traithom
member
ID 77411
03/08/2014
|
Văn Chương Việt Nam qua "Dăi Yếm Đào"
Nhân dịp ngày 8 tháng 3 năm nay, TT mến chúc quư chị em phụ nữ những điều tốt đẹp nhất...
Khi nhắc tới "Ngày" của Phụ Nữ, TT chợt nhớ tới cái đặc trưng văn hóa của thiếu nữ Việt Nam: Chiếc Yếm Đào, một đặc trưng văn hóa đă tô son tuyệt vời cho duyên dáng thiếu nữ Việt Nam...Mời các bạn cùng tham gia, góp ư...
VĂN CHƯƠNG VIÊT NAM QUA
“Dãi Yếm Đào...”
Mỗi quốc gia dường như đều có những phong tục cũng như tập quán qua những nét văn hóa đặc trưng, nhờ những nét đặc trưng ấy, chúng ta một phần nào hiểu được những đặc tính, cách xử thế, lối sinh hoạt và nền văn minh của quốc gia, xứ sở hay của từng địa phương đó...
Việt Nam ngoài chiếc áo dài làm nổi bật vóc dáng tha thướt diễm kiều của những thiếu nữ; chiếc áo bà ba cũng phô trương được nét dịu dàng, chất phát hiền lương; chiếc nón bài thơ với tà áo trắng của những nữ sinh qua cầu Tràng Tiền sau buổi tan học làm cá phải ngẩn ngơ...thì “Dãi Yếm Đào” cũng là một đặc trưng văn hóa, qua đó nhiều tác phẩm văn chương có dịp trầm trồ ca ngợi những nét đẹp, những cái duyên dáng của dãi yếm đào, quần lĩnh của các thiếu nữ miền Bắc. Những thiếu nữ Hà Thành trong trang phục chiếc yếm trông thật quyến rũ, đã không ngớt làm xao xuyến lòng người, nhất là các đấng mày râu...Thật vậy, qua cái dãi yếm đào của thiếu nữ Việt Nam, nó luôn chất chứa những bí ẩn, ma quái và rất linh động thu hút hồn người khiến bao chàng trai phải say mê:
“Cô em má đỏ, yếm hồng,
Buông lơi dãi yếm cho lòng anh say!”
Chỉ cái dãi yếm buông lơi thôi, cũng đã khiến các đấng mày râu phải chao đão, si tình...
Chiếc yếm là một thứ nội y dùng để che phần trước ngực của phụ nữ, bảo vệ phần ngọc ngà quý giá của Trời cho: cặp “nhũ hoa”. Nó thường lỏng lơi, kín kín, hở hở...với hai dãi thắt lơ trên cổ để giử yếm khỏi tuột xuống làm lộ cã một tòa thiên nhiên; và hai dãi thắt lơ phía sau lưng trần giữ cho chiếc yếm khỏi bị gió tốc lên phơi trần cã cặp đào tiên. Nó không quá lớn để che mất phần bên hông sườn và bờ vai, cũng không quá nhỏ khiến giáng ngọc phải phơi bầy quá lộ liễu...Nhờ những kết hợp “kín, hở” ấy làm cho thiếu nữ mang chiếc yếm tăng phần hấp dẫn khiến các đấng tu mi nam tử phải si mê đến thẩn thờ...
Những thiếu nữ miền Bắc và thiếu nữ Hà Thành xưa, ở cái độ tuổi trăng tròn lẻ...mười sáu mười bẩy, cái tuổi môi đỏ má hồng, tâm hồn đang phơi phới, cái lứa tuổi xuân thì, thơ ngây vô tội vạ, mặc chiếc yếm khiến những chàng trai tới tuổi ngấp nghé phải rạo rực...Chiếc yếm em mang lại là cái để chàng trai cắc cớ tỏ tình:
“Em mang chiếc yếm xinh xinh,
Để anh cột chặt mối tình cùng em…”
Hình ảnh cô gái nhí nhảnh vô tư qua bài “Đi Chùa Hương” cho ta thấy dãi yếm đào cũng đóng góp thật khá nhiều trong phong cách cũng như cái nét mỹ miều quý phái của thiếu nử Việt Nam:
“...Em đeo dãi yếm đào
Quần lĩnh áo the mới...”
Ca dao Việt Nam cũng làm nổi bật phong cách thanh nhã, lịch thiệp nhưng không kém phần hấp dẫn, khiêu gợi một cách vô tư của cái “kín, hở” độc đáo mà dãi yếm đào tạo ra thật tuyệt vời...Và nó cũng là đầu mối của những cuộc tình không kém phần lãng mạn:
“Ước gì sông rộng một gang,
Bắt cầu dãi yếm cho chàng sang chơi!” (*)
Hay những câu tỏ tình, dùng chiếc yếm làm cái cớ để gợi chuyện:
“Hởi cô mặc áo yếm hồng,
Đi trong đám hội, có chồng hay chưa? (*)
Chiếc yếm tạo cho thiếu nữ Việt nam một dáng dấp thu hút rất mãnh liệt, khiến những trai tơ phải mơ ước vẫn vơ:
“Phải chi anh là yếm đào,
Tay ôm vào cổ, tay vào lưng ong...”
Chiếc yếm như có một ma lực, khiến những chàng trai không thể chịu đựng được trong thầm lặng, nên họ đành phải tỏ tình một cách táo bạo hơn, ước muốn được giao du trao tình thiết thực hơn:
“Hỡi cô mặc dãi yếm đào,
Phất phơ dãi yếm dạt dào tình ta,
Mơ được gỡ yếm em ra,
Tay nâng cần cổ tay xoa lưng trần...”
(Ối Giời ơi, có chết con người ta không cơ chứ! Thật là vãi tội ra!)
Ta hãy xem tâm trạng của thi sĩ Nguyễn Bính qua bài “Chân Quê”, cái nét quê mùa thơ ngây của cô gái trong bài thơ bị văn minh của thị thành làm mất đi cái nét giản dị, chơn chớt đáng yêu...
“Khăn Nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm. Em làm khổ tôi,
Thị thành bôi nhọ em rồi,
Nào đâu cái yếm mua hồi sang xuân...” (*)
Chiếc yếm chiếm một vị trí trong văn chương Việt Nam một cách kỳ diệu, qua chiếc yếm, những khiêu gợi hồn nhiên, những vô tư ngố nghễnh lại là những nét đẹp chân thật, thanh tú của các thiếu nữ đã được nữ sỉ Hồ Xuân Hương khéo léo vẽ vời:
“Lược trúc biếng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông...” (*)
Chao ơi! Nào là: yếm đào trể xuống, rồi đôi gò bồng đảo sương còn ngậm, một lạch đào nguyên suối chửa thông... nam nhi nào mà chẳng phải rạo rực lòng!
Còn độc đáo hơn nửa qua bài thơ “Ốc Nhồi”, có lẽ cũng của bà, cái yếm của con ốc đã được bà thi vị hóa, khiến ta thấy nghệ thuật của hình dung từ thật tài tình và dí dõm:
“Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Lăn lóc đêm ngày đám cỏ hôi
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lổ trôn tôi...” (*)
Chiếc yếm nó có mãnh lực rất thần sầu, nó ấp ủ cái duyên, nó phô bầy cái dáng, nó bao dung cã một tâm tình trìu mến của cô nàng biết lo cho người mình yêu, ai mà làm chồng của cô nàng thì sẽ sống tới nghìn năm:
“Yếm hồng em phủ cặp đào tiên,
Chửa chín chàng ơi chớ ăn liền,
Chờ cho phơn phớt hồng đôi núm,
Ăn vào sẽ sống thọ nghìn niên ...”
Tuyệt vời! Chỉ cần nhìn thấy đào tiên phơn phớt hồng đôi núm là đã muốn ăn rồi chứ ăn đào tiên sẽ sống tới nghìn năm thì ai mà chẳng muốn ăn...
Theo tập quán thì người thiếu nữ Việt có hơi khác với thiếu nữ Lào, hoặc thiếu nữ Thái. Họ chủ trương “đẹp khoe, xấu che”. Thiếu nữ Việt thì chẳng những “đẹp khoe” như chiếc yếm khoe phần lưng trần nõn nà, kiêu sa nhưng lại che đi phần tuyệt vời nhất của “Trời ban”...Càng che càng dấy lên cho đối tượng một sự tò mò mãnh liệt hơn!
Thật vậy, qua cuộc chiến tranh Việt Nam, chúng ta thấy dường như hai bên thù địch bổng ngừng bắn, cả hai bên cùng buông súng khi họ đang giao tranh tại những khúc suối, nơi có những cô gái Lào hay Thái trắng đang trầm mình... không phải vì họ tôn trọng cuộc vui của các cô, nhưng có lẽ họ đã bị lạc vào “mê hồn trận” của cái đẹp thiên nhiên rừng núi ấy...
Thiếu nữ miền sơn cước khi tắm suối, họ luôn cởi bỏ phần xiêm y, họ thường tắm theo từng nhóm dăm bảy người, tập tục của họ là trong lúc họ trần truồng tắm, các chàng trai không được phép lại gần, chỉ được đứng xa xa thưởng ngoạn một cách tự nhiên mà họ không ái ngại. Vì là phong tục, nên các thiếu nữ miền sơn cước hãnh diện phơi bầy phần ngực một cách tự nhiên, trông rất là mời mọc, thách thức...Khiến các chú lính xa nhà phải ngẩn ngơ như man dại, phải chạnh lòng thương nhớ tới người yêu nơi hậu phương, và mong đợi bẩy ngày phép để đền bù sau những ngày xa cách...
Bây giờ chúng ta hãy chiêm ngưỡng cái nét tuyệt vời ấy của chiếc yếm đào. Hình ảnh thiếu nử trong trang phục chiếc váy với yếm đào tại đầm sen...
(Nhờ các bạn paste h́nh "Cô Gái Đầm Sen" vào khung này dùm, căm ơn nhiều).
(**)
Qua bức tranh, nếu chỉ là cái đầm sen không thôi thì nó chỉ là bức tranh tầm thường như muôn vàn bức tranh khác, nhưng cái nổi bật và linh động của đầm sen này lại chính là hình ảnh của một thiếu nử Việt trong chiếc váy được vén cao lên rồi lận vào cạp lưng một cách vô tư, tuyệt vời và nổi bật hơn nửa phải là chiếc yếm, nó có một sức thu hút cực kỳ huyền diệu khiến Trai Thơm “Huyền Thoại” tôi cũng phải thốt lên một cách ngọng nghịu qua những lời thơ dưới đây:
“Thương em
Chiếc yếm lụa đào,
Hương sen thơm ngát
Vương vào tóc đen,
Mặc cho bùn lấm chân em
Vẫn bao dung nét hồn nhiên tuyệt vời,
Nhú lên...
Cái nụ sen tươi!?...
Ngẫn ngơ ta đứng giữa trời
Si mê! ...”
Làm sao cho khỏi si mê cho được trước một dung nhan tuyệt sắc, trước sức thu hút ma quái của chiếc yếm đào như có một biên giới vô hình khiến bức tranh trở nên linh động, có hồn... chàng trai nào mà chẳng có những tưởng tượng thấu suốt...
Rồi nữa, chao ôi!...chiếc váy được vén lên một cách hồn nhiên làm sao ấy, để lộ liễu một cặp song ngà làm sáng trưng cả cái đầm sen, sự pha trộn của cái đẹp thiên nhiên với cái kín đáo nửa vời của nhân tạo khiến bức tranh như có một sự bí ẩn nào đó, làm các đấng mày râu không khỏi bức xúc.
“Em ơi hãy vén cho cao,
Cho nửa vầng nguyệt lạc vào đầm sen,
Ngân hà mặt nước chiếu lên,
Soi tâm điểm
Nét thùy miên giữa vời,
Vầng hồng, nhật nguyệt lã lơi,
Nét thanh tao cũng
Chơi vơi giữa dòng,
Chao ơi!
Cái núm sen hồng,
Trớ trêu chi để
Cho lòng đam mê! ”
Đề cập tới cái “Yếm” mà không nhắc tới cái “Váy” thì cã là một sự thiếu sót không thể tha thứ được. Thật vậy, người phụ nữ Việt Nam bốn nghìn năm chống Tàu bằng “Váy”, họ không chịu bị tàu hóa nên không chịu mặc quần. Theo như Trần Mạnh Hảo trên mạng (Dân Làm Báo) thì “Váy vừa là quốc phục, vừa là thẩm mỹ dân tộc, một đặc trưng văn hóa Việt Nam”. Hãy xem cái “Váy” được diễn tả trong văn chương Việt Nam như thế nào:
Bài thơ trên váy
(Tưởng nhớ nữ sỹ Hồ Xuân Hương)
Mở ra một cái váy trời
Quạt cho thế sự tơi bời lá hoa
Chành ra ba góc dư ba
Hỏm ḥm hom thế mới là văn chương
Giời ghen ông phủ Vĩnh Tường
Đứt đuôi ṇng nọc t́nh dường bôi vôi
Xót thân quả mít nằm phơi
Miệng càn khôn ghẹo cọc trời tùm hum
Trách Chiêu Hổ sợ hang hùm
Bao nhiêu quân tử khuất lùm rêu con
Cái khuôn tạo hóa méo tṛn
Để cho hậu thế măi c̣n ngẩn ngơ?
Hồng nhan từ độ trơ trơ
Nước non một bánh trôi bờ dại khôn
Mắt dao cau liếc rách hồn
Ốc nhồi xưa vẫn phơi trôn lên trời
Bao nhiêu vua chúa qua rồi
Chỉ c̣n chiếc váy tốc trời thi ca.
Cái Váy không thua kém chi cái hấp dẫn của chiếc Yếm, “vua chúa qua rồi chiếc váy tốc trời thi ca...” Nhưng để có một phong cách đẹp nguyên thủy và toàn bộ, cái Váy phải đi chung với cái Yếm đào mới lột trần được cái đẹp hồn nhiên, cái vô tư của cô gái trong bức tranh và ở bài thơ “Chân Quê” của Nguyễn Bính...
Nhưng trớ trêu thay, kể từ khi văn minh tây phương nhập vào Việt Nam, nó cũng nhập theo cái mà ta không tưởng tượng được, nó đã chiếm đoạt vị trí vô song của chiếc yếm đào, đó chính là cái trí tuệ của loài người mà ta gọi là “Xú Chieng”, hay nói một cách bình dân là “chiếc áo nịt ngực” của phụ nữ.
Thật không phải là ngoa, cái xú chieng đã độc quyền án ngữ vùng “biên giới” ấy, nó chỉ cần chiếm lĩnh một vùng đồi núi non nước nhỏ hẹp, thế mà nó đã trở nên thứ nóng bỏng của thời đại văn minh của loài người. Victoria’s Secrete đã nhờ nó mà lên đỉnh điểm cao, những thiếu nữ nhờ nó mà trở thành những thiên thần nơi miền hạ giới!...
Nhưng cái thứ nóng bỏng và vị trí siêu việt của cái “xú chieng” đang bị đe dọa, bởi thế giới văn minh ngày nay đang tìm cách loại bỏ nó.
Họ chuộng sự tự do hơn, họ muốn trở về với thiên nhiên mà không muốn bị ràng buộc bởi nó. Cùng với sự trở lại của “Yếm Đào và Cái Váy” nhưng bằng những thể trạng mới: Một chiếc áo đầm bằng một tấm vãi mỏng choàng qua cổ, hở lưng. Phía trước ngực chỉ là hai miếng vải như khăn mõng choàng từ cổ thỏng xuống vùng ngực bên nọ chéo qua bên kia, phùng phình như muốn phơi bầy ra, hoặc như muốn che đậy lại cái phần “bồng đão” trong bài thơ của Hồ Xuân Hương một cách rất hờ hững, rồi nối liền bằng một chiếc đầm chạy dài xuống che cái “lạch đào nguyên” và phần mông phía sau, còn phía trước để lộ cặp chân trần như cặp bạch lạp biết di động, lấp lấp ló ló một cách như trêu như ghẹo rất độc đáo, rất nghệ thuật...Những thứ này khiến phần nội y trở nên như thừa thải, không cần thiết. Đó không phải là sự đổi dạng của chiếc yếm đào và váy sao? Nên cái xú chieng đang bị sa thải một cách trầm trọng! ...
Nhưng dù sao thì cái nịt ngực cũng có một dấu ấn lịch sử sau những ngày cuối cùng trong cuộc chiến Việt Nam.
Ngạc nhiên lắm sao?
Này nhé, sau khi hoàn toàn giải phóng miền Nam Việt Nam xong, đa số các anh bộ đội, nhất là những sĩ quan cao cấp VC hớn hở thâu tóm những thứ đã được giải phóng, trong những thứ đó có cã những cặp “xú chieng” và những thứ lĩnh kĩnh cá nhân khác do các cô con gái ngụy bỏ lại. Thoạt đầu, các sĩ quan cao cấp này không hiểu nó là cái quái gì mà trông có vẻ dị hợm, ngộ nghĩnh... dàn ná bắn chim thì không phải, dùng để bịt mắt tù binh cũng không đúng...Bổng một sỉ quan cao cắp VC nảy ra một sáng kiến và công bố: “các đồng chí hãy dùng nó lọc cà phê”, cả bọn vỗ tay thán phục ý kiến độc đáo...Nhưng có một câu hỏi là tại sao lại có những hai cái nối liền với nhau ? Một đồng chí nhanh nhẩu trả lời: “dùng một cái thôi, còn cái kia để cho đồng chí bạn hoặc để sơ cua...” Cã bọn phá lên cười vỗ tay tán thành. Đúng thế, chứ uống cà phê một mình thì còn gì là thú vị nữa chứ! Còn những thứ khác thì các đồng chí dùng làm khẩu trang...
Lạ lùng thay, những cặp “lọc cà phê được giải phóng” này lại khiến cho ly cà phê có những hương vị thơm ngọt của sữa tươi mà không cần phải pha thêm sữa hoặc đường, khiến các chú bộ đội phải phát điên vì “ghiền...”, còn những thứ dùng cá nhân thì được các cán bộ lãnh đạo cao cấp, các đồng chí công an, bộ đội đeo làm khẩu trang đi hiên ngang khắp đường phố...
Trong văn học nghệ thuật, dưới con mắt người đời và của những thi nhân thì “Thiếu Nữ” đúng là một trang tuyệt tác mà Thượng Đế đã ban cho nhân loại, nhờ đó con người có một cuộc sống thật lý thú...Sướng, khổ, lẫn lộn!
Nguyên tổ của loài người cũng chỉ biết dùng chiếc lá che phần “Bồng Đão” là cùng... Nhưng chiếc yếm đào của thiếu nữ Việt Nam đã chiếm giữ một vị trí quan trọng trong văn chương và nghệ thuật của Việt Nam và tạo cho cái đẹp của văn hóa Việt thêm phần phong phú. Những cử chỉ vô tư, vụng về của những thiếu nữ khi mang “Chiếc Yếm Đào và Váy” lại là điều khiến các đấng tu mi nam tử phải si mê đắm đuối!...
Huyền Thoại (TraiThơm)
(*) sưu tầm
(**) người mẫu Nhã Thái Văn
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
hatlinh
member
REF: 672901
03/09/2014
|
Mến Chào TráiDứa!
Hehe .. không có "Dăi Yếm Đào"
mà chỉ có Dăi Lá Sen, được hông?
Tui xin tự giới thiệu, tui là người láng giềng tốt bụng
luôn đi đốt lá Dứa và nhổ trái Dứa bán cho thiên hạ đem về nấu canh,
Xin thay mặt chị em phụ nữ già trẻ lớn bé, cám ơn lời chúc của TráiDứa, hihic..
|
|
traithom
member
REF: 673315
03/17/2014
|
Wow!...
Thật lạ một may mắn t́nh cờ ...TT đang t́m h́nh "Cô Gái Đần Sen" th́ xuất hiện một nàng tiên HatLinh với chiếc "Lá Sen" bạnh tổ ...Phải nói là "Khổng Lồ" khiến TT tui phải "Khổ Ḷng" moi móc thế nào cho có tư tưởng phù hợp đây bà con!...
Nhưng may mắn thay, em đến với ta có cả chiếc lá sen, rồi núm sen hồng...Khiến TT chợt nhớ tới câu ca dao:
"Trong đầm ǵ dẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen núm hồng,
Núm hồng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn..."
Ôi!...Tất cả những thứ ǵ thuộc về "Sen" của HatLinh nó tuyệt vời làm sao ấy!...Nó khiến tâm trí TT phải trăn trở bâng khuâng để thấy nó đẹp một cách mơ mơ hồ hồ, nó thật thật, nó ảo ảo ...
"Ông Trời tạo chi cảnh trớ trêu,
Chọc ghẹo nhân sinh biết bao điều...
Sắc sắc hư hư nhiệm mầu quá,
Ai hiểu hết được cái nghĩa "Yêu"...
Chân thành căm ơn HátLinh, cô hàng xóm tốt bụng, em càng bầm dập Trái Thơm th́ chứng tỏ sự giận hờn càng dâng cao, giận hờn càng cao th́ căm mến càng nhiều, căm mến càng nhiều th́ nổi nhớ càng dạt dào...
Men,
TT
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|