manhphu
member
ID 9061
01/12/2006
|
Vài điều thú vị về Tết Cổ truyền !
Vậy là chẳng c̣n bao lâu nữa sẽ đến ngày Tết Cổ Truyền của dân tộc . Sang năm mới , mọi người đều mong ước và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất . Nhưng có nhiều điều thú vị không phải ai cũng biết về ngày Tết ư nghĩa nhất trong năm này . Xin góp vui một số điều thú vị về Tết xem như là một món quà dành tặng tất cả các bạn NCD . Chúc các bạn và gia đ́nh một năm mới AN KHANG , THỊNH VƯỢNG !
- Tục lệ đốt pháo : Ngày xưa, trong số các hung thần gây tai họa cho nhân gian có một vị thần tên là Na Á. Vị thần này rất là dữ tợn, lại có một bà vợ cũng dữ dằn không kém chồng là bao. Hai ông bà Na Á thường lẩn quẫn trong bóng tối chẳng sợ điều ǵ ngoài ánh sáng và sự ồn ào. Cuối năm và đầu xuân, khi các vị thần tốt pḥ trợ dân gian phải về trời chầu Ngọc Hoàng, hai ông bà Na Á lại ra tác oai tác quái.
Ngày Tết, để trừ tai họa do hai ông bà này gây ra, người ta đă bày ra chuyện đốt pháo ầm ĩ và chói sáng. Dân chúng cũng thắp đèn sáng torng và ngoài ngơ để đuổi hai hung thần này. Người ta tin rằng tiếng pháo nổ và mùi thuốc pháo có thể xua đuổi hai vợ chồng hung dữ đó để họ khỏi gieo chuyện chẳng lành trong những ngày đầu năm .
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
manhphu
member
REF: 64825
01/12/2006
|
- Sự tích Ông Táo : Theo truyền thuyết, xưa có hai vợ chồng nghèo phải bỏ nhau. Sau người vợ lấy chồng mới, c̣n người chồng cũ vẫn nghèo khó. Trong một lần đi xin ăn, t́nh cờ anh ta gặp lại người vợ cũ và được hậu đăi. Đúng lúc đó, người chồng mới về bắt gặp và sinh ḷng nghi ngờ. Người vợ uất ức đâm đầu vào đống lửa chết, người chồng cũ cảm thương chết theo. Người chồng sau cũng nhảy vào lửa chết. Ngọc Hoàng cảm kích phong cho ba người làm Táo quân - Vua Bếp. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đ́nh thường mua hai mũ ông, một mũ bà và ba con cá chép để cúng với quan niệm rằng, Táo quân cưỡi cá chép về chầu trời, tâu với Ngọc hoàng mọi việc trong năm, cầu may mắn.
|
|
manhphu
member
REF: 64826
01/12/2006
|
- Về tṛ chơi cờ người :
Cờ người là tên gọi cuộc chơi cờ tướng, gồm 32 quân (như cỗ bài tam cúc), mỗi phe 16 quân(trong mỗi phe có một Tướng. Tướng nam gọi là tướng Ông, trang phục đen hoặc xanh; tướng nữ c̣n gọi là tuớng Bà, trang phục đỏ). Chơi cờ tướng là chơi trên bàn cờ. Ba mươi hai quân cờ bằng gỗ, sừng, hay ngà tiện tṛn, đường kính 2cm, dày 1cm. Chơi cờ người cũng vẫn là luật lệ của cờ tướng. Nhưng quân cờ là người thật, và bàn cờ là sân đất rộng, đủ đường đinước bước cho 32 người.
Cuộc đấu cờ người thường được tổ chức trong các hội hè. Ở các hội làng, bàn cờ là sân đ́nh, sân chùa, hay băi ruộng khô phẳng gần nơi đ́nh chùa, tức là gần diễn chùa trường chính của hội. Cuộc đấu cờ người được chuẩn bị chu đáo hàng tháng trời. Định được bàn cờ -sân băi-chỉ mới là việc phụ. Đầu tiên là việc tuyển t́m người. Những người được chọn làm quân cờ phải là những trai thanh gái lịch, con cái của những gia đ́nh có nề nếp được dân làng quư trọng, đồng t́nh. Số lượng cần thiết là 16 nam,16 nữ. Trong số này phải chọn ra hai tướng: một nam, một nữ tướng Ông, tướng Bà. Ngoài ra, không thể thiếu người thứ 33 là tổng cờ (trọng tài) trực tiếp giúp ban giám khảo theo dơi cuộc đấu. Ba người này (tổng cờ và hai tướng) là thuộc loaị gia đ́nh khá giả, phong lưu, có thể "khao quân" khi cần thiết. Chọn xong, tổng cờ họp hai đội nam, nữ thông báo về trang phục, dặn ḍ về phong thái trong lúc làm nhiệm vụ "quân cờ". Quần áo mỗi người tự sắm, song phải thống nhất trong từng phe (quân đen, quân đỏ) khi ra sân băi, bàn cờ được tạo ra một màu sắc rực rỡ nhiều màu dưới trời hội xuân.
Mỗi "quân cờ" có ghế đẩu ngồi có thể có đội nón nếu trời nắng to. Trước ngực mỗi "quân cờ" có treo tên quân cờ bằng chữ hán. C̣n tướng, trang phục như h́nh vẽ, hoặc gần như thế, trong quân bài; đó là quân phục cấp tướng đời xưa, có lọng che. Hai đấu thủ có chỗ ngồi riêng...
Bên cạnh sự náo động của các tṛ chơi khác như đánh đu đầy tính chất hào hứng và lăng mạn; hay cuộc chọi gà "ăn thua"; hoặc cuộc đấu vật thiên về sức mạnh cơ bắp và dũng khí, th́ cái đẹp của sân cờ người là sự tinh tế, trầm tĩnh, có giá trị di dưỡng tinh thần, và như muốn tạo sự cân bằng đối với các cuộc đua tài ào ạt kia, đồng thời bổ xung và nâng cao giá trị văn hoá truyền thống của cá lễ hội qua nhiều thế kỷ lưu truyền.
|
|
manhphu
member
REF: 64827
01/12/2006
|
- Tết Thanh Minh : Là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đă được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, c̣n minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đă hết, bầu trời trở nên quang đăng, sáng sủa là sang tiết Thanh Minh (thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tuỳ từng năm).
Nhân ngày Thanh Minh, cũng như nhiều dân tộc Á Đông khác. Dân ta có tục đi viếng mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.
Lễ tảo mộ: Tảo mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho được sạch sẽ. Nhân ngày lễ Thanh Minh người ta mang theo cuốc xẻng để đắp lại nấm mồ cho to, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trèo lên mộ có thể phạm tới hài cốt của người thân đă khuất. Sau đó cắm mấy nén hương, đốt vàng mă hoặc đặt thêm bó hoa dâng cho vong hồn người quá văng. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, c̣n có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có ḷng nhân đức không khỏi mủi ḷng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mă cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa c̣n có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng.Trong ngày tảo mộ, băi tha ma vốn vắng lặng bỗng trở nên sầm uất. Mọi người đi tảo mộ đều vui vẻ và ăn vận rất chỉnh tề. Các ông già bà cả th́ lo khấn vái nơi phần mộ. Thanh niên nam nữ cũng nhân dịp này mà phô sắc phô tài. Cả trẻ em cũng theo cha mẹ đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là bố mẹ muốn tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và xum họp với đại gia đ́nh. Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa.
Tục lệ tảo mộ: Thường người ta đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh trời quang mây tĩnh, và sau đó kính mời hương hồn tổ tiên về hưởng cỗ con cháu cúng trong dịp này. Nhưng cũng có nhiều nơi người ta tảo mộ vào dịp trước và sau ngày Tết. Nhiều làng thuộc tỉnh Hà Đông ở vào vùng đất thấp, tới vụ nước, ruộng nương và cả băi tha ma đều ngập nước, th́ người ta đi tảo mộ vào đầu tháng chín, sau khi nước đă rút. Dù đi tảo mộ vào ngày nào th́ việc thăm nom mồ mả tổ tiên cũng là việc hay. Nghĩ đến gia tiên tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn.
Cúng lễ trong ngày Tết Thanh Minh: Tết Thanh Minh cũng là dịp để con cháu sửa lễ cúng gia tiên sau khi viếng mộ về. Cũng có nhà sửa lễ mang ra mộ cúng, nhưng đó chỉ là cúng riêng một ngôi mộ. C̣n sau đó người ta vẫn cúng ở bàn thờ tổ tiên và khấn tất cả gia tiên nội ngoại về phối hưởng. Người ta thường cúng mặn trong ngày Thanh Minh, nghĩa là có làm cỗ, hoặc không làm cỗ th́ cũng có đĩa xôi, con gà cùng với hương hoa, trà rượu, vàng mă. Và đồng thời với việc cúng tổ tiên cũng có cúng Thổ Công như trong mọi dịp.
|
|
manhphu
member
REF: 64828
01/12/2006
|
- Về lễ giao thừa :
Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa.
Giao thừa là ǵ? Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính v́ ư nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch
* Lễ trừ tịch
Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ có làm lễ TRỪ TỊCH. Ư NGHĨA CỦA LỄ NÀY LÀ ĐEM BỎ HẾT ĐI NHỮNG ĐIỀU xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch c̣n là lễ để " khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên c̣n mang tên là lễ giao thừa
* Cúng ai trong lễ giao thừa
Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm th́ thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi v́ các cụ xưa h́nh dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vă (nhưng mắt trần ta không nh́n thấy được), thậm chí có quan quân c̣n chưa kịp ăn uống ǵ. Những phút ấy, các gia đ́nh đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với ḷng thành tiễn đưa người nhà trời đă cai quản ḿnh năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. V́ việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến ḷng thành của chủ nhà.
* Sửa lễ giao thừa
Người ta cúng giao thừa tại các đ́nh, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có b́nh hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mă, đôi khi có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển.
Đến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ tŕ cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ th́ giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.
* Tại sao cúng Giao thừa ngoài trời
Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đ́nh lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết th́ hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật...Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam th́ hạ giới chịu mọi thứ khổ.
Các cụ h́nh dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vă (nhưng mắt trần ta không nh́n thấy được) thậm chí có quan quân c̣n chưa kịp ăn uống ǵ. Những phút ấy, các gia đ́nh đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với ḷng thành tiễn đưa người nhà Trời đă cai quản ḿnh năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. V́ việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến ḷng thành của chủ nhà..
* Lễ cúng Thổ Công
Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.
* Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch
- Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn c̣n nhiều người tôn trọng thực hiện.
- Lễ chùa, đ́nh, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đ́nh, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ tŕ cho bản thân và gia đ́nh và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
- Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
- Hái lộc: Đi lễ đ́nh, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đ́nh, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ư là "lấy lộc" của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
- Hương lộc: Có nhiều người thay v́ hái cành lộc lại xin lộc tại các đ́nh, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và b́nh hương bàn thờ nhà ḿnh.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật ,Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
- Xông nhà: Thường người ta kén một người "dễ vía" trong gia đ́nh ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch th́ xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đ́nh chùa mang về. Lúc trở về đă sang năm mới và ngựi này sẽ tự "xông nhà" cho gia đ́nh ḿnh, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đ́nh. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dăi.
( * Nguồn thông tin sưu tầm trên Internet * )
|
|
Ông Trẻ
guest
REF: 64843
01/12/2006
|
Mỗi lần bước sang năm mới, tôi lại được nghe những lời chúc. Nghe riết th́ đâm ra nhàm chán, nhưng không hiểu tại sao, đọc bài "Chúc Tết" cuả Trần Tế Xương (1871-1907), th́ không bao giờ thấy chán cả.
Tôi xin chép lại dưới đây, và mong có bạn nào giải thích tại sao bài thơ này nó lại "kỳ cục" như vậy. Các bạn nào có th́ giờ, hăy thử b́nh luận về những lời chúc, xem có cái nào hết hợp thời, cái nào c̣n, và cái nào là chân lư muôn đời nhé:
Chúc Tết
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giă trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, ngh́n, vạn mớ để vào đâu ?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa th́ mua tước; đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tṛn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non.
Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết ở trong đời
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người.
Trần Tế Xương
|
|
Mayui
member
REF: 65056
01/14/2006
|
OT ơi , bác là người cháu khâm phục và kính trọng nhất trên NCD này . Mong bác luôn mạnh khoẻ và an hưởng niềm vui tuổi già mà không bao giờ phải lo nghĩ chuyện thế nhân thế sự . Cháu nhớ cũng khoảng này năm trước bác cũng có nhắc đến bài thơ này , cháu vẫn tự hỏi tại sao bác luôn nghĩ đến bài thơ này khi Tết đến ? Bác có thể giải thích không ạ ?
Cách đây 1 năm ...
Bởi vậy, mỗi khi Xuân về, nghe thiên hạ chúc Tết nhau, tôi lại nhớ đến những câu chua chát cuả Trần Tế Xương:
…………
“Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời,
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người !”
Thân ái,
Ông Già
|
|
duongannguyen
member
REF: 67043
01/28/2006
|
bạn ơi nhà nước đang cấm đốt pháo sao bạn lại đem chuyện đốt pháo ra kể vậy hả
|
|
iamme
member
REF: 67059
01/28/2006
|
Hôm nay đúng là đêm giao thừa ở VIỆT NAM, chúc mọi người trên NCD năm mới hạnh phúc và thực hiện được nhiều revolution của ḿnh.^_^
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|