ototot
member
ID 19156
01/21/2007
|
10 TẤM ẢNH VĨ ĐẠI NHẤT CUẢ NHÂN LOẠI
Theo tin tức, trong năm 2006, có 10 tấm h́nh vĩ đại nhất cuả nhân loại do viễn vọng kính Hubble (Hubble telescope) chụp được trong không gian. Nhưng tôi chỉ sưu tầm được 9, nên đăng dưới đây:
- Dải “Galaxy” (Ngân Hà) — xa Trái Đất 28 triệu năm ánh sáng — được b́nh bầu là tấm h́nh đẹp nhất mà viễn vọng kính Hubble đă chụp được. Kích thước cuả dải ngân hà này, có danh xưng chính thức là M104, trông vưà đẹp vưà hùng vĩ. Nó gồm tới 800 tỉ mặt trời, và chiếm một khoảng không gian tính bằng 50.000 năm ánh sáng.
- Dải “Ant Nebula” (Mây Kiến), một đám mây bụi và khí có danh xưng kỹ thuật là Mz3, trông giống như một con kiến khi dùng viễn vọng kính quan sát từ Trái Đất. Đám mây này nằm trong dải ngân hà cuả chúng ta, cách Trái Đất ta từ 3.000 đến 6.000 năm ánh sáng.
- Đứng thứ 3 là Nebula (Mây) NGC2392, c̣n gọi là “Eskimo", v́ trông giống như đầu người đội mũ xứ lạnh ở Bắc cực. Cái mũ đó thực ra là những vật thể có h́nh sao chổi bay toả ra từ một v́ sao đang tắt. Eskimo cách xa Trái Đất ta khoảng 5.000 năm ánh sáng.
- Đứng thứ tư là Cat’s Eye Nebula (Đám Mây Mắt Mèo), v́ có h́nh dạng như con mắt cuả phù thuỷ Sauron trong phim “Lord of the Rings”(Chuá Tể Những Chiếc Nhẫn).
- Xếp hạng 6 là Cone Nebula (Mây Nón). Phần chụp được trong h́nh có kích thước 2,5 năm ánh sáng (tức là tương đương với 23 triệu chuyến du hành đi về từ Trái Đất lên Mặt Trăng)
- Dải “Perfect Storm” (Giông Băo Toàn Hảo), một vùng nhỏ cuả Swan Nebula (Mây Thiên Nga), cách ta 5.500 năm ánh sáng, được mô tả là một đại dương lổn nhổn chưá khí Hydrogen, một chút Oxygen, lưu huỳnh (sulfur) và một số nguyên tố khác.
- Dải Starry Night (Đêm Sao) mà những nhà thiên văn học gọi như vậy v́ liên tưởng đến hoạ phẩm cuả Van Gogh. Nó chính là ánh sáng toả chiếu xung quanh một v́ sao trong Dải Ngân Hà (Milky Way).
- Những “con mắt lấp lánh” từ 114 triệu năm ánh sáng là do hai dải ngân hà NGC 2207 và IC 2163 quyện vào nhau trong chùm sao Canis Major ở tuốt phiá xa.
- Đám Trifid Nebula (Mây Trifid), một “vườn nuôi sao” (“stellar nursery”) cách ta 9.000 năm ánh sáng, là nơi các ngôi sao mới đang lần lượt ra đời.
Thành khẩn biết ơn bạn nào có tài liệu bổ sung cho một h́nh bị thiếu.
Thân ái,
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
matnhung415
member
REF: 120556
01/21/2007
|
OTOTOT ƠI!MẮTNHUNG LÀM XONG BÀI RÙI ĐÓ SANG BÊN ĐÓ XEM ĐI
|
|
haidang1hd
member
REF: 120557
01/21/2007
|
Cám ơn Bác OTO nhiều nhiều!!
hi..hi vào bộ sưu tập rồi!
|
|
nvdtdnguyen
member
REF: 120581
01/21/2007
|
Quá đẹp!Càng kéo xuông th́ càng đẹp!
|
|
aka47
member
REF: 120591
01/21/2007
|
Kéo xuống cái ǵ vậy Nguyễn ?
Phải nói là xem từ trên xuống chứ , sao lại KÉO XUÔNG !!!!
Tiếng Việt AK dở lắm , thông cảm khi thắc mắc nha.
hihii
|
|
dieuhanh123
member
REF: 120626
01/21/2007
|
Bác Ôtô cho cháu xin cái này vào trang word của cháu nha.
Hông chờ trả lời, lấy luôn rồi, thông cảm, tại đẹp quá, hihi.
|
|
ototot
member
REF: 120628
01/21/2007
|
Bỉ nhân post h́nh lên đây là để cống hiến cho những người đồng cảm thưởng thức, nên xin tự nhiên, vui vẻ như ông Thần Tài dưới đây, miệng OK, tay vỗ đùi, để thay tôi chúc vui cuối tuần!
Chú ư: Đây là ông Thần Tài, ông Phỗng, hay là Phệnh Đường, chứ không phải tượng Đức Phật, kẻo mang tiếng báng bổ tôn giáo!
|
|
guest
REF: 120789
01/21/2007
|
cam ơn anh OT , h́nh sưu tầm đẹp lắm . Tôi thấy tấm h́nh số 8 mới giống bức "stary night" nhiều hơn ,
cám ơn
ctn
|
|
cafekho
member
REF: 120898
01/22/2007
|
12 bức ảnh làm thay đổi thế giới
Trong số mới nhất đầu 2007, tạp chí Mental Floss b́nh bầu 12 tấm ảnh đă làm thay đổi bộ mặt thế giới.
Mỗi tấm ảnh luôn có ngôn ngữ riêng hay ít ra cũng có thể thay thế được cả ngàn lời muốn nói. 12 tấm ảnh dưới đây luôn sáng bóng một màu thời gian. Tác dụng của chúng không chỉ nằm trong khung kính thưởng lăm mà c̣n có giá trị góp phần làm thay đổi thế giới, làm lộ ra những lớp rỉ sét bên trong khung thép hào nhoáng của xă hội.
1. Bức ảnh tôn vinh Phóng viên chiến trường
"Băi biển Omaha, Normandy, Pháp", Robert Capa, 1944
"Nếu bức ảnh của bạn chưa tốt đó là do bạn đứng không gần chủ thể" Đó là câu nói nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Robert Capa, phóng viên chiến trường lẫy lừng. Đó là ngày 6/6/1944, ngày quân Đồng minh đổ bổ vào băi biển Ohama và Robert Capa đă dùng đủ 4 cuộc phim của ḿnh ghi lại những thời khắc không thể nào quên của những ngày cuối cùng đệ nhị thế chiến.
Ông đứng dưới làn đạn và chụp tiệm cận những người lính bộ binh đang anh dũng chiếm lĩnh dần từng phân vuông bờ biển với bức tường lửa trước mặt.
Bức ảnh này đă làm khơi dậy niềm tự hào của những phóng viên chiến trường và thúc đẩy họ lao vào cuộc chiến như những người chiến sỹ.
Tobert Capa mất tại Việt Nam năm 1954 thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông hy sinh do giẫm phải ḿn ở Thái B́nh.
2. Bức ảnh chân dung khắc đậm nét u hoài
"Bà mẹ di cư", Dorothea Lange, 1936
Có thể sau đó c̣n rất nhiều bức chân dung thể hiện rất nhiều tầng cảm xúc ra đời nhưng bức ảnh này nằm ở phần ấn tượng đầu tiên về khắc họa chân dung. Người mẹ và đàn con bơ vơ v́ mất chồng, mất cha.
Người đàn bà tên Florence Owens Thompson, chồng bà vừa chết v́ bệnh lao để lại 7 đứa con thơ. Vẻ mặt của người đàn bà và những cái đầu gục xuống bờ vai đă gây nên một sự thương tiếc lớn lao và cũng trở thành món hàng để ngă giá trên bàn cờ chính trị nước Mỹ khi ấy. Cho dù sau đó được giúp đỡ nhưng bà mẹ và 7 đứa con cũng ra đi khỏi trại tị nạn và phải đến 40 năm sau mới chịu xuất hiện lại trên báo chí.
3. Bức ảnh tả rơ bộ mặt chiến trường
"Xác người trong ngày đầu tiên của trận chiến, Gettysburg, Pennsylvania", Mathew Brady, 1863
Những xác người, bầu trời xám xịt... những bức ảnh đầu tiên về chiến tranh được chụp khi máy ảnh mới ra đời. Mathew Brady, một người đă mất tất cả, tiền bạc, gia đ́nh... quyết định gia nhập quân đội theo tiếng gọi của đôi chân. Ông cầm máy và ghi lại những khoảnh khắc khó quên của cuộc nội chiến Mỹ.
4. Bức ảnh làm kết thúc cuộc chiến
"Tướng quân đội Sài G̣n bắn chết Việt cộng", Eddie Adams, 1968
Bức ảnh này đă gây sửng sốt cho toàn thế giới vào năm 1968 và chỉ một năm sau đă mang đến cho Eddie Adams giải thưởng Pulitzer.
Đó là h́nh ảnh tướng quân đội Sài G̣n Nguyễn Ngọc Loan cầm súng ngắn tử h́nh chiến sĩ giải phóng Bảy Lốp hồi Tết Mậu Thân 1968.
5. Bức ảnh lăng mạn nhất
"Ngày chiến thắng, Quảng trường Thời Đại, 1945", Alfred Eisenstaedt, 1945
Đó là ngày 14/8/1945 khi tin tức quân Nhật đầu hàng Đồng minh loan về, nụ hôn của một chàng thủy thủ với cô y tá lên trang b́a rất nhiều trang báo để loan tin chiến thắng. Một nụ hôn t́nh cờ nhưng trong giờ phút lịch sử ấy, đó là chất xúc tác để làm nên một nụ hôn đi vào huyền thoại.
6. Bức ảnh làm nhấn ch́m cả một nền công nghiệp
"Hindenburg", Murray Becker, 1937
Không phải bức ảnh về Titanic, cũng chẳng phải là Chernobyl... mà là vụ nổ khinh khí cầu Hindenburg vào ngày 6/5/1937 mới là bức ảnh gây kinh hoàng nhất.
Từ bức ảnh ấy mà cả ngành sản xuất khinh khí ch́m nghỉm, đóng cửa v́ biết chắc sẽ chẳng ai dám mua nó nữa. Phải mất một thời gian dài sau này khinh khí cầu mới xuất hiện trở lại nhưng không mạnh mẽ trong dáng vẻ của cả một nền công nghiệp.
7. Bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất
"The Tetons - Snake River", Ansel Adams, 1942
Đây là bức ảnh mà gần 70 năm sau, gần 300 người với những máy ảnh chuyên nghiệp nhất cùng với những máy đo sáng tốt nhất, đứng cùng ở vị trí ấy, cùng thời điểm ấy mà... không chụp lại được.
Ansel Adams chụp bức ảnh này vào năm 1942 với một độ sáng của ngọn núi phía xa cùng sự uốn lượn của ḍng sông trước mặt mà hậu thế phải lắc đầu lè lưỡi. Đó là một "Bài thơ tuyệt phẩm của thiên nhiên", là vinh dự mà không ai có thể có được một lần thứ hai.
8. Bức ảnh làm Che Guevera sống măi
"Thi hài của Che Guevara", Freddy Alborta, 1967
Bức ảnh chụp Che ở Bolivia vào năm 1967 khi ông đă bị chết. Trước khi chôn cất ông vào một nơi bí mật, chính quyền Bolivia khi đó quyết định cho phóng viên vào chụp ảnh để họ chứng minh rằng Che đă chết.
Nhưng việc giết đi một huyền thoại là tạo cho dày thêm sức sống bất diệt của họ. Sau đó bức ảnh này loan đi toàn thế giới và t́nh cảm dành cho Che lại càng sống hơn bao giờ.
9. Thiên tài cũng là người
"Einstein thè lưỡi", Arthur Sasse, 1951
Bạn nghĩ trở thành một thiên tài có nghĩa tất cả mọi thứ sẽ không giống người thường? Nhầm đấy, hăy ngắm Einstein với cái lưỡi ló rạng ngay khóe môi, trông ông có khác nào một em bé?
10. Bức ảnh siêu thực
"Dalí Atomicus", Philippe Halsman, 1948
Cái siêu thực ở đây được lồng ghép trong cái vô thực, trong cả một mớ hỗn độn được bày xếp, mọi thứ đều chuyển động.
11. Bức ảnh gây ngộ nhận
"Quái vật hồ Loch Ness", Ian Wetherell, 1934
Huyền thoại về hồ Loch Ness ở Scotland có con thủy quái từng làm bao người sợ hăi và mức độ kinh hoàng càng tăng cao khi Ian Wetherell tung bức ảnh của ḿnh ra trước công chúng. Nhờ bức h́nh ấy mà cả một ngành du lịch thu lợi nhuận khổng lồ bởi sự ṭ ṃ của người dân.
Đến bây giờ vẫn chưa chứng thực được bức ảnh là ghép hay thật nhưng người ta chứng minh được chẳng có thủy quái nào ở cái hồ nổi tiếng ấy. Song một khi đă trở thành huyền thoại th́ nó chẳng bao giờ sợ mất khách.
12. Bức ảnh ứng báo tương lai
"Le Violon d’Ingres", Man Ray, 1924
Trước khi có photoshop th́ việc xử lư h́nh ảnh đă có... May Ray. Tất nhiên không phải ông dùng kỹ xảo nhưng ông là bậc thầy của môn tạo thị giác. Những bức ảnh của ông luôn trung thực nhưng bố cục, màu sắc, chủ thể luôn mang một thông điệp bổ sung nhau.
"Cây đàn violin" là một trong những tác phẩm để đời của ông, dựa trên sự mềm mại, thanh nhă, gợi cảm và quyến rũ của eo lưng người phụ nữ, gây một cảm giác hút mắt mỗi khi nh́n vào.
C.T (Tổng hợp) VNnet
hè hè hè..
=========================
|
|
ototot
member
REF: 120904
01/22/2007
|
Ba chữ "góp ư kiến" phiá dưới bài đăng "khiêu khích" tôi viết vài hàng về tấm h́nh ghi chú là "Tướng quân đội Sài G̣n bắn chết Việt cộng", Eddie Adams, 1968 bởi lẽ đơn giản tôi sống tại đó, ở thời điểm đó (trong biến cố đó), ở cùng nghề nghiệp đó...
Điạ điểm là khu Dakao, Sàig̣n (đường Tự Đức), tức cưả ngơ vào trung tâm thành phố; thời gian là Tết Mậu Thân 1968; biến cố là "Tổng tấn công nổi dậy cuả quân dân miền Nam" (ngôn từ cuả một bên) hay "Tấn công Tết Mậu Thân cuả Việt Cộng" (ngôn từ cuả một bên). Theo nhận định vô tư nhất gần 40 năm sau biến cố, đây là một thất bại nặng nề về quân sự, nhưng lại là một chiến thắng to lớn về chính trị cuả "Việt Cộng" [trong bối cảnh phong trào Hippy chạy cởi truồng ở Mỹ (streaking), phản chiến (anti-war movement), trốn quân dịch (draft dodging), bầu cử ở Mỹ...] Người cầm súng lục là Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Saigon (lúc đó ở đường Trần Hưng Đạo). Tướng Loan đích thân chỉ huy phản công... Một tay súng AK bị bắt sống trên chiến trường. Tất nhiên được hỏi cung tại chỗ để lấy tin tức. Không biết anh ta nói ǵ, hay làm ǵ, và trong lúc đạn vẫn nổ, khói vẫn bốc, phát súng cuả Tướng Loan đă kết thúc mạng sống cuả một người trong số trăm ngàn con người khác! Đối với người Việt sống trong chiến tranh, đó là chuyện thường. Nhưng đối với người Mỹ làm chính trị, đây là dịp quá tốt để kích động quần chúng. Báo chí Mỹ đua nhau đăng bức h́nh này, với những chú dẫn như "quân đội Saigon" xử tử (executed) tù binh, v.v... là điều người Mỹ ở Mỹ không bao giờ chấp nhận!
Bản thân tôi làm chung một hăng thông tấn với Nick Út (hăng Associated Press, AP), cũng là người đoạt giải Pulitzer, cũng nghe nói một phóng viên Việt chụp được ảnh này, bán lại cho anh Eddie Adams, không ngờ bán luôn cả giải thưởng cao quí mà không biết! Nick Ut (tên thật là Huỳnh Công Út, đoạt giải nhờ chụp h́nh Phan Thị Kim Phúc,sau này 2 vợ chồng chị đă đào thoát được từ CHXHCN Việt Nam trên đường từ Cuba đi Canada, và hiện đang sống tỵ nạn tại Canada).
Thôi, tôi đă cố quên đi những kỷ niệm đen tối một thời rồi, không nói nưă!
Thân ái,
Đây cũng là h́nh đoạt giải Pulitzer cuả Nick Út,
tức Huỳnh Công Út cuả Hăng AP, chụp "bé gái"
Phan Thị Kim Phúc, ở Trảng Bàng, Tây Ninh,
bị phỏng v́ bom Napalm trong chiến tranh VN.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|