da1uhate
member
ID 34818
01/01/2008
|
Người phụ nữ Việt làm "khuynh đảo" giới Công Nghệ Thông Tin Thế Giới
Năm 2002, công ty Texas Instrument (TI) - một công ty hàng đầu của thế giới chuyên thiết kế bộ nhớ máy tính trong 76 năm lịch sử của ḿnh đă trao danh hiệu vô cùng cao quư: "TI Senior Fellow" cho một người phụ nữ nhưng lại là phụ nữ gốc Việt: cô Lê Duy Loan - người không chỉ làm rạng danh ṇi giống Việt bằng tài năng mà c̣n cả tấm ḷng!
Đây là chức vụ uy tín nhất trong những "đại công ty về kỹ thuật" của thế giới và đến nay cũng chỉ có 5 người đàn ông nhận chức vụ này trong công ty Texas Intruments.
Bộ năo của Texas Instruments
Khởi nghiệp ở công ty Texas Instrument với vai tṛ của một kỹ sư chuyên thiết kế bộ nhớ cho máy tính khi mới 19 tuổi, nhưng chẳng bao lâu, cô kỹ sư trẻ mới ra trường đă làm những chuyên gia sừng sỏ ở TI phải kinh ngạc bởi sự sáng tạo, thông minh, tinh thần làm việc quyết đoán và hiệu quả công việc mà cô đem lại. Là công ty hàng đầu của thế giới trên lĩnh vực công nghệ thông tin và có tầm nh́n xa trông rộng, Texas Instrument đă sáng suốt khi giao cô giữ trọng trách điều hành các dự án lớn trị giá hàng tỷ USD cùng với các công ty đến từ ba châu lục khác nhau để chế tạo và nâng cao bộ nhớ máy tính. Và họ đă không lầm khi Lê Duy Loan cùng đội ngũ chuyên gia của ḿnh đă hoàn thành xuất sắc dự án không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế khổng lồ mà c̣n ghi tên ḿnh vào hàng ngũ những kỹ thuật viên sắc nhất thế giới về công nghệ thông tin.
Không có ǵ phải tranh căi khi Lê Duy Loan lần lượt được thừa nhận tài năng và đề cử vào các giải thưởng danh giá của Texas Instrument. TI trở thành công ty hàng đầu trong danh sách của tạp chí Fortune 500 và chị trở thành nhà lănh đạo trẻ tuổi nhất của công ty. Năm 1990, Lê Duy Loan được bầu vào Hội đồng kỹ thuật của TI rồi thành viên cao cấp của Hội đồng này vào năm 1993. Bốn năm sau, chị là người phụ nữ đầu tiên của TI trở thành thành viên Danh dự của Hội đồng kỹ thuật và là Phó Giám đốc thương mại của công ty TI. Năm 2001, tên tuổi của Lê Duy Loan một lần nữa được lưu danh trong "Women in Technology International Hall of Fame" dành cho các nữ chuyên gia kỹ thuật xuất sắc trên thế giới. Năm 2006, chị tiếp tục được vinh danh là người Việt Nam thành công trên đất Mỹ, được báo chí nước ngoài ngợi ca là "kỳ quan học thuật". Hiện nay chị là Giám đốc Digital Signal Processor (DSP) Advanced Technology Ramp, sử dụng kỹ thuật tinh xảo nhất trong các chương tŕnh của công ty TI.
Đến nay giới công nghệ thông tin trên thế giới không xa lạ ǵ với tên tuổi của người phụ nữ Việt đă làm "khuynh đảo" thế giới IT. Chị được biết đến với một khả năng phi thường về các sáng chế cho bộ nhớ máy với 22 bằng sáng chế đă được đăng kư và 8 sáng chế đang đợi cấp bằng. Dù chỉ với học vị Thạc sĩ nhưng dưới tay chị là đội ngũ tiến sĩ lừng lẫy của thế giới và dưới sự dẫn dắt tài t́nh của chị, Texas Instrument luôn khẳng định ưu thế vượt trội trong lĩnh vực thiết bị xử lư tín hiệu số DSP và analog.
Người phụ nữ đặc biệt
Nói Lê Duy Loan là một phụ nữ đặc biệt quả không sai bởi ngoài tố chất thông minh, chị c̣n có nhiều tài năng và cá tính khác biệt. Đến Mỹ năm 12 tuổi với "năm không": không cha, không tiền, không ngoại ngữ, không nhà, không t́nh thương… Loan đă phải "bơi" chơi vơi trong "khoảng không" ấy để rồi chỉ 4 năm sau, chị đă tốt nghiệp Thủ khoa trung học lúc mới 16 tuổi và đăng đàn phát biểu trước 2.000 khán giả của trường. "Có trải qua những ngày tháng nhọc nhằn của tuổi thơ phải lăn lộn ở xứ người, những đêm thắp đèn đọc sách, nghiên cứu, đọc tài liệu mỏi mắt… mới thấu hiểu được vinh dự của ngày trở thành người đứng trước hàng ngàn học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo của trường để phát biểu cảm tưởng của ḿnh. Vinh dự và tự hào vô cùng bởi một lẽ nữa: ḿnh là người Việt Nam", Lê Duy Loan cho biết.
Tài sản đến Mỹ duy nhất của Loan chỉ là những lời dạy bảo của cha, người mà chị vô cùng kính yêu và có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời chị: "Con phải ráng học trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cho dù khó khăn, nghèo khốn… Phải học cho thành nhân để giúp đời mai sau..". Hành trang vào trường, vào đời của Loan chính là lời dạy đó và chỉ mất 3 năm, chị đă hoàn thành xuất sắc chương tŕnh Cử nhân điện với hạng Magna Cum Laude (xuất sắc) tại đại học Texas, thành phố Austin. Loan tiếp tục vừa học vừa làm để hoàn thành chương tŕnh Thạc sĩ về quản trị kinh doanh ở đại học Houston.
Hơn ba mươi năm sống ở Mỹ, chị vẫn giản dị, gần gũi và thân thiện với tất cả mọi người. Chị cho biết "Tôi dạy hai con: Nhân - Lễ- Nghĩa - Trí - Tín theo văn hoá Việt Nam. Nền văn hoá nào cũng có điểm tốt, xấu. Tôi dạy cho con phải biết cả hai, phải có trách nhiệm đối với người mẹ nuôi Mỹ và người mẹ đẻ Việt Nam. Tôi đối xử với mọi người từ giám đốc cho đến những lao công, nhân viên b́nh thường bằng cái t́nh và tôi mong hai con ḿnh cũng sẽ hiểu được điều đó
Thành công lỗi lạc trên trường quốc tế nhưng Lê Duy Loan khiêm tốn cho rằng: "Tôi là người có được cả sự may mắn lẫn cơ hội. Tôi không quá tham vọng để rồi phải đánh mất những điều đáng quư". Điều đáng quí đó chính là mái ấm gia đ́nh của chị với người mẹ Lê Duy Loan dịu hiền như bao bà mẹ Việt Nam. Mỗi cuối tuần, chị cùng chồng dành thời gian để dạy cho con đọc, viết tiếng Việt. Đến mùa hè chị phân công con trai lớn dạy lại cho em. Thương yêu và chăm sóc con chu đáo, "cưng con như cưng trứng, hứng như hứng hoa" nhưng khi đứa con đầu Đào Lê Quư Đan đúng 10 tuổi, chị cho cháu về Việt Nam để tham gia giúp đỡ và hiểu được cuộc sống của trẻ em trong nước. Chị kể lại: "Khi cháu đi rồi tôi rưng rưng nước mắt và thầm cầu nguyện: Thượng đế ơi hăy phù hộ, đừng để cho con trai thấy xa cách với những đứa trẻ trong nước, đừng để nó dửng dưng trước cuộc sống của người nghèo, xin cho nó một sợi dây t́nh cảm thiêng liêng với cội nguồn…". Nửa đêm, chị đáp máy bay về đến Việt Nam mà không hề cho con biết trước, Quư Đan lao ra ôm chầm lấy mẹ và thốt lên câu đầu tiên sau những ngày xa cách: "Mẹ ơi! Ḿnh về Việt Nam nữa được không?"- "Tôi muốn đứng tim v́ quá đỗi hạnh phúc trước câu nói của con…". Hạnh phúc càng lớn hơn khi chị đọc được những cảm xúc của con - đứa bé 10 tuổi sau chuyến đi: "Từ trước đến nay, em chỉ biết em là người Việt Nam, vậy thôi. Em chẳng để ư ǵ mấy đến chuyện này. Nhưng đó là trước khi ba mẹ em bảo em đi Việt Nam. Lúc đó em chỉ biết loáng thoáng và nghĩ rằng đó là một nơi nhỏ bé, nghèo nàn, bẩn thỉu... Về Việt Nam chứng kiến tận mắt cuộc sống của các bạn, em bắt đầu suy nghĩ không biết những người này nghĩ về những trẻ em Việt Nam sống ở Mỹ như thế nào: cao lớn, ăn uống đầy đủ, sống thoải mái không có lo lắng ǵ. Nh́n họ em cảm thấy thật ân hận khi nhớ lại nhiều lúc em chỉ nghĩ đến riêng em thôi… Ngày hôm sau, gia đ́nh em đến thăm một ngôi chùa. Ở chùa, em gặp hai chị bán hàng rong. Hai chị này có tất cả 18 anh chị em sống ở gần chùa. Xung quanh chùa, có những trẻ em và người già đi ăn xin và buôn bán để kiếm sống. Đứng ở đó nh́n thấy những cảnh này, em mới hiểu tại sao Sunflower Mission lại ráng cố gắng giúp cho trẻ em Việt Nam có trường lớp để được học hành…Khi em đứng ở sân bay nh́n lại Việt Nam lần cuối, em hiểu rơ được tại sao em cần phải giúp và em phải giúp như thế nào... và em cảm thấy như em đă thuộc về nơi này. Đây là quê hương của em!".
Có một điều ít ai biết người phụ nữ cứng rắn kia dù xa quê hương đă hơn ba mươi năm vẫn không ăn được những món ăn Tây. Chị vẫn "thèm" tô canh bầu, đĩa rau muống luộc, chén nước mắm Việt Nam. Ông xă và hai con trai chị vẫn thường trêu đùa: mẹ hẹp ḥi trong cách ăn uống quá!". Nh́n con người mảnh mai đó, ít ai biết chị đă có đai đen môn vơ Thái Cực Đạo, một môn học mà chị yêu thích và đạt không ít giải thưởng ở tiểu bang Texas.
Và cũng ít ai biết là đă hơn 15 năm nay, chị "vác đơn" đi khiếu nại ở nhiều cơ quan truyền thông rằng ḿnh không phải là Tiến sĩ khi nhiều tờ báo trong lẫn ngoài nước có lẽ do yêu mến đă gán ghép cho chị học vị cao quư đó.
Hoa Hướng Dương hướng về đất Mẹ
Cũng đă hơn ba mươi năm qua, công việc cứ xoắn lấy nên chị chỉ mới về Việt Nam được ba lần, mỗi lần chưa quá ba ngày. Ba ngày ít ỏi đó chị lao vào hoạt động từ thiện, vận động đem tiền, hàng từ quỹ Sunflower Mission do chính chị và một vài người bạn Việt Nam thành lập vào cuối năm 2002 để tạo học bổng, xây trường học cho những vùng sâu, vùng xa ở Việt Nam. Từ tấm ḷng của người giàu nghĩa t́nh như chị, đến nay, Sunflower Mission đă có trên 200 hội viên là những người Việt đang sinh sống khắp nơi trên thế giới chung sức chung ḷng giúp đỡ và tạo điều kiện cho những đứa trẻ Việt Nam có cơ hội đến trường, học tập tốt hơn. Chị mơ ước: "Trong 10 năm, Sunflower Mission sẽ xây được 100 lớp học, tạo 10.000 học bổng cho học sinh Việt Nam từ tiểu học đến đại học". Và chỉ trong 4 năm thành lập, Sunflower Mission đă xây được 50 lớp học và tặng 2.200 học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo
Năm 2006, ba sinh viên được nhận học bổng Đào – Lê của Sunflower Mission đă tốt nghiệp và có việc làm. Điều đáng nói là Sunflower Mission (Sunflowermission.org) là một tổ chức từ thiện hoạt động theo đúng tiêu chuẩn của Mỹ (510c3). Tiền đóng góp của các nhà tài trợ đến trực tiếp người thừa hưởng là 97% (3% c̣n lại dùng vào việc chi tem, thư…) trong khi các tổ chức từ thiện khác ở Mỹ thường tốn khoảng 15 – 20% chi phí. Bản thân chị cũng đă vận động các trang thiết bị công nghệ cao trị giá cả triệu USD để gởi về giúp cho Việt Nam
Trong chuyến về nước lần thứ ba để đi thăm các dự án xây trường học ở Kiên Giang, tôi may mắn gặp và tṛ chuyện với chị. Hai tiếng đồng hồ trong quỹ thời gian ba ngày ở Việt Nam của chị dành cho tôi quả là nhiều nhưng tôi đă thực sự bị cuốn hút bởi khả năng diễn thuyết cuốn hút và tâm hồn đậm chất Việt của chị, bởi những ǵ chị đă và sẽ làm cho quê hương Việt Nam. Chị cho biết: "Trong hoàn cảnh nào tôi vẫn giữ được bản chất con người Việt của ḿnh từ suy nghĩ, hoài băo, khát vọng… Dù thành công ở Mỹ nhưng tôi vẫn mang ơn quê hương Việt Nam. Nhờ t́nh quê, mảnh áo, t́nh người Việt Nam đă vun đắp tâm hồn tôi, tôi cảm thấy mắc nợ mảnh đất này nhiều lắm và sẽ trả nợ bằng chính t́nh người. Một trong những điều ước ao lớn nhất của tôi là làm sao 20 năm nữa Việt Nam sẽ đuổi kịp các nước như Hàn Quốc, Ấn Độ, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chính phủ phải có chiến lược đào tạo nhân tài để phát triển quốc gia, phải biết tận dụng nhân tài cả trong lẫn ngoài nước. Có nhân tài nhưng biết trọng dụng nhân tài là một chuyện khác. Tôi được biết hiện nay ở TP.HCM có một công ty (SDS) đang đào tạo trên 140 kỹ sư thiết kế phần mềm máy tính, đó là tài sản quốc gia, là mũi nhọn để phát triển kinh tế của đất nước v́ vậy Chính phủ cần nhanh chóng đầu tư vào lực lượng này mới có cơ may đuổi kịp các nước".
Lê Duy Loan c̣n được mệnh danh là một trong 10 phụ nữ diễn thuyết hay nhất nước Mỹ và là một trong "những phụ nữ lừng danh trong kỹ thuật trên thế giới". Chị được mời đi thuyết tŕnh tại nhiều trường đại học cũng như các công ty lớn tại nhiều quốc gia để chia sẻ kinh nghiệm làm việc và lănh đạo. Phải mất cả năm đăng kư trước bởi chị không đủ thời gian để làm việc nhưng khi được ngỏ lời mời nói chuyện trước khoảng 200 du học sinh Việt Nam đang học tập tại các trường đại học lớn và nổi tiếng nhất của Mỹ vào cuối tháng 12.2006 này, chị đă đồng ư. Trao đổi với phóng viên Người Viễn Xứ, chị thẳng thắn: "Tôi nghĩ đây là cơ hội cho các em và cũng là cho tôi! Không dễ ǵ tập hợp được một số lượng sinh viên người Việt ưu tú cùng lúc để chia sẻ kinh nghiệm, khả năng lănh đạo và truyền đạt kiến thức cho thế hệ người Việt trong nước. Cuộc nói chuyện này tôi không mong muốn ǵ hơn là các em sẽ đem ḷng nhân ái, sự hiểu biết kiến thức và tài năng của ḿnh giúp đất nước phát triển tốt hơn, kinh tế Việt Nam mạnh hơn, cuộc sống người dân trong nước phồn vinh hơn. Đó cũng là khát khao của bất kỳ người dân Việt nào".
Xin cám ơn một phụ nữ Việt làm rạng danh h́nh ảnh con Rồng cháu Tiên, xin cám ơn người mẹ Mỹ đă nuôi dưỡng chị thành tài…
Chia tay chị, tôi nghĩ nếu sử dụng những mỹ từ cũng sẽ không nói hết về người phụ nữ này bởi vẻ đẹp của chị, nhưng tôi tin cái tâm, cái t́nh của chị sẽ ngày càng phát sáng bởi nó toát ra từ đôi mắt sáng ngời, từ tài năng, trí tuệ và trái tim nhân ái của chị…
Minh Diệu ( CafeViet.net)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|