nvdtdnguyen
member
ID 16270
10/19/2006
|
Hố đen(4)
_______________HỐ ĐEN SIÊU NHỎ______________________
Việc h́nh thành các hố đen siêu nhỏ trên Trái Đất trong các máy gia tốc đă được công bố nhưng chưa được kiểm tra. Cho đến nay, người ta vẫn chưa t́m thấy bằng chứng về hố đen nguyên thủy.
____________________MÔ TẢ TOÁN HỌC__________________
Các hố đen được tiên đoán từ lư thuyết tương đối rộng của Albert Einstein. Đặc biệt là chúng xuất hiện trong nghiệm Schwarzschild, một trong những nghiệm đơn giản và sớm nhất của các phương tŕnh Einstein do Karl Schwarzschild t́m ra vào năm 1915. Nghiệm này miêu tả độ cong của không-thời gian trong vùng lân cận một vật thể đối xứng h́nh cầu trong không gian, nghiệm này là:
Trong đó
Theo nghiệm Schwarzschild, một vật đang bị lực hấp dẫn tác dụng sẽ suy sập vào một hố đen nếu bán kính của nó nhỏ hơn một khoảng cách đặc trưng được gọi là bán kính Schwarzschild. Dưới bán kính này, không-thời gian bị cong đến nỗi bất kỳ ánh sáng được phát ra trong vùng này, bất kể hướng được phát ra, sẽ đi vào tâm của hệ này. V́ lư thuyết tương đối không cho phép bất kỳ vật thể nào chuyển động nhanh hơn ánh sáng, bất kỳ vật ǵ nằm dưới bán kính Schwarzschild đều bị hút vào tâm tạo nên một kỳ dị hấp dẫn, một vùng có mật độ vô hạn về mặt lư thuyết. V́ ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát được nên hố đen cổ điển là hoàn toàn đen.
Bán kính Schwarzschild được cho bởi công thức sau:
Trong đó G là hằng số hấp dẫn, m là khối lượng của vật thể, và c là vận tốc ánh sáng. Đối với một vật thể có khối lượng bằng Trái Đất, bán kính Schwarzschild của nó bằng 9 mili mét.
Mật độ trung b́nh bên trong bán kính Schwarzschild giảm khi khối lượng của hố đen tăng, do đó, nếu hố đen có khối lượng Trái Đất có mật độ là 2 × 10 lũy thừa 30 kg/m khối, mật độ của một hố đen siêu nặng có khối lượng bằng 109 khối lượng Mặt Trời có mật độ khoảng 20 kg/m khối, nhẹ hơn nước! Mật độ trung b́nh cho bởi
V́ Trái Đất có bán kính trung b́nh là 6371 km, thể tích của nó sẽ giảm 4 × 10 lũy thừa 26 lần để suy sập thành một hố đen. Một vật thể có khối lượng Mặt Trời, bán kính Schwarzschild xấp xỉ 3 km, nhỏ hơn bán kính hiện nay của Mặt Trời khoảng 700.000 km. Nó cũng nhỏ hơn đáng kể bán kính của Mặt Trời sau khi đốt hết nguyên liệu hạt nhân, hay vào khoảng vài ngàn km. Các ngôi sao nặng hơn có thể suy sập thành các hố đen khi kết thúc cuộc đời.
Các hố đen khác cũng có thể rút ra từ nghiệm các phương tŕnh Einstein như là nghiệm Kerr cho các hố đen quay, trong đó có một kỳ dị ṿng. Tiếp đến là nghiệm Reissner-Nordstrøm cho các hố đen tích điện. Nghiệm Kerr-Newman cuối cùng thể hiện trường hợp hố đen quay tích điện.
___________________CÁC KHÁM PHÁ MỚI________________
Năm 2004, người ta phát thu được một đám các hố đen, mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta về phân bố các hố đen trong vũ trụ. Phát hiện này làm cho các nhà khoa học phải xem xét lại số lượng các hố đen trong vũ trụ. Theo các tính toán, người ta tin rằng số lượng các hố đen nhiều hơn tính toán trước đây đến năm bậc.
Tháng 7 năm 2004, các nhà thiên văn t́m thấy một hố đen khổng lồ Q0906+6930, tại tâm của một thiên hà xa xôi trong cḥm sao Đại Hùng (Gấu Lớn, Ursa Major). Kích thước và tuổi của hố đen có thể cho phép xác định tuổi vũ trụ .
Tháng 11 năm 2004, một nhóm các nhà thiên văn công bố khám phá đầu tiên về hố đen khối lượng trung b́nh trong thiên hà của chúng ta, quay xung quanh Sagittarius A ở khoảng cách 3 năm ánh sáng. Hố đen trung b́nh này có khối lượng 1.300 lần khối lượng Mặt Trời nằm trong một đám gồm bảy ngôi sao, có thể là tàn dư của một đám sao lớn bị phần tâm của thiên hà tước đi phần lớn vật chất. (Tạp chí Nature). Quan sát này có thể củng cố ư tưởng về các hố đen siêu nặng phát triển bằng hấp thụ các hố đen và các ngôi sao nhỏ hơn.
___________________MÔ H̀NH THAY THẾ______________________
Một vài mô h́nh thay thế tương tự như hố đen nhưng có thể tránh được điểm kỳ dị cũng được đưa ra. Nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu nhận xét các khái niệm này chỉ mang tính nhân tạo, v́ chúng phức tạp hơn nhưng lại không đưa ra các điểm khác biệt cơ bản với các hố đen. Lư thuyết có triển vọng nhất là lư thuyết Gravastar.
Tháng 3 năm 2005, nhà vật lư George Chapline làm việc tại Pḥng thí nghiệm quốc gia Lawrence ở California cho rằng các hố đen không tồn tại, và rằng các vật thể mà mọi người cho là các hố đen thực ra là các ngôi sao năng lượng đen. Ông đưa ra kết luận này từ các nghiên cứu cơ học lượng tử. Mặc dù đề xuất của ông không được đông đảo các nhà vật lư ủng hộ, nhưng vẫn thu hút được nhiều quan tâm của công luận. (Tạp chí Nature).
Tháng 5 năm 2005, một ngôi sao kềnh xanh SDSS J090745.0+24507 được t́m thấy đang rời khỏi Ngân Hà với vận tốc gấp đôi vận tốc thoát (0,0022 vận tốc ánh sáng). Người ta có thể lần theo lộ tŕnh của ngôi sao đó ngược trở lại tâm của thiên hà.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat