Ở các nước có trình độ hàng không cực kỳ cao như Nga, Mỹ, Anh, Pháp,..., người ta hay tổ chức những "Air Shows" với những mục đích khác nhau, như tạo vui chơi giải trí cho công chúng, làm công tác giao tế, quảng cáo sản phẩm hàng không, hay bán vé làm từ thiện...
Tôi có may mắn được đi dự vài "Air Shows", chụp và sưu tầm được khá nhiều ảnh, xin đăng lên để các bạn thưởng thức cho vui và thư giãn tinh thần...
1
Đây là nhiều thế hệ máy bay trong mấy chục năm vưà qua, kể cả chiếc phi thuyền thám hiểm không gian mang tên "Con Thoi" (space shuttle) cuả Mỹ.
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Ước mong các bạn thưởng thức, và thân ái chúc vui,
Cảm ơn bác OTOTOT cho thưởng thức những chiến đấu cơ.
Cháu có một thắc mắc nhỏ là tại sao những đoàn máy bay thường hay bay hình chữ "V" ngược vậy? Giống như những con "geese" bay thành đoàn vậy?
ototot
member
REF: 369673
07/06/2008
Theo tôi hiểu, bay theo hình chữ V như loài ngỗng thì sẽ bớt được lực cản cuả không khí, và lỡ máy bay ... đứt thắng thì không ... húc vào nhau như xe taxi cuả bác Ly nhà ta đó!
Thân ái chúc vui mà!
tranquocdu1983
member
REF: 369759
07/07/2008
TQD thấy hấp dẫn quá, cám ơn bác ototot nhiều nhé!
hhhii
aka47
member
REF: 369778
07/07/2008
Mấy bay TO LỚN vẫn show như thường...
hihii
nguyenquycali
member
REF: 369782
07/07/2008
Khi tôi chui xuống lỗ rồi thì ở Vietnam mới xuất hiện loại hình bay này..dự đoán gần chính xác.
ototot
member
REF: 369805
07/07/2008
Trong bài đăng hôm qua, bác LyNhat nhà ta có đặt vấn đề những loài chim như ngỗng trời (geese) sao không học hành gì mà cũng biết bay theo đội hình chữ V (V formation) như những máy bay cuả con người!
Thấy câu hỏi cực kỳ hay, tôi bèn tra cứu tài liệu, thấy thế này:
Các nhà khoa học, nhất là khí động học (aerodynamics) đã nghiên cứu thấy một số loài chim hàng năm thường phải di dân (migrating) từ xứ lạnh đến nơi ấm áp hơn, mà khoảng cách nhiều khi cả ngàn km. Do đó, chúng phải tổ chức chuyến bay để làm sao có đủ sức chịu đựng cho những cuộc hành trình dài như vậy.
Ông Trời thương chúng, nên dạy cho chúng biết dưạ vào nhau mà sống. Con chim đầu đàn (khoanh đỏ) giữ nhiệm vụ “lãnh đạo” thì chịu nhiều gian khổ nhất, vì phải bay hết sức mình! Con chim theo sau thì tránh được gió xoáy (vortices), đỡ phải dùng sức nhiều, nên thoải mái hơn. Nhưng những con cuối cùng trong đàn (cũng khoanh đỏ), vì bay ở rià (wingtip) nên cũng không nhờ vả gì được ở đội hình, và cùng chung số phận gian nan như con đầu đàn.
Nhưng những con chim mệt lử này luôn luôn được con chim kế tiếp đứng ra thay chỗ, để cuộc hành trình tập thể tiếp tục cho đến khi hoàn thành viên mãn.
Thì ra người ta đã quan sát thú vật trong thiên nhiên, để tìm ra được bài học quý giá: làm lãnh đạo, cũng như làm dân thường thì bao giờ cũng gian nan. Tuy nhiên, những tập thể mà biết đoàn kết, biết chia sẻ gian khổ với nhau, nói khác đi, nếu có tinh thần trách nhiệm, tinh thần đồng đội (teamwork hay "esprit de corps"), thì sẽ cùng nhau cộng tồn!
Ôi! Một bài học đơn giản mà quý giá mà mọi người phải học, nếu tự nhận rằng mình … yêu thiên nhiên!