộ phim đă được chiếu rất nhiều lần, ở nhiều nơi, được nhận giải vàng Liên hoan phim Việt Nam 1980.
H. Hường (ghi)
Theo TuanVietnam
|
|
sontunghn
member
REF: 671805
02/17/2014
|
Mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ Việt - Trung và chiến tranh biên giới tháng hai năm 1979
Nguyễn Thị Mai Hoa
Theo Văn hóa Nghệ An
Trong những năm đầu sau ngày giải phóng miền Nam Việt Nam (1975), Trung Quốc là nước tiếp tục giúp đỡ, viện trợ cho Việt Nam. Theo một logic thông thường, lư ra sự hợp tác, quan hệ truyền thống giữa hai nước càng phải được củng cố, phát triển. Tuy nhiên, từ giữa năm 1975, do nhiều nguyên nhân lịch sử, chính trị.... quan hệ Việt Nam - Trung Quốc rạn nứt và trở nên không b́nh thường, rơi vào t́nh trạng thường xuyên căng thẳng dẫn đến đến đối đầu, xung đột với sự kiện đỉnh cao là cuộc tấn công của Trung Quốc dọc theo biên giới phía Bắc Việt Nam (2-1979).
1- “Khoảng lặng” trong quan hệ Việt - Trung
Sau năm 1975, điều bất thường là quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bắt đầu bộc lộ nhiều “lỗ hổng” và mang dáng vẻ lạnh nhạt. Dường như không phải ngẫu nhiên mà đúng lúc Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tại Bắc Kinh, tờ Nhân dân nhật báo ngày 18-9-1975 đă đăng 6 ảnh lớn về các đơn vị quân đội Trung Quốc ở Hoàng Sa[1]. Tương tự, một ngày sau khi phái đoàn Việt Nam rời khỏi Trung Quốc, các bức ảnh lớn về Hoàng Sa tiếp tục xuất hiện trong những tờ báo uy tín tại Bắc Kinh. Nh́n chung, chuyến thăm Bắc Kinh tháng 9-1975 của Lê Duẩn được các nhà quan sát coi như một thất bại chính trị - ngoại giao[2], bởi mặc dù được tiếp đón có vẻ như trọng thị, song phái đoàn đă rút ngắn thời gian lưu lại tại Bắc Kinh và đă không mở tiệc chiêu đăi để cảm tạ ḷng hiếu khách của người Trung Hoa như vẫn thường thấy trong thông lệ ngoại giao. Phái đoàn đă rời Bắc Kinh đúng hai ngày trước khi kỷ niệm ngày Quốc khánh Trung Quốc (1-10), mà không đưa ra bất cứ một phát biểu hoặc thông cáo nào về cuộc viếng thăm. Tiếp đó, ngày 26-11-1975, sau khi Đoàn Việt Nam kết thúc chuyến thăm hữu nghị Liên Xô, tờ Quang minh nhật báo có bài viết về Hoàng Sa và Trường Sa với lời báo động không giấu giếm: "Một số đảo vẫn chưa trở về trong tay nhân dân Trung Hoa… Tất cả các đảo thuộc về Trung Hoa đều phải trở về lănh thổ của Tổ quốc"[3].
Tuy hai nước c̣n cố gắng kiềm chế, tránh xung đột, nhưng từ giữa những năm 1976, quan hệ Việt - Trung đă xấu đi rất nhanh chóng với các tranh căi liên quan đến vấn đề biên giới, vấn đề người Việt gốc Hoa và đặc biệt về vai tṛ của Liên Xô trong các vấn đề thế giới, khu vực. Trong bài phát biểu của Lê Duẩn tại Hội nghị lần thứ 25 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (họp từ ngày 24-9 đến 24-10-1976) xuất hiện những cụm từ nhiều hàm ư: “Ta thắng là nhờ có sự giúp đỡ tích cực của Liên Xô, Trung Quốc, của phe ta, của thế giới, Liên Xô và Trung Quốc giúp ta rất nhiều. Không có sự giúp đỡ của họ ta khó ḷng thắng được. Ta phải luôn luôn biết ơn Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác đă giúp ta; ta nói cho con cháu ta măi măi nhớ ơn họ. Nhưng chúng ta phải độc lập, tự chủ bởi v́ trong quan hệ quốc tế, mỗi nước có lập trường riêng do vị trí và quyền lợi mỗi nước một khác, cho nên giữa các nước anh em, khó có sự nhất trí với nhau, có khi về những vấn đề rất quan trọng đối với một nước trong phe, cũng không nhất trí được”[4].
Tháng 2-1977, Trung Quốcngỏ ư với Việt Nam rằng, không sẵn sàng cung cấpviện trợ cho Việt Nam trong công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh[5].
Cũng vào thời kỳ này, biên giới Việt Nam - Campuchia liên tục có xung đột. Chính phủ Việt Nam không dưới một lần đề nghị Trung Quốc giúp đỡ dàn xếp, mong muốn thông qua hợp tác với Trung Quốc tác động tới phía Campuchia, song Trung Quốc đă im lặng. Việc Trung Quốc từ chối ủng hộ Việt Nam trong việc t́m kiếm các phương thức giải quyết căng thẳng biên giới với Campuchia càng cho thấy những vết nứt sâu hơn trong quan hệ hai nước. Điều đáng chú ư là trong thời điểm phức tạp, nhạy cảm của quan hệ Việt Nam - Campuchia, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hoàng Hoa đă chính thức phát biểu (30-7-1977): “Chúng tôi ủng hộ lập trường chống đế quốc xét lại Liên Xô của Campuchia... và sẽ không thể ngồi nh́n bất cứ sự can thiệp nào đối với chủ quyền Campuchia hoặc thèm khát lănh thổ nào bởi đế quốc xă hội. Chúng tôi sẽ ủng hộ Campuchia trong cuộc đấu tranh và có các hành động nhằm bảo vệ lănh thổ, chủ quyền quốc gia Campuchia bằng mọi sự giúp đỡ có thể”[6]. Ngầm sau lời tuyên bố đó, người ta dễ dàng nhận thấy ẩn ư “chống lưng” của Ban lănh đạo Trung Quốc đối với tập đoàn Polpot-Iêngxari.
Ngày 20-11-1977, Lê Duẩn sang thăm Trung Quốc một lần nữa. Đây được coi như một nỗ lực nhằm hàn gắn những vết rạn nứt trong quan hệ với Trung Quốc, thực hiện việc cố gắng cân bằng quan hệ giữa Việt Nam - Liên Xô; Việt Nam - Trung Quốc. Tuy nhiên, giới quan sát nhận thấy rằng, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam Lê Duẩn đă được đón tiếp với một thái độ vừa phải (nếu không muốn nói là lạnh nhạt), trái ngược với sự trọng thị và nồng nhiệt được dành cho Polpot trước đó một tháng[7]. Chuyến viếng thăm Trung Quốc lần này của Lê Duẩn chẳng những không làm cho quan hệ hai nước ấm lên, mà bộc lộ những bất đồng mới. Trong cuộc hội đàm giữa Lê Duẩn và Hoa Quốc Phong, mặc dù hai bên đều tránh nói đến một vấn đề tế nhị trong quan hệ hai nước là những tranh chấp về Hoàng Sa, Trường Sa, song sự khác biệt về quan điểm đối với việc nh́n nhận thế giới, chiến tranh và ḥa b́nh… đă bộc lộ ngày càng rơ. Lê Duẩn bày tỏ quan điểm không tham gia vào cuộc tranh căi Trung - Xô thông qua việc "chân thành cảm ơn Liên Xô và các nước xă hội chủ nghĩa khác về sự nhiệt t́nh, giúp đỡ to lớn đối với Việt Nam". Không khí có vẻ căng thẳng hơn, khi Lê Duẩn đề nghị những nhà lănh đạo Trung Quốc yêu cầu Campuchia Dân chủ chấp nhận một giải pháp cho cuộc xung đột trên tuyến biên giới Tây Nam, nhưng Trung Quốc đă không mấy mặn mà. Cuối cùng, giống như chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 9-1975, Lê Duẩn cũng đă ra về mà không mở tiệc khoản đăi “những người Trung Hoa anh em”.
Về phía Trung Quốc, từ cuối năm 1977, các văn kiện của Quân khu Quảng Châu luôn nhấn mạnh tinh thần "phải chuẩn bị các mặt để đánh Việt Nam", tuyên truyền: "Việt Nam là tay sai của Liên Xô, có tham vọng xâm lược Campuchia, Lào, chiếm Đông Nam Á, thực hiện bá quyền khu vực, phải đánh cho bọn xét lại Việt Nam, không đánh là không thể được và phải đánh lớn. Việt Nam là tiểu bá ở châu Á, xâm lược Campuchia, xua đuổi người Hoa"[8]. Tháng 1-1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng yêu cầu các nước xă hội chủ nghĩa giúp đỡ giải quyết cuộc xung đột Việt Nam - Campuchia. Một lần nữa Trung Quốc không đáp ứng. Trong khi đó, tháng 1-1978, Bà Đặng Dĩnh Siêu, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc sang thăm Phnompenh và kư một hiệp định xúc tiến viện trợ quân sự cho Campuchia Dân chủ, bắt đầu chuyển vũ khí đến Campuchia. Thậm chí, trong chuyến thăm, bà Đặng Dĩnh Siêu đă tuyên bố, Trung Quốc sẽ không tha thứ cho một cuộc tấn công nào vào liên minh của họ (ngụ ư ám chỉ Việt Nam đă rơ, mặc dù không nêu đích danh).
2- Những đợt sóng mới
Sự rạn nứt trong quan hệ Việt - Trung trở nên sâu sắc và chuyển dần sang trạng thái căng thẳng, xung đột thể hiện qua hàng loạt sự kiện rắc rối khác, mà trước tiên là vấn đề người Việt gốc Hoa.
So với các khu vực khác trên thế giới, Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) là nơi có số lượng tương đối lớn Hoa kiều làm ăn, sinh sống, "lên tới hơn 20 triệu người (năm 1978)"[9]. Ở Việt Nam có khoảng 1,2 đến 2 triệu người Hoa đến lập nghiệp từ lâu đời, là một trong những thế lực kinh tế mạnh mẽ, nhất là ở miền Nam Việt Nam. Hoa kiều được gọi là “đội quân thứ năm” trong chính sách tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực.
Người Hoa là một bộ phận cùng hợp thành cộng đồng dân tộc Việt Nam với 54 dân tộc thống nhất trong đa dạng. Cư dân người Hoa ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm ngôn ngữ Hán của ngữ hệ Hán – Tạng[10]. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII, XIX, quy chế đối với người Hoa ở Việt Nam không khác ǵ so với cư dân thuộc các cộng đồng dân tộc khác[11]. Trong chiến tranh và xây dựng đất nước thời b́nh, người Hoa đă “đồng cam cộng khổ”, sát cánh cùng các dân tộc Việt Nam.
Về phía Trung Quốc, trước năm 1949, Trung Quốc yêu cầu tất cả các Hoa kiều tiếp tục giữ quy chế công dân Trung Quốc, hoặc có hai quốc tịch. Điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc đ̣i duy tŕ quyền lănh ngoại (quyền có thể can thiệp vào nước khác để bảo vệ kiều dân của ḿnh). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á đă đưa ra những đạo luật hạn chế các hoạt động của người Hoa, đặc biệt là hạn chế quy chế hai quốc tịch. Năm 1950, theo sáng kiến của Chu Ân Lai, Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa chính thức từ bỏ yêu sách về quyền lănh ngoại, coi như là sự chấp nhận những nguyên tắc b́nh đẳng giữa các quốc gia.
Năm 1955, ở miền Bắc Việt Nam, theo thỏa thuận của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, "người Hoa cư trú ở miền Bắc Việt Nam phải được đặt dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam"[12], sau dần dần chuyển thành công dân Việt Nam, được hưởng những quyền lợi như người Việt Nam và tự nguyện nhận quốc tịch Việt Nam. Cho đến năm 1975, giữa Việt Nam - Trung Quốc không có bất cứ một bất đồng nào trong vấn đề người Hoa ở miền Bắc Việt Nam. C̣n ở miền Nam Việt Nam, từ năm 1956, dưới Chính quyền Ngô Đ́nh Diệm, Hoa kiều đă gia nhập quốc tịch Việt Nam để có điều kiện dễ dàng làm ăn, sinh sống[13].
Tháng 4-1978, Việt Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam. Vấn đề người Hoa được Trung Quốc nêu lên. Trung Quốc coi việc Việt Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp, động chạm tới người Hoa ở một số thành phố lớn miền Nam như một sự công khai thách đố chính sách bảo vệ Hoa kiều hải ngoại mà Trung Quốc vừa công bố[14]. Một phong trào đ̣i lấy quốc tịch Trung Quốc trong người Hoa ở Việt Nam được dấy lên. Trung Quốc đưa ra chính sách "đoàn kết với giai cấp tư sản Hoa kiều", kêu gọi chống lại chính sách "bài Hoa" của Việt Nam; đồng thời, loan truyền trong cộng đồng người Việt, gốc Hoa những luận điệu kích động[15]về một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi giữa Việt Nam - Trung Quốc, gây tâm lư hốt hoảng trong quần chúng người Hoa. Do sự khuyến khích đó của Trung Quốc và với sự im lặng đồng t́nh ngầm của Việt Nam muốn tống xuất hiểm họa của "đội quân thứ năm", trong năm 1978, các ḍng người Hoa ở Việt Nam ồ ạt kéo về Trung Quốc[16]. Ngày 30- 4-1978, Chủ nhiệm Văn pḥng Hoa kiều vụ đă phát biểu bày tỏ "sự quan tâm đối với hiện tượng Hoa kiều ở Việt Nam về nước hàng loạt", hứa hẹn "sẽ sắp xếp thích đáng cho những Hoa kiều đă trở về một cách vội vàng". Để thu hút sự chú ư của dư luận thế giới về t́nh trạng "nạn kiều", Trung Quốc lập ra các trạm đón tiếp dọc theo biên giới hai nước, tuyên bố sẽ gửi hai tầu chuyên chở sang Việt Nam để đón "nạn kiều" về nước, nói trắng ra rằng, tàu Trung Quốc sang Việt Nam không phải để đón người Hoa, người Việt gốc Hoa, hay Hoa kiều muốn đi Trung Quốc", mà đón "nạn kiều"[17].Tháng 5-1978, Trung Quốc đơn phương đưa tàu sang đón người Hoa về Trung Quốc[18]. Ngày 12-7-1978, Trung Quốc đóng cửa biên giới Việt Nam – Trung Quốc, làm cho hàng vạn người Hoa muốn đi Trung Quốc bị kẹt lại, tạo nên t́nh trạng mất an ninh ở khu vực biên giới. Đến khi các đợt ra đi của người Hoa trở nên ồ ạt, Trung Quốc lại đưa ra điều kiện là người Hoa muốn về Trung Quốc phải chính thức xin giấy phép hồi hương do Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội cấp, cần có hộ chiếu xuất cảnh của Chính quyền Việt Nam. Trung Quốc chỉ đón nhận những “nạn kiều người Hoa” đang bị Chính quyền Việt Nam ngược đăi, chứ dứt khoát không nhận về “người Việt gốc Hoa”, hay người Hoa có quốc tịch Việt Nam. Cũng cần nói thêm rằng, trong khi Trung Quốc khêu lên vấn đề bảo vệ Hoa kiều một cách mạnh mẽ, th́ ở Campuchia, do chính sách khủng bố trong nước của Chính quyền Campuchia, hàng vạn Hoa kiều chạy khỏi Campuchia, song Trung Quốc đă không có bất cứ một động thái phản đối nào.
Sự ra đi đông đảo của cư dân người Hoa đă làm cho t́nh trạng kinh tế tại các vùng biên giới phía Bắc Việt Nam trở nên tồi tệ. Hàng vạn người Hoa vội vă bỏ nhà cửa, chuẩn bị “hồi hương” đă phá hoại nghiêm trọng nền kinh tế nhỏ trong các hộ gia đ́nh, làm tăng thêm t́nh trạng khan hiếm hàng hoá tiêu dùng một cách gay gắt, đánh mạnh vào nền kinh tế Việt Nam vốn đă khủng hoảng. Vấn đề người Hoa ở Việt Nam và phong trào đ̣i trở lại quốc tịch Trung Quốc đă làm mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc trở nên phức tạp. Đây là một trong những nguyên nhân làm căng thẳng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sau năm 1975.
Việc Trung Quốc đơn phương cắt viện trợ cho Việt Nam là một trong những nguyên nhân tiếp theo làm cho sự căng thẳng trong quan hệ Việt - Trung ngày càng gia tăng. Ngày 12-5-1978, Bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi Công hàm cho Đại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc thông báo quyết định cắt 21 dự án ở Việt Nam, với lư do là để chuyển các khoản tiền cùng vật chất trong các dự án này cho người Hoa hồi hương sinh hoạt và lao động sản xuất. Sau đó, Chính phủ Trung Quốc đă gửi Chính phủ Việt Nam Công hàm ngày 30-5-1978 hủy bỏ thêm thêm 51 dự án khác[19], cũng với lư do cách đối xử của Chính phủ Việt Nam đối với người Hoa là gánh nặng tài chính cho Trung Quốc, do Trung Quốc phải giải quyết vấn đề người Hoa nhập vào Trung Quốc từ Việt Nam[20]. Chỉ trong tháng 5-1978, Trung Quốc đă cắt 72 trong số 111 công tŕnh viện trợ[21],gây cho Việt Nam nhiều khó khăn trong lĩnh vực kinh tế. Ngày 3-7-1978, Trung Quốc gửi thêm một công hàm nữa cho Chính phủ Việt Nam thông báo chấm dứt mọi trợ giúp kinh tế, kỹ thuật[22]và rút tất cả các chuyên gia Trung Quốc đang làm việc ở Việt Nam về nước[23].Ngày 22-12-1978, Trung Quốc đơn phương hủy bỏ việc chuyên chở trên tuyến đường sắt liên vận từ Hà Nội đến Bắc Kinh. Lư giải việc cắt toàn bộ viện trợ, ngoài lư do v́ “gánh nặng rất lớn về tài chính của Trung Quốc trong việc sắp xếp sản xuất và đời sống cho nạn kiều”[24], Trung Quốc c̣n đưa thêm lư do “Việt Nam ngày càng chống Trung Quốc, bài Hoa một cách nghiêm trọng, phá hoại các điều kiện tối thiểu nhất để các chuyên gia Trung Quốc tiếp tục công tác tại Việt Nam”[25], nên “Chính phủ Trung Quốc mới buộc phải quyết định ngừng viện trợ kinh tế, kỹ thuật cho Việt Nam, điều cán bộ Trung Quốc ở Việt Nam về nước”[26]. Cần lưu ư rằng, từ chối viện trợ cho Việt Nam với lư do “gánh nặng kinh tế giải quyết vấn đề người Việt gốc Hoa”, nhưng trong dịp Vương Thượng Vĩnh, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đến Phnôm Pênh đàm phán với Son Sen (2-1976), những nhà lănh đạo Trung Quốc đă kư viện trợ quân sự cho Campuchia một khoản tiền không hề nhỏ, trị giá 226 triệu nhân dân tệ (tương đương 1,5 tỷ USD) trong ba năm (1976-1978)[27].
Cắt viện trợ cho Việt Nam vào thời điểm Việt Nam mới ra khỏi khói lửa chiến trường, đang nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, kiến thiết đất nước và gồng ḿnh bảo vệ tuyến biên giới Tây Nam, quả thật, Trung Quốc đă giáng một “đ̣n chí tử” có tính toán vào nền kinh tế của Việt Nam đang trong thời kỳ bấp bênh, khiến Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với những thử thách mới.
Cùng với việc đơn phương cắt bỏ mọi khoản viện trợ mà hai bên đă kư kết, Trung Quốc hủy bỏ hiệp ước về lănh sự. Ngày 17-6-1978, Trung Quốc yêu cầu các lănh sự quán Việt Nam ở Côn Minh, Quảng Châu và Nam Ninh phải dời về nước. Quan hệ Việt - Trung tiếp tục đi xuống một bước.
Đi kèm với vấn đề người Hoa,“câu chuyện Campuchia” tiếp tục là một nhức nhối mới trong quan hệ Việt - Trung.
Ngay từ giữa những năm 60 (XX), các nhà lănh đạo Trung Quốc đă có kế hoạch nắm trọn vấn đề Campuchia, phục vụ mục đích tạo vùng ảnh hưởng của ḿnh tại khu vực Đông Nam Á, sau khi nhận thấy “những biểu hiện bướng bỉnh” của Việt Nam đi chệch quỹ đạo mà Trung Quốc muốn sắp đặt. Từ năm 1973, Ban lănh đạo Trung Quốc đă có chỉ thị: "Bề ngoài ta đối xử tốt với họ (Việt Nam - TG) như đối xử với đồng chí ḿnh, nhưng trên tinh thần phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta"[28].Nói như nhà báo Gareth Porter (tờ Dân tộc, New York), th́ “Campuchia đóng vai tṛ trung tâm trong chiến lược của Trung Quốc, nhằm bao vây ảnh hưởng của Việt Nam tại Đông Nam Á”[29]. Thực hiện kế hoạch nắm Campuchia, Trung Quốc tăng cường viện trợ cho Campuchia Dân chủ. Theo tính toán của nhà nghiên cứu D.R.SarDesai, “từ năm 1975-1978, Trung Quốc cung cấp cho Campuchia súng đại bác, súng cối, súng bazoca, súng đại liên, súng trung liên, vũ khí các loại, xe cộ và xăng đầu đầy đủ để trang bị cho đội quân 200.000 người. Trung Quốc cũng viện trợ cho Campuchia một khoản tiền rất lớn. Thêm vào đó, Trung Quốc đă gửi khoảng 10.000 cố vấn và chuyên gia quân sự sang Campuchia để hỗ trợ và rèn luyện quân đội Pôn Pốt”[30]. Nhà báo Marish Chandona[31] cung cấp một thông tin: Nếu tháng 7-1977, Campuchia chỉ có 6 sư đoàn, th́ vào tháng 1-1978, Campuchia có 25 sư đoàn, Trung Quốc đă cung cấp vũ khí để lập ra 19 sư đoàn mới trong ba năm[32].
Những năm 1975-1976, Trung Quốc vẫn c̣n muốn giữ quan hệ, duy tŕ ảnh hưởng của ḿnh tại Việt Nam, muốn Việt Nam đứng về phía ḿnh để chống Liên Xô, giảm ảnh hưởng của Liên Xô tại Việt Nam và vùng Đông Nam Á; do vậy, Trung Quốc vẫn đóng vai tṛ trung gian hoà giải khi những cuộc đụng độ quân sự giữa Việt Nam và Campuchia mới bắt đầu diễn ra. Nhưng từ đầu năm 1977 trở đi, khi quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia trở nên gay gắt, rồi dẫn đến tan vỡ ngoại giao vào cuối năm 1977 và tiếp diễn chiến tranh trong năm 1978, quan hệ Việt – Trung cũng chuyển sang một t́nh trạng xấu hơn, phức tạp hơn, nhất là khi Trung Quốc ủng hộ cả chính trị, lẫn quân sự cho chế độ Khơme Đỏ.Từ tháng 9 đến tháng 10-1977, Pôn Pốt có chuyến thăm dài ngày tới Trung Quốc, nhằm thắt chặt thêm quan hệ liên minh được thiết lập. Sau chuyến thăm này, tháng 12-1977, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Đông Hưng đă tới thăm Campuchia và đi thị sát những vùng gần biên giới Việt Nam. Tuyên bố của Phó Thủ tướng Uông Đông Hưng cũng mạnh mẽ hơn và đầy hàm ư: “Không một lực lượng nào có thể đứng cản trở quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Campuchia, hai nước sẽ là đồng chí với nhau măi măi”[33]. Tháng 3-1978, các kỹ sư Trung Quốc xây dựng lại đường xe lửa Konpongthom - Phnôm Pênh và ở lại tại chỗ sau khi sửa xong. Ngày 12-7-1978, lần đầu tiên, tờ Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, công khai buộc tội Việt Nam “t́m cách sáp nhập Campuchia vào một Liên bang Đông Dương dưới sự thống trị của Việt Nam”[34]. Ngày 4-11-1978 (một ngày sau khi Việt Nam và Liên Xô kư Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa hai nước có giá trị 25 năm), Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Uông Đông Hưng đi Phnôm Pênh để tỏ sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với chính sách của Campuchia[35]. Theo Cơ Bằng Phi, th́ đó là sự trả lời trực tiếp của Trung Quốc đối với việc kư Hiệp ước Việt - Xô. Tháng 1-1979, Việt Nam đưa quân vào Campuchia, lật đổ chế độ Pôn Pốt và đối với Trung Quốc, "việc không thể chấp nhận được đă thành sự thật"[36]. Một thời gian ngắn sau khi Phnompenh bị thất thủ, tờ Nhân dân Nhật báo (27-1-1979) đă có bài viết, trong đó chứa nhiều hàm ư: “Sự thất thủ của Phnompenh không có nghĩa là chiến tranh chấm dứt mà chỉ là khởi đầu”. Nói một cách cụ thể hơn, đối với Trung Quốc, "vấn đề Campuchia đóng vai tṛ vật xúc tác để đẩy các quan hệ với Việt Nam vượt quá một điểm không thể nào quay trở lại được nữa"[37].
Campuchia bị mất, Thái Lan trở nên một địa bàn quan trọng để Trung Quốc có thể tiếp tục giúp đỡ cho Khơme Đỏ. Tháng 1-1979, Đặng Tiểu B́nh bí mật cử Uỷ viên Bộ Chính trị Gừng Giao cùng Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Niệm Long khẩn cấp sang Bangkok, hội đàm với Thủ tướng Thái Lan Kriangsak tại căn cứ không quân Utapao. Thái Lan lúc này không c̣n giữ thái độ trung lập nữa, đồng ư để Trung Quốc sử dụng lănh thổ của ḿnh làm nơi tiếp tế cho Khơme Đỏ. Đồng thời, trước sự vận động của Trung Quốc, sau hơn mười năm vắng bóng trên chính trường, ông Hoàng Sihanouk xuất hiện, đại diện cho Campuchia đọc diễn văn trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, yêu cầu Đại hội đồng ra nghị quyết buộc Việt Nam phải rút quân ra khỏi Campuchia[38].
Trong thời gian này, bên cạnh những khúc mắc như đă nói ở trên, xung đột biên giới trên bộ và tranh chấp chủ quyền trên biển Đông là một trong biểu hiện cụ thể, tập trung nhất trạng thái bất b́nh thường trong quan hệ Việt - Trung, nó đẩy quan hệ Việt - Trung rơi xuống nấc thấp nhất.
Với Trung Quốc, Việt Nam có đường biên giới đất liền dài khoảng 1.406 km, từ ngă ba biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Lào đến bờ biển vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh – Quảng Đông), đi qua 7 tỉnh biên giới phía Việt Nam, tiếp giáp với hai tỉnh phía Trung Quốc[39]. Đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là đường biên giới thực tế lịch sử, đến cuối thế kỷ XIX đă trở thành đường biên giới pháp lư (được luật pháp quốc tế thừa nhận). Theo R.V.Pretcot th́ đây là "một trong những biên giới được xác định tốt nhất trong khu vực"[40].
Từ giữa năm 1975, t́nh h́nh biên giới Việt Nam - Trung Quốc trở nên căng thẳng do những hoạt động vũ trang từ phía Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ngày càng xấu đi với những xung đột ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại khu vực Cao Bằng - Lạng Sơn vào cuối năm 1976. Tháng 3-1977, Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đàm phán về vấn đề biên giới Cao Lạng - Quảng Tây. Đoàn Việt Nam yêu cầu bàn biện pháp chấm dứt các vụ vi phạm biên giới quốc gia và trở lại đường biên giới lịch sử, trong khi đó, Đoàn Trung Quốc chỉ đề nghị bàn biện pháp ngăn ngừa xung đột, giữ nguyên trạng trong khi chờ Chính phủ hai nước đàm phán giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Từ năm 1978 đến đầu năm 1979, mức độ xâm phạm lănh thổ, vũ trang khiêu khích biên giới Việt Nam của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt, từ tháng 7-1978, Trung Quốc đă sử dụng hành động này phục vụ cho mục đích công khai và chuẩn bị tạo cớ, gây cuộc tấn công dọc theo toàn tuyến biên giới Việt Nam. Theo thống kê của Việt Nam, công bố trong Bị vong lục của Bộ Ngoại giao nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 15-2-1979, số vụ xâm phạm vũ trang của Trung Quốc vào lănh thổ Việt Nam năm 1978 là 583 vụ, tháng 1 và những tuần lễ đầu tháng 2-1979 tăng lên 230 vụ[41]. Cùng với những hoạt động vũ trang trên vùng biên giới đất liền với quy mô ngày càng rộng lớn, nhịp độ ngày càng tăng, Trung Quốc c̣n cho máy bay chiến đấu xâm phạm vùng trời, cho tầu thuyền xâm phạm vùng biển của Việt Nam. Trong năm 1978, đă cho trên 100 lượt máy bay xâm phạm vùng trời và 481 lượt tầu thuyền hoạt động khiêu khích trên vùng biển Việt Nam[42].
Trên biển Đông, vấn đề tranh chấp quan trọng nhất của Trung Quốc đối với Việt Namliên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 10-9-1975, phía Trung Quốc gửi công hàm cho Việt Nam Dân chủ cộng ḥa khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa-TG). Trong chuyến viếng thăm Trung Quốc của Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam do Lê Duẩn dẫn đầu vào tháng 9-1975, phía Việt Nam nêu vấn đề chủ quyền của ḿnh đối với hai quần đảo này. Trong cuộc gặp ngày 24-9-1975, nhà lănh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu B́nh tuyên bố rằng, phía Trung Quốc có đầy đủ chứng cứ để khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay là lănh thổ Trung Quốc, nhưng cần theo nguyên tắc hiệp thương hữu nghị để giải quyết bất đồng. Đặng Tiểu B́nh cũng bày tỏ rằng, sau này hai bên có thể thương lượng, bàn bạc. Ngày 12-5-1977, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố về lănh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm và thềm lục địa Việt Nam, bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc đă phản ứng mạnh mẽ. Ngày 30-7-1977, Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa tuyên bố: “Khi thời cơ đến chúng ta sẽ thu hồi toàn bộ quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa - TG) mà không cần phải thương lượng ǵ hết”[43].
Sau mỗi lần Trung Quốc xâm phạm lănh thổ và vũ trang khiêu khích biên giới Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam đă nhiều lần ra tuyên bố và gửi công hàm phản đối tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
3- Chuẩn bị ngoại giao và tiến hành cuộc tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam tháng 2- 1979
Song song với việc liên tục xâm phạm chủ quyền và lănh thổ của Việt Nam, Trung Quốc cũng ráo riết chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tấn công quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, tập trung những quân đoàn chủ lực lớn dọc theo biên giới Việt – Trung.Theo nguồn tin từ Cục t́nh báo Trung ương Hoa Kỳ CIA (sau này được các báo chí Mỹ tiết lộ), th́ từ giữa năm 1978, Trung Quốc đă hoàn chỉnh các phương án tác chiến, các đơn vị bộ đội Trung Quốc đă sẵn sàng mở cuộc tiến công quân sự quy mô lớn chống Việt Nam, “vấn đề c̣n lại là chỉ chờ đợi thời cơ là bật đèn xanh”[44].Trong những buổi họp của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ giữa năm 1978 - cuối năm 1978, nhiều biện pháp “trừng phạt” Việt Nam bằng quân sự được đưa ra[45]. Ngay cả thời cơ cũng được Trung Quốc tạo ra và chuẩn bị kỹ càng sau một loạt những sự kiện “nạn kiều”, “Việt Nam xâm chiếm, vũ trang khiêu khích biên giới Trung Quốc”.Cũng cần nói thêm rằng, một bước chuẩn bị quan trọng của Trung Quốc trước khi tiến hành tấn công Việt Nam là việc Trung Quốc đă kịp kư với Nhật Bản Hiệp ước hoà b́nh, hữu nghị(vào ngày 12-8-1978, có giá trị trong mười năm và sẽ tái kư sau đó), nhằm thu xếp, tạo thế cân bằng chiến lược ở khu vực Đông Bắc Á có lợi cho Trung Quốc, Trung Quốc có thể rảnh tay đối phó với Việt Nam.
Ngày 5-11-1978, Đặng Tiểu B́nh đi thăm các nước ASEAN để tập hợp lực lượng cho bước đi sắp tới về Việt Nam. Việc Việt Nam – Liên Xô kư kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác toàn diện (3-11-1978)[46]là món quà bất ngờ cho Đặng Tiểu B́nh trong chuyến đi này. Tuyên truyền rằng, việc kư Hiệp ước Việt - Xô là mối de dọa đối với các nước ASEAN, Đặng Tiểu B́nh kêu gọi thành lập Mặt trận chống Liên Xô và Việt Nam, bao gồm Trung Quốc, khối nước ASEAN để cân bằng lại quyền lợi của các nước Đông Nam Á và nói rơ quyết tâm của Trung Quốc không để khu vực Đông Nam Á rơi vào tay Việt Nam. Tại Bangkok, theo yêu cầu của Đặng Tiểu B́nh, Thái Lan đồng ư cho phép máy bay Trung Quốc quá cảnh qua vùng trời Thái Lan để đi Campuchia và trở về. “Liên minh giữa Bắc Kinh và Bangkok đă mở ra con đường ṃn Đặng Tiểu B́nh xuyên qua Thái Lan và biến Thái Lan thành một cái khoen chặn chiến lược an toàn của Trung Hoa tại Campuchia”[47].
Trong chuyến đi này, Đặng Tiểu B́nh không giấu giếm ư định dùng biện pháp quân sự để đối phó với Việt Nam. Thái độ của từng nước ASEAN có điểm khác nhau, nhưng đều cho rằng cuộc xung đột Việt Nam- Campuchia và Việt Nam - Trung Quốc là “nhân tố không ổn định đối với hoà b́nh khu vực”. Tuy nhiên, khi Việt Nam nghiêng về phía Liên Xô, các nước ASEAN cũng nhận thấy cần phải nhích hơn chút nữa về phía Trung Quốc.
Chuyến đi Mỹ của Đặng Tiểu B́nh tháng 1-1979, sau đó là tới thăm Nhật cũng là nằm trong mục đích chuẩn bị cho cuộc tấn công Việt Nam vào tháng 2-1979. Trong chuyến đi này, Đặng Tiểu B́nh đă thông báo về ư định chuẩn bị tấn công Việt Nam, mong muốn là có được sự hỗ trợ về tinh thần từ phía Mỹ. Khi tiếp xúc bí mật với Brzezinski. Đặng Tiểu B́nh tuyên bố: “Đối với Việt Nam, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối phó” và nhấn mạnh: “Các ngài nhớ kỹ một điều là những lời phát biểu của tôi trong chuyến thăm nước Mỹ sẽ hoàn toàn được chứng thực bằng những hành động”[48]. Đặng Tiểu B́nh cũng bảo đảm rằng, cuộc tấn công Việt Nam sẽ giới hạn và nhanh chóng. Chuyến đi của Đặng Tiểu B́nh sang Mỹ là một chuyến đi thành công, “Đặng Tiểu B́nh đă chuẩn bị tinh thần cho các đồng minh một cách chắc chắn rằng sẽ thực hiện sự trừng phạt như đă loan báo”[49]Hai tuần sau chuyến thăm, ngay trước khi Trung Quốc tấn công Việt Nam, Đại sứ Mỹ Malcolm kín đáo khuyến cáo Ngoại trưởng Gromutko là Liên Xô nên tự kiềm chế trong trường hợp Trung Quốc tấn công Việt Nam, để khỏi ảnh hưởng đến việc Quốc hội Mỹ sẽ thông qua Hiệp ước SALT mà Liên Xô rất mong muốn.
Trước dư luận trong nước và quốc tế, Trung Quốc công khai tuyên bố: “Việt Nam là tiểu bá theo đại bá Liên Xô”; “Trung Quốc quyết không để cho ai làm nhục”; cuộc tiến công của Trung Quốc vào Việt Nam sắp tới là nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”. Trước thái độ đó, báo chí và chính giới Mỹ không có phản ứng công khai, c̣n A.Kosyginth́ nhận định: Tuyên bố của Đặng Tiểu B́nh là một bản “tuyên bố chiến tranh với Việt Nam”.
Nh́n chung lại, thông qua các bước chuẩn bị ngoại giao, Trung Quốc thấy rằng, nếu đánh Việt Nam, Mỹ sẽ đồng t́nh, các nước ASEAN ít nhất cũng không lên tiếng phản đối, Liên Xô sẽ có phản ứng, nhưng không có khả năng mang hải quân can thiệp. C̣n Việt Nam đang đứng trước những khó khăn nghiêm trọng, những thách thức về kinh tế, chính trị, nhất là sau cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam (với số lượng thương vong bằng 74% trong kháng chiến chống Pháp), đánh Việt Nam lúc này là thuận lợi.
Từ giữa tháng 12-1978, Trung Quốc đă chọn lực lượng quân đội từ năm quân khu và đưa áp sát biên giới Trung - Việt. Từ ngày 1 đến ngày 13 tháng 1-1979, phía Trung Quốc liên tiếp có nhiều phát biểu và b́nh luận mà nội dung là tố cáo Việt Nam xâm lược, lên án Việt Nam “chiếm” Phnôm Pênh. Trung Quốc kêu gọi Campuchia Dân chủ đánh lâu dài và hứa sẽ ủng hộ toàn diện. Trung Quốc đưa ra Hội đồng Bảo an Dự thảo nghị quyết đ̣i Việt Nam rút quân, kêu gọi các nước chấm dứt viện trợ cho Việt Nam.
Từ ngày 9 đến ngày 12-2-1979, Quân uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc họp hội nghị để nghe báo cáo của Đặng Tiểu B́nh và đánh giá t́nh h́nh. Hội nghị quyết định tấn công Việt Nam và thành lập Bộ Chỉ huy chung[50]. Ngày 16-2-1979, Trung Quốc tổ chức cuộc họp phổ biến ư nghĩa của cuộc chiến tranh sắp tới chống Việt Nam cho cán bộ cao cấp các ngành. Trong cuộc họp này, Đặng Tiểu B́nh nêu mục tiêu, cái lợi, hại của cuộc chiến tranh chống Việt Nam, nhấn mạnh đây là cuộc phản kích tự vệ, hạn chế về thời gian và không gian[51]. Ngày 17-2-1979, sau sự chuẩn bị kỹ lưỡng trên cả hai phương diện trong nước và quốc tế, Trung Quốc đưa 60 vạn quân cùng với gần 800 xe bọc thép, xe tăng, trọng pháo và máy bay các loại đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến P̣ Hèn (Quảng Ninh) và đánh sâu vào lănh thổ Việt Nam. Các nhà b́nh luận phương Tây gọi cuộc tấn công của Trung Quốc dọc tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam (1979) là "cuộc chiến giữa những người anh em Đỏ", hay "cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứba". H. Kissinger đánh giá về cuộc chiến tranh này như sau: “Yếu tố ư thức hệ đă biến mất khỏi xung đột. Các trung tâm quyền lực của cộng sản cuối cùng đă tiến hành chiến tranh giành thế cân bằng quyền lực không phải căn cứ vào ư thức hệ mà hoàn toàn xuất phát từ lợi ích dân tộc”[52].
Về phía Trung Quốc, biện minh cho hành động của ḿnh, Trung Quốc tuyên bố đây chỉ là “một cuộc phản kích để tự vệ” (?!). Thực chất, "đây là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện bằng lực lượng chính quy của hầu hết các quân khu Trung Quốc"[53]. Trung Quốc "có sự chuẩn bị kỹ càng về các mặt"[54].Mục đích của Trung Quốc trong cuộc chiến là xâm chiếm lănh thổ Việt Nam, làm giảm tiềm lực quốc pḥng, kinh tế, làm suy yếu Việt Nam, hạ uy thế chính trị, quân sự của Việt Nam, thể hiện vai tṛ nước lớn trong khu vực và củng cố đoàn kết nội bộ. Một chiến thắng quân sự sẽ đập tan huyền thoại chiến đấu của quân đội Việt Nam, thoả măn tinh thần “Đại hán”, nâng cao uy tín nước lớn Trung Hoa. Mặt khác, lợi dụng vào dân số và quân số đông đảo, số lượng vũ khí dồi dào, Trung Quốc dự định bằng cuộc hành quân chớp nhoáng, chiếm đóng một số thị xă dọc biên giới, phân tán mỏng lực lượng quân sự của Việt Nam, buộc Việt Nam phải rút bớt quân từ chiến trường Campuchia về nước, cứu nguy cho Khơme Đỏ. Ngoài ra, Trung Quốc tấn công Việt Nam c̣n nhằm mục đích kiểm tra tính chặt chẽ của Hiệp ước pḥng thủ Liên Xô - Việt Nam, thăm ḍ phản ứng của Liên Xô, thách đố “liên minh quân sự” Việt - Xô. Hành động quân sự để đối phó với Việt Nam sau khi Việt Nam vừa kư Hiệp ước hợp tác hữu nghị với Liên Xô là một thách đố liều lĩnh, nhưng có tính toán. Chấp nhận những hậu quả có thể xảy ra khi Liên Xô trả đũa, Trung Quốc muốn cho Liên Xô biết quyết tâm của Trung Quốc không thể để bị bao vây, không thể chấp nhận ảnh hưởng gia tăng của Liên Xô tại Đông Nam Á; đồng thời, chứng minh cho các quốc gia Đông Nam Á thấy có thể tin cậy vào Trung Quốc để ngăn chặn ảnh hưởng của Việt Nam và tham vọng của Liên Xô thông qua Việt Nam. Nhà nghiên cứu Gilbert Padoul nhận định: Trung Quốc đánh trận 17-2, c̣n mang tính chất thông điệp với Việt Nam và thế giới: “Trung Quốc không thể chấp nhận một Đông Dương dưới sự giám hộ của Liên Xô và Việt Nam”[55]. Nhận xét trên của Gilbert Padoul không phải là ngẫu nhiên, bởi Đặng Tiểu B́nh đă không chỉ một lần tuyên bố: “Chúng tôi có thể dung thứ việc Liên Xô có 70% ảnh hưởng ở Việt Nam, miễn là 30% c̣n lại dành cho Trung Quốc”[56].
4- Việt Nam hành động
Cuộc tấn công dọc tuyến biên giới phía Bắc (1979) là nấc thang cao nhất thể hiện thái độ thù địch của Trung Quốc đối với Việt Nam. Ngay sau khi Trung Quốc tấn công Việt Nam, trong ngày 17-2-1979, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố:“Nhân dân Việt Nam là một dân tộc kiên cường, anh dũng, bất khuất đă từng đánh thắng mọi kẻ xâm lược, tin tưởng sắt đá rằng, dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩaViệt Nam, lại được bạn bè khắp năm châu đồng t́nh và ủng hộ mạnh mẽ, nhất định sẽ đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của những người cầm quyền Trung Quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền của ḿnh”[57].Ngày 18-2-1979, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết “kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, chặn đứng và đập tan cuộc chiến tranh xâm lược đầy tội ác của bọn phản động Trung Quốc”[58].Ngày 4-3-1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Lời kêu gọi,trong đó có đoạn viết:“Quân thù đang giày xéo non sông đất nước ta (…).Dân tộc Việt Nam ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ. Cuộc kháng chiến chống quân Trung Quốc xâm lược đang diễn ra(…) Đánh thắng quân xâm lược Trung Quốc lần này là nghĩa vụ dân tộc vẻ vang”[59].
Ngày 1-3-1979, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 67, Về việc phát động và tổ chức toàn dân chuẩn bị chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc, nêu bật nhiệm vụ “xây dựng thế pḥng thủ vững chắc của đất nước, tăng cường sức mạnh chiến đấu, đánh bại quân xâm lược Trung Quốc”[60]. Tiếp đó, ngày 3-3-1979, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 16, Về cuộc kháng chiến chống bọn phản động Trung Quốc xâm lược, dự đoán chiến tranh có thể diễn biến theo hai t́nh huống:“Một là, địch bị chặn lại ở các vùng biên giới, bị tiêu diệt lớn, buộc phải rút quân về nước. Hai là, địch tạm thời chiếm được một số thị xă và huyện biên giới, mở rộng chiến tranh đến Hà Nội, vùng đồng bằng Bắc Bộ và lan ra cả nước”[61]. Trong bất kỳ t́nh huống nào, cũng phải giữ vững tư tưởng chủ đạo: “Nỗ lực vượt bậc, tranh thủ giành thắng lợi trong thời gian tương đối ngắn, đồng thời phải chuẩn bị mọi điều kiện để đánh lâu dài, lâu bao nhiêu cũng đánh, quyết đánh thắng hoàn toàn quân địch. Phải nắm vững phương châm “làm chủ đất nước, làm chủ chiến trường để tiêu diệt địch; tiêu diệt địch để làm chủ đất nước, làm chủ chiến trường”[62]. Về quân sự, Nghị quyết xác định: 1- Quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược ở biên giới; 2- Cả nước ráo riết chống chiến tranh xâm lược, sẵn sàng, mạnh mẽ, vững chắc chiến đấu ở các tuyến trung du và đồng bằng; 3- Triển khai kế hoạch bảo vệ Thủ đô Hà Nội và thành phố Cảng Hải Pḥng; 4-Tiến hành bố pḥng, chuẩn bị chiến đấu ở khu vực hậu phương trực tiếp (từ Hà Nội đến Thanh Hoá-Nghệ Tĩnh) và trong cả nước[63].
Trên tinh thần “tất cả cho Tổ quốc quyết sinh”, quân dân Việt Nam đă anh dũng chiến đấu bảo vệ từng mảnh đất biên cương của Tổ quốc. Trên các mặt trận dọc tuyến biên giới phía Bắc, chiến thuật “biển người” của Trung Quốc đă không thể phát huy tác dụng trước ư chí bảo vệ non sông, đất nước và ḷng quả cảm của những con đất Việt. Máu đă đổ trên dải đất biên cương, quân xâm lược đă bị giáng trả thích đáng: Ở hướng Cao Bằng, các cánh quân Trung Quốc đều bị bộ đội địa phương, dân quân Cao Bằng đánh chặn, bị phản kích xé tan đội h́nh, bỏ chạy về bên kia biên giới;trên tuyến Hoàng Liên Sơn, sau 7 ngày bị dân quân, tự vệ cùng các lực lượng vũ trang đánh trả quyết liệt, hai quân đoàn Trung Quốc vẫn không qua nổi trận địa đánh chặn, phục kích; trên các hướng Lai Châu, Hà Tuyên, Quảng Ninh, qua hơn 20 ngày, quân Trung Quốc vẫn bị chặn ở Phong Thổ, hơn 1.000 lính Trung Quốc thiệt mạng ở Hà Tuyên,hai trung đoàn Trung Quốc đă bị đánh lui tại Quảng Ninh, tháo chạy sát về biên giới.
Ngay khi Trung Quốc tấn công Việt Nam, nhân dân yêu chuộng hoà b́nh trên thế giới đă đứng về phía nhân dân Việt Nam, đấu tranh đ̣i Trung Quốc rút quân. Ngày 18-2-1979, Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố lên án Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Tuyên bố có đoạn viết: “Việc Trung Quốc tiến công xâm lược Việt Nam chứng tỏ một lần nữa rằng, Bắc Kinh có thái độ vô trách nhiệm biết nhường nào đối với vận mệnh của hoà b́nh và Ban lănh đạo Trung Quốc sử dụng vũ khí một cách tuỳ tiện, đầy tội ác biết nhường nào!.. Những hành động xâm lược đó trái với những nguyên tắc của Liên Hợp Quốc, chà đạp thô bạo luật pháp quốc tế, càng vạch trần trước toàn thế giới thế giới thực chất chính sách bá quyền của Bắc Kinh ở Đông Nam Á”[64]. Nhiều nước trên thế giới ratuyên bố lên án Trung Quốc, đ̣i Trung Quốc phải lập tức rút quân về nước. Nhiều cuộc vận động ủng hộ Việt Nam về tinh thần và vật chất đă được phát động. Một số nước khác (kể cả Anh, Mỹ) yêu cầu Hội đồng Bảo an thảo luận về t́nh h́nh Đông Nam Á và tác động đối với hoà b́nh thế giới.
Ngày 14-3-1979, trước sự chống trả của quân, dân Việt Nam ở biên giới, trước sức ép của dư luận và có lẽ tự cho là đă "dạy" cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam. Trong điều kiện đó, ngày 6-3-1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Chỉ thị số 69, nhận định về t́nh h́nh và đưa ra chủ trương trong điều kiện Trung Quốc rút quân. Chỉ thị của Ban Bí thư ghi rơ: Tối 5-3-1979, Tân Hoa Xă (Trung Quốc) ra Tuyên bố về việc "Quân đội Trung Quốc đă bắt đầu rút quân từ 5-3-1979", khẳng định: “Trong khi chấp nhận cho địch rút quân, chúng ta luôn luôn phải nâng cao cảnh giác, tăng cường quốc pḥng, sẵn sàng giáng trả địch đích đáng, nếu chúng lật lọng, trở lại xâm lược nước ta lần nữa”[65]. Chỉ thị nhấn mạnh thêm: “Không được một chút mơ hồ nào đối với âm mưu cơ bản của bọn phản động Trung Quốc là thôn tính nước ta, khuất phục nhân dân ta (…) luôn luôn sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đập tan bọn xâm lược”[66]. Về mặt quốc tế, “cần giương cao chính nghĩa của ta, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc và bảo vệ ḥa b́nh, xúc tiến việc h́nh thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ, bảo vệ Việt Nam"[67]. Bên cạnh việc “chấp nhận cho Trung Quốc rút quân”, để trả lời, phía Việt Nam cũng phản kích đánh vào Malipô, Ninh Minh, hai thành phố biên giới của Trung Quốc[68].
5- Từ quá khứ đến hiện tại
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là một trong những mối quan hệ địa - chính trị tồn tại khá lâu đời so với nhiều mối quan hệ địa - chính trị khác trên thế giới. Trong suốt chiều dài quan hệ, Trung Quốc luôn ứng xử với Việt Nam theo tinh thần nước lớn - tư tưởng có nguồn gốc sâu xa trong xă hội Trung Quốc. Từ sau năm 1975, Trung Quốc đẩy mạnh chiến lược chống Liên Xô, đặc biệt là chống ảnh hưởng của Liên Xô tại Đông Nam Á và phá hoà hoăn Xô - Mỹ. Cũng từ năm 1975 trở đi, đối với những nhà lănh đạo Trung Quốc, một Việt Nam thống nhất, thực hiện chính sách độc lập, tự chủ bị coi là trở ngại cho chiến lược chống Liên Xô và chiến lược mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á - địa bàn “mở nước” cổ truyền của Trung Quốc. Hơn nữa, từ giữa năm 1976, Việt Nam đă dần dần rồi đi tới dứt khoát từ bỏ h́nh động đầy thận trọng giữa Liên Xô và Trung Quốc, một hành động được duy tŕ một cách tương đối trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngả hẳn sang phía Liên Xô, từ chối những đ̣i hỏi mới của Trung Quốc. Chính v́ thế, chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam mang tính nước lớn và hai mặt rơ rệt: Vừa lôi kéo, vừa kiềm chế, chèn ép. Khi thấy Việt Nam vượt ra ngoài quỹ đạo của ḿnh và quan hệ không như ư muốn, Trung Quốc lập tức tiến hành các biện pháp mang tính trừng phạt: Rút chuyên gia, cắt viện trợ, gây nên làn sóng tuyên truyền về vấn đề "nạn kiều", lôi kéo người Hoa bỏ về nước; hậu thuẫn, ủng hộ Polpot - Iengxari tiến công Việt Nam từ hướng biên giới Tây Nam, dùng Campuchia như con đê ngăn chặn Việt Nam, gây ra các sự kiện khiêu khích vũ trang với mức độ xung đột ngày càng tăng ở biên giới Việt - Trung… Hành động bộc lộ sự đối đầu cao độ trong một chuỗi những sự kiện này là cuộc tấn công ồ ạt với 60 vạn quân trên toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam (17-2-1979), nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học" – một hành động như các nhà phân tích nước ngoài nhận xét: Trước nhân dân thế giới, trước các dân tộc châu Á, “Trung Quốc hiện ra như một nước siêu cường, quân phiệt và bá quyền, hoàn toàn có khả năng áp bức các nước láng giềng yếu hơn"[69].
Với những điều vừa tŕnh bày ở trên, có thể thấy quan hệ giữa Việt Nam, Trung Quốc luôn có hai mặt: Thực chất và h́nh thức - hai mặt này không phải bao giờ cũng tương đồng. Về mặt h́nh thức, quan hệ hai nước được thừa nhận trong một khuôn khổ có tính chuẩn tắc mà cả hai nước cùng công nhận, song về thực chất, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phản ánh tương quan lực lượng và lợi ích giữa hai quốc gia, nhưng là hai quốc gia láng giềng lớn và nhỏ, với các chỉ số so sánh cách biệt.
Về phía Trung Quốc, tăng cường, mở rộng ảnh hưởng, trở thành cường quốc khu vực và thế giới là cái lơi của mọi quá tŕnh hoạch định và thực thi chính sách. Đối với khu vực, Việt Nam vẫn là một nhân tố chính yếu mà Trung Quốc cần quan tâm và kiềm chế, nhằm thực hiện mục đích của ḿnh một cách ít trở ngại nhất. Chính sách kiềm chế Việt Nam của Trung Quốc là nhất quán và lâu dài, tồn tại song song với mục tiêu chiến lược nêu trên; v́ vậy, nó vẫn tiếp tục là nguyên nhân của những khó khăn, thách thức trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay.
Ở thời điểm hiện tại, vấn đề nổi cộm, có ư nghĩa trọng yếu đối với an ninh quốc gia và vị thế đất nước liên quan đến quan hệ Việt - Trung là tranh chấp trên biển Đông, liên quan đến hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa.
Với tầm quan trọng của biển Đông, Trung Quốc coi đây là "không gian sinh tồn" với ư định rơ ràng là phải sở hữu bằng được các quyền lợi sống c̣n của biển Đông, mở rộng cương vực sinh tồn, tạo thêm sức mạnh trong cán cân quyền lực ở châu Á - Thái B́nh Dương. Trong các tranh chấp trên biển Đông, Trung Quốc luôn có các hành động khó lường và yêu sách lấn dần không định rơ. Nói cách khác, chiến lược của Trung Quốc dường như đồng thời: Củng cố khả năng hải quân, mở rộng khả năng hiện diện hiện thực, từ đó hợp thức hóaviệc chiếm đóng.Có vẻ như Trung Quốc đă phát triển một chính sách ba không để giải quyết các vấn đề trên biển Đông: Không định rơ yêu sách, không đàm phán nhiều bên, không quốc tế hóavấn đề, bao gồm cả không có sự tham gia của các cường quốc ngoài khu vực[70]. Đó là cách, như Valencia.M.J b́nh luận: “Trung Quốc đang t́m cách viết nên luật lệ của chính ḿnh cho trật tự thế giới, thay bằng việc chấp nhận các nguyên tắc đang tồn tại”[71]
Đối với các tranh chấp biển Đông, Việt Namkhông thể và không bao giờ từ bỏ chủ quyền đối với lănh hải và thềm lục địa của ḿnh. Tuy nhiên, tồn tại bên cạnhvà giải quyết tranh chấp với một người láng giềng khổng lồ luôn có khát khao thống trị thực sự là một áp lực đối với Việt Nam - Trung Quốc là một thực tế, là một câu chuyện "không bao giờ kết thúc". Trung Quốc, Việt Nam núi biển liền nhau như môi với răng, có mối quan hệ không chia cắt về địa dư, khi muốn gây sức ép, Trung Quốc không thiếu cách thức và lư do.
Lịch sử là một ḍng chảy liên tục nối quá khứ với hiện tại và định h́nh con đường đi tới tương lai, là cuộc đối thoại nghiêm khắc giữa hiện tại với quá khứ, kết nối ngày hôm qua với hôm nay. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đă lùi xa vào lịch sử 35 năm, thế giới đổi thay nhanh chóng, lịch sử đầy ắp các sự kiện, các thăng trầm khó đoán định trước. Tuy nhiên, lịch sử khách quan và công bằng, không thể đơn giản và dễ dàng xé bỏ trang này, hay trang kia theo ư muốn chủ quan. Cuộc chiến tranh biên giới 1979 đă là một dấu mốc khó phai mờ trong lịch sử Việt Nam hiện đại, trong kư ức và lương tri của loài người – của những ai đang phấn đấu cho công bằng và công lư. Nhiều câu hỏi của ngày hôm nay có thể có câu trả lời từ những bài học lịch sử xương máu đă qua.
[1]Marwyun S.Samules: Tranh chấp biển Đông, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Quân đội, 1982, tr.127.
[2]Trong khi đó, cuộc đi thăm hữu nghị Liên Xô do Lê Duẩn dẫn đầu vào tháng 10-1975 lại được đánh giá là thành công. Việt Nam đă kư hiệp định phối hợp kinh tế quốc gia với Liên Xô trong 5 năm (1976-1980) và nhận được 500 triệu USD viện trợ với trên 400 hạng mục công tŕnh.
[3]Marwyun S.Samules: Tranh chấp biển Đông, Tlđd, tr.7.
[4]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.37, tr. 333.
[5]Pao Min Chang: Cuộc tranh chấp Trung - Việt và vấn đề thiểu số người Hoa, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Quân đội, Hà Nội, 1982, tr.16.
[6]Lưu Văn Lợi: 50 năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998, t.2, tr.122.
[7]Hàng vạn người đă được huy động đứng dọc quăng đường từ sân bay về Thủ đô Bắc Kinh, vẫy cờ, hoa chào đón Polpot, c̣n cuộc đón tiếpLê Duẩn không khí lặng lẽ một cách bất thường. Tờ Nhân dân nhật báo đă đăng những bức ảnh đen trắng về chuyến thăm của Lê Duẩn, chứ không phải là các bức ảnh mầu như thông lệ khi có các vị thượng khách đến thăm.
[8]Bộ mặt thật, phản động, phản bội của tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh và sự đầu độc của chúng đối với quân đội Trung Quốc, Báo cáo của Cục tuyên truyền đặc biệt, Tổng cục chính trị, Tập tài liệu văn kiện Trung ương, Lưu tại Tổng cục chính trị, Bộ Quốc pḥng, tr.2.
[9]Bộ Ngoại giao: Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, Sách trắng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1979, tr.19.
[10]Người Hoa di cư đến Việt Nam từ lâu đời, kéo dài trong nhiều thời kỳ khác nhau với nhiều thành phần xă hội khác nhau. Họ đến cư trú ở hầu hết các nơi, tập trung đông nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các thị xă, thành phố lớn. Trải qua quá tŕnh lịch sử, dần dần họ đă hoà nhập với cư dân bản địa và trở thành công dân của Việt Nam. Họ đă góp phần cùng các dân tộc khác trên lănh thổ Việt Nam làm phong phú và phát triển nền văn hoá, giữ vai tṛ quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam.
[11]Người Hoa được hưởng các quyền lợi dân sự giống như người Việt, được đối xử b́nh đẳng như người Việt. Từ đầu thế kỷ XIX, trẻ em do hôn nhân dị chủng giữa người Hoa và người Việt được coi là người Việt và được hưởng đầy đủ các quyền lợi chính trị như người Việt khác.
[12]Ramses Amer: Người Hoa ở Việt Nam và quan hệ Trung - Việt, Kuals Lumpur, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Ban Biên giới Chính phủ, 1991, tr.8.
[13]Chính quyền Sài G̣n cũng có những quy định đưa Hoa kiều trở thành công dân Việt Nam. Ngày 7-12-1955, Chính quyền Sài G̣n đưa ra đạo luật số 10 quy định tất cả trẻ em sinh ra do hôn phối giữa người Hoa và người Việt đều được xem là công dân Việt Nam. Sau đó, ngày 21-8-1956, đưa tiếp Đạo luật số 48, theo đó tất cả người Hoa sinh ra tại Việt Nam đương nhiên trở thành công dân Việt Nam. Đạo luật này được áp dụng cho tất cả người Hoa sinh ra tại Việt Nam ở mọi thời điểm, kể cả trước đó (Nguồn: Ramses Amer, người Hoa ở Việt Nam và quan hệ Trung- Việt, Kuals Lumpur 1991, tr. 10).
[14]Từ cuối năm 1976 sang đầu năm 1977, ở Trung Quốc có sự thay đổi chínhsách đối với vấn đề gọi là "người Hoa ở hải ngoại". Nếu trong thời kỳ "cách mạng văn hoá" người Hoa ở nước ngoài bị phân biệt đối xử và nghi ngờ, th́ từ đầu năm 1977, Trung Quốc lại mong nhận được sự giúp đỡ của người Hoa ở nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước. Chính sách đối với Hoa kiều ở hải ngoại lần đầu tiên được công bố qua một bài viết của Liêu Thừa Chí, Chủ tịch Uỷ ban Hoa kiều Hải ngoại vụ (đăng trên Nhân dân Nhật báo ngày 4-1-1978), trong đó tuyên bố: Trung Quốc sẽ giành quyền bảo vệ tất cả Hoa kiều hải ngoại c̣n mang quốc tịch Trung Quốc.
[15]Trung Quốc lan truyền tin rằng, "Chính phủ Trung Quốc kêu gọi người Hoa về nước xây dựng Tổ quốc"; "ai không về là phản bội Tổ quốc".
[16]Tuy nhiên, bên cạnh ḍng người Hoa đổ về Trung Quốc, với nhiều người Việt gốc Hoa thực dụng hơn đă coi đây là cơ may để đến được thế giới Tây phương - điều mà những người Hoa ở Đông Nam Á hẻo lánh không mơ tới được (BBCVetnamese.com, 10-2-2009).
[17]Tập tài liệu tổng kết công tác của Đảng (1975-1985),Cục lưu trữ, Văn pḥng Trung ương Đảng.
[18]Chỉ trong ṿng vài tháng, 17 vạn người Hoa đă rời Việt Nam đi Trung Quốc (Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1979,tr. 86). Sau khi Trung Quốc đóng cửa biên giới (12-7-1978), nhiều người Hoa vẫn cố vượt biên. Theo tính toán của Ramses Amer “th́ con số người Hoa ra đi cụ thể từ tháng 4-1978 đến cuối tháng 12-1979 là khoảng trên dưới 25 vạn người” (Nguồn: Người Hoa ở Việt Nam và quan hệ Trung - Việt, Kuals Lumpur, 1991, tr. 46).
[19]Hội đồng tương trợ kinh tế COMECON đă nhận đảm đương giúp Việt Nam 21 công tŕnh lớn mà Trung Quốc bỏ dở.
[20]Ramses Amer: "Sino-Vietnameses Normalization in the Light of Crisis of the late 1970s", In: the "Pacific Affairs", Vol.67, N3, Fall 1994, University of British Columbia Canada, 1994, tr. 360-361.
[21]Lưu Văn Lợi: 50 năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995), Sđd, t. 2, tr. 113.
[22]Từ năm 1976, Trung Quốc giảm dần và đến năm 1978 th́ cắt hẳn viện trợ: Khoảng 500 triệu đô la thiết bị và 300 triệu đô la/năm hàng hoá, vật tư, trong đó có 34 vạn tấn lương thực, 43 vạn tấn xăng dầu, 30 triệu mét vải và 1 vạn 5 tấn bông, 14 vạn tấn phân bón, 15 vạn tấn ximăng, 20 vạn tấn than mỡ v.v...(Nguồn: Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế –xă hội trong 5 năm 1981-1985, Tŕnh hội nghị lần thứ 11 của BCHTƯ Đảng CSVN, khoá IV, Văn pḥng lưu trữ Trung ương Đảng).
[23]Ramses Amer: "Sino-Vietnameses Normalization in the Light of Crisis of the late 1970s", In: the "Pacific Affairs", Vol.67, N3, Ibid, tr.32.
[24]"Nghiên cứu vấn đề quốc tế", Tạp chí Nghiên cứu vấn đề quốc tế, Sở nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Trung Quốc, số 2, Bản dịch, Lưu tại Pḥng Thông tin- tư liệu, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Bộ Quốc pḥng, 1988), tr.12.
[25]“Nghiên cứu vấn đề quốc tế", Tạp chí Nghiên cứu vấn đề quốc tế, Tlđd, tr.12.
[26]“Nghiên cứu vấn đề quốc tế", Tạp chí Nghiên cứu vấn đề quốc tế, Tlđd, tr.12.
[27]Về kế hoạch viện trợ này, Vương Thượng Vĩnh đă tuyên bố: “Trung Quốc sẽ đưa sang Campuchia 13.300 tấn vũ khí, trong đó có 4.000 tấn súng đạn, 1.301 xe các loại. Trung Quốc sẽ đào tạo cho Campuchia một trung đoàn pháo binh, một trung đoàn rađa, xây dựng và trang bị một sân bay quân sự, cung cấp cho Campuchia bốn tầu hộ tống và bốn thuyền cao tốc phóng ngư lôi, trang bị một trung đoàn xe tăng, một trung đoàn thông tin liên lạc, ba trung đoàn pháp binh, đào tạo 471 phi công, 157 sĩ quan hàng hải và xây dựng căn cứ hải quân, mở rộng xưởng sửa chữa vũ khí và cảng kép”. Riêng năm 1977, Trung Quốc cấp cho Campuchia 450 khẩu pháo lớn, 244 xe tăng, 1200 xe các loại, 52 máy bay và hai vạn cố vấn trực tiếp nắm và chỉ đạo tất cả mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, xây dựng cho Campuchia một lực lượng vũ trang từ 7 sư đoàn lên 23 sư đoàn
[28]Bộ mặt thật, phản động, phản bội của tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh và sự đầu độc của chúng đối với quân đội Trung Quốc, Tl d, tr.2.
[29]Cuộc xung đột Trung Quốc –Việt Nam, Bản dịch, lưu tại thư viện quân đội. tr. 9.
[30]Dẫn theo Ngô Vĩnh Long; Vài câu hỏi về quan hệ giữa ngoại giao và công việc cải tạo xă hội chủ nghĩa trong thập kỷ sau khi miền Nam được giải phóng, Tạp chí Thời đại mới, số 6/tháng 12-2005.
[31]Phóng viên tờ “Tuần châu Á”.
[32]Cuộc xung đột Trung Quốc –Việt Nam, Tlđd, tr.23.
[33]Cuộc xung đột Trung Quốc –Việt Nam,Tlđd, tr.46.
[34]Cuộc xung đột Trung Quốc –Việt Nam, Tlđd, tr.47.
[35]Tuy Uông Đông Hưng chuyển chính thức ư kiến của lănh đạo Trung Quốc là không đồng ư đưa quân Trung Quốc sang Campuchia trực tiếp chiến đấu, nhưng khuyên Campuchia kháng chiến lâu dài bằng chiến tranh du kích và hứa sẽ hết sức ủng hộ Campuchia Dân chủ, gửi qua Campuchia gần 3 vạn cố vấn quân sự. Pôn Pốt lên đài phát thanh ca ngợi “sự ủng hộ vô điều kiện” của Trung Quốc với Phnôm Pênh trong cuộc chiến đấu chống Việt Nam.
[36]Gilbert Padoul: Chính sách ngoại giao của Trung Quốc sau Mao Trạch Đông, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Quân đội, tr.4.
[37]Michael Lelfer: Xét nghiệm lại cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba, Bản dịch, Lưu lại Thư viện Quân đội, 1979, tr.1.
[38]Nghị quyết tuy được đại đa số tán thành, nhưng bị Liên Xô phủ quyết. C̣n Sihanouk sau khi dự Đại hội đồng đă bí mật gặp Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Andrew yêu cầu được tị nạn chính trị, nhưng Hoa Kỳ không đồng ư bởi họ vừa mới thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc được hai tuần và Đặng Tiểu B́nh sắp sang thăm hữu nghị Hoa Kỳ.
[39]Đường biên giới với Trung Quốc được phân định trong các Công ước ngày 26- 6-1887 và ngày 20-6-1895 giữa Chính quyền Pháp (đại diện cho Việt Nam lúc bấy giờ) và nhà Thanh (đại diện cho Trung Quốc). Công ước hoạch định biên giới Pháp - Thanh ngày 26-6-1887 đă hoạch định lại một số đoạn biên giới tiếp giáp giữa Bắc Kỳ với Vân Nam và nói rơ đường kinh tuyến 105°43' là đường phân chia chủ quyền các đảo. Công ước bổ sung hoạch định biên giới Pháp - Thanh ngày 20-6-1895 thống nhất hoạch định các đoạn biên giới mà hai bên c̣n gác lại trong các văn bản hoạch định trước và hoạch định mới đoạn biên giới giữa Bắc Kỳ và Vân Nam từ sông Đà đến sông Mê Công. Trên cơ sở của các bản Công ước này, từ năm 1889 đến năm 1897, trên toàn bộ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Pháp và nhà Thanh đă hai bên đă tổ chức phân giới, xác định 314 vị trí mốc và đă cắm được 341 mốc giới trên thực địa. Nh́n chung, trong quá tŕnh đàm phán thương lượng về biên giới, chính quyền Pháp và nhà Thanh đă vận dụng một số nguyên tắc phổ biến của pháp luật quốc tế cũng như thực tiễn quốc tế trong quá tŕnh xác lập đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung quốc, thực hiện đầy đủ các bước từ xác định nguyên tắc, hoạch định, phân giới và tiến hành cắm mốc trên thực địa cũng như các thủ tục pháp lư khác. Về mặt pháp lư, Công ước năm 1887 và Công ước bổ sung năm 1895 cùng các biên bản, bản đồ phân giới cắm mốc thực hiện hai Công ước là một thể thống nhất các văn bản pháp lư bổ sung cho nhau, cung cấp khá đầy đủ các yếu tố về đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Như vậy, về cơ bản, hai công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895 thừa nhận đường biên giới lịch sử truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quá tŕnh phân giới cắm mốc, phía Pháp đă nhân nhượng một số vùng lănh thổ của Việt Nam cho Trung Quốc như Giang B́nh, Bát Trang (Quảng Ninh), Đèo Luông (Cao Bằng), Tụ Long (Hà Giang). Trong giai đoạn chế độ Quốc dân đảng ở Trung Quốc, quan hệ biên giới giữa Pháp và Trung Quốc cơ bản ổn định, hệ thống mốc giới được bảo vệ, nhưng lợi dụng t́nh h́nh Pháp bị sa lầy và thất bại liên tiếp trong chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền Tưởng Giới Thạch đă có hành động di chuyển, phá hoại một số mốc giới, lấn chiếm quản lư nhiều khu vực đất đai sang phía Việt Nam.
[40]R.V.Pretcot : Những biên giới của Đông Nam Á, Nxb Membuốc, 1977, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Ban Biên giới Chính phủ, tr. 60
[41]Bị vong lục Bộ Ngoại giao Việt Nam, Báo Nhân dân ngày 16-2-1979,tr.4.
[42]Bị vong lục Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tlđd.
[43]D. Xtêphanov:Trung Quốc bành trướng trên hướng biển, Nxb Quan hệ quốc tế, Hà Nội,1980, tr. 144.
[44]Lê Kim: Một bước thất bại của bọn bành trướng Bắc Kinh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1984, tr.12.
[45]Trong đó có đề nghị của Uỷ viên Bộ Chính trị Uông Đông Hưng đem quân tham gia trực tiếp tham chiến ở Campuchia; đề nghị của Tư lệnh quân khu Quảng Châu Hứa Thế Hữu[45] ào ạt tấn công Việt Nam; đề nghị của Chính uỷ Hải quân Sử Chấn Hoa đem hạm đội Đông Hải xuống vịnh Thái Lan yểm trợ vùng duyên hải Campuchia. Cuối cùng, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chấp thuận kế hoạch “phản công tự vệ giới hạn” của Đặng Tiểu B́nh (Nguồn: Hoàng Dung: Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba, Việt Nam thư quán Online).
[46]Ngày 3-11-1978, Việt Nam và Liên Xô đă kư Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác toàn diện. Bên cạnh những điều khoản về quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, điều 6 của Hiệp ước c̣n nhấn mạnh: “Trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công hoặc bị đe doạ tấn công, hai bên sẽ trao đổi với nhau nhằm loại trừ mối đe doạ đó và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để đảm bảo hoà b́nh, an ninh của hai nước”. Cùng với Hiệp ước này, lực lượng hải quân Liên Xô tăng cường sự có mặt tại Vịnh Cam Ranh và biển Đông. Việt Nam trở thành một trọng điểm trong chiến lược châu Á- Thái B́nh Dương của Liên Xô. Ở Cam Ranh, Liên Xô có khoảng 20-30 tầu chiến; 1 sân bay và một số tàu ngầm với lực lượng tổng cộng là 7.000 binh sĩ. Cam ranh trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài trong so sánh với các căn cứ quân sự của Mỹ ở nước ngoài.Tuy biết rằng, Hiệp ước này được kư kết sẽ gây chấn động và bất lợi về chính trị, kinh tế, ngoại giao, nhưng t́nh thế lúc này khôngcho phép Việt Nam chần chừhơn được nữa.
[47]Nayan Chanda: Brother Enemy: The War After the War, 1988, p. 394.
[48]Lê Kim: Một bước thất bại của bọn bành trướng Bắc Kinh, Sđd, tr.12.
[49]Gilbert Padoul: Chính sách ngoại giao của Trung Quốc sau Mao Trạch Đông, Tlđd, tr.4.
[50]Tạp chí Sở nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, số tháng 2-1981, Bản dịch, lưu tại thư viện quân đội.
[51]Có ít nhất hai lư do để Trung Quốc thực hiện kế hoạch “tấn công giới hạn”: Thứ nhất, Việt Nam cũng là một địch thủ đáng ngại. Trung Quốc không thể nào chịu nổi một cuộc chiến lâu dài, quy mô, bởi nó sẽ gây trở ngại cho chính sách “bốn hiện đại hoá”; thứ hai, một cuộc tấn công giới hạn, nhanh chóng sẽ không gây ra một phả ứng mạnh mẽ trong dư luận thế giới, hay một cuộc tấn công trả đũa từ Liên Xô
[52]Dẫn theo “Kissinger bàn về Trung Quốc”, Pháp luật, Trang thông tin điện tử báo Pháp luật T.P Hồ Chí Minh, ngày 12-2-2012.
[53]Bộ Ngoại giao: Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, Sđd, tr.91.
[54]Bộ Ngoại giao: Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, Sđd, tr.91.
[55]Gilbert Padoul: Chính sách ngoại giao của Trung Quốc sau Mao Trạch Đông, Tlđd, tr.8.
[56]Cuộc xung đột Trung Quốc –Việt Nam, Tlđd, tr.61.
[57]Báo Nhân dân, ngày 18-2-1979, tr. 1.
[58]Báo Nhân dân, ngày 19-2-1979, tr.1.
[59]Báo Nhân dân, ngày 5-3-1979, tr.1.
[60]Đảng Cộng sản Việt Nam: Chỉ thị số 67, ngày 1-3-1979, Về việc phát động và tổ chức toàn dân chuẩn bị chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc,Văn pḥng lư trữ Trung ương Đảng.
[61]Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 16, ngày 3-3-1979 “Về cuộc kháng chiến chống bọn phản động Trung Quốc xâm lược”, Văn pḥng lư trữ Trung ương Đảng.
[62]Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 16, ngày 3-3-1979, Tlđd.
[63]Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 16, ngày 3-3-1979, Tlđd.
[64]Báo Nhân dân, ngày 19-2-1979, tr.1.
[65]Ban Bí thư: Chỉ thị số 69, ngày 6-3-1979 “Về chủ trươngcủa ta trước t́nh h́nh bọn phản động Trung Quốc rút quân”, Lưu tại Cục lưu trữ, Văn pḥng Trung ương Đảng.
[66]Ban Bí thư: Chỉ thị số 69, ngày 6-3-1979, Tlđd.
[67]Ban Bí thư: Chỉ thị số 69, ngày 6-3-1979, Tlđd.
[68]Lưu Văn Lợi: Ngoại giao Việt Nam (1945-1995), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998, tr. 448.
[69]Những tác động chiến lược của cuộc chiến tranh Đông Dương, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Quân đội, tr. 12.
[70]Valencia.M.J, Vandyke.J.M, Ludwig.N.A, "Chia sẻ tài nguyên ở biển Nam Trung Hoa", Bản dịch, Lưu tại Thư viện Ban Biên giới Chính phủ, tr.59.
[71]Valencia.M.J, Vandyke.J.M, Ludwig.N.A, "Chia sẻ tài nguyên ở biển Nam Trung Hoa", Tlđ d, tr.59.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|