nvdtdnguyen
member
ID 16410
10/23/2006
|
Siêu trái đất
Siêu trái đất là khái niệm chỉ những hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời có khối lượng lớn cỡ chục lần Trái Đất, có bề mặt đất đá và khí quyển mỏng.
Các hành tinh bay quanh các ngôi sao ngoài Hệ Mặt Trời có độ sáng biểu kiến rất thấp. Các kỹ thuật quan sát hiện nay thường t́m thấy các hành tinh có khối lượng cỡ Sao Mộc. Việc phát hiện các siêu trái đất với khối lượng vài chục lần Trái Đất đă được xem là tiến bộ trong quan sát khi những hành tinh kiểu này lần đầu được t́m thấy bay quanh sao Mu Arae.
Ngày 26 tháng 1 năm 2006, các nhà thiên văn học thông báo đă t́m ra siêu trái đất nhỏ nhất, có mă số OGLE-2005-BLG-390Lb.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
nvdtdnguyen
member
REF: 102683
10/23/2006
|
Một nhóm thiên văn quốc tế đă t́m thấy hành tinh song sinh với trái đất bên ngoài hệ mặt trời. Nó nằm gần tâm Dải Ngân hà, lớn gấp 5 lần địa cầu của chúng ta và cách chúng ta 25.000 năm ánh sáng.
Thiên thể đang bay quanh một sao lùn màu đỏ, được t́m thấy nhờ kỹ thuật microlensing, giúp phát hiện những hành tinh có khối lượng xấp xỉ trái đất ở rất xa.
Được đặt tên là OGLE-2005-BLG-390Lb, hành tinh mới phải mất 10 năm để bay được 1 ṿng quanh sao mẹ - một ngôi sao lùn đỏ tương tự như mặt trời nhưng lạnh hơn và nhỏ hơn.
Giống như trái đất, hành tinh này có nhân bằng đá và có thể có một bầu khí quyển mỏng, nhưng quỹ đạo rộng và ngôi sao mẹ lạnh lẽo khiến nó trở thành một tinh cầu rất lạnh. Ước tính nhiệt độ bề mặt của nó là âm 220 độ C, và có thể được bao phủ bởi một lớp chất lỏng đóng băng. Trong điều kiện này, cơ hội t́m thấy sự sống ở đây là rất mong manh.
"Đây là hành tinh giống trái đất nhất mà chúng tôi từng khám phá tới nay, xét về khối lượng và khoảng cách so với sao mẹ", giáo sư Michael Bode, từ Đại học Liverpool John Moores, thành viên của nghiên cứu, cho biết. "Hầu hết các hành tinh khác được t́m thấy trước đây đều nặng hơn nhiều, nóng hơn nhiều hoặc cả hai thứ đó".
Sau khi t́m ra những hành tinh có điều kiện tương tự với trái đất, bước tiếp theo là bắt đầu cuộc t́m kiếm sự sống, nhưng điều này không phải dễ dàng.
"Làm thế nào chúng ta có thể chứng minh sự sống tồn tại trên một hành tinh xa xôi trong khi chúng ta c̣n gặp khó khăn trong việc nhận biết sự sống trên sao Hỏa", các chuyên gia nhận xét.
Hành tinh mới có thể giống như thế này, một thế giới băng đá bay quanh một ngôi sao lùn màu đỏ. (G Bacon, Space Telescope Science Institute)
|