goldsnow142
member
ID 54018
07/20/2009
|
Đón nhật thực dài nhất thế kỷ
Tại Việt Nam, tỷ lệ che khuất cực đại là ở Hà Giang, đạt 75,8%, xảy ra lúc 8h11’ sáng mai (22/7).
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn - vũ trụ Việt Nam cho biết, hiện tượng nhật thực toàn phần lần này sẽ được quan sát trong một dải rộng 258 km và kéo dài gần nửa ṿng trái đất.
Điểm đầu tiên quan sát được nhật thực toàn phần là bờ biển phía tây Ấn Độ (lúc 7h51’ - giờ Hà Nội). Do thời gian cực đại diễn ra trong suốt 6 phút 39 giây, kéo dài từ Ấn Độ, sau đó đến các nước Nepal, Myanmar và Trung Quốc, tiếp tục vượt ra ngoài Thái B́nh Dương nên đây sẽ là nhật thực toàn phần dài nhất trong thế kỷ 21.
Để có dịp chiêm ngưỡng được kỳ nhật thực toàn phần dài như thế này, thế giới phải đợi 123 năm nữa, tức là đến năm 2132 mới có.
Cũng theo ông Phường, trong lần nhật thực này, hầu hết lănh thổ Việt Nam chỉ quan sát được nhật thực một phần. Địa điểm quan sát tốt nhất là Hà Giang với tỷ lệ che khuất cực đại là 75,8%, xảy ra lúc 8h11’. Càng về phía Nam tỷ lệ che khuất càng nhỏ đi. Cụ thể Cần Thơ tỷ lệ che khuất cực đại là 25,5% lúc 8h11’40’’; TP.HCM là 27,4% lúc 8h13’4’’. C̣n Hà Nội tỷ lệ che khuất cực đại là 67,5% lúc 8h11’50’’. Thời điểm xảy ra nhật thực một phần ở Hà Nội lúc 7h6’34’’ và kết thúc lúc 9h26’10’’.
Theo các nhà thiên văn học, trong một năm thường xảy ra từ 2 - 5 lần nhật thực, nhưng nhật thực toàn phần th́ rất hiếm, có năm không có nhật thực toàn phần nhưng có năm lại có đến hai lần. Đặc biệt, nhật thực toàn phần chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn (ít khi vượt quá 7 phút 31 giây). Theo tính toán, trong suốt 1.000 năm mới chỉ có khoảng hơn 10 lần nhật thực kéo dài hơn 7 phút. Lần nhật thực gần đây nhất kéo dài 7 phút 3 giây xảy ra ngày 30/6/1973.
Ông Nguyễn Đức Phường khuyến cáo, tuyệt đối không được quan sát trực tiếp nhật thực bằng mắt thường, không được quan sát qua ống nḥm hoặc kính thiên văn khi chưa lắp bộ kính lọc chuyên dụng. Cường độ ánh sáng mặt trời khá lớn với nhiều bức xạ tử ngoại có hại, nên chỉ cần nh́n thẳng vào mặt trời bằng mắt thường trong giây lát cũng có thể làm tổn thương đến vơng mạc, thậm chí gây mù ḷa vĩnh viễn. Do vậy, có thể quan sát bằng kính chuyên dụng, hoặc kính hàn.
Hiện tại ở các phố Lương Văn Can, Tràng Tiền có bày bán loại kính chuyên dụng theo dơi nhật thực, giá dao động từ từ 150.000 - 300.000 đ/chiếc. Hoặc có thể liên hệ với Hội Thiên văn - vũ trụ Việt Nam để mua được kính chuyên dụng tốt nhất.
Nếu không có kính thợ hàn, có thể quan sát gián tiếp bằng cách dùng một tấm b́a, khoét một lỗ tṛn nhỏ. Hướng tấm b́a về phía mặt trời sao cho ánh sáng mặt trời đi xuyên qua lỗ. Đặt một tờ giấy trắng phía dưới sao cho h́nh ảnh mặt trời hiện thành một khoanh tṛn trên tờ giấy. Khi hiện tượng nhật thực diễn ra sẽ thấy đĩa mặt trời bị che khuất dần trên tấm giấy trắng. Cách khác có thể đặt một chiếc gương dưới chậu nước pha mực đen, sao cho h́nh ảnh mặt trời nh́n qua gương không bị chói.
“Đây hoàn toàn là hiện tượng thiên nhiên, xảy ra theo quy luật tự nhiên nên không hề ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cây trồng, vật nuôi. Một số người do mê tín dị đoan, quan niệm sai lệch về hiện tượng này nên cho rằng mặt trời bị “ăn” mất nên dùng các vật dụng hàng ngày gơ vào nhau để xua đuổi con vật trên trời dám ăn mất mặt trời. Nhật thực cũng không liên quan đến sóng thần, động đất. Bởi lực triều của mặt trăng và mặt trời, dù được cộng hưởng trong những kỳ nhật thực, cũng không đủ mạnh để gây ra sóng thần, lại càng không thể tác động đến cấu trúc địa tầng của trái đất gây ra động đất. Trong lịch sử, chưa ghi nhận được bất cứ một trận sóng thần do nhật thực” - ông Phường khẳng định.
Theo Hội Thiên văn - vũ trụ VN, từ 7h sáng 22/7 CLB Thiên văn Hà Nội sẽ tổ chức quan sát nhật thực tại Hồ Tây và các khu vực ngoại thành xa dân cư phía Tây Thủ đô; CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM tổ chức quan sát nhật thực tại nhà thiếu nhi TP.HCM (Quận 3); CLB Thiên văn Bách khoa tổ chức theo dơi tại băi biển Phạm Văn Đồng (Đà Nẵng).
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
goldsnow142
member
REF: 465274
07/20/2009
|
Xóa bỏ những đồn đoán về nhật thực
Các nhà khoa học đă bác bỏ những dự báo của giới chiêm tinh liên quan đến hiện tượng nhật thực toàn phần vào ngày mai.
Sự kiện ngày mai thu hút sự quan tâm đặc biệt của dân chúng và giới khoa học bởi đó là nhật thực toàn phần dài nhất trong thế kỷ 21. Theo dự báo của giới khoa học, nhật thực toàn phần năm nay sẽ kéo dài 6 phút và 39 giây. Phải đợi đến năm 2132 mới lại có nhật thực toàn phần kéo dài lâu như thế.
Theo hăng tin AFP, bóng tối rộng đến 258 km được tạo ra từ hiện tượng tự nhiên nói trên sẽ “đổ bộ” lên đất liền ở bang Gujarat của Ấn Độ không lâu trước 6 giờ 30 sáng (giờ địa phương, tức 8 giờ sáng giờ VN). Sau đó, bóng tối này lần lượt di chuyển qua khắp Ấn Độ, che phủ thành phố linh thiêng Varanasi bên bờ sông Hằng, chen giữa hai đầu lănh thổ của Bangladesh và Nepal trước khi “ôm” gần hết lănh thổ Bhutan. Sau đó, nó băng ngang lănh thổ Trung Quốc rồi tiến ra biển ở ngoài khơi Thượng Hải. Điểm đổ bộ kế tiếp là quần đảo Ryukyu của Nhật Bản, sau đó nó di chuyển theo đường cong về hướng đông nam qua Thái B́nh Dương.
Dự báo của giới chiêm tinh
Có lẽ không có quốc gia nào cho thấy rơ những trái ngược giữa mê tín và khoa học như Ấn Độ. Với nền văn minh Hindu cổ xem mặt trời và mặt trăng là những vị thần, Ấn Độ là một xă hội có nhiều người mê tín. Cùng lúc, nước này cũng là một trong những quốc gia đă có nhiều nỗ lực chinh phục không gian bằng các vụ phóng vệ tinh thành công.
Vào ngày mai, phần lớn thị trấn và làng mạc Ấn Độ được dự đoán sẽ tĩnh lặng một cách kỳ lạ, các ngôi đền sẽ đóng cửa và nhiều người dân địa phương sẽ ở trong nhà để tránh nhật thực do mê tín. Theo truyền thuyết Hindu, nhật thực là hiện thân của quỷ Rahu cố gắng nuốt mặt trời, dập tắt ánh sáng tạo ra sự sống, làm cho thực phẩm trở nên không thể ăn và nước không thể uống được. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo ở trong nhà để tránh sinh quái thai, trong khi việc cầu nguyện, ăn chay và tắm theo lễ nghi, đặc biệt ở những ḍng sông linh thiêng, được khuyến khích. AFP dẫn lời ông Shivani Gour, một bác sĩ tại Bệnh viện Fortis ở New Delhi, cho biết nhiều phụ nữ mang thai dự kiến sinh mổ vào ngày 22.7 đă yêu cầu đổi ngày lâm bồn.
Giới chiêm tinh dự báo khả năng gia tăng xung đột cộng đồng và khu vực trong những ngày sau khi có nhật thực toàn phần, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và những nước Đông Nam Á. Nhà chiêm tinh Raj Kumar Sharma ở Mumbai dự đoán một cuộc tấn công của các tay súng ly khai Kashmir hoặc al-Qaeda vào lănh thổ Ấn Độ và một thảm họa thiên nhiên khủng khiếp ở Đông Nam Á. Cũng theo ông này, một nhà lănh đạo chính trị Ấn Độ có thể bị sát hại, căng thẳng giữa phương Tây với Iran có thể gia tăng, dẫn đến một cuộc tấn công quân sự của Mỹ sau ngày 9.9.
Không chỉ Ấn Độ, người Trung Quốc cổ cũng tin rằng hiện tượng nhật thực thường đi liền với thảm họa, vua băng hà hay những sự kiện không vui khác, và tệ mê tín tương tự vẫn c̣n, dù Trung Quốc hiện đă đưa người lên không gian. “Khả năng bất ổn hoặc chiến tranh xảy ra trong những năm sau khi có nhật thực là 95%” là thông tin theo một bài viết được đọc nhiều trên website Baidu.com của Trung Quốc.
Giới khoa học bác bỏ
Hiệp hội những người theo chủ nghĩa duy lư Ấn Độ, tổ chức chống mê tín dị đoan với 100.000 thành viên, đă và đang tiến hành tuyên truyền và tổ chức các cuộc hội thảo nhằm chống lại giới chiêm tinh. Ông Sanai Edamaruku, Chủ tịch hiệp hội, nói với hăng tin DPA: “Các nhà chiêm tinh hoạt động dựa trên sự sợ hăi của người dân. Họ muốn người dân hoảng sợ và đến gặp họ để t́m những giải pháp đối phó, giúp họ ăn nên làm ra. Họ nói nhật thực là một điềm xấu nhưng kỳ thực đó là một điềm tốt cho họ”.
C̣n ở Trung Quốc, theo báo China Daily, các cơ quan chính quyền đă được giao nhiệm vụ tuyên truyền cho người dân hiểu rơ tính chất khoa học của hiện tượng nhật thực. Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc đă nhận nhiều cuộc gọi của người dân ở Vấn Xuyên, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, tâm của trận động đất hồi tháng 5.2008, hỏi về việc liệu nhật thực có gây ra một thảm họa tương tự hay không. “Theo sự hiểu biết của chúng tôi về động đất, chúng không có liên quan ǵ với nhật thực”, Lư Kinh, một chuyên viên thuộc Đài thiên văn quốc gia Trung Quốc, phát biểu.
Hiện tượng nhật thực cũng đă kích hoạt cơn sốt du lịch ở Trung Quốc. Các hăng lữ hành và khách sạn tại nhiều thành phố ở Trung Quốc như Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu... đă tiếp đón hàng trăm ngàn khách nội địa và nhiều khách quốc tế. Tại Ấn Độ, hăng Cox and Kings đă thuê một chiếc Boeing 737, sẽ cất cánh từ New Delhi trước b́nh minh, đón đầu nhật thực ở độ cao hơn 12.000 mét và chạy theo nó đến bang Bihar. Toàn bộ 21 ghế gần cửa sổ về phía mặt trời đă được bán hết.
Trùng Quang
|
|
goldsnow142
member
REF: 465282
07/21/2009
|
Trung Quốc phát cuồng v́ nhật thực
Nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ khiến khách du lịch đổ về thung lũng sông Dương Tử để ngắm hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.
Bóng tối sẽ bao trùm lên một số thành phố của Trung Quốc, có nơi kéo dài tới 6 phút 43 giây, khi nhật thực diễn ra tại Trung Quốc và Ấn Độ ngày mai.
"Lượng người theo dơi nhật thực lần này sẽ là con số kỷ lục trong lịch sử bởi hiện tượng này trước kia chỉ được quan sát rơ nhất ở các vùng hoang vắng", Wang Sichao, chuyên gia của viện khoa học Trung Quốc, cho biết và thêm rằng kỷ lục về thời gian nhật thực diễn ra sẽ chỉ được phá vỡ vào tháng 6/2132.
Khách du lịch khắp nơi đang đổ về thung lũng sông Dương Tử bởi nơi đây có thể ngắm nhật thực toàn phần rơ và lâu nhất. Ngoài ra, viện thiên văn quốc gia Trung Quốc c̣n đưa ra danh sách 8 điểm quan sát khác cho người dân, trong đó có thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang.
Tất cả các khách sạn và nhà nghỉ ở Gia Hưng đă kín khách đặt pḥng, trong đó có khoảng 6.000 khách nước ngoài. Rất nhiều người đă đặt pḥng từ hơn một năm trước. Zhou Hongxia, phó giám đốc cơ quan quản lư du lịch địa phương, cho biết số du khách đến Gia Hưng vào ngày mai có thể sẽ tăng lên.
Thành phố này đang phải cố gắng để thu xếp đủ chỗ ở cũng như các dịch vụ kèm và phiên dịch. Giới chức cũng chịu áp lực đảm bảo sẽ không để bùng phát dịch H1N1 và tránh t́nh trạng tắc đường cũng như chen lấn xô đẩy.
Gần 3.000 người yêu thiên văn từ Nhật, Mỹ và châu Âu vừa đến Hồ Bắc. Giới chức du lịch địa phương cho hay số du khách nước ngoài đến tỉnh này hiện cao gấp 10 lần cùng kỳ năm ngoái. Khoảng 500 khách du lịch thậm chí thuê một sân bóng của trường cao đẳng ở địa phương làm nơi cắm trại và quan sát nhật thực.
Trong khi những người yêu thiên văn ào ào đến Trung Quốc để quan sát nhật thực, cơ quan dự báo khí tượng nước này hôm qua cảnh báo rằng mưa lớn có thể xảy ra ở những khu vực mà nhật thực toàn phần đi qua.
Các đài quan sát thiên văn quốc gia đă lắp đặt một số đài quan sát trực tiếp. Trong trường hợp xấu nhất, người dân có thể theo dơi nhật thực qua truyền h́nh trực tiếp trên TV hoặc Internet.
Ngọc Sơn (theo Xinhua)
|
|
goldsnow142
member
REF: 465374
07/21/2009
|
Teen hồi hộp chờ xem nhật thực
Khoảng hơn 8h sáng mai, nhật thực lâu nhất thế kỷ sẽ diễn ra và các bạn trẻ đă hồ hởi chuẩn bị dụng cụ để không bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng hiếm có này.
Hiện tượng nhật thực diễn ra với thời gian khá lâu trên thế giới và có đi qua Việt Nam vào sáng ngày 22/7 đă thu hút sự yêu thích của rất nhiều teen.
Lên TP HCM chơi được mấy hôm nay, Nguyễn Tấn Khải (cựu học sinh lớp 9 trường THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku, Gia Lai) c̣n khấp khởi niềm vui v́ được tụ hội với các thành viên trong CLB Thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC) để chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ.
“Đây là một hiện tượng vô cùng đặc biệt nên em không thể bỏ qua, nhất là khi được cùng xem với những người cùng chung đam mê th́ lại càng là một cơ hội hiếm có”, Tấn Khải chia sẻ.
Để xem nhật thực lần này, Tấn Khải chuẩn bị cho ḿnh một chiếc kính nhật thực 75 và máy ảnh. Khải cho biết, muốn chụp được ảnh th́ phải có một kính lọc mặt trời chứ không nên dùng máy ảnh trực tiếp ghi h́nh khoảnh khắc nhật thực, mỗi chiếc kính lọc này có giá khoảng 65.000 đồng và được bán ở các cửa hàng chuyên cung cấp thiết bị, dụng cụ thiên văn.
Tại Hà Nội, các bạn trẻ yêu thích thiên văn cũng có dịp cùng nhau chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực. Bạn Quang Anh, học trường Yên Ḥa, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: “Em t́m trên mạng thấy có cách hướng dẫn xem nhật thực đơn giản là đặt một cái gương trong chậu nước có mực đen, chiếu vào hướng mặt trời th́ sẽ xem được nhật thực nên em làm theo cách đó. Sáng mai em với em trai sẽ thức dậy sớm để xem”.
Trong khi đó, các thành viên yêu thích thiên văn tại Hà Nội sẽ tập trung tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội để cùng xem và ghi lại h́nh ảnh nhật thực. Tại đây, sẽ có sự tham gia của các chuyên gia thuộc khoa Sư phạm Vật lư nên dù thời tiết thế nào th́ tinh thần chiêm ngưỡng nhật thực vẫn luôn lên cao và hứa hẹn sẽ có nhiều khoảnh khắc đẹp.
Khá nhiều bạn trẻ ở Hải Pḥng, Vinh (Nghệ An), Phú Thọ, Đồng Nai… cũng bày tỏ niềm vui và mong muốn được xem nhật thực vào ngày mai. Bạn Bùi Hoàng Khoa, chia sẻ: “Đây là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, nó lại diễn ra vào ngày sinh nhật của ḿnh 22/7, và nó lại diễn ra trong 7 phút, lâu nhất từ trước tới nay và đó là con số ḿnh thích. Quả thật, đây là một ngày sinh nhật rất đáng nhớ và hiếm hoi nhất của ḿnh”.
Các cách để xem nhật thực
+ Dùng kính quan sát nhật thực chuyên dụng, còn không, chúng ta có thể tận dụng kính thợ hàn, ruột đĩa mềm, hay phần đen trên phim X-quang để quan sát. Nếu không có kính thợ hàn, các bạn quan sát gián tiếp theo hai cách sau:
+ Dùng một tấm bìa, khoét một lỗ tròn nhỏ. Hướng tấm b́a về phía Mặt trời sao cho ánh sáng mặt trời đi xuyên qua lỗ. Đặt một tờ giấy trắng phía dưới sao cho hình ảnh mặt trời hiện thành một khoanh tròn trên tờ giấy. Khi hiện tượng nhật thực diễn ra chúng ta sẽ thấy đĩa mặt trời bị che khuất dần trên tấm giấy trắng.
+ Đặt một chiếc gương dưới chậu nước pha mực sao cho hình ảnh Mặt trời nhìn qua gương dịu mà không chói.
(Theo ông Phó Đức Phường, hội Thiên văn và Vũ trụ Việt Nam)
Theo Zing
|
|
goldsnow142
member
REF: 465519
07/21/2009
|
Nhật thực đă bắt đầu ở châu Á
Khoảng 5h30 sáng 22/7 nhật thực bán phần đă bắt đầu tại Ấn Độ và thành phố Gauhati ở miền đông là nơi đầu tiên được chiêm ngưỡng hiện tượng này.
Tuy nhiên hầu hết các phần khác của Ấn Độ ngày hôm nay vẫn bị mây phủ dày. Đây là điều đáng tiếc cho hàng triệu người đă tụ tập ở bên ngoài để được chứng kiến nhật thực dài nhất thế kỷ 21.
H́nh ảnh truyền h́nh trực tiếp đầu tiên cho thấy một phần của mặt trời đă bị mặt trăng che phủ ở Gauhati vào khoảng 5h30 sáng nay (giờ Ấn Độ).
Nhật thực sẽ đạt tới “đỉnh cao” ở Ấn Độ vào khoảng 6h20 (giờ địa phương).
Sau đó nó sẽ di chuyển về phía bắc và phía đông tới Nepal, Myanmar, Bangladesh, Bhutan và Trung Quốc. Khoảnh khắc “mặt trăng ăn mặt trời” dài nhất kéo dài 6 phút 39 giây trên Thái B́nh Dương.
Trong khi đó, huyện Cona ở Tây Tạng, tây nam Trung Quốc là một trong những địa điểm ở đầu tiên của đất nước này được chứng kiến nhật thực, xảy ra vào 8h01'27 (giờ địa phương).
Phan Anh
Theo AP
Châu Á háo hức chờ đợi nhật thực dài nhất TK 21
Những người “ngắm trời” hiện đang đổ về nhiều địa điểm, từ băi đỗ xe ở miền tây Ấn Độ đến lễ hội âm nhạc ở đảo xa của Nhật để chứng kiến sự kiện NASA miêu tả là nhật thực toàn phần “dài khác thường” quét qua nửa ṿng trái đất hôm nay.
“Nhật thực lần này có khả năng được nhiều người dơi theo hơn bất kỳ hiện tượng nhật/nguyệt thực nào trong lịch sử”, nhà thiên văn học Richard Binzel, người dẫn đầu một nhóm những người quan sát và đuổi theo nhật thực vào ngày hôm nay cho hay.
“Đặc biệt, mọi người ở toàn bộ Ấn Độ và Trung Quốc sẽ có thể quan sát thấy ít nhất là một phần của mặt trời bị che khuất trong ngày”, ông nói.
Đường đi của nhật thực toàn phần trải khắp trung tâm của châu Ấ, từ vịnh Cambay của Ấn Độ, qua Himalayas rồi ngang qua Trung Quốc, các đảo ở miền nam Nhật Bản.
Mặc dù nhật thực dài nhất xảy ra ở trên Thái B́nh Dương, kéo dài 6 phút 39 giây, nhưng người dân ở một số khu vực tại Trung Quốc và Nhật Bản được chứng kiến hiện tượng này kéo dài tới 6 phút. Đây là dự đoán của Fred Espenak, trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA.
Đường đi của bóng mặt trăng rộng 258km, đi qua 15.150km nửa ṿng trái đất và kéo dài tổng cộng gần 3 tiếng rưỡi, Binzel cho biết.
Các nhà dự báo thời tiết dự báo sẽ có băo vào sáng ngày hôm nay ở Thượng Hải, nhưng dự đoán không ngăn được các nhà thiên văn cũng như khách du lịch đổ tới thành phố này.
Giáo sư Zhao Junliang, thuộc Đài quan sát thiên văn Thượng Hải cho biết thời tiết có thể khó đoán nhưng không chứng kiến sự kiện lịch sử này th́ quả là một sai lầm.
“Năm 1987, tôi đă đuổi theo nhật thực toàn phần ở Tân Cương. Lúc đó, mặt trời hoàn toàn bị mây băo che khuất. Hai phút trước khi nhật thực bắt đầu, mây đột nhiên tan”, Zhao cho biết. “Bạn không thể biết trước được, v́ vậy cứ phải đi”.
C̣n Rick Gille cùng vợ bay từ Atlanta, Georgia, Mỹ đến để xem nhật thực ở Thượng Hải. Họ đang hướng tới “đường trung tâm”, nơi nhật thực kéo dài tới gần 6 phút.
Họ trang bị camera kỹ thuật số độ phân dải cao và kính viễn vọng. Gille là người đi khắp thế giới để đuổi theo nhật thực. “Chúng tôi sẽ mặc áo phông có chữ “Nhật thực 2009””.
Nhật/nguyệt thực xảy ra khoảng một lần một năm hoặc ít thường xuyên hơn ở một số nơi trên bền mặt trái đất. Cũng có khi chỉ nh́n thấy ở trên một đường nhỏ, Benzil cho hay.
“Nhưng đường đi lần này bắt đầu vào lúc b́nh minh ở Ấn Độ và kết thúc vào lúc mặt trời lặn trên Thái B́nh Dương, ngay phía đông Hawaii chỉ khoảng 4 tiếng sau đó. Đường đi của mặt trăng trải khắp bề mặt trái đất với tốc độ khoảng 3.000km/h”, ông cho biết. “Nhật thực bán phần cũng được quan sát thấy ở khắp Thái Lan và Việt Nam, cũng như ở tận Australia và Serbia”.
Muôn vàn cách quan sát nhật thực
Ở một số nền văn hóa, xung quanh hiện tượng nhật/nguyệt thực c̣n có nhiều truyền thuyết và phong tục.
Tại Ấn Độ, nhật/nguyệt thực bị coi là điềm gở. Những phụ nữ có bầu bị cấm ra ngoài v́ người ta tin rằng đứa bé trong bụng có thể được sinh ra với những “dấu tích” nào đó. Một số ngôi đền không tổ chức cầu nguyện vào ngày nhật/nguyệt thực.
C̣n theo văn hóa truyền thống của Trung Quốc, có một câu chuyện về con chó thiên đàng ăn mặt trời. Khi sự việc xảy ra, mọi người sẽ khua chiêng gơ trống để xua đuổi con chó và cứu mặt trời, Bill Yeung, chủ tịch Hiệp hội thiên văn Hồng Kông cho hay.
“Thời xưa, chúng tôi có cùng chia sẻ với người Ấn Độ là nhật thực là điều không tốt”, ông cho biết trên CNN.
Trong ngày hôm nay, cũng sẽ có một số cách thức khác thường để chứng kiến nhật thực. Ví dụ như một chiếc du thuyền sẽ đi dọc đường trung tâm ở ngoài khơi Nhật Bản hay một chiếc máy bay Boeing 737-700 ở Ấn Độ sẽ “đuổi theo” nhật thực.
“Máy bay sẽ chặn ở giữa bóng của nhật thực vào 6h26 (giờ chuẩn của Ấn Độ) ở độ cao 12,5km”, công ty du lịch Cox & Kings India Ltd cho biết.
Ngoài ra, c̣n có những buổi tổ chức quan sát nhật thực đơn giản hơn ở dọc các bờ biển, công viên và các ṭa nhà chọc trời tại Thượng Hải. Một lễ hội âm nhạc được tổ chức ở đảo Amani của Nhật với hơn 6.000 người dự kiến tham gia. Đài truyền h́nh Nhật cho thấy hàng hàng túp lều được mọc lên ở đảo Akusekijima.
Phan Anh
Theo CNN
|
|
goldsnow142
member
REF: 465520
07/21/2009
|
Vài điều thú vị về Nhật thực
Quan sát hiện tượng nhật thực dài nhất thế kỷ, nên biết vài điều...
Đó là những con số và sự kiện thú vị sau đây:
- Thời gian nhật thực toàn phần dài nhất là 7 phút 30 giây
- Tại Bắc và Nam cực không bao giờ thấy nhật thực toàn phần mà chỉ một phần.
- Nhật thực giống hệt nhau (kể cả một phần, vành khuyên và toàn phần) cứ 18 năm 11 ngày (6.585,32 ngày) sẽ xảy ra một lần (gọi là chu kỳ Saros).
- Nhật thực bắt đầu lúc mặt trời mọc ở một điểm nào đó trên lộ tŕnh của nó và kết thúc lúc mặt trời lặn tại điểm cách điểm ban đầu khoảng nửa ṿng Trái đất.
- Số lần nhật thực (toàn phần, vành khuyên, một phần) tối đa là 5 lần trong một năm.
- Có ít nhất 2 lần nhật thực trong một năm ở một nơi nào đó trên Trái đất.
- Nhật thực toàn phần không nhận thấy được cho tới khi Mặt trời bị Mặt trăng che khuất trên 90%. Nếu mặt trời bị che khuất đến 99%, ánh sáng ban ngày giống như lúc hoàng hôn..
- Bóng của nhật thực chuyển động 1.770 km trong 1 giờ tại xích đạo và lên tới 8.046 km trong một giờ gần các cực
- Chiều rộng của dải nhật thực là 269 km.
- Cứ 1,5 năm mới có nhật tực toàn phần một lần.
- Nhật thực một phần có thể nh́n thấy được trên dải nhật thực dài tới 4.828 km.
- Trước khi phát minh ra chiếc đồng hồ nguyên tử, việc nghiên cứu các văn bản cổ về nhật thực cho phép các nhà thiên văn phát hiện ra rằng Trái đất mỗi thế kỷ quay chậm đi 0,001 giây.
- Chỉ quan sát nhật thực mà năm 130 trước công nguyên nhà thiên văn Hy Lạp Hipparchus tính được khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trăng, chỉ sai 11% với số đo ngày nay.
- Cũng từ quan sat nhật thực mà năm 1668 nhà thiên văn học người Anh là Joseph Lockyer và người Pháp là Pierre Janssen độc lập với nhau cùng phát hiện ra khí trơ Heli (xuất phát từ chữ Helios là Thần Mặt trời) trong nhật hoa của Mặt trời.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|