taucho
member
ID 55580
09/08/2009
|
HỆ MÉT TRONG ĐO LƯỜNG
MÉT - Đơn vị đo độ dài
Mét là đơn vị đo khoảng cách, một trong 7 đơn vị cơ bản trong hệ đo lường quốc tế (SI). Định nghĩa gần đây nhất của mét bởi Viện Đo lường Quốc tế (Bureau International des Poids et Mesures) vào năm 1998 là: "khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong chân không trong khoảng thời gian của 1/299.792.458 giây".
1790: Một ủy ban được thành lập tại Pháp đã quyết định chọn độ dài một phần mười triệu của đoạn kinh tuyến từ xích đạo, qua Paris, đến Bắc Cực làm một độ dài chuẩn gọi là mét.
1799: Ủy ban chế tạo thước mét chuẩn đầu tiên làm bằng 90% platinum và 10% iridium.
Thế kỉ 19: các phép đo chính xác hơn cho thấy rằng độ dài của thước mét bằng platinium ấy ngắn hơn độ dài 1/10 triệu đoạn kinh tuyến trên một đoạn 0,08 mm.
1889: Hội nghị Đo lường Quốc tế quyết định chọn độ dài thước mét bằng platinium ấy làm cơ sở để chế tạo một thước mét bằng platinum-iridium, có mặt cắt hình chữ X để làm thước mét tiêu chẩn quốc tế, cất giữ tại Viện Đo lường Quốc tế ở Paris.
Tháng 10 năm 1960: Hội nghị Đo lường Quốc tế khóa 11 quyết định: "độ dài một mét bằng 1.650.763,73 lần độ dài bước sóng ánh sáng màu vàng cam của Kprypton-86 phát ra trong chân không".
Ngày 20 tháng 10 năm 1983: Hội nghị Đo lường Quốc tế khóa 17 định nghĩa lại mét: một mét là khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong chân không trong khoảng thời gian của 1/299.792.458 giây.
Sưu tầm
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
ototot
member
REF: 481425
09/08/2009
|
Chu choa! Sao các nhà khoa học trên thế giới ... "nhiều chuyện" quá, vì nhìn vào những chuỗi số, với bao nhiêu là số thập phân đi theo, cũng đủ mệt rồi!
Thật chả bù cho ngày xưa, ở xứ Tô Cách Lan (Scotland) có ông vua David I định nghiã inch là độ dài cuả một đốt ngón tay cái, không kể phần móng tay.
Nhưng trời sinh ra, thì có người tay to, người tay nhỏ, biết lấy tay ai làm chuẩn bây giờ? Do đó, nhà vua bảo lấy một người tay to, một người tay nhỏ, và một người tay ... vưà vưà, cộng lại rồi chia 3 lấy bình quân.
Còn ông vua Edward II cuả nước Anh thì lấy ... 3 hạt luá mạch thật to và tròn, đặt kế nhau, thì thành độ dài một inch!
Đơn vị lớn hơn cuả inch là "foot", tức là chiều dài cuả bàn chân, và tương đương với 12 inches! Dĩ nhiên, cũng có chân to, chân nhỏ ...!
Còn Việt Nam mình ngày xưa thì đo bằng ... "gang tay", đơn vị to hơn nưã là "sải tay".
Riêng cụ Nguyễn Du nhà mình thì tả "thước tấc" cuả nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều là:
"Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao!
Tôi nghe nói "thước tấc" ở đây là theo người Tàu! Có người bảo một thước cuả Tàu là 10 tấc, còn hình như 1 thước ngày xưa bằng 1/3 mét, hay 0,3m ngày nay. Suy ra, một "tấc" ngày xưa là vào khoảng 0,03m, tức là 3cm ngày nay!
Cứ theo diễn giảng như vậy, thì thân hình cuả Từ Hải trông giống như ... con rắn, vì chiếu cao tính ra mét là khoảng ... 3 mét mấy, mà vai chỉ có khoảng ... 15 centimet!
Vậy chuyện Từ Hải, nếu diễn giải như trên, thì đúng là "Tiếu Lâm" quá, phải không bà con?
Trở lại chuyện nghiêm chỉnh về đơn vị đo lường. Tôi thấy chẳng có nước nào "ngang ngạnh" như xứ Cờ Hoa!
Cho đến giờ này, đã mấy trăm năm độc lập với nước Anh, mà vẫn xài hệ đo lường cuả người Anh! Trong khi đó, người Anh đã chính thức bỏ hệ thống đo lường cuả họ để quay sang sử dụng hệ mét từ năm 1975 rồi!
Hiện tại, các học sinh và sinh viên Mỹ phải học cả hai hệ đo lường, nhưng chưa có kế hoạch dứt khoát đến bao giờ thì chỉ còn một hệ mét là duy nhất!
Chuyện ly kỳ không kém là TV, màn hình máy tính ngày nay trên thế giới sao vẫn dùng inch? Bánh xe và vành bánh xe ô tô trên thế giới sao vẫn dùng inch? Hệ thống ống nước trên thế giới vẫn dùng inch?
Thắc mắc lắm chỉ tổ khổ nhiều, phải không thưa bà con?
Thân ái,
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|