manhphu
member
ID 7913
10/27/2005
|
Sự thoái hoá của Tiếng Việt ...
Trong cuộc sống hiện nay , dường như con người ta quên dần đi giá trị của ngôn ngữ . Người ta dùng thêm nhiều từ mới , rồi hiểu sai nghĩa của nhiều từ cũ . Nếu có ai đó lưu tâm để ư chắc sẽ thấy buồn , bởi ngôn ngữ chính là nét văn hoá lớn nhất của một dân tộc . Nghe nhiều người nói những từ vốn không có trong từ điển , mà thực ra chúng ta đă có những từ như thế để chỉ nghĩa cần nói . Rồi mượn những từ của nước ngoài không cần thiết , cái ǵ ta có rồi tại sao lại phải đi mượn ????
Sự thoái hoá thứ 2 đến từ cách lạm dụng cách đọc , cách pha từ của các ngôn ngữ khác ( tiếng Anh , tiếng Pháp ) . Nếu ai đó xem chương tŕnh Chào Buổi Sáng của VTV1 chắc bạn cũng để ư trong chuyên mục Ư Tưởng 24h , phát thanh viên thường đọc tên trang web của chương tŕnh là . Nguyên văn " Ư Tưởng chấm o rờ gờ chấm vi en " (- ytuong.org.vn) .. Không hiểu các bạn thế nào chứ Mp thấy thực sự khó chịu với cách đọc này .
Nói đến sự mất nghĩa trong tiếng Việt , Mp nêu ví dụ từ Cá Biệt .
Bây giờ đa số người ta hiểu nghĩa từ này theo sắc thái nghĩa tiêu cực . VD : Học sinh cá biệt tức là học sinh quậy phá , học kém ...
Trong khi nghĩa đúng của nó là chỉ một cá thể khác biệt trong một tập thể . VD , trong một lớp toàn HS kém , th́ anh nào học giỏi mới là học sinh cá biệt .
Càng nghĩ mà càng buồn ...
( C̣n tiếp )
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
lang thang
guest
REF: 58534
10/27/2005
|
Bác Mp nói chí phải,
về vấn đề phát âm, cách viết TV hiện nay, chúng ta phải nh́n nhận là nó đang bị méo mó, dần dần trở nên tối tăm.
trên nước Việt Nam ḿnh th́ như chúng ta đă biết, có 3 miền Bắc - Trung - Nam, 54 dân tộc anh em và nhiều thứ tiếng, quy định chung cho cả nước là dùng tiếng dân tộc Kinh làm giao tiếp chính. và các nhà nghiên cứu TV ḿnh th́ khẳng định chắc một điều rằng để phát âm đúng, chuẩn, viết đúng, chuẩn th́ chỉ có 2 miền Bác và Nam. Tuy nhiên, ngay cả 2 miền này cũng có một số nơi chưa chắc làm đúng tiêu chuẩn của tiếng việt.
Bác Mp đề cập ví dụ điển h́nh về PTV của đài VTV là rất đúng, ai cũng nhận thấy được, thậm chí là đă có vài bài báo để nhắc nhở các nhà đài sử dụng PTV nói chuẩn TV để thông tin đại chúng, thế nhưng không biết họ có nghe góp ư không nhưng nó đă kéo dài cho đền tận thời điểm này ( và có lẽ c̣n dài dài nữa ), vô t́nh gây khó chịu cho người nghe là khán thính giả...
Vấn đề nữa là nói pha trộn từ ngữ của đa phần giới trẻ ḿnh bây giờ như là : chán như con Gián, you đang làm ǵ...
thậm chí, ngay cả một số GV dạy một Văn ( Việt ngữ ) cũng c̣n chưa hiểu hết tiếng Việt và dạy học tṛ theo những suy nghĩ của ḿnh về ngữ nghĩa tiếng Việt ..., thật là nguy hiểm.
và c̣n nhiều vấn đề khác nữa liên quan đến tiếng Việt ḿnh, nhưng nói biết bao nhiêu cho hết đây, buồn lắm đấy chứ.
lang thang
|
|
Ông Trẻ
guest
REF: 58543
10/27/2005
|
Những bạn đang sống trong cuộc, mà c̣n nhận thức ra nó, huống chi đứng ngoài nh́n vào,sẽ thấy nó thoái hoá biết chừng nào!
Ngôn ngữ bao giờ cũng là một cỗ xe để chuyển đạt tư tưởng, từ đó nó phản ánh sinh hoạt cuả xă hội. Khi xă hội ḿnh trong sáng lên, tiếng Việt ḿnh sẽ tự điều chỉnh.
Chừng nào tươi sáng trở lại, là tuỳ chừng nào chúng ta nhận thức được, mỗi người nhận thức được, trong đó có bạn, có tôi, theo chân lư : "Một con người cũng làm ra được đổi thay!" = "One man makes the difference!"
Thân ái,
|
|
thienloi
member
REF: 58583
10/27/2005
|
Xin chớ bi quan như vậy
Ngôn ngữ theo tôi chẳng qua là sự thỏa thuận về những quy ước,âm điệu và ngay cả những thủ hiệu của những cá nhân sống trong một xă hội đó. Ngôn ngữ,giống như những tiến tŕnh trong xă hội,thay đổi liên tục,VD:lấy tiếng Việt ở miền Nam trước và sau 75,rồi đem so sánh với tiếng Việt mà báo chí ở Hải Ngoại đang sử dụng bây giờ th́ sự khác biệt vô cùng to lớn.Cũng may là những VD được đơn cữ ở đây rất là cá biệt,không thể ảnh hưởng rộng rải đến các tầng lớp khác trong xă hội nếu chính quyền không khuyến khích.
Tôi hoàn toàn không đồng ư với nhận xét rằng chỉ có người Nam,Bắc nói(phát âm),viết đúng tiếng Việt!không thể cho rằng người Trung phát âm không đúng!Họ phát âm đúng hoàn toàn!Sự khác biệt duy nhất là họ nói tiếng Việt bằng Thổ âm của họ,c̣n viết đúng hay sai th́ hoàn toàn tuỳ thuôc vào mỗi cá nhân! giống như tiếng Anh vậy,có nhiều vùng hẻo lánh ở Anh quốc nói(phát âm)mà những người ở những thành phố lớn phải hỏi lại nhiều lần mới hiểu,nhưng khi họ viết th́ cũng là tiếng Anh!! .Ngôn ngữ nào củng có thổ âm rồi thêm danh từ địa phương nửa,chính v́ vậy mà người ta hay ca tụng sự phong phú của ngôn ngử.Các bạn tưởng tượng nhé tiếng Việt mà từ Nam Chí Bắc chỉ nói duy nhất có một giọng: Nam hoăc Bắc th́ chán!!! chết được.
Thân ái
|
|
Ông Trẻ
guest
REF: 58587
10/27/2005
|
Theo tôi, khi MạnhPhú nói đến sự thoái hoá cuả tiếng Việt, là có ư nói về tŕnh độ ngày một sa sút cuả người sử dụng tiếng Việt (một cách nói tế nhị để tránh ... đụng chạm), chứ bản thân ngôn ngữ (dù là tiếng Việt hay bất cứ ngôn ngữ nào khác) cũng phải tiến hoá theo thời gian rồi.
Ví dụ: Có nhiều người dùng sai hay hiểu sai những ư nghiă rất đơn giản, như : Ăn uống "thoải mái" = muốn ăn bao nhiêu th́ ăn, không giới hạn; Lúc này anh khoẻ không? Th́ cũng "tương đối" (tương đối khoẻ, hay tương đối ốm?) v.v...
Vậy xin MP tiếp đi.
Thân ái,
|
|
Kequaduong
guest
REF: 58637
10/27/2005
|
Tôi đồng ư với ư kiến của OT. Cái ǵ muốn tồn tại th́ phải phát triển; và trong quá tŕnh phát triển phải có sự đào thải. Ngày xưa chắc có nhiều người khó chịu với những chữ như xà pḥng, gác đờ bu, gác đờ xen nhưng đến nay th́ những từ này trở thành rất b́nh dân. Các ngôn ngữ khác cũng tương tự; thanh niên Mỹ cũng không hiểu được những văn bản cách đây 100năm; thậm chí nhiều từ dùng hàng ngày mà họ c̣n viết sai.
Không hiểu MP có viết đúng tuổi của ḿnh trong hồ sơ của bạn không; nhưng ở tuổi bạn mà đă có những nhận xét cao kiến như vậy th́ thật đáng quư. Tôi cũng nghe những phàn nàn như thế này trên một số báo, website tương đối lâu rồi th́ phải.
|
|
Ông Trẻ
guest
REF: 58695
10/28/2005
|
Có bạn nào có từ điển th́ tra giùm xem "triệu phú" bây giờ định nghiă thế nào? Không lẽ nước ḿnh không kiếm ra được ... vài chục triệu "triệu phú" sao?
Hay là đă đến lúc ḿnh đổi tiền mới? 1 ăn nhiêu đây?
Thân ái,
|
|
manhphu
member
REF: 58753
10/28/2005
|
V́ sự mất giá của đồng tiền nên từ " triệu phú " cũng không c̣n chính xác như ư nghĩa thực của nó nữa . Theo TĐTV định nghĩa : Triệu phú : Người rất giàu , có tiền triệu ..
nhưng triệu phú bây giờ nếu đơn giản chỉ là có tiền triệu th́ VN bây giờ nhà nhà là triệu phú , người người là triệu phú mất thôi .
Trở lại bài viết của MP , hôm nay MP xin dẫn chứng thêm một số sự thoái hoá trong tiếng Việt . Hay nói đúng hơn là sự suy thoái về khả năng sử dụng tiếng Việt của người VN hiện nay . Đây là suy nghĩ riêng của MP , có thể với kiến thức nông cạn của ḿnh , Mp sẽ có những sai lầm . Mong các bạn góp ư và thông cảm .
Trong nhiều ngôn ngữ khác , không có sự phân biệt về cách dùng " bị " và " được " . Người Việt Nam có thể tự hào v́ chúng ta đă có sự phân biệt này . Tuy nhiên hiện nay , rất nhiều người , thậm chỉ ở cả những nơi " học cao " như trường học vẫn có những sự nhầm lẫn trong cách dùng 2 từ " Bị " và " Được " .
Cách dùng đúng , th́ bị và được đều nằm trong câu thể bị động . Tuy nhiên từ bị th́ dùng cho câu có ư nghĩa tiêu cực , nghĩa là sẽ ( sắp , đă , đang ) gặp phải một cái ǵ đó không tốt .Ngược lại từ được dùng trong câu bị động có ư nghĩa tích cực như ĐƯỢC THĂNG CHỨC , ĐƯỢC KHEN THƯỞNG ... KHông ai nói là bị điểm tốt hay được một điểm kém cả . Nhưng cũng khá nhiều giáo viên vẫn dùng từ được điểm kém , được nghỉ học , .... Cá biệt trong nội quy của một trường PTTH ở tp Vinh , Mp đọc được trong ḍng cuối của nội quy nhà trường : HỌC SINH VI PHẠM SẼ ĐƯỢC XỬ LƯ THEO NỘI QUY CỦA NHÀ TRƯỜNG .
( c̣n tiếp )
|
|
Ông Trẻ
guest
REF: 58826
10/29/2005
|
Cho tôi được b́nh luận thêm về chữ "bị" và "được" trong tiếng Việt, cũng theo ư cuả MP, nhưng nói cho tổng quát và dễ hiểu:
"Bị" ngụ ư thiệt tḥi, và "được" ngụ ư lợi lộc.
Như vậy mới giải thích được một số những phát biểu như:
"Từ ngày bị thăng chức, anh ta không c̣n dịp ăn hối lộ nưă", hay:
"Từ ngày được ngồi tù, chị ấy khỏi phải lo ngày hai bưă cơm."
"Bọn bất lương này tới nay mới được pháp luật chiếu cố."
Riêng những câu mập mờ, tôi không biết dùng chữ nào, như
"Nước ta (bị/được) liệt kê vào loại nuớc đă mở mang nên không được viện trợ nưă, và vẫn bị đóng góp vào quĩ này."
Thân ái, và xin MP tiếp tục.
|
|
Kequaduong
guest
REF: 58827
10/29/2005
|
Cũng bàn về cách dùng chữ "bị" và "được". Nhờ OT và MP giải đáp cho câu "hơi bị được đấy!" xem nó như thế nào?
Cảm ơn trước,
|
|
OT
guest
REF: 58828
10/29/2005
|
Qua kinh nghiệm dịch thuật, và qua thí dụ trên, tôi rút ra một nhận xét:
Ngôn ngữ thể hiện văn hoá, do đó, có mô tả được bản sắc cuả dân tộc. Theo tôi, h́nh như người Việt Nam ḿnh rất nặng về chủ quan, nghiă là làm ǵ, nói ǵ, nghĩ ǵ, cũng đem ḿnh ra đối chiếu với người.
Từ đó, tiếng Việt ḿnh mới có vô số đại từ chỉ người, như tôi, tao, tớ, ông, bà, trẫm, và tất cả những đại từ lấy từ tên các thứ bậc trong gia đ́nh, như chú, bác, cô, d́, em, v.v... Vưà rồi, mới là ngôi thứ nhất. C̣n các ngôi thứ 2 và thứ 3 nưă!
Một thí dụ thứ hai, nói lên tính chủ quan cuả tiếng Việt và người Việt là dùng hàng chục từ hay cụm từ để nói về cái chết cuả một người, để tỏ thái độ cuả ḿnh đối với người đó, như: chết, qua đời, mệnh một, mệnh chung, bỏ mạng, mất mạng, thiệt mạng,lià đời, từ trần, trút hơi thở cuối cùng, ...
Hèn chi, không phân tách ra được, th́ bảo tiếng Việt khó học.
Thân ái,
|
|
Ông Trẻ
guest
REF: 59021
10/31/2005
|
Khi ta đọc, ta thường bảo "Văn là người", h́nh như là lấy câu nói cuả Pháp "Le style, c'est l'homme". Như vậy, "văn" ở đây có nghiă là "cách hành văn", nói chung là cách dùng từ, cách cấu trúc câu văn, cách lập luận, cách chấm câu, v.v...Xem như thế, th́ mỗi người tạo ra cho ḿnh một phong cách riêng khi viết, đọc lên tinh ư là biết liền, hay đoán ra ngay người viết là ai.
Tuy nhiên, tôi cũng rất hay nghe đài, và có một thắc mắc, rất liên quan đến đề tài cuả Mạnh Phú, nên xin hỏi:
Vậy chớ sự thoái hoá cuả tiếng Việt có được áp dụng cho văn nói không?
Thí dụ: Tôi nghe "rằng th́ là" "rất là" nhiều người có tŕnh độ học vấn "rất là" khá, có điạ vị trong xă hội "rất là" cao, có "rất là" nhiều chức quyền, khi phát biểu, thường "rất là" nhiều lần dùng những cụm từ, như:
Nói chung th́...về cơ bản th́..., chủ yếu là, ...trên cơ sở...
...cái đó là b́nh thường, tốt thôi, cũng tương đối...
rất là ..., rằng th́ là..., quan hệ th́ hữu nghị..., b́nh đẳng..., hai bên cùng có lợi, v.v...
Xin các bạn góp ư và chỉ bảo cho tôi.
Thân ái,
|
|
Ông Trẻ
guest
REF: 59165
11/02/2005
|
Đă từ lâu, tôi không có dịp t́m hiểu xem học sinh Việt Nam bây giờ học tiếng Việt như thế nào.
Trong thời Pháp thuộc xa xưa, trẻ em Việt Nam học không khác ǵ trẻ em phương Tây, học lần lượt những mẫu tự la mă (roman alphabets), tức là a, rồi b, rồi c, v.v...cho đến z.
Sau khi học nhận dạng và viết được các mẫu tự, trẻ sẽ học ghép những mẫu tự này thành những từ, từ đơn giản đến phức tạp.
Cho đến khi Việt Nam độc lập vào năm 1945, v́ nhu cầu học tiếng Việt sao cho nhanh nhất để xoá nạn mù chữ, người ta nghĩ ra cách học mới, là học theo cách cấu tạo cuả các mẫu tự, từ đơn giản đến phức tạp, bắt đầu là i, rồi t, nhưng t lại đọc là tờ. (Tôi không biết, nếu r đọc là "rờ", g đọc là "gờ", th́ những mẫu tự c̣n lại như b, c, d, đ sẽ đọc là ǵ?)
Khách quan mà nói, việc học và dạy tiếng Việt đă nhanh hơn nhiều so với trước, nhưng về lâu về dài xét ra không đi đến đâu cả.
Gần đây, tôi nhận thấy các cháu trở nên rất lười dùng từ điển khi tra cứu tiếng Việt hay tiếng nước ngoài, v́ lư do đơn giản là không thuộc thứ tự cuả các mẫu tự nưă, trong khi bất cứ từ điển nào cũng sắp xếp theo thứ tự mẫu tự! Ví dụ, không biết vần n và vần s, vần nào trước, vần nào sau. Ngay trong một vần, cũng không biết từ nào đứng trước từ nào khi cần tra cứu. Ví dụ "đèn" và "đàn", từ nào đứng trước từ nào.
Tôi đăng bài này, để bạn nào theo dơi được việc học tiếng Việt bây giờ, hăy góp ư cho tôi biết.
Thân ái,
|
|
Ông Trẻ
guest
REF: 59168
11/02/2005
|
Trở lại chuyện giọng nói cuả tiếng Việt trên các miền khác nhau cuả đất nước, tôi thấy không có miền nào đáng là chuẩn cho tất cả! Vậy th́ ai phát âm thế nào th́ tuỳ, nhưng viết tiếng Việt th́ phải đúng chánh tả, v́ tôi nghĩ, chánh tả nó thể hiện rơ nét nhất tŕnh độ học vấn cuả một người. Mà học vấn lại là điều kiện đầu tiên giúp con người ta dễ phân biệt đúng và sai, tiến tới phải và trái, rồi sau cùng, chánh và tà.
Cũng theo tôi, nếu sinh ra ở Việt Nam và khi đó đă thông thạo tiếng Việt, th́ sau này không có lư do ǵ bào chưă cho việc ... bất chấp chánh tả!
Trên đời này, không có ai là toàn hảo. Bản thân, đôi khi dốt, hay vô ư cũng viết sai, nhưng vưà vưà phải phải, cũng tạm được đi!
Mỗi ngày đọc bài đăng trên diễn đàn này, chắc có nhiều bạn phải rùng ḿnh!
Thân ái,
|
|
manhphu
member
REF: 59173
11/02/2005
|
Xin tiếp tục về vấn đề OT nói ra , sự thoái hoá của việc NÓI TIẾNG VIỆT .
Điều được một bộ phận giới trẻ yêu thích bây giờ là sính các từ ngoại , chắp vá tiếng ANh , tiếng Pháp .. vào câu nói tiếng Việt thành một thứ tiếng "bồi" gây rất nhiều sự khó chịu cho người nghe . Vào quán xá , ra ngoài đường không khó để gặp những cách nói như : " Em ơi cho anh xem cái me niu ( menu ) " ; " Đưa anh cái biu lờ ( bill ) " ; " Tao vừa bỏ anh ta xong , bây giờ phờ ri ( free ) rồi " .... Đây là một điều cần phải gạch bỏ trong tư duy của người Việt , nghĩ lâu dài , nó sẽ làm tiếng Việt chúng ta vẩn đục và thoái hoá đi .
Một điều ít người để ư hơn , nhưng Mp lại nghĩ , đó là việc mượn từ không cần thiết . Chúng ta có từ "máy vi tính" tại sao cứ phải dùng " com pu tơ " ? Chúng ta có từ ghi lại , lưu lại . Tại sao phải dùng " save " ???
Thậm chí cả những từ mượn chúng ta đă quen dùng như phi cơ , nên bỏ trong tư duy của chúng ta để làm trong sáng tiếng Việt hơn . MP đă đọc được trong một bài báo , nói nguyên văn thế này : bài báo nói về 2 hăng máy bay nổi tiếng Boeing và Airbust cạnh tranh . Đầu bài báo người viết dùng từ 2 hăng MÁY BAY .. sau bài báo lại dùng PHI CƠ . Các bạn nghĩ sao ?
( c̣n tiếp )
|
|
lang thang
guest
REF: 59194
11/02/2005
|
tôi chẳng biết nói ǵ hơn khi đọc những bài chia sẻ của OT và Bác MP, ng̣ai 2 từ: "ngán ngẩm".
việc báo chí ngày nay họ dùng từ phải nói rằng quá tự do đến nỗi ta có thể dùng những cụm từ sau để mô tả nó, tuy cũng không ḥan ṭan, nhưng lại chiếm đa số cho giới nhà báo trong nước: " bẻ cong ng̣i bút", "hiếp dâm báo chí",...
về phần giới trẻ bây giờ, theo tôi cũng không thể trách họ được, có trách th́ chúng ta chỉ trách ở môi trường sống trong xă hội tha hóa, sự giáo dục yếu kém... đă đào tạo nên những con người thực dụng, có lư tưởng sống không đúng đắn.
Chấp nhận th́ không được, nhưng không chấp nhận th́ lại không thể, v́ chúng ta phải đối mặt với nó hằng ngày, thôi th́ "thấy xem như không thấy".
|
|
Ông Trẻ
guest
REF: 59241
11/03/2005
|
Thân gởi MạnhPhú và các bạn yêu tiếng Việt:
Tôi xa quê đă lâu, không biết ở đại học bên nhà có những lớp dạy viết tiếng Việt hay không, nhưng ở Mỹ quả thực có những lớp gọi là "Viết kỹ thuật" (Technical writing), dạy sinh viên viết tiếng Anh, không những dành cho những người chuẩn bị làm công tác khoa học kỹ thuật, mà cả giới báo chí, xuất bản, v.v... Chúng ta đều biết, truyền thông thực hiện dưới 3 h́nh thức là viết, nói và nh́n. Trong tư cách một nhà khoa học, một kỹ sư, một chuyên gia, bạn luôn luôn có nhu cầu phải chia sẻ công tŕnh cuả bạn với mọi người, nên môn học này đă trở thành một nhu cầu không thể thiếu vắng trong giáo tŕnh ở bậc đại học.
Các bạn nghĩ sao về nhu cầu viết kỹ thuật trong tiếng Việt?
Thân ái,
|
|
It`s Me
guest
REF: 62042
12/13/2005
|
Dùng chữ Computer thay cho "máy vi tính" hay Save thay cho Lưu theo tôi nghĩ không phải là một cách làm thoái hóa Tiếng Việt, nó chỉ là một thuật ngữ chuyện dụng mà thôi. Có thể nhiều ngừơi không quen với cách dùng và nghe từ vay mượn như thế này nhưng tôi không nghĩ là nó nguy hiểm đến độ làm thoái hóa tiếng Việt. Giới trẻ bây giờ hay đệm vào câu nói của ḿnh một vài từ tiếng Anh, tiếng Pháp thật ra chỉ là cách nói vui trong cuộc sống hàng ngày nhưng một số người già (và cả người trẻ như manhphu,...)nghe thấy th́ khó chịu:D nên phê phán. Nhưng thật ra trong những buổi nói chuyện, hội họp mang tính trang nghiêm th́ họ- những người thích dùng tiếng Anh, Pháp ấy vẫn ư thức được những ǵ họ nói nên tôi thấy cũng chẳng có ǵ đáng chê trách cả. Thế nên điều chú ư ở đây là việc dùng tiếng nước ngoài khi đang nói chuyện giữa người Việt với nhau không phải là việc xấu cũng không hẳn là làm Thoái Hóa Tiếng Việt mà vấn đề là dùng trong trường hợp nào và ở đâu mời là điều quan trọng.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng bây giờ người ta dùng tiếng Việt không được trau chuốt nữa, nó thể hiện trong các bài hát hay các bài báo. Có lẽ ngày nào cũng phát hiện ra lỗi sai về diễn đạt ư hay chính tả trên các tờ báo, đó mời là điều đáng trách.
Tiện đây cũng có ư kiến về tiếng Việt, trong tiếng Việt có những câu khó hiểu về diễn đạt ư. Lấy một ví dụ như thế này nhé: "Tôi hiểu Ông Trẻ nhiều hơn manhphu", với câu nói này phải hiểu là "tôi hiểu Ông Trẻ nhiều hơn manhphu hiểu Ông Trẻ" hay "tôi hiểu Ông Trẻ nhiều hơn tôi hiểu manhphu"? Thế mới thấy tiếng Việt không phải lúc nào cũng hoàn hảo^_^
|
|
Ông Trẻ
guest
REF: 62054
12/13/2005
|
Chúng ta (tức là những người Việt đang sống cho đến ngày này, tháng này, năm này) có biết chăng rằng chúng ta đang sống trong một quăng thời gian đặc biệt cuả lịch sử nhân loại?!
Thế giới xung quanh ta biến đổi nhiều quá, nhanh quá; có thể nói không một ngày nào là không có những phát minh mới, những sự kiện mới, những vấn đề mới, ...th́ dĩ nhiên ḿnh đều có cảm tưởng kiến thức cuả chúng ta đang bị thoái hoá.
Trở lại chuyện ngôn ngữ, chuyện tiến hoá cuả tiếng Việt, mỗi ngày qua sẽ là một ngày ḿnh sống tụt hậu là chuyện tất nhiên thôi, các bạn à.
Không riêng ǵ tiếng Việt, mà tất cả những ngôn ngữ cuả loài người đều cùng chung số phận : chúng tiến không thể nào kịp được với những thay đổi cuả thế giới.
Chúng ta vưà sống qua kỷ nguyên điện tử, chưa kịp hoàn hồn, th́ kế tiếp ngay là kỷ nguyên tin học! Đố ai biết được kỷ nguyên kế tiếp là ǵ.
Vậy mỗi khi bàn đến lịch sử, đến những ǵ chúng ta đă học ở trường, hăy xin nhớ kỹ điều này : Các nhà dân số học tính ra rằng nước ta đang có khoảng 82 triệu dân, trong đó 60 đến 70% là sinh ra và lớn lên sau cuộc chiến kéo dài hàng chục năm!
Vậy chúng ta lấy cái quyền ǵ để bắt họ phải biết, phải sống lùi lại cả thế hệ, nói chi bắt họ phải dùng cái tiếng Việt cuă Nguyễn Du, cuả Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khuyến, v.v...?
Thân ái,
|
|
Me again
guest
REF: 62102
12/14/2005
|
Lúc đầu nh́n title của bài viết thấy rất nghiêm trọng nhưng chỉ như những ǵ manhphu nêu ra th́ tôi thấy dùng động từ "thoái hoá" cho những vấn đề này là hơi quá, nhất là việc đệm từ nước ngoài trong cách ăn nói của giới trẻ. Có thể bây giờ nhiều người cảm thấy thế là thoái hoá nhưng biết đâu một thế kỷ sau người ta không thấy thời điểm này là sự thoái hoá của Tiếng Việt th́ sao? Tôi nghĩ đây chỉ là một sự thay đổi mà thôi, mà một sự thay đổi bao giờ cũng có người chấp nhận có người không. That's way it is:D
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|