KimHuong
member
ID 1065
05/13/2003
|
Nguyệt thực toàn phần trên vùng Âu, Mỹ, Phi.
Nguyệt thực toàn phần trên vùng Âu, Mỹ, Phi.
Đêm 15 - sáng 16/5, mặt trăng sẽ đi khuất hoàn toàn vào bóng trái đất và trở nên sẫm dần thành một h́nh cầu màu đỏ cam. Đây là lần đầu tiên trong 4 lần nguyệt thực toàn phần sẽ xuất hiện trong ṿng 17 tháng tới.
[Trái đất nằm giữa mặt trời và mặt trăng, tạo nên nguyệt thực. Penumbra - vùng mà trái đất cản một phần (nhưng không phải tất cả) tia mặt trời. Umbra - vùng mà trái đất cản tất cả ánh sáng chiếu trực tiếp tới mặt trăng.](H́nh 2)
Người quan sát trên hầu khắp châu Mỹ, châu Âu và châu Phi sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng này.
Nguyệt thực bắt đầu vào 9h05’ (giờ ET) đêm thứ 5 đối với người quan sát châu Mỹ, khi mặt trăng vào đi vào vùng nửa tối (penumbra) của trái đất. Khoảng 1 giờ sau đó, ŕa phía đông của mặt trăng đi vào vùng bóng nón tối sẫm (vùng umbra) - bắt đầu hiện tượng nguyệt thực toàn phần, và kéo dài trong ṿng 53 phút. Mặt trăng ra khỏi bóng trái đất lúc 2h15’ sáng thứ sáu.
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi trái đất che bóng của nó trên toàn mặt trăng, ngăn cản các tia sáng mặt trời chiếu tới. Mặc dù vậy, một phần ánh sáng khúc xạ từ bầu khí quyển trái đất (gồm các tia màu đỏ và cam) vẫn soi sáng chị Hằng, khiến cho vệ tinh này có màu đỏ rực.
Con người có thể an toàn quan sát hiện tượng “gấu ăn trăng” chỉ bằng mắt thường. Song do hiện tượng này diễn ra dài hơn và dễ quan sát hơn, nên chúng không gây ấn tượng sâu sắc như nhật thực, và về mặt khoa học cũng ít quan trọng bằng.
(DV)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat