montessori2014
member
ID 79309
11/23/2014
|
NHÀ SÁCH KHAI TRÍ
Ông Khai Trí”: Một Đời Ham Mê Sách
Nhà sách Sài G̣n bây giờ trước 1975 là nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi
Tháng tám năm 2004, người yêu sách Sài G̣n đă đưa tiễn ông Thanh Tuệ, Giám đốc nhà xuất bản An Tiêm về bên kia thế giới, và kế ngay sau đó lại tiễn biệt ông Nguyễn Hùng Trương, Giám đốc Nhà Sách, Nhà Xuất bản Khai Trí qua đời ngày 11 tháng ba 2005 tại Sài G̣n . Đối với một lớp người ở miền Nam trước 1975, những cái tên như An Tiêm hay Khai Trí có một ư nghĩa đặc biệt, nó gợi một cảm giác trong sáng của trí tuệ, cái vui sướng của sinh hoạt tinh thần, văn hóa . Riêng Khai Trí đối với thành phố Sài G̣n qua bao nhiêu năm, như là một pháo đài của chữ nghĩa, suốt một thời hai mươi năm Việt Nam Cộng Ḥa, nhà sách kiêm nhà xuất bản ấy đă phát hành, phổ biến, bày bán không biết cơ man nào là ấn phẩm, đă “khai tâm mở trí” cho biết bao nhiêu tâm hồn và trí óc Việt Nam .
Ra đời từ năm 1952 tại số 62 đường Lê Lơi Sài G̣n (lúc đó h́nh như c̣n tên Bonard ) cho đến tháng tư năm 1975, không biết Khai Trí đă đón tiếp bao nhiêu lớp người bước vào cửa hàng sách to lớn của ḿnh .Nhưng cần phải ghi nhớ rằng từ lâu, trước khi hiệu Khai Trí chính thức mở cửa, chủ nhân của nó, vốn người Biên Ḥa, đă làm công việc buôn bán văn hóa phẩm tại một quầy sách trên lề đường Lê Lợi . Và trớ trêu thay, tháng năm 1975, trước khi bị bắt, chính ông chủ ấy lại trải một tấm ny-lông lớn trên lề đường, ngay trước hiệu sách của ông để bán nốt những số báo Thiếu Nhi và một ít sách khác c̣n lại do nhà Khai Trí xuất bản . Có vẻ như là ông khởi nghiệp và kết thúc sự nghiệp ở ngoài lề đường, c̣n hiệu sách Khai Trí do ông tạo lập ra và hoạt động suốt hai mươi mấy năm sung sức nhất của đời ông th́ thuộc về lịch sử chứ không thuộc về ông nữa .
Từ giữa thập niên 1950, khu trung tâm thành phố Sài G̣n đă có những nhà sách như Vĩnh Bảo, Tự Lực,cũng nằm trên đường Lê Lợi, nhà sách Lê Phan, đầu đường Trần Hưng Đạo, chỗ bến xe buưt ngó qua, và sang trọng hơn là nhà sách Xuân Thu trên đường Tự Do .Tọa lạc tại khu trung tâm, các nhà sách đó đều thuộc loại tầm cỡ, mỗi nhà có một cách trưng bầy và sắc thái sách vở riêng .Riêng nhà Xuân Thu c̣n nặng tính cách Tây, là hậu thân của một hiệu sách Albert Portail (lâu quá rồi không biết tên viết thế này có đúng không ?) trước kia dành riêng cho giới ông tây bà đầm của thời thuộc địa sau được giáo hội Công giáo mua lại đổi tên Xuân Thu,nh́n ra mặt đường Tự Do, nhưng bọc kính kín mít, mở cửa bước vào nghe không khí mát lạnh, sách ngoại ngữ nhiều, trưng bầy nghệ thuật, giá cả cao, rơ ràng là dành cho giới “quư tộc” , đám học sinh lon con ít khi dám bén mảng tới .
Trong khi đó, Khai Trí được coi như nhà sách lớn và đông khách lai văng nhất, chiếm hai rồi ba đơn vị nhà phố trên một đại lộ quan trọng nhất của trung tâm Sài G̣n . Nhớ lại miền Nam thuở đó, sách vở cũng phong phú thật, và sức tiêu thụ cũng thật lớn . Nhà Khai Trí phô bày tất cả tiềm năng sáng tác, biên khảo, in ấn, xuất bản và tiêu thụ sản phẩm tinh thần của thành phố thủ đô . Sách được trưng bày theo vùng, tiểu thuyết, biên khảo, giáo khoa …, rồi đến báo và tạp chí, rồi văn pḥng phẩm, tất cả sắp xếp rất trật tự . Thời thập niên 50, 60, ảnh hưởng tiếng Pháp c̣n nhiều, chương tŕnh Pháp vẫn c̣n dạy tại một số trường, nên sách báo từ Pháp gửi qua, bày bán khá dồi dào, nhớ thường có tờ Paris Match, Cine’ Revue, Cinemonde, và sách tiểu thuyết của những tác giả Pháp, cổ điển lẫn hiện đại, sách giáo khoa, từ tiểu học đến đại học, bằng tiếng Pháp …
Thời xưa, về buổi chiều, và nhất là các ngày cuối tuần, ở Sài G̣n thường có mục “bát phố” .Phố đây là vùng trung tâm, gồm chủ yếu là đường Lê Lợi, từ Chợ Bến Thành đến Nhà Hát Lớn, đoạn đường Tự Do, từ nhà thờ Đức Ba` đến khoảng quán cà phê Hoàng Gia, đoạn đường Nguyễn Huệ, từ Ṭa Đô Chánh đến Tổng Nha Ngân Khố . Dĩ nhiên, cũng phải kể thêm các “vùng phụ cận” gồm chợ Bến Thành và một đoạn đường Lê Thánh Tôn, dù người đi tại đây có mục đích mua sắm nhiều hơn là “văn nghệ” .Buổi chiều thứ bảy và ngày chủ nhật (thời đó, cuối tuần công sở nghỉ từ chiều thứ bảy ), khu trung tâm Sài G̣n đông như một ngày hội .Công chứa, tư chức, thanh niên, học sinh, sinh viên, quân nhân …đi đầy phố .Người ta đi “bát phố” , hai tiếng đó chỉ có nghĩa là dạo chơi, đi lên, đi xuống, có khi không mục đích ǵ rơ rệt, nhưng mà rất vui, càng đông càng vui .Bạn có thể gặp ở đó rất nhiều tà áo dài, những tà áo trắng của nữ sinh, những tà áo màu của những người lớn tuổi hơn …tung bay quấn quit trong làn gió mát rượi của buổi chiều Sài G̣n từ sông thổi lên, làm quang cảnh trung tâm Sài G̣n thêm duyên dáng .Hàng quán và tiệm buôn bên đường cũng đầy người, người ta dừng lại bên nhà hàng Thanh Thế, Thanh Bạch hay Kim Sơn để ăn một cái ǵ đó hoặc nhậu vài ly, dẫn người yêu vào Pole Nord hay Givral để nâm nhi vài cốc kem thật ngon, hay ăn phá lấu và uống nước mía Viễn Đông chỗ chùa Chà, hoặc vào Passage Eden ngắm những thứ hàng hóa mà giới trung lưu ít khi dám hỏi mua .Nhưng có một nơi rất b́nh đẳng, rất văn nghệ, rất trí tuệ mà từ em bé đến giới thanh niên, trung niên lẫn lăo thành đều thường xuyên ghé lại, như có một sức hút vô h́nh, đó là hiệu sách Khai Trí . Cửa hàng sách vừa có chiều sâu vừa có bề rộng, bày tầng tầng sách báo từ trong ra ngoài, lúc nào cũng đầy ắp người .
Ông “Khai Trí” , tức ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhân, h́nh như lúc nào cũng có mặt trong hiệu sách, đi đi lại lại cùng với những nhân viên mặc đồng phục áo dài xanh, hỏi han, chỉ dẫn người đọc đi t́m những thứ mà họ cần .Hẳn nhiên ông đang làm công việc buôn bán, kinh doanh sách, nhưng rơ ràng ông có cái say mê và ḷng ân cần của người đang làm văn hóa, ông sung sướng thấy đám người trẻ tuổi đang hăm hở đi vào con đường t́m ṭi học hỏi trong cái kho tàng sách vở mênh mông mà ông đang tạo dựng nên .Suốt thập niên 1950-1960, rồi một nửa của 1970, hiệu sách Khai Trí của ông như là một thứ trung tâm văn hóa của đất Sài G̣n, trong khoảng hai thập niên, không biết bao nhiêu lần, người viết những ḍng này, từ một kẻ thiếu niên, ṛi thanh niên, rồi người lớn, đă lui tới t́m sách vở trong cái vương quốc ấy của ông.
Tôi đă t́m mua ở đó cuốn L’Anglais Vivant Beige (b́a mầu nâu đất) đầu tiên thay v́ chỉ biết loại Bleu (b́a mầu xanh) như đă học thời Trung học đệ nhất cấp ở miền Trung, đă thấy ở đó cuốn Legendes des Terres Sereines của Phạm Duy Khiêm, in từ bên Pháp, đă đọc cọp và khám phá cuốn Hương Máu của Nguyễn Văn Xuân, đă nh́n thấy h́nh b́a của tờ Paris Match vẽ chuột Mickey nhỏ một giọt nước mắt, và biết được Walt Disney đă qua đời …Hiệu sách Khai Trí trên đường Lê Lợi đă chào đón lớp lớp người, năm này qua năm khác, đi vào đó để đến với thế giới chữ nghĩa; học sinh đi t́m sách giáo khoa cho niên học mới, người ham thích văn học đến để xem t́nh h́nh sách báo có ǵ mới không; giới nghiên cứu, nhà giáo, học giả, đi t́m tài liệu trong bao nhiêu pho sách quư cổ kim, phụ nữ có tủ sách bạn gái, thiếu nhi th́ có sách tranh ảnh và truyện nhi đồng, giới sành ngoại ngữ th́ đến quầy sách báo nhập từ Pháp, Mỹ …Một thế giới muôn mầu muôn vẻ tập trung tại nhà sách lớn lao này, đă khiến cho cái sinh hoạt náo nhiệt của phố phường trung tâm Sài G̣n ngày xưa bừng lên một ánh sáng trong trẻo, thứ ánh sáng của văn hóa .
Chủ nhân Khai Trí là một người có hoài băo về văn hóa . Ngoài việc bán sách báo và văn pḥng phẩm, ông c̣n làm xuất bản . Ông rất có ḷng với giới cầm bút, thường tiêu những món tiền lớn cho tác quyền những sách mà họ đưa tới cho ông xuất bản , hoặc đôi khi chỉ mới là những sách “dự tính viết” thôi . Nguyễn Ngu Ư, Nguyễn Hiến Lê, Trần Tuấn Kiệt v .v …một thời đă là những “thân chủ” của ông . Khai Trí cũng là một nhà xuất bản chuyên in Tự Điển của miền Nam, từ những cuốn thông dụng được dùng nhiều trong học giới và nhà trường như Pháp Việt Tự Điển của Đào Đăng Vỹ; Anh Việt, Việt Anh Từ Điển của Nguyễn Văn Khôn, đến những cuốn tuy cần thiết cho học thuật nhưng khó tiêu thụ như Hán Việt Từ Điển của Thiều Chửu; Hán Việt Tân Từ Điển của Nguyễn Quốc Hùng, v.v….Chỉ riêng lănh vực từ điển, công khó của ông đối với nền học vấn của quốc dân cũng đă là lớn lao rồi, chưa nói đến biết bao sách giáo khoa, sách nghiên cứu, sách văn học, cùng vô số báo chí đă được ông xuất bản hoặc phát hành, tạo ra một đóng góp khổng lồ cho văn hóa nước nhà trong một giai đoạn lịch sử .
Sau năm 1975, gia sản của ông đă bị tịch thu toàn bộ, ông phải vào ṿng tù tội và c̣n bị dọa tử h́nh nữa .Nhưng rồi sau một số năm, ông cũng được ra khỏi tù, và ngay lập tức, ông đi lùng kiếm tại những chợ trời sách để mua tất cả ấn phẩm của Khai Trí c̣n sót lại .Ông đă có một chủ đích, và âm thầm thực hiện trong nhiều năm : chuyển dần dần những sách Khai Trí cũ ấy qua cho gia đ́nh ông hiện ở Mỹ .Bằng cách nào ? Bằng cách gửi Bưu điện từng thùng nhỏ một, dĩ nhiên đó là loại sách thuần túy văn học, văn hóa, cộng thêm với hối lộ cho hải quan, số sách ông gửi đều trót lọt, và tính đến năm 1991, khi ông qua tới Mỹ theo diện bảo lănh của gia đ́nh th́ số sách gom lại đă được 5000 cuốn . Đến Mỹ, ông bắt đầu thực hiện giấc mộng thứ hai của đời ông, là dựng lại nhà sách, nhà xuất bản Khai Trí, với bước đầu là tái bản các sách cũ, và rồi sẽ tiếp tục con đường khai phá văn hóa mà ông đă làm ở Sài G̣n thời trước . Nhưng mọi sự đă trễ ! Việc tái bản sách cũ của Việt Nam Cộng Ḥa, trong đó dĩ nhiên có cả sách Khai Trí, đă có người làm rồi, và làm một cách tận t́nh, từ hơn mười năm trước . Thời điểm đầu thập niên 1990, công việc tái bản coi như đă hoàn tất, nghĩa là không c̣n ǵ để tái bản nữa, và nhu cầu của quần chúng Việt Nam tị nạn về sách vở cũ coi như đă băo ḥa .
Một điểm khó khăn nữa là , vốn và nhân lực làm việc để gây dựng nhà xuất bản .Ông Vơ Thắng Tiết, Giám đốc nhà xuất bản Văn Nghệ ở Nam California, đă tiếp xúc nhiều với ông Khai Trí thời gian ông mới qua Mỹ , cho biết rằng các con của ông Khai Trí nói thẳng rằng họ có thể góp ít vốn cho ông theo khả năng của họ, nhưng hoàn toàn không thể giúp được ǵ ông, v́ ai cũng có công việc cả rồi, không thể nào bỏ việc để cùng cha phiêu lưu theo giấc mộng của ông .H́nh như ông Khai Trí có gặp ông Nguyễn Tấn Đời để bàn việc góp vốn cho chương tŕnh văn hóa của ông, nhưng không đạt được kết quả .Ông Vơ Thắng Tiết cho biết, trong số sách vở ông Khai Trí đă chuyển được sang Mỹ có rất nhiều thứ rất giá trị, như bộ sưu tập đầy đủ của báo Tri Tân và báo Nam Phong, tập san Sử Địa thời VNCH cũng không thiếu một số nào, tất cả sắp xếp rất ngăn nắp và khoa học .Một lần, nhà Văn Nghệ, trong công việc soạn thảo sách vở của ḿnh, cần nội dung của nguyên một số Sử Địa cũ, ông Khai Trí đă không ngần ngại từ Cali bay qua Texas, sao nguyên cuốn đó để tặng ông Văn Nghệ .
Thực tế của nước Mỹ thời gian ông sang tới nơi, dần dần cho ông biết rằng, ông không thể nào đủ sức gây dựng một sự nghiệp mới : Vốn không đủ, người không có, và ông cũng đă có tuổi rồi .Nhưng tâm hồn ông Khai Trí lúc nào cũng hướng về việc làm cái ǵ đó cho văn hóa . Nhà ông ở cách khá xa Little Saigon, thế mà ngày nào ông cũng có mặt tại khu này, đi nhặt nhạnh tất cả các thứ báo mà người ta bỏ ở các chợ, đem về đọc và lựa lọc cắt ra những bài vừa ư bỏ vào một cái thùng . Ngoài ra, ông cất giữ tất cả các tạp chí, các đặc san của ngành nghề, hội đoàn mà ông có được .Thời trước, nhiều người có nhận xét rằng ông là một người cực kỳ “ham sách” , đến thời kỳ sau này, nhận xét đó vẫn c̣n đúng với ông . Thời gian ở Mỹ, ông vẫn cố gắng xuất bản vài cuốn sách, như tuyển tập các bài thơ t́nh của thi sĩ Việt Nam, các danh ngôn của thế giới . Và ông đă tâm sự với ông Văn Nghệ một ước mơ, có thể gọi là một mộng tưởng, rất lạ của ông : Làm sách cho nước Lào, phát cho dân Lào để giúp phát triển văn hóa của họ !
Sau năm năm ở Mỹ và biết rơ t́nh h́nh là chẳng làm được những ǵ ḿnh mong ước, đến năm 1996 th́ ông Khai Trí về lại Việt Nam để sống luôn tại đây, vẫn với một giấc mộng cũ muốn làm mới lại .Nghe nói nhà nước Việt Nam có chủ trương trả lại nhà cửa đă tịch thu năm 1975, ông về nước với đề nghị : Nhà nước trả lại các cơ sở cho ông, và ông sẽ cùng nhà nước thực hiện các nhà sách tân tiến theo lối Mỹ, trong đó có gian uống cà phê xem sách, có gian thiếu nhi để các em thoải mái t́m ṭi,v.v…Nhưng những ǵ ông “nghe nói” không đúng với thực tế .Nhà sách Khai Trí của ông th́ đă thành nhà sách Sài G̣n, quốc doanh rồi, tức là quốc hữu hóa rồi, các nhà cửa khác của ông th́ chia chác cho cán bộ, đă 20 năm qua, họ đă bán đi bán lại nhiều lần, giá cả càng ngày càng cao, không tài nào gỡ ra cho được .Cuối cùng người ta cho ông một pḥng trong một căn nhà cũ của ông, và ông sống ở đó, cho đến ngày qua đời, với giấc mộng lớn không bao giờ thực hiện được nữa .Nghe nói thời gian gần mười năm ở Sài G̣n, ông lại mày ṃ xuất bản một ít cuốn sách, loại vô thưởng vô phạt, như kiểu thơ t́nh yêu …Thôi, nếu coi ông là người quá ghiền sách th́ công việc xuất bản nhỏ nhoi đó chỉ là một ít ma túy cho đỡ cơn ghiền, và nếu rộng lượng th́ tạm gọi đó là “giấc mộng con đă thành” của ông cũng được .
Sưu Tầm
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
montessori2014
member
REF: 688516
11/23/2014
|
Nhà văn Nhật Tiến giới thiệu ông Nguyễn Hùng Trương
trong buổi ra mắt tuần báo Thiếu Nhi
|
|
montessori2014
member
REF: 688519
11/23/2014
|
Khai Trí là nhà sách bán lẻ nhưng cái tên Khai Trí c̣n xuất hiện như một nhà xuất bản, nhà phát hành và đồng thời là nhà xuất nhập cảng sách. Ngoài việc xuất bản sách, ông c̣n chủ trương in tuần báo Thiếu Nhi (Chủ nhiệm: Nguyễn Hùng Trương, Chủ biên: Nhật tiến) rồi tập san Sử Địa (2) do Nguyễn Nhă làm Chủ biên.
Ông tâm sự với Phan Hoàng: “Trong tất cả các loại sách, tôi đặc biệt nặng ḷng với sách thiếu nhi. Từ năm 1971 tới 1975, tôi chọn lọc xuất bản 300 đầu sách trong bộ Tuổi thơ dành riêng cho các cháu nhỏ. Bên cạnh đó, tôi c̣n xuất bản tuần báo Thiếu nhi với sự cộng tác của nhiều nhà văn, nhà báo, nhà giáo có uy tín và tâm huyết với trẻ em. Đây là công việc mà tôi thích thú nhất!”.
Trên diễn đàn Talawas, tác giả Làng Đậu bày tỏ ḷng tri ân và thành kính với người đă góp công không nhỏ giáo dục và đào tạo một thế hệ thiếu nhi tại miền Nam với “tuần báo giải trí và giáo dục Thiếu nhi” như đă ghi trên b́a mỗi số:
“Về h́nh thức, trang bià và trang cuối cuả tờ Thiếu Nhi lúc nào cũng được tŕnh bày rất công phu, dùng kỹ thuật in offset, một ky thuật tiến bộ (và cũng đắt tiền) nhất thời bấy giờ. Trang bià thường in h́nh vẽ cuả hoạ sĩ Vi-Vi về các đề tài khác nhau. Có lẽ bức tranh tôi thích nhất là bức Ông đồ, bức tranh này sau đó cũng đă được lên khung trong một bộ tem dưới cái tên cúng cơm cuả hoạ sĩ Vi-Vi: Vơ Hùng Kiệt.
Nếu như trang đầu cuả tờ báo là một sự trang trọng cần thiết th́ trang cuối, ngược lại, đem lại cho độc giả vô vàn thú vị qua các câu chuyện bằng tranh màu nổi tiếng dịch lại từ tiếng nước ngoài, như truyện Tin-Tin, truyện Asterix Obelix, truyện cuả Walt Disney... Những truyện tranh này đă được chọn lọc rất kỹ trước khi đăng nên có chất lượng cao về nội dung giáo dục. Hoạ sĩ Vi-Vi cũng có góp phần vẽ minh hoạ một số truyện tranh Việt Nam.
Tuần báo Thiếu Nhi số ra mắt
Tờ Thiếu Nhi không bao giờ bị khô khan bởi v́ nó luôn có các ky thi “đố vui có thưởng”, các chuyện cười do độc giả gửi tới cũng như các bài thơ, văn, nhạc, họa cuả nhiều tác giả, cả già lẫn trẻ. Mục “Truyện cổ tích” cũng thu hút người đọc bằng các truyện của Tô Hoài, Nhật Tiến và nhiều cây bút cừ khôi khác. Đặc biệt thú vị là hai mục: "Trả lời thắc mắc" và "Tay ngọc bên bếp hồng".
Cũng xin nhắc lại vài câu thuộc loại “hoa thơm cỏ lạ” được giới thiệu trong vô vàn danh ngôn mà tờ Thiếu Nhi đă cho phổ biến trên mặt báo: “Lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan” (Đức Phật), “Lấy chí nhân thay cường bạo, đem đại nghiă thắng hung tàn” (Nguyễn Trăi) hay “Sự học như con thuyền ngược nước, không tiến ắt lùi”...
Làng Đậu, “độc giả nhí ngày đó”, viết: “Tiền lời của nhà sách khi bán các mặt sách khác đă được đem qua để bù lỗ cho tờ Thiếu Nhi. Có lẽ riêng đối với tôi, một thằng bé đen đủi không quen biết, ông đă hành xử "bù lỗ nhiều hơn"; khi tôi hỏi mua 3 tờ Thiếu Nhi v́ không đủ tiền mua nhiều, th́ đă được ông cho thêm mấy tờ mà tôi muốn”.
B́a báo Thiếu Nhi với bức tranh Ông Đồ của họa sĩ Vi Vi
nhân kỷ niệm lễ Khổng Tử “Đặc biệt nhớ ơn thầy”
Đối với độc giả người lớn, ông Khai Trí “bảo trợ” tập san Sử Địa của một nhóm giáo sư và sinh viên trường Đại học Sư phạm Sài G̣n. Số đầu tiên ra mắt bạn đọc năm 1966 và số cuối cùng năm 1975 mang chủ đề “Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa”, một đề tài nóng bỏng sau sự kiện ngày 19/1/1974 hải quân Trung Cộng chiếm quần đảo Hoàng Sa (Paracells) khi ấy đang thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Ḥa.
Tập san Sử Địa số đầu tiên
Tập san Sử Địa phát hành 3 tháng một kỳ, ra được tổng cộng 29 số báo cho đến ngày Sài G̣n thất thủ năm 1975. Đây là nguồn tài liệu phong phú trong việc khảo cứu, sưu tầm về sử kư và địa lư Việt Nam. Tác giả những bài viết trên tập san Sử Địa là những nhân vật nổi tiếng của miền Nam như Hoàng Xuân Hăn, Phan Khoang, Thái Văn Kiểm, Nguyễn Hiến Lê,...
Tập san Sử Địa số cuối cùng
Khai Trí c̣n là một nhà xuất bản chuyên in tự điển của miền Nam. Nếu nhà xuất bản Thời Thế in cuốn Việt Nam Tân Từ Điển của Thanh Nghị dầy 1069 trang th́ Khai Trí đă phát hành một loạt từ điển như Pháp Việt Tự Điển của Đào Đăng Vỹ với độ dầy lên đến 1276 trang; Anh Việt-Việt Anh Từ Điển của Nguyễn Văn Khôn…
Ông chủ nhà sách Khai Trí và nhà làm tự điển Nguyễn Văn Khôn
Thậm chí có những cuốn tự điển rất cần cho việc nghiên cứu nhưng lại khó tiêu thụ trên thị trường nhưng Khai Trí vẫn mạnh dạn xuất bản, chẳng hạn như bộ Hán Việt Từ Điển của Thiều Chửu hay Hán Việt Tân Từ Điển của Nguyễn Quốc Hùng.
Nguyên tắc của kinh doanh nói chung là nhắm vào tiền lăi thu về nhưng một nhà kinh doanh có “tâm” hay có “đạo đức kinh doanh” là biết dung ḥa giữa một bên là “lợi nhuận” và phía bên kia là “lợi ích” của xă hội. Ông Nguyễn Hùng Trương là nhà kinh doanh biết kết hợp cả hai cái “lợi” để đóng góp cho nền văn hóa của miền Nam.
Ông c̣n giúp đỡ nhiều anh em văn nghệ sĩ gặp hoàn cảnh khó khăn bằng cách mua tác phẩm của họ, dù chưa in nhưng ông vẫn trả tiền đầy đủ theo kiểu “tiền trao cháo múc”. Ngoài ra, ông tài trợ cho nhiều tờ báo hồi đó ở Sài G̣n, chẳng hạn như tờ nhật báo Sống của Chu Tử.
Con người có niềm đam mê mănh liệt với sách báo ấy đă ra đi lúc 5 giờ 15 ngày 11/3/2005, linh cửu quàn tại nhà riêng số 237 Điện biên Phủ (đường Phan Thanh Giản cũ). Nguyện vọng của gia đ́nh là tiền phúng điếu sẽ tặng cho quỹ từ thiện thành phố.
Lúc c̣n sinh thời ông Nguyễn Hùng Trương đă có lần chán nản khi được hỏi bao giờ người ta trả lại nhà sách Khai Trí cho ông. Câu trả lời của ông là… “năm 3000”! Chẳng khác nào khi diễn tả một chuyện không bao giờ có thể xảy ra, người Sài G̣n thường nói chờ đến… “Tết Congo”!
|
|
rongchoi123
member
REF: 688521
11/23/2014
|
Ông chủ Khai Trí về lại VN đem theo mớ sách quư đến phi trường TSN bị Hải Quan nó thu hết, chỉ để lại vài cuốn.
Đau cú đầu mà chưa tỉnh, đến cú thứ hai th́ sụm luôn.
Bài sưu tầm của montessori2014 thiếu đoạn sau , tôi xin bổ sung;
Theo báo Học Tập của Cộng Sản Việt Nam, năm 1975, họ đă tịch thu và tiêu hủy 60 tấn sách của nhà Khai Trí .Họ đă ra sức tiêu diệt những giá trị trí tuệ của miền Nam, cũng là của Việt Nam, để bắt cả một dân tộc phải tuân theo một loại mà họ gọi là “đỉnh cao trí tuệ của loài người”, thực chất chỉ là những thứ cặn bă nhai lại của nền văn hóa Cộng sản, học được của Liên Sô và Trung Cộng . Kết quả của tinh thần nô dịch ấy là ǵ, chúng ta đă thấy rơ từ lâu .V́ thấy rơ từ lâu, miền Nam chúng ta mới có những người như ông Khai Trí và bao người khác cố gắng xây dựng một nền văn hóa xứng đáng cho dân tộc ḿnh . Đối với ông Nguyễn Hùng Trương, đó là giấc mộng của cả một đời . Ông đă có hơn 20 năm của đời ông để thực hiện giấc mộng của ông . Trên thế giới này, không có giấc mộng nào là hoàn tất cả, giấc mộng của ông Khai Trí cũng vậy . Nhưng không sao, những ǵ ông đă gây dựng nên về học vấn và trí tuệ đă và sẽ lưu lại trên nhiều thế hệ . Lịch sử văn hóa của chúng ta sẽ ghi nhớ những việc ông làm như là những công đức mà một cá nhân đă để ra cả một đời ḿnh để vừa ước mơ vừa thực hiện, mà mục đích không ǵ khác hơn là góp phần khai thông trí tuệ cho đồng bào của ḿnh .
Phạm Phú Minh
|
|
phuongtimhoang
member
REF: 688544
11/24/2014
|
Chào chị chủ nhà Montessori
PTH xin cám ơn chị với bài đăng này !
Trời ơi nhớ quá Saigon Xưa !
Nhà sách KHAI TRÍ , PTH đă đến nhiều lần
từ khi mua những cuốn sách tuổi thơ, cho đến
lúc mua những sách truyện dịch như Chiến Tranh Và Ḥa B́nh
giờ mới biết đến tên chủ nhân nhà sách KHAI TRÍ là ông NguYễn Hùng Trương .
Xin tạ ơn ông NGUYỄN HÙNG TRƯƠNG, một người đă đóng góp
quá nhiều cho nền Văn hóa Việt Nam Cộng Ḥa
|
|
montessori2014
member
REF: 688571
11/24/2014
|
Chị cũng có nhiều kỷ niệm ở Sài G̣n , nhà sách Khai Trí và ṿng ṿng tản bộ cuối tuần trên những con phố thân thương đó . Ngay đến bây giờ, chị vẫn mê sách và hay lang thang trong Barnes&Noble khi rảnh rổi . Ngồi uống cà phê , ăn bánh ngọt và ngó thiên hạ . Cám ơn em Phuongtimhoang ghé chia sẽ cảm giác cùng chị . Cũng cám ơn bác Rong Chơi bổ túc thêm phần sau cho đầy đủ.
|
|
aka47
member
REF: 688573
11/24/2014
|
Chị cũng có nhiều kỷ niệm ở Sài G̣n , nhà sách Khai Trí và ṿng ṿng tản bộ cuối tuần trên những con phố thân thương đó...
.......................
Văn chương chữ nghĩa kiến thức trí tuệ thế này mà AK cứ tưởng cỡ chừng 3 chục.
Bất ngờ xem hồ sơ thấy đă là grandmom rùi.
Ôi , người Việt ḿnh càng có tuổi th́ càng minh mẩn ra à nghe.
Bái phục Bà và OT lắm.
hihiii
|
|
montessori2014
member
REF: 688615
11/24/2014
|
Văn chương chữ nghĩa kiến thức trí tuệ thế này mà AK cứ tưởng cỡ chừng 3 chục.
Bất ngờ xem hồ sơ thấy đă là grandmom rùi.
Ôi , người Việt ḿnh càng có tuổi th́ càng minh mẩn ra à nghe.
Bà già 6 bó rồi Aka ơi! tiếng Việt văn tự không suông , tiếng Anh nhiều từ hổng hiểu , dở dở ương ương thiệt là rầu lắm thay .Xin mọi người thông cảm cho tôi nha. Thân.
|
|
aka47
member
REF: 688623
11/24/2014
|
Tiếng Việt ḿnh hay lắm.
Cỡ như chị mà giỏi giang thế này th́ nói: Bà già 6 bó mà bả ch́ lắm.
Em hổng hiểu chữ ch́ này là ǵ , có lẽ là giỏi phải ko chị?
Chị sắp lục tuần chưa? Chắc làm sinh nhật 6 chục phải là lớn lắm...v́ ít ai mà ráng tới 120 để có được 2 chu kỳ trong đời.
Chị đưa h́nh VNCH ngày xưa thấy yên b́nh hiền ḥa và relax ghê luôn , thanh tao và rất lịch sự của Thủ Đô Miền Nam.
Bây giờ th́ sầm uất , phồn vinh giả tạo và người th́ chật đường chật sá , thấy ô hợp quá chị nhỉ.
Nghĩ mà tiếc.
H́nh như Hải ngoại có bán sách tuổi hoa phải không chị?
Em có gặp họa sĩ Vi Vi ở SD... Đúng là một người tài.
Chú ấy rất dễ mến và ḥa đồng.
Chúc chị ngủ ngon.
Bye chị.
Love.
|
|
phuongtimhoang
member
REF: 688637
11/25/2014
|
BS Đỗ Hồng Ngọc đă nói 60 tuổi là tuổi thông minh
70 tuổi là tuổi chớm đi vào đời, 80 tuổi là tuổi
mới biết yêu người yêu ta ,ha ha
Vậy th́ chị HIỀN đang tuổi thông minh , cho nên
đối với PTH chị MONTESSORI thật la tuyệt vời !
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|