thichnghenhac
member
ID 52811
06/09/2009
|
Khám phá một lỗ đen lớn nhất trong vũ trụ từ trước đến nay
PASADENA, CA (SC) – Trong kỳ họp thứ 214 của Hiệp hội Thiên văn Hoa Kỳ ở Pasadena hôm Thứ Hai, các khoa học gia đă loan báo việc khám phá một lỗ đen lớn nhất chưa từng biết từ trước đến nay ở gần Thiên Hà M87.
Theo định nghĩa từ thuyết tương đối, hố đen là một vùng trong vũ trụ có hấp lực vô cùng khủng khiếp khiến cho tất cả mọi vật thể, kể cả ánh sáng, không thoát ra được khi đă bị hút vào trong. Do đó không thể nh́n thấy hố đen mà chỉ có thể nhận thấy sự hiện hữu của nó một cách gián tiếp, chẳng hạn chuyển động của một nhóm các ngôi sao quanh một vùng không gian có vẻ trống không hoặc là bức xạ từ những đám hơi đang bị thu hút đến lỗ đen và nhiệt độ tăng lên rất cao.
Hố đen mới t́m ra có trọng khối tương đương 6.44 tỷ Mặt Trời và như vậy tạo nên một hấp lực hết sức mạnh mẽ. Karl Gebhardt ở đại học Austin, Texas, một thành viên của toán khoa học gia đă khám phá ra lỗ đen này nói rằng: “Chúng tôi không thể ngờ có một lỗ đen mạnh mẽ như vậy”.
Theo lời Jens Thomas, một thành viên khác thuộc viện Vật lư Không gian Max Planck ở Đức, phát hiện này có tầm quan trọng đặc biệt giúp người ta hiểu được mối tương quan giữa hố đen và Thiên Hà.
Thiên Hà M87 tương đối gần, chỉ cách xa Trái Đất 50 năm ánh sáng và gần 30 năm trước đây đă là thiên hà đầu tiên mà người ta dự đoán có một lỗ đen. Ngày nay các nhà khoa học tiên văn tin là mỗi Thiên Hà lớn, kể cả Thiên Hà (hay Ngân Hà) của chúng ta, đều có những hố đen rất lớn mạnh ở trung tâm.
M87 có phát xạ ánh sáng rất mạnh xung quanh phần nhân của nó, tạo nên do những vật thể bị thu hút xoáy đến gần lỗ đen với vận tốc gần bằng ánh sáng và dưới tác động của những từ trường rất mạnh. Những vật thể thoát ra khiến cho các khoa học gia hiểu được lỗ đen thu hút và nuốt gọn vật chất như thế nào trong một tiến tŕnh lộn xộn mà không phải tất cả bị tiêu trọn..
Theo lời Karl Gebhardt: “Những yếu tố ấy khiến cho Thiên Hà M87 trở thành nơi bỏ neo cho sự nghiên cứu các lỗ đen siêu mạnh”. Trọng khối của M87 sẽ được tŕnh bày chi tiết trong số báo mùa hè năm nay của tạp chí Astrophysical Journal. (HC)
Nguồn Nguoi-Viet
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat