Có thể bạn chưa biết 11 sự việc về chuyến bay của phi thuyền Apollo 11, cho phép con người lần đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng ngày 21-7-1969. Tờ The Telegraph (Anh) ghi nhận như sau:
1 Khi môđun đổ bộ Phượng Hoàng đang đáp xuống Mặt trăng, các phi hành gia Neil Armstrong và Edwin “Buzz” Aldrin nghĩ rằng ḿnh đă đi quá xa vị trí dự trù đổ bộ nhiều kilômet, và đang đáp xuống một khu vực có nhiều đá cuội. Khi điều khiển môđun để tránh đụng đá lớn, họ biết nhiên liệu chỉ đủ cho một phút nữa thôi và họ phải hủy bỏ nhiệm vụ.
2 Sau khi Phượng Hoàng ổn định vị trí, Aldrin, một người theo phái Tin lành trưởng lăo, đă đọc một đoạn Kinh thánh, rồi uống rượu và ăn bánh lễ cất trong hộp rước lễ mà mục sư của ông đă tặng.
3 Neil Armstrong là người đầu tiên bước xuống bề mặt Mặt trăng, nhưng chính Buzz Aldrin là người đầu tiên tiểu tiện ở đó. Trong khi hàng triệu người xem trực tiếp truyền h́nh việc đổ bộ này, Aldrin đă tiểu vào một cái ống gắn trong bộ áo không gian của ông.
4 Các nhà du hành vũ trụ đă vất vả cắm cờ Mỹ lên Mặt trăng do nền đất quá cứng và lo lắng cờ sẽ ngă. Khi họ rời Mặt trăng, Aldrin nh́n thấy lá cờ bị xô ngă do sức nổ của động cơ phóng Phượng Hoàng bay lên.
5 Khoáng sản armalcolite được phát hiện trong chuyến đổ bộ đầu tiên này và sau đó được t́m thấy ở nhiều nơi trên Trái đất, được đặt tên theo tên ghép của ba nhà du hành vũ trụ: Neil ARMstrong, Buzz ALdrin và Michael COLlins.
6 Khi các nhà du hành vũ trụ tháo mũ ra sau chuyến đi trên bề mặt Mặt trăng, họ ngửi thấy một mùi thật mạnh mà Armstrong mô tả như “tro ướt trong ḷ sưởi”, trong khi Aldrin mô tả như “thuốc súng đă bắn”. Đó là mùi của bụi Mặt trăng dính vào giày của họ.
7 Sau khi trở lại Phượng Hoàng, Aldrin sơ ư làm vỡ nút dùng để kích hoạt động cơ phóng lên. Sau lo lắng ban đầu, họ kích hoạt thành công động cơ phóng lên bằng cách sử dụng một bút bi thay thế cái nút đă vỡ.
8 Ước tính khoảng 600 triệu người trên thế giới xem trực tiếp truyền h́nh chuyến đổ bộ Mặt trăng. Đây là kỷ lục thế giới lúc đó cho đến kỷ lục 750 triệu người xem đám cưới của thái tử Xứ Wales (tức thái tử Charles, nước Anh) và công nương Diana Spencer năm 1981.
9 Sau khi trở về Trái đất, các nhà du hành vũ trụ bị cách ly ba tuần, v́ sợ họ có thể mang các tác nhân gây bệnh vô danh về Trái đất.
10 Chương tŕnh vũ trụ Apollo ngốn chi phí tới 25,4 tỉ USD thời đó, tức khoảng 150 tỉ USD theo thời giá hiện nay.
11 Một trong những người viết diễn văn cho tổng thống Richard Nixon đă soạn sẵn một bài điếu mang tên “Trong sự kiện thất bại Mặt trăng”. Bài này bắt đầu như sau: “Số phận đă an bài rằng những người lên Mặt trăng để khám phá trong ḥa b́nh sẽ được yên nghỉ ở đó”.
N.T.ĐA
(Theo The Telegraph)
Tiết lộ mới của Neil Armstrong
Nhiều năm qua phi hành gia Neil Armstrong ít trả lời báo chí về một số thông tin liên quan chuyến bay lên Mặt trăng. Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 40 năm con người đặt chân lên Mặt trăng, ông đă có mặt tại bảo tàng quốc gia của không quân Mỹ ở Dayton (bang Ohio) hôm 17-7.
Trước hàng trăm thính giả, vị phi hành gia lừng danh của Mỹ nhớ lại những bước chân đi trên bề mặt Mặt trăng: “Khi đến một nơi mà những ǵ bạn thấy khác biệt hoàn toàn với những ǵ bạn đă trông thấy trước đó trong đời ḿnh, nó tạo cảm giác rất riêng biệt và thật đáng nhớ”.
Nhưng thật ra Neil Armstrong và đồng đội Buzz Aldrin không có nhiều thời gian để mơ mộng. “Chúng tôi chỉ có được 5 giây nghỉ ngơi. Rồi chúng tôi nhận được lệnh từ trung tâm điều khiển giải thích về nhiệm vụ sắp tới” - vị cựu phi hành gia nhớ lại. Ở tuổi gần 80, trông ông vẫn minh mẫn và hóm hỉnh.
Mỹ kỷ niệm 40 năm ngày "đổ bộ" mặt trăng
20/07/2009 15:10
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay (20/7) sẽ khởi động một loạt sự kiện đánh dấu 40 năm ngày con người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng bằng cuộc gặp với các thành viên phi hành đoàn Apollo 11 tại Nhà Trắng.
Phi hành đoàn này là những người đầu tiên hoàn thành giấc mơ thời đại và bước trên bề mặt của mặt trăng, một nỗ lực được ghi nhớ tại thời điểm mà tương lai thống trị không gian của Mỹ đang ngày càng khó trở nên chắc chắn.
"Đó là một bước nhỏ đối với một người đàn ông nhưng là bước nhảy lớn với nhân loại", phi hành gia Neil Armstrong nói khi bước chân từ phi thuyền xuống vùng Sea of Tranquility (Biển Yên b́nh) của mặt trăng vào ngày 20/7/1969. Sự kiện này ước tính đă thu hút được sự chú ư của khoảng 500 triệu người trên trái đất, vốn theo dơi qua đài phát thanh và truyền h́nh.
Ngoài cuộc gặp ở Nhà Trắng, một loạt sự kiện khác cũng đă được lên kế hoạch, gồm một cuộc họp báo ở Washington, diễn ra hôm nay (20/7) tại Washington với các phi hành gia trong chương tŕnh Apollo. Ngoài ra, các chương tŕnh về di sản Apollo và tương lai khám phá không gian sẽ được phát trên toàn nước Mỹ.
Các hoạt động chào mừng cũng được tiến hành tại trung tâm vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, địa điểm mà chuyến bay Apollo 11 khởi hành và ở trung tâm vũ trụ Johnson tại Houston, Texas cũng như tại bảo tàng không gian quốc gia quốc gia Washington.
Cuộc đổ bộ mặt trăng đă thúc đẩy tinh thần cho người dân, đánh dấu sự sự tự tin mới và những thách thức về ư niệm khoa học và tôn giáo. "Đó là một giây phút tự hào, lúc chào mừng quốc kỳ Mỹ tung bay trên bề mặt mặt trăng", phi hành gia Buzz Aldrin nói trên chương tŕnh Fox News Sunday. Aldrin là người thứ hai sau Armstrong đặt chân lên mặt trăng.
"Điều tôi nhớ nhất là cái nh́n thoáng qua giữa Neil và tôi, khi động cơ tắt, vài giây sau khi chúng tôi đặt chân xuống mặt trăng v́ chúng tôi vừa hoàn thành sứ mạng quan trọng công cuộc thám hiểm của nhân loại", Aldrin nói.
Cơ quan vũ trụ của Mỹ là NASA dự định đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng vào năm 2020 để thiết lập một căn cứ có người trên mặt trăng để khám phá sao Hoả, song dự án này vẫn c̣n nhiều điều chưa chắc chắn.
(Theo AFP, France24/Vnn)
goldsnow142
member
REF: 466094
07/23/2009
Người hùng khủng hoảng tâm lư sau khi lên mặt trăng
Những phi hành gia từng đặt chân lên mặt trăng không nhận được sự hỗ trợ cần thiết để bước vào cuộc sống mới sau khi hoàn thành sứ mệnh lớn lao, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thừa nhận.
Ngày 16/7/1969, tàu Apollo 11 rời bệ phóng để bay về phía mặt trăng cùng với 3 nhà du hành Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins. 4 ngày sau đó Armstrong và Aldrin đặt chân lên bề mặt "chị Hằng", mở ra kỷ nguyên mới trong nỗ lực chinh phục vũ trụ của loài người.
NASA liên tục đưa lên truyền h́nh cảnh tượng ba nhà du hành Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins chuẩn bị tập luyện để chinh phục mặt trăng. Nhưng việc này không diễn ra sau khi họ trở về trái đất.
Tiến sĩ J D Polk, lănh đạo bộ phận y tế của NASA, cho biết, lẽ ra ba phi hành gia và thân nhân của họ phải được trợ giúp về tâm lư sau khi sứ mệnh thám hiểm mặt trăng kết thúc vào ngày 24/7/1969.
“Tôi không biết chắc NASA đă làm ǵ vào thời gian ấy, nhưng rơ ràng người ta không quan tâm tới các phi hành gia như bây giờ”, Polk nói.
“Những phi hành gia ấy từng làm việc chăm chỉ và nghiêm túc với ḷng nhiệt t́nh cao độ. Họ háo hức được lên mặt trăng và chờ đợi rất lâu trước khi bước lên tàu Apollo 11. V́ thế, sau khi hoàn thành sứ mệnh vĩ đại, họ không thể tránh khỏi cảm giác hụt hẫng. Chẳng có thứ ǵ có thể giúp họ lấy lại động lực làm việc như trước nữa”, Palinkas giải thích.
Buzz Aldrin, người thứ hai bước ra khỏi khoang đổ bộ Eagle để đặt chân lên mặt trăng vào ngày 20/7/1969, đă có những biểu hiện tâm lư tiêu cực do chuyến bay trong không gian sau khi tàu Apollo trở về trái đất. Mẹ của ông đă tự sát vài tuần trước khi tàu cất cánh do không chịu nổi áp lực mà sự nổi tiếng của con trai tạo ra.
Sau khi trở về, ba phi hành gia bị cách ly ba tuần để đảm bảo rằng họ không mang theo bất kỳ tác nhân gây bệnh nào từ mặt trăng. Trong khoảng thời gian ấy Aldrin uống rất nhiều rượu. Đó là sự khởi đầu cho giai đoạn trầm uất và nghiện rượu của Aldrin. Ông ch́m đắm trong men rượu và khủng hoảng tâm lư suốt 9 năm.
Cuộc hôn nhân thứ hai của Aldrin chấm dứt ngay sau khi ông trở về, dù ông và vợ đă sống với nhau 21 năm. Cuộc hôn nhân thứ ba cũng tan vỡ sau hai năm.
Trong cuốn hồi kư mang tên Magnificent Desolation mới phát hành, Aldrin viết: “Sự chuyển đổi từ giai đoạn chuẩn bị thực hiện một sứ mệnh lớn lao sang giai đoạn sau đó là việc không dễ dàng đối với tôi. Một người b́nh thường có thể làm ǵ để đối mặt với khoảng trống tâm lư ghê gớm ấy?”.
Nhiều phi hành gia khác cũng thừa nhận họ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề sau khi đặt chân lên mặt trăng.
Dave Scott, chỉ huy tàu Apollo 15, kể: “Tôi nhớ rằng khi tôi trở lại thành phố Houston sau chuyến bay lên mặt trăng, những người hàng xóm đưa một chân cừu nướng cho tôi. Nhưng khi ấy tôi chẳng biết ḿnh đang ở đâu và làm ǵ”.
Ken Mattingly, một thành viên khác trong phi hành đoàn của tàu Apollo 15, nói: “Những người từng trải qua chiến tranh thường có trải nghiệm giống hệt nhau. Họ phải tuân theo hàng loạt quy tắc khi ở chiến trường và trở về nhà với cảm giác trống rỗng, khủng hoảng tâm lư. Những người từng thực hiện những chuyến bay vào vũ trụ cũng vậy. Khi bước vào tàu vũ trụ họ là những người hùng, c̣n khi bước ra khỏi đó th́ họ rơi vào một thế giới hoàn toàn khác”.