Ông Cảnh gọi t́nh yêu của ḿnh là “mối t́nh cảm tử”, bởi để đến đích, họ đă phải đánh đổi cả thanh xuân và giấc mơ về những đứa trẻ.
Chiều 15/2, trong căn nhà nhỏ tại khu tập thể Thành Công, Hà Nội, bà Ri Yong Hui và chồng là ông Phạm Ngọc Cảnh đang tất bật chuẩn bị cho buổi tiệc tối ở đại sứ quán Triều Tiên tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm lần thứ 77 ngày sinh của nhà lănh đạo Kim Jong IL. Từ những năm 1990, người đàn ông, hiện 69 tuổi, đă trở thành khách mời thân thiết của đại sứ quán đất nước này.
"Hiện nay, tôi là chàng rể Việt duy nhất của đất nước Triều Tiên đấy", ông Cảnh vui vẻ khoe tấm thiệp mời dự tiệc.
Ông Cảnh (trái) và vợ (ngoài cùng bên phải) trong buổi tiệc tối chiêu đăi tại Đại sứ quán Triều Tiên tối 15/2 tại Hà Nội.
Ông Cảnh (trái) và vợ (ngoài cùng bên phải) trong buổi tiệc tối chiêu đăi tại Đại sứ quán Triều Tiên tối 15/2 tại Hà Nội.
Để trở thành rể một đất nước cấm công dân kết hôn với người nước ngoài là hành tŕnh dài những nhớ nhung, lo lắng và nỗ lực không ngừng của Phạm Ngọc Cảnh.
Người đàn ông tóc đă ngả bạc kể, năm 1967, ông là một trong 200 sinh viên Việt Nam được cử đến Triều Tiên học hỏi các kỹ năng cần thiết phục vụ việc kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Bốn năm sau đó, trong lần thực tập tại một nhà máy thuộc miền đông của đất nước này, chàng sinh viên gặp Ri Yong Hui –cán bộ phân tích hóa học tại pḥng thí nghiệm. Ngay từ giây phút đó, Cảnh đă say đắm cô gái Triều Tiên nhỏ nhắn, đằm thắm. Bà Ri Yong Hui cũng đáp lại người đàn ông ngoại quốc với ánh nh́n chất chứa yêu thương.
Tuy nhiên, do cả hai nước đều có lệnh cấm công dân kết hôn với người nước ngoài nên họ chỉ có thể âm thầm gặp nhau, trao những lá thư khô khan cho người ḿnh thương. Về sau, Việt Nam bỏ lệnh cấm này nhưng Triều Tiên th́ vẫn giữ.
Sau khi về nước, thời gian đầu, những lá thư vẫn đều đặn được gửi đi, nhưng khi những biến cố chính trị xảy ra, họ không c̣n liên lạc được. Cũng v́ vậy, đang đảm nhiệm vai tṛ kỹ sư ở Tổng cục Hóa chất, ông chuyển sang làm tại Sở Thể dục thể thao Hà Nội, nơi có các chuyên gia Triều Tiên dạy Taekwondo với hy vọng ḍ la được nhiều hơn tin tức của người yêu.
Khoảng năm 1991, Phạm Ngọc Cảnh đứng lên kêu gọi thành lập CLB Hữu nghị Việt- Triều nhằm kết nối những anh em bạn bè đă và đang học tập ở nước bạn.
Cuối những năm 1990, biết tin Triều Tiên gặp hạn hán, lương thực thiếu thốn nghiêm trọng, Cảnh nghĩ đó chính là cơ hội vàng để ḿnh ghi điểm với "họ nhà gái". Ông lập tức lên kế hoạch kêu gọi bạn bè cùng chung tay ủng hộ tiền mua gạo gửi Triều Tiên.
Nhiều ngày liền, Cảnh h́ hụi ngồi viết thư mời gửi đến từng người trong CLB Hữu nghị Việt – Triều. Người nào ở xa, ông mang thư đến bưu điện gửi, có người ở tận Long Biên, Hoài Đức (Hà Nội) ông vẫn tự chạy xe máy đến tận nhà trao. Thời điểm đó, một cuộc họp kêu gọi ủng hộ lương thực cho Triều Tiên với hơn 50 thành viên trong CLB đă diễn ra ở Hà Nội. Sau cuộc vận động, số tiền tương đương với 7 tấn gạo được chuyển đến quê hương người yêu Cảnh giữa những ngày thiếu thốn lương thực nhất..
Năm 1991, ông có cơ hội trở lại Triều Tiên nhân một giải thi đấu thể thao. Trước khi sang nước bạn, Phạm Ngọc Cảnh đến cửa hàng sơn mài đặt hai bức tranh, mỗi bức dài một mét nhờ ban tổ chức gửi tặng lên lănh tụ của Triều Tiên.
Sau khi gửi tặng 2 bức tranh, các thành viên của đoàn thể thao Việt Nam được ông Kim Nhật Thành gửi tặng mỗi người một món quà. Cảnh được tặng một bộ ấm chén màu xanh. Ông nâng niu như một giải thưởng của riêng ḿnh. Đó cũng là một tín hiệu tốt giúp ông thêm động lực nuôi dưỡng t́nh yêu.
Ông cũng từng viết cho chủ tịch Kim Nhật Thành 3 bức thư kể về cuộc t́nh của ḿnh và Ri Yong Hui với mong cầu chủ tịch Kim trao cơ hội được sống với người yêu suốt đời. Viết xong bức thư nào, ông lấy máy ảnh chụp lại để nhớ, v́ sợ những ư tứ ḿnh nói trùng nhau, người đọc sẽ không c̣n muốn tiếp nhận.
Không chỉ tự ḿnh gây thiện cảm với "họ nhà gái", ông c̣n đệ đơn nhờ Bộ Ngoại giao giúp đỡ. Năm 2002, biết tin Chủ tịch nước khi đó là ông Trần Đức Lương và Bộ trưởng bộ Ngoại giao Phạm Dy Niên có chuyến hội đàm tại Triều Tiên, Cảnh gửi thư nhờ người đứng đầu nhà nước can thiệp giúp. Tại buổi hội đàm của hai quốc gia, một mục cuối trong chương tŕnh có tên "Đồng cảm" đưa đến câu chuyện t́nh của ông Cảnh và người con gái Triều Tiên.
Mưa dầm thấm lâu, 7 tháng sau cuộc hội đàm, Phạm Ngọc Cảnh được "nhà gái" cho phép kết hôn. Người đàn ông đă 54 tuổi khi đó là phẳng lại bộ com lê rồi rút số tiết kiệm đi mua chè, rượu, kẹo bánh và một cặp nhẫn cưới, một ḿnh sang Triều Tiên "hỏi vợ". Qua Bắc Kinh, Trung Quốc, ông mua thêm mấy cân thịt ḅ, thịt lợn để làm mâm cơm trong ngày tổ chức đám cưới tại quê người yêu.
Lần đầu tiên gặp nhau sau hơn 30 năm cũng chính là ngày cưới của Phạm Ngọc Cảnh và Ri Yong Hui tại đại sứ quán Việt Nam ở Triều Tiên. Người con gái của ông Cảnh lúc này 55 tuổi, những nếp nhăn đă xô đổ vẻ thanh tú trên gương mặt của người phụ nữ dành cả tuổi trẻ chờ người yêu quay lại.
"Nh́n nhau, tôi nói với cô ấy 'chúng ḿnh vất vả quá nhỉ'. Vợ tôi chỉ im lặng gật đầu nhưng nước mắt rơi", ông nhớ lại.
Sau hôn lễ tại "họ nhà gái", ngày 13/12/2002, ông Phạm Ngọc Cảnh và vợ đă tổ chức cưới lần 2 tại Sở Thể dục thể thao Hà Nội. Rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp, đại diện bộ Ngoại giao và đại sứ Triều Tiên đă đến chúc mừng.
Ngày hôm đó, ai cũng vui với hạnh phúc của cô dâu, chú rể nhưng trong ḷng ông Hoàng Vĩnh Giang, chủ hôn và là giám đốc Sở Thể dục thể thao Hà Nội khi đó vẫn man mác một nỗi buồn. Ông bảo đó là câu chuyện t́nh buồn và cảm động nhất ḿnh từng chứng kiến.
"Có lẽ, ngày cưới hôm đó, nhiều người cùng chung cảm xúc như tôi. Cả anh Cảnh và vợ đều đă già rồi, chẳng thể có con được nữa. Giá như hạnh phúc có thể đến với họ sớm hơn", giọng nguyên giám đốc Sở Thể dục thể thao Hà Nội trầm lại.
Không thể có với nhau một đứa con, đó cũng chính là điều ông Cảnh tiếc nhất trong cuộc t́nh duy nhất của đời ḿnh. Ông là con cả trong một gia đ́nh có 4 người con. Hai người em gái đă lập gia đ́nh. Một người em 63 tuổi, trí năo không b́nh thường nên vẫn sống với anh trai từ khi c̣n nhỏ. Khi c̣n trai trẻ, bố nhiều lần giục cậu con trai duy nhất cưới vợ, nhưng Cảnh hoặc cười trừ, hoặc nói chưa t́m được người như ư.
"Khi cưới, tôi đă 54 tuổi, cô ấy 55 tuổi, chẳng thể sinh con được nữa. Đó là cái giá phải trả để có được điều ḿnh nỗ lực nhiều năm mới có được", người đàn ông tuổi 69 nh́n về phía cây bàng đă rụng gần hết lá trước cửa nhà với vẻ xa xăm.
Tôi nghe nói Trung Quốc k cho con gái lấy chồng nước ngoài mà tôi tưởng thật.
Hoá ra là nói phét.
tuantran1950
member
REF: 721180
02/19/2019
Theo tôi thấy người con gái tàu hầu như không lấy người Viêt, nhung họ lấy Mỹ Tây , Mexico,..v.v...... với lư do là VN là dân tộc nô lệ, hay đánh đập vợ con.
aka47
member
REF: 721184
02/20/2019
Anh Tuan Tran nói chính xác..
Nhưng đàn ông VN cũng ít lấy gái tàu , v́ sau khi có chừng 2 con th́ da thịt mấy cổ nhăo nhẹt , cái má xệ xuống , tướng đi lạch bạch .. khó mà tân trang.
Lấy VN thon gọn đẹp gái ít ra cũng đến 50 tuổi mới có dấu chân chim trên mí mắt..
Lúc đó đi căng da mặt ...úi giời ui 50 tuổi mà nom như 29..
Chuyện tình xuyên biên giới, xuyên thế kỷ của một nam sinh viên Việt Nam tên Phạm Ngọc Cảnh và một nữ công nhân Ri Yong Hui được xem như “cổ tích nở muộn”. Mối t́nh của họ nhiều người ngưỡng mộ bởi hạnh phúc giản đơn mà bền bỉ.
Những yêu thương “gói ghém”
Là một trong 200 sinh viên Việt Nam được cử tới Triều Tiên học hỏi kỹ năng, kinh nghiệm từ năm 1967, ông Phạm Ngọc Cảnh khi đó còn là một chàng trai 18 tuổi với sức trẻ nhiệt thành.
Sau 4 năm học tập chuyên ngành Cơ khí hóa chất tại đại học Hóa học Công nghiệp Hàm Hưng, chàng sinh viên 22 tuổi khi đó đã về thực tập kỹ thuật hóa học ại nhà máy phân đạm Hưng Nam, Hàm Hưng, miền Đông Triều Tiên. Đó cũng chính là nơi ông Cảnh gặp người bạn đời, bà Ri Yong Hui (tên tiếng Việt là Lý Vĩnh Hỷ), khi đó 23 tuổi.
Ông nhớ lại: “Lần đầu tiên nhìn thấy cô ấy ở trong phòng thí nghiệm, tôi đã bị thu hút bởi gương mặt thanh tú, toát lên sự dịu hiền của người con gái mà tôi muốn dành cả đời để chung sống.
Tôi cũng không biết cô ấy có để ý tôi không, nhưng tôi vẫn luôn dành sẵn một ánh nhìn hướng về phía cô ấy suốt kỳ thực tập, đơn phương chưa dám ngỏ lời. Ngày cuối cùng của kỳ thực tập, khi tôi khẽ bước vào phòng thí nghiệm, thật may mắn là chỉ có một mình cô ấy.
Tôi lấy hết can đảm, tiến đến bên cạnh, bắt chuyện và hỏi cô ấy có người yêu chưa.
Tâm sự - Chàng rể Việt lấy vợ Triều Tiên: 'Nếu được quay lại, tôi vẫn chọn Ri Yong Hui”
Ông Cảnh vẫn còn bồi hồi mỗi khi mở từng trang của cuốn album ảnh cưới.
Sau đó, tôi tặng cô ấy một chiếc khăn mùi soa và một bức ảnh tôi chụp chung với hai người bạn, vì không có bức nào chụp một mình. Trước khi quay đi, tôi không quên hỏi địa chỉ nhà cô ấy để tiện liên lạc”.
Hồi đó, hai người yêu nhau nhưng phải giấu vì cả Việt Nam và Triều Tiên đều đang cấm công dân kết hôn với người nước ngoài. Sau này, Việt Nam đã “nới lỏng”, bỏ quy định này, nhưng Triều Tiên vẫn duy trì lệnh cấm.
Sau một vài lá thư tình “ẩn ý”, ông Cảnh được mời về thăm gia đình bà Ri. Từ đó, đều đặn mỗi tháng một lần, vào một ngày hẹn cố định, ông Cảnh lại vượt quãng đường 14km, vừa đi xe buýt, vừa đi tàu hỏa và đi bộ để ghé thăm gia đình người yêu.
Tâm sự - Chàng rể Việt lấy vợ Triều Tiên: 'Nếu được quay lại, tôi vẫn chọn Ri Yong Hui” (H́nh 2).
Bức ảnh chụp chung đầu tiên của hai người. “Hồi đó, ai cũng nói chúng tôi giống nhau”, ông Cảnh chia sẻ. (Ảnh NVCC).
Bà Ri hồi đó sống chung với mẹ và em gái, mới đầu khi biết con gái yêu một anh chàng người Việt, người mẹ cũng lo lắng vô cùng, nhưng sau đó lại trở thành người quý ông Cảnh nhiều nhất.
Bức ảnh chụp chung đầu tiên của hai người được chụp tại nhà bà Ri, bằng chiếc máy ảnh mà ông Cảnh mượn của bạn, mỗi người giữ một bức như một trong những kỷ vật hiếm hoi dành cho nhau.
Thời điểm ấy, là một cô Ri ngoài đôi mươi vẫn còn hay e thẹn, ít nói, những chuyện buồn lo âu trong cuộc sống, bà không tâm sự trực tiếp mà viết thư rồi đưa tận tay cho ông Cảnh, nhưng dặn ông không được mở ra đọc ngay. Ông Cảnh về nhà mở thư ra đọc, biết bà buồn mà không an ủi được, càng buồn cho chuyện tình không được công khai của mình.
Một ngày đầu năm 1973, ông Cảnh chuẩn bị hành lý lên đường trở về Việt Nam sau những tháng ngày học tập tại Triều Tiên, đó cũng là ngày cuối cùng ông đến nhà người yêu chơi, trước khi hai người cùng bước ra sân ga ly biệt. Giữa sân ga, có hai người trẻ đôi mắt đẫm lệ trước giờ tàu khởi hành, quyến luyến lắm, nhưng vẫn phải “gói ghém yêu thương”, không dám thể hiện sự thân mật vì sợ nếu lộ ra, sẽ trở nên nguy hiểm.
Ông Cảnh nhấp một ngụm nước, khẽ nheo mắt: “Tôi không còn nhớ rõ ngày hôm đó có tuyết rơi hay không, nhưng chắc chắn trong lòng cả hai chúng tôi đều như lạnh đến hóa băng”.
Về nước, những cánh thư tình “ý tại ngôn ngoại” vẫn được cặp đôi gửi cho nhau mỗi năm khoảng hai, ba lần. Năm 1978, khi ông Phạm Ngọc Cảnh có dịp trở lại Triều Tiên để học về sản xuất thuốc trừ cỏ, cả hai mới lại tái ngộ trong khoảng thời gian ngắn. Sau đó, thư từ của ông bà cũng phải ngừng vì lý do cách trở điều kiện chính trị. Những lá thư ấy, bà Ri đọc xong phải đốt đi vì sợ bị phát hiện, còn ông Cảnh, ông cất kỹ một xấp khoảng 40 lá trong tủ gỗ, nhưng bị mối xông từ lúc nào không hay.
Một năm sau, ông có cơ hội một lần nữa trở lại Triều Tiên với tư cách phiên dịch cho đoàn thể thao Việt Nam, nhưng tìm gặp bà Ri không thành công, trở về Hà Nội, ông nhận được thư bà Ri, bà vẫn yêu ông rất nhiều.
Khi biết được tin Triều Tiên gặp nạn đói tàn khốc vào cuối những năm 1990, với t́nh cảm trong tim dành cho người ḿnh yêu và người dân Triều Tiên, ông Cảnh đă quyên góp số tiền tương đương với 7 tấn gạo từ bạn bè, những thành viên trong câu lạc bộ hữu nghị Việt - Triều để gửi sang Triều Tiên.
Nhân chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới Triều Tiên vào tháng 5/2002, ông Cảnh đă viết một bức thư gửi lên các vị lănh đạo trong đoàn nhờ can thiệp giúp chuyện t́nh cảm của ḿnh.
Tâm sự - Chàng rể Việt lấy vợ Triều Tiên: 'Nếu được quay lại, tôi vẫn chọn Ri Yong Hui” (H́nh 3).
Đám cưới đơn sơ tại Triều Tiên vào ngày 20/10/2002. (Ảnh NVCC).
Câu chuyện tình cảm động có sức sống qua hơn 30 năm cùng hành động hào phóng quyên góp gạo đă mở đường cho hai người được nên duyên vợ chồng: Người Triều Tiên biết được hành động của ông Cảnh và đồng ư ông có thể kết hôn với bà Ri và sống ở một trong hai quốc gia, miễn là bà Ri duy tŕ quyền công dân Triều Tiên.
Dù nhiều năm không hề thư từ qua lại, ông bà vẫn dễ dàng nhận ra đối phương khi hội ngộ v́ “đó là người trong lòng mà”. Thay v́ sự mừng rỡ, hân hoan, chú rể nói với cô dâu: “Chúng ḿnh vất vả quá nhỉ”, cô dâu cũng chỉ khẽ gật đầu. Theo ông Cảnh, câu nói này thường được người dân Triều Tiên dùng trong t́nh huống khó khăn và lại đúng với chuyện t́nh của ông bà.
"Nếu được quay lại, tôi vẫn chọn Ri Yong Hui”
Ngày 20/10/2002, hai người kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam tại B́nh Nhưỡng, nhưng không tổ chức rình rang mà chỉ là gặp mặt và dùng một bữa cơm thân mật trước sự chứng kiến của mọi người. Cô dâu Ri Yong Hui khi ấy đă 55 tuổi, được làm tóc, trang điểm nhẹ, mặc váy hanbok truyền thống. Những thứ này do phía Triều Tiên lo, c̣n các chi tiết khác của hôn sự được Đại sứ quán Việt Nam đảm nhiệm và diễn ra ngay tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở B́nh Nhưỡng.
Sau lễ cưới, cặp “vợ chồng son” đã ngoại ngũ tuần chờ thêm 3 ngày để phía Triều Tiên và Đại sứ quán Việt Nam hỗ trợ các thủ tục visa, hộ chiếu cho cô dâu sang Việt Nam.
Khi về đến Hà Nội, uyên ương đi đến Sở Tư pháp thành phố làm hôn thú và chờ khoảng 15 ngày để nhận giấy chứng nhận kết hôn. Theo ông Cảnh, ngày 13/12/2002, ông bà mới chính thức có một lễ cưới đúng nghĩa tại Hà Nội. Khoảng 800 vị khách gồm người thân, bạn bè, đồng nghiệp của chú rể và những người trong Đại sứ quán Triều Tiên ở Hà Nội.
Về một nhà ở tuổi đă xế chiều, ông bà không thể có con với nhau, đó là điều khiến ông Cảnh cảm thấy tiếc nuối trong cuộc t́nh duy nhất của đời ḿnh. Tuy nhiên, ông vẫn thầm cảm ơn cuộc đời v́ đă để ông bà được đến với nhau và theo ông đó mới là điều quan trọng.
Tâm sự - Chàng rể Việt lấy vợ Triều Tiên: 'Nếu được quay lại, tôi vẫn chọn Ri Yong Hui” (H́nh 4).
Hôn lễ tổ chức tại Việt Nam vào ngày 13/12/2002. (Ảnh NVCC).
Ngồi lật từng trang của cuốn album ảnh, ông Cảnh tâm sự: “Tôi đã chọn cô ấy, ngay từ lúc bắt đầu, tôi đã biết mình sẽ phải đi một chặng đường dài để đến bên nhau. Đã kiên trì với quyết định của mình suốt mấy chục năm để được chung sống với cô ấy, chắc chắn, nếu được quay lại, tôi vẫn chọn Ri Yong Hui”.
Cả hai ông bà đều trân trọng từng giây từng phút cuộc hôn nhân đã phải đánh đổi bằng cả tuổi thanh xuân. Sau khi kết hôn, ông Cảnh từng đưa bà Ri đến nhiều tỉnh, thành để tham quan. Ông Phạm Ngọc Cảnh từng gắn bó với môn xe đạp thể thao Hà Nội gần 20 năm, nên ông vẫn thường được gọi bằng cái tên thân mật là… “Cảnh xe đạp”. Nhân những chuyến đi dài ngày của ông với hội đua xe đạp, ông cũng thường đưa bà Ri đi cùng, chuyến đi lâu nhất kéo dài gần một tháng. Đó cũng là những dịp để ông bà có thể tận hưởng những khoảnh khắc lãng mạn mà tuổi thanh xuân chưa có cơ hội thưởng thức.
Sống trong một căn hộ cũ ở khu tập thể Thành Công rộng khoảng 30m2, ông bà cho thuê một phần của căn nhà để phụ thêm vào khoản lương hưu của ông Cảnh, bà Ri đã nghỉ hưu ngay khi rời Triều tiên theo chồng nên không được nhận lương hưu.
Một người hàng xóm của ông bà kể về khối tình cảm đáng ngưỡng mộ này: “Nghe về quãng thời gian yêu xa của ông bà ấy, hàng xóm ai cũng mừng thay cho cái kết ngọt ngào nở muộn. Hầu như mỗi chiều, ông Cảnh lại dắt tay bà Ri đi dạo, tập thể dục gần hồ Thành Công, trông hạnh phúc lắm.
Bà Ri dạo gần đây trồng thêm nhiều cây cảnh mini trước cửa nhà, có lẽ là muốn làm mới không gian sống của hai vợ chồng”.
Tâm sự - Chàng rể Việt lấy vợ Triều Tiên: 'Nếu được quay lại, tôi vẫn chọn Ri Yong Hui” (H́nh 5).
Chuyến đi thăm vịnh Hạ Long của cặp vợ chồng. (Ảnh NVCC).
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông Phạm Ngọc Cảnh và bà Ri Yong Hui đều hy vọng cuộc hội đàm sẽ đem đến những thỏa thuận tốt đẹp.