tritinbelieve
member
ID 47401
11/19/2008
|
Thế giới bên kia chính là thế giới tâm linh.
Thế giới bên kia được nhận thức từ cái chết. Sự sống và cái chết là nỗi bận tâm lớn nhất của con người, v́ ai cũng muốn sống, không ai muốn chết, và họ rất sợ chết. Manimovski đă từng nói: "Cái chết là sự khủng hoảng tối quan trọng và cuối cùng của cuộc sống". Cái chết của một thành viên trong cộng đồng gây nên một sự sợ hăi, ngay trong những giấc mơ con người bàng hoàng hoảng sợ khi thấy ḿnh bỏ xác đi lang thang trong một thế giới lờ mờ và nhất là khi thấy những người thân đă chết hiện về thậm chí c̣n đ̣i hỏi cái này, cái nọ... Từ đó con người cảm nhận rằng con người có cả xác và hồn. Xác là cái trông thấy được, hồn là cái vô h́nh. Hồn và xác như là bóng với h́nh không thể thiếu vắng, do đó cuộc sống gắn liền với cái chết, người sống gắn liền với người chết. Phải chăng khi chết hồn sẽ rời khỏi xác và bay về thế giới bên kia. Với tâm thức đối xứng, con người cho rằng "hễ c ó cái này th́ phải có cái kia"? Có thế giới bên này cho người sống th́ phải có thế giới bên kia cho người chết. Nhưng con người không thể thấy được cái thế giới vô h́nh đó. Bằng phương pháp suy luận, con người tưởng tượng ra thế giới bên kia như cùng tồn tại với thế giới bên này. V́ con người đă bày đặt ra các nghi thức thờ cúng để tỏ ḷng tôn vinh và sự kính trọng các thần linh đầy uy lực siêu việt. Và sự gặp gỡ giữa người sống và người chết trong khi thờ cúng là những giây phút linh thiêng nhất. Đó là cội nguồn của cái thiêng trong đời sống tâm linh. Người Việt thường nói "có thờ có thiêng". Cho nên cái linh thiêng ấy bao trùm lên cả sự sống và cái chết, nó nối cái tâm của người sống với tổ tiên ông bà. Người ta đối xử với người chết cũng như người sống (Sự tử như sự sinh - Khổng Tử) nhưng với thái độ sùng kính. Các nhà khảo cổ học đă t́m thấy từ thời đại đồ đá cũ con người đă thực hành những nghi thức chôn cất người chết như rắc một lớp đất thổ hoàng dưới mộ, chôn người chết theo tư thế ngồi, sau này chôn theo đồ tùy táng (minh khí) rồi cắm bia, xây mộ... Bằng cách đó con người làm cho người chết trở thành không chết, cùng nghĩa với người sống cũng thành bất tử, tức là biến cái hữu hạn thành cái vô hạn.
Ngày nay với tư duy khoa học, người ta muốn xây dựng một ngành học mới, ngành tâm linh học để tiếp cận với thế giới bên kia. Người ta dựa vào các dữ liệu sau:
1) Câu chuyện kể lại của những người cận tử - những người chết đi sống lại. Đó là những điều mà họ đă gặp trong thời gian hồn rời khỏi xác,
2) Tư liệu về những hiện tượng đầu thai tái sinh. Ví như gần đây báo chí đă nói tới một số hiện tượng đầu thai tái sinh của các em bé ở Bá Thước tỉnh Thanh Hóa. Những người này đă kể rất rơ về lai lịch cuộc sống trước kia của họ và những đấu vết cũ được ghi lại trên h́nh hài, tính cách trong cuộc sống tái sinh.
3) Những tư liệu sưu tầm và phân tích những giấc mơ (như là giấc mơ báo tin của Lômônôxôp về việc nhà bác học này t́m được xác cha, giấc mơ của Đan - nhà triết học Anh về hạm đội của Napoléon bị đắm 4000 người chết gần đảo Hêlen, sau đó thành hiện thực không chỉ có 400 người chết, những giấc mơ báo tin của những người đă khuất…
4) Tư liệu về những người có khả năng xuất hồn và nhập hồn (xung quanh những việc t́m mộ của những nhà ngoại cảm, những cuộc nói chuyện với người đă chết qua một người sông - mà ở Việt Nam gọi là lên đồng" ...).
5) Thế giới ma và những căn nhà có ma..
Thời nào cũng có và ngày nay lại càng nhiều câu chuyện được kể gây cho con người một tâm trạng "bán tín bán nghi". Tuy nhiên chúng ta cần phải lưu ư hai điều: một là, chúng ta phải tỉnh táo chống mê tín dị đoan và những kẻ lợi dụng đức tin để kiếm lợi và lừa dối quần chúng để thực hiện những ư đồ đen tối của chúng! hai là, nếu giả thiết rằng có một thế giới bên kia, th́ muốn tiếp cận được chắc chắn người ta không thể dùng những phương pháp khoa học như chúng ta đang dùng hiện nay để tiếp cận với thế giới bên này, mà phải có một hệ thống phương pháp khác. Mọi suy luận của chúng ta về thế giới bên kia chỉ là những suy luận theo cảm thức đối xứng: bên này có ǵ th́ bên kia có nấy, khác chăng bên kia là một thế giới ảo và ở đó chính là miếng đất của trí tưởng tượng. Con người chỉ có thể bằng trực cảm, bằng trải nghiệm mà cảm nhận được, chứ không thể lư giải được. V́ thế Hegel mới gọi tôn giáo là cái không giải thích được. Do vậy, những lư giải về thế giới bên kia, chúng ta có thể coi như những giả thiết chưa được kiểm chứng. Cuối cùng th́ tin hay không tin là quyền của mỗi con người, nhưng đă là con người th́ ai cũng rất bận tâm đến thế giới tâm linh và khát vọng hướng tới nó.
Kí Bút
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat