Nếu hôm 28/8 ai không có cơ hội được trực tiếp xem hiện tượng nguyệt thực toàn phần, thì hôm nay xem lại nhé.
Nguyệt thực toàn phần lần 2 năm 2007 sẽ bắt đầu lúc 10:37 GMT và diễn ra trong 90 phút.
Ngày 28-8, sẽ có nguyệt thực toàn phần lần thứ hai trong năm 2007. Nguyệt thực sẽ diễn ra vào 10 giờ 37 (giờ GMT), tức 17 giờ 37 (giờ Hà Nội). Mặt Trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn vào lúc 10:37 GMT, tương ứng với đầu buổi tối ở Sydney (Úc) và vài giờ trước khi Mặt Trời mọc ở Los Angeles (Hoa Kỳ) và Vancouver (Canada).
Trong lần nguyệt thực này, Mặt Trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn trong 90 phút.
Những nơi có thể chứng kiến nguyệt thực toàn phần rõ nhất từ đầu tới cuối là vành đai Thái Bình Dương, bao gồm vùng duyên hải phía Tây nước Mỹ và Canada, cũng như ở Alaska, Hawaii, New Zealand và miền Động nước Úc.
Ngoài ra, khu vực Đông Á và Tây bán cầu cũng sẽ là những nơi có thể quan sát được hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.
Theo NASA, nguyệt thực sẽ không được nhìn thấy ở châu Âu hoặc châu Phi.
Màu sắc của Mặt Trăng sẽ được nhìn thấy khác nhau ở từng khu vực, từ màu cam sáng đến đỏ thẫm, đến màu đồng hoặc xám đậm, tùy thuộc vào mức độ bụi và các chất khí trong bầu khí quyển.
Nguyệt thực toàn phần thường xảy ra khoảng vài năm 1 lần, nhưng riêng trong năm nay, thế giới được chứng kiến đến 2 lần – lần thứ 1 đã xảy ra vào ngày 3-3.
Theo các nhà thiên văn học, sau nguyệt thực lần này, lần nguyệt thực kế tiếp sẽ diễn ra vào ngày 21-2-2008, và sau đó, mãi đến tháng 12-2010, thế giới mới có dịp tiếp tục chứng kiến nguyệt thực.
rất vui vì đã được coi đoạn video đó của bạn
Nhưng bạn có thể giải thích hiện tượng nguyệt thực toàn phần là gì được ko ,cái gì đã che đi mặt trăng và che như thế nào .Nếu có thể thì bạn minh họa bằng hnìg ảnh cho mình với nhé
rất cảm ơn bạn
chúc bạn luôn vui vẻ !
tranquocdu1983
member
REF: 283653
01/10/2008
Chào bạn tuanbv, hy vọng sưu tầm dưới đây từ wikipedia sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào về Nguyệt thực.
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời.
Trên tất cả các điểm nằm ở bán cầu quay về Mặt Trăng đều có thể nhìn thấy nguyệt thực.
Nguyệt thực bán phần khó nhìn thấy bằng mắt thường do ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu.
Khi nguyệt thực toàn phần diễn ra, tia Mặt Trời trước khi đến được Mặt Trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái Đất và bị khí quyển Trái Đất khúc xạ. Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) xuyên qua, do đó, Mặt Trăng thường hiện ra dưới màu đỏ nhạt.
Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần: 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn); nguyệt thực từng phần: 6 giờ.
Dưới đây là hình ảnh minh họa một chu kỳ nguyệt thực:
Nếu ai có sưu tầm khác, cũng như hiểu rõ hơn về nguyệt thực xin post lên để giúp bạn tuanbv nhé.
tuanbv
member
REF: 284189
01/11/2008
xin cảm ơn bạn rất nhiều về cách giả thích của bạn
chúc bạn luôn vui vẻ và có những khám phá mới để chia sẻ với mọi người !