sontunghn
member
ID 62589
08/11/2010
|
Giáo sư Ngô Bảo Châu với giải Fields năm 2010
Rất khó dự đoán về các chủ nhân tương lai của giải Fields, v́ trên mạng và trên báo không có nhiều thông tin về giới toán học, các chuyên gia toán cũng ít viết về giải này. Trong khi đó, giới toán học nói riêng và người Việt Nam nói chung đặc biệt quan tâm tới giải Fields 2010, bởi lẽ năm nay chúng ta hy vọng có một người Việt đoạt giải – đó là nhà toán học Ngô Bảo Châu - người có công tŕnh được tạp chí Time tôn vinh là một trong 10 khám phá khoa học quan trọng nhất của năm qua.
Ngày 19/8 năm nay, Đại hội quốc tế các nhà toán học (ICM - International Congress of Mathematicians) lần thứ 26 họp tại Hyderabad (Ấn Độ) sẽ tổ chức lễ trao giải Fields năm 2010 cho các nhà toán học trẻ tuổi xuất sắc nhất thế giới đương đại.
Rất khó dự đoán về các chủ nhân tương lai của giải Fields, v́ trên mạng và trên báo không có nhiều thông tin về giới toán học, các chuyên gia toán cũng ít viết về giải này. Trong khi đó, giới toán học nói riêng và người Việt Nam nói chung đặc biệt quan tâm tới giải Fields 2010, bởi lẽ năm nay chúng ta hy vọng có một người Việt đoạt giải – đó là nhà toán học Ngô Bảo Châu - người có công tŕnh được tạp chí Time tôn vinh là một trong 10 khám phá khoa học quan trọng nhất của năm qua.
GS Ngô Bảo Châu
Giáo sư Châu đă được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể tại Đại hội quốc tế các nhà toán học năm 2010. Thông thường, vinh dự ấy gắn liền với khả năng được trao giải Fields. Nếu Ngô Bảo Châu được tặng giải Fields năm nay, anh sẽ trở thành công dân Việt Nam đầu tiên mang lại cho Tổ quốc ḿnh một trong những vinh dự khoa học cao quư nhất thế giới. Xin nói thêm, cho tới nay châu Á mới có ba công dân Nhật Bản được tặng giải thưởng Fields, nếu không kể đến hai người Hoa quốc tịch Mỹ và Australia đoạt giải.
Ngô Bảo Châu xuất hiện trong nhiều danh sách dự đoán các ứng viên giải Fields năm nay. Thí dụ anh đứng đầu danh sách một dự đoán trên mạng mathoverflow.net; một bài trên mạng math.columbia.edu khẳng định: nhiều người nghĩ rằng “Ngô là người chắc chắn thắng nhờ công tŕnh của ông về bổ đề cơ bản” (Ngo is a shoo-in for his work on the fundamental lemma).
Dưới đây xin giới thiệu một số dự đoán về giải Fields năm nay, lấy từ các mạng của nước láng giềng Trung Quốc, nơi “khát” các giải thưởng quốc tế nhất:
T́nh h́nh gần đây của giới toán học quốc tế có vẻ trầm lắng, không ồn ào như mấy năm trước, nhất là khi cả thế giới sững sờ trước tin nhà toán học tài ba Perelman từ chối nhận giải Fields 2006 và giải thưởng 1 triệu USD của Viện Clay tặng cho người chứng minh được giả thuyết Poincaré.
Hồi ấy các mạng Trung Quốc c̣n xôn xao với tin một người Hoa là Khưu Thành Đồng (Shing-Tung Yau, sinh năm 1949, giải Fields 1982 và giải Wolf) và hai nhà toán học Trung Quốc khác “có liên quan” tới công tŕnh của Perelman. Họ cũng tranh căi về việc nhà toán học Terence Tao giải Fields 2006 (tên chữ Hán là Đào Triết Hiên) có phải là người Trung Quốc hay không.
Theo thông lệ, Hội Liên hiệp Toán học quốc tế (IMU, International Mathemathical Union) sẽ cử ra một tiểu ban xét chọn giải Fields gồm khoảng 10 người, đứng đầu là đương kim Chủ tịch IMU – ông Laszlo Lovasz, nhà toán học người Hungary. Chức vụ trưởng tiểu ban có ảnh hưởng rất lớn đối với kết quả xét chọn giải Fields. Nghe nói năm xưa Atiyah, khi làm trưởng ban xét chọn giải Fields, đă bỏ ngoài tai mọi x́ xào, nhất quyết chọn nhà vật lư người Mỹ Witten làm chủ nhân giải Fields 1990. Từ đó tới nay, ngành toán-vật lư luôn hoạt động sôi nổi, chứng tỏ Atiyah là người có tầm nh́n.
Giải Fields (Fields Medal Prize) gồm một huy chương vàng và tiền thưởng 15.000 USD, c̣n gọi là “giải Nobel Toán”, bốn năm mới trao một lần và chỉ trao cho người dưới 40 tuổi (tính đến ngày 1/1 năm xét giải). Giải Fields không trao cho quá bốn người mỗi lần, thông thường là hai người. Trong thời gian 70 năm, từ năm 1936 đến 2006 có 48 người được tặng giải này.
V́ thế để dự đoán giải Fields năm nay, có lẽ cũng nên xem Laszlo Lovasz có sở thích ǵ. Ông này khi học trung học đă giành ba huy chương vàng Olympic Toán quốc tế (IMO - International Mathemathical Olympiad) các năm 1964, 1965 và 1966. Một điều thú vị: con trai ông cũng đoạt huy chương vàng IMO 2008. Lovasz chủ yếu chuyên làm về lĩnh vực tổ hợp học (combinatorics), từng đoạt giải Wolf lĩnh vực này.
Gần đây trang b́a tạp chí Nature số tháng 8 có đưa tin về hai nhà toán học ở Princeton là Salvatore Torquato và Yang Jiao đă có thành tựu lớn về cải tiến năm loại khối đa diện Plato và các bố trí của khối đa diện Archimedes; Yang Jiao là nghiên cứu sinh ở Princeton. Nhưng thành tựu trên c̣n xa mới với tới giải Fields, v́ hai người này thậm chí không được mời làm báo cáo về tổ hợp học. Cho nên có lẽ lĩnh vực này khó có ứng viên cho giải Fields, dù nhà tổ hợp học Lovasz làm trưởng ban xét chọn; tương tự như Trung Quốc năm 2002 là nước chủ nhà của Đại hội quốc tế các nhà toán học nhưng không người Trung Quốc nào đoạt giải Fields.
Về lĩnh vực xác suất (probability theory), v́ năm 2006 Werner và Okounkov đă nhận giải Fields ở Madrid rồi nên năm nay lĩnh vực này sẽ không có dịp được xét tặng giải nữa.
Vậy ta hăy xem trong số các nhà toán học dưới 40 tuổi được mời đọc báo cáo tại phiên họp toàn thể Đại hội quốc tế các nhà toán học 2010, ai xứng đáng là ứng viên giải Fields năm nay?
Nói chung những người này đều là nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực của họ, có nhiều khả năng đoạt giải Fields.
Lĩnh vực đại số có Bao-Chau Ngo (tức Ngô Bảo Châu), người Việt Nam, có lẽ là nhà đại số học danh tiếng nhất hiện nay. Trên mạng có rất ít tư liệu về ông, tư liệu hiện có chủ yếu bằng tiếng Việt Nam, khi dùng công cụ dịch của Google dịch ra tiếng Trung Quốc th́ không tài nào hiểu được. Các bloger Trung Quốc đành trước tiên dịch ra Pháp ngữ (v́ họ cho rằng tiếng Việt gần với tiếng Pháp), sau đó dịch ra tiếng Anh, thấy hiệu quả rất tốt.
Cống hiến chính của Ngo là đă cùng thầy ḿnh là Gerard Laumon chứng minh được bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita, kết quả này có thể dẫn tới việc chứng minh nhiều định lư quan trọng khác của đại số học.
Ngo sinh năm 1972 tại Hà Nội, học trung học ở trường chuyên toán thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, có tài năng toán học cực cao, hai lần đoạt huy chương vàng IMO các năm 1988, 1989 với số điểm tối đa. Sau đó ông nhận học bổng toàn phần tại Đại học Sư phạm Paris. Trường này từng có bảy người đoạt giải Fields, so với Đại học Princeton chỉ có hai.
Hiện nay ông làm việc tại Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton. Nghe nói năm 2008 Ngo lại chứng minh được bổ đề cơ bản trong chương tŕnh Langlands, v́ thế giới toán học quốc tế lại một lần nữa quan tâm tới ông.
Nếu dịch hết các trang mạng Việt Nam viết về Bao-Chau Ngo th́ có thể thấy họ hết sức đề cao ông. Nhưng khả năng đoạt giải Fields của Ngo th́ tuyệt đối là dựa vào thực lực của ông, chứ không phải do dư luận tâng bốc.
Một nhà toán học khác rất có triển vọng là Artur Avila, sinh năm 1979 tại Brazil, 16 tuổi đoạt huy chương vàng IMO, 19 tuổi viết bài báo đầu tiên về toán học, 21 tuổi đi Pháp học, lấy bằng tiến sĩ, đúng là lư lịch chuẩn của một thiên tài thiếu niên. Avila chủ yếu làm về lĩnh vực hệ thống động lực, đă đạt nhiều thành tựu có tính sáng tạo đầu tiên, từng nhận giải Grand Prix Jacques Herbrand của Viện Khoa học Pháp giành cho các nhà khoa học dưới 35 tuổi (Werner năm 2003 cũng đoạt giải này, sau đó năm 2006 đoạt giải Fields). Avila hiện làm việc tại Viện Toán Clay.
Dĩ nhiên, trong số các nhà khoa học không được mời đọc báo cáo tại phiên họp toàn thể Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ cũng có nhiều tài năng xuất sắc. Thí dụ Damny Calegari, hiện là giáo sư Viện Công nghệ California, năm 2009 từng được tặng giải Clay. Ngoài ra Calegari c̣n là một nhà văn. Truyện ngắn A Green Light của ông từng được Hội Nhà văn quốc tế tặng giải Truyện ngắn hay nhất năm 1992.
* * *
Tóm lại qua dự đoán của các blogers Trung Quốc nói trên, có thể thấy Ngô Bảo Châu rất có triển vọng trở thành chủ nhân giải Fields năm nay, như mong muốn tự đáy ḷng của chúng ta. Con người khiêm tốn hiền lành ấy sẽ đem về cho nền khoa học của đất nước giải thưởng danh giá nhất trong giới toán học. Cầu cho mong ước của chúng ta sẽ trở thành sự thật!
Giải Fields (Fields Medal Prize) gồm một huy chương vàng và tiền thưởng 15.000 USD, c̣n gọi là “giải Nobel Toán”, bốn năm mới trao một lần và chỉ trao cho người dưới 40 tuổi (tính đến ngày 1/1 năm xét giải). Giải Fields không trao cho quá bốn người mỗi lần, thông thường là hai người. Trong thời gian 70 năm, từ năm 1936 đến 2006 có 48 người được tặng giải này.
Huy Đường (Theo Tia sáng)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
sontunghn
member
REF: 557601
08/11/2010
|
“Nobel Toán học” gọi tên Ngô Bảo Châu
Được đánh giá là một trong những nhà toán học xuất sắc nhất hiện nay, giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu đầy hy vọng giành giải thưởng Huy chương Fields danh giá.
C̣n chưa đầy một tuần nữa là Hội nghị Toán học thế giới lần thứ 26 sẽ bắt đầu tại Hyderabad, Ấn Độ. Ngoài giới chuyên môn và những người yêu thích toán học, nhiều người Việt Nam cũng đang rất mong chờ tới hôm 19.8, ngày khai mạc đại hội, v́ đây cũng là ngày xướng tên người nhận giải thưởng Huy chương Fields (Fields Medal Prize) 2010.
Ngay từ cuối năm 2009, GS Châu đă được xem là một trong những ứng viên hàng đầu cho giải thưởng kỳ này v́ những cống hiến nổi bật của anh, đặc biệt là công tŕnh lừng lẫy chứng minh Bổ đề cơ bản thuộc Chương tŕnh Langlands. Trên các website chuyên môn cũng như các diễn đàn của giới yêu toán, cái tên Ngô Bảo Châu liên tục được nhắc đến bên cạnh những gương mặt nổi tiếng khác. Sự kỳ vọng càng lớn hơn khi anh được chọn tŕnh bày báo cáo khoa học tại phiên toàn thể hội nghị 2010.
Được xem là giải thưởng cao quư nhất trong toán học nhưng v́ 4 năm mới được trao một lần cộng thêm có nhiều quy định ngặt nghèo nên Huy chương Fields vẫn c̣n khá xa lạ với đa số công chúng.
“Nobel Toán học”
Giải Huy chương Fields do nhà toán học người Canada John Charles Fields sáng lập và được trao lần đầu vào năm 1936. Giải được trao trong Hội nghị Toán học thế giới (ICM) vốn diễn ra 4 năm một lần, theo Icm2010.in, website chính thức của hội nghị năm nay.
Mỗi lần, Huy chương Fields được trao cho tối đa 4 nhà toán học không quá 40 tuổi. Phần thưởng gồm một huy chương vàng, mặt trước khắc h́nh nhà bác học thiên tài Hy Lạp cổ đại Archimedes, c̣n tên người nhận giải khắc ở ŕa của huy chương. Theo tờ The New York Times, mỗi nhà toán học giành Huy chương Fields hồi năm 2006 nhận được 15.000 USD.
Người thắng giải được chọn thông qua bỏ phiếu bởi các thành viên Ủy ban Huy chương Fields, vốn đại diện cho những người tham dự ICM. Mặt khác, ICM là hội nghị toán học lớn nhất thế giới, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1897 tại Zurich, Thụy Sĩ và là diễn đàn của cộng đồng toán học toàn thế giới. V́ thế, Giải thưởng Huy chương Fields có uy tín rất lớn, được ví như giải Nobel của toán học cho những nhà toán học đă bị Alfred Nobel “bỏ quên”.
Tuy vậy, giữa Huy chương Fields và Nobel có nhiều điểm khác biệt. Trước hết, tiền thưởng của Huy chương Fields khá thấp so với con số khoảng 1,5 triệu USD/giải của giải Nobel. Ngoài ra, Huy chương Fields thiên về tôn vinh một công tŕnh nghiên cứu hơn là một khám phá cụ thể. Có lẽ khác biệt lớn nhất giữa 2 giải thưởng cao quư này là giới hạn tuổi tác. Đây cũng là điểm khiến nhiều ư kiến cho rằng giành Huy chương Fields c̣n khó hơn đoạt Nobel. Quy định sinh nhật lần thứ 40 của người nhận giải không được diễn ra trước ngày 1.1 của năm trao giải bị đánh giá là quá khắt khe. V́ lẽ này mà nhiều nhà toán học xuất sắc đành ngậm ngùi bỏ lỡ v́ để đạt thành tựu nghiên cứu lớn, hoặc được công nhận thành tựu đó, đôi khi mất cả chục năm.
Tính đến ngày 2.8, đă có 2.816 nhà toán học đăng kư tham dự Hội nghị Toán học quốc tế ICM 2010. Trong đó, Việt Nam có 25 người, tính luôn GS Ngô Bảo Châu. Ngoài giải Huy chương Fields, ICM c̣n trao thêm các giải thưởng Nevanlinna Prize cho lĩnh vực tin học lư thuyết và Gauss Prize cho toán ứng dụng. Đặc biệt năm nay sẽ là lần đầu tiên trao giải Huy chương Chern (Chern Medal Award), một dạng giải Thành tựu suốt đời với phần thưởng trị giá 500.000 USD, theo Icm2010.in.
Đến trước ICM 2010, có 48 nhà toán học được vinh danh với Huy chương Fields. Trong đó, Mỹ dẫn đầu với 13 người, tiếp theo là Pháp (9 giải), Liên Xô cũ và Nga (8 giải), Anh (6), Nhật Bản (3), Bỉ (2), Úc (1), Đức (1), Ư (1), Na Uy (1), New Zealand (1), Phần Lan (1), Thụy Điển (1). Như vậy, trong suốt 74 năm qua, châu Á mới có một quốc gia duy nhất có công dân được nhận giải này là Nhật Bản vào các năm 1954, 1970 và 1990. Nếu GS Ngô Bảo Châu được trao Huy chương Fields 2010 th́ Việt Nam sẽ trở thành nước châu Á thứ hai sau Nhật Bản có vinh dự này.
Tự hào trí tuệ Việt
Với những thành tựu mang tính đột phá trong nghiên cứu toán học được quốc tế công nhận và những giải thưởng uy tín đă giành được, GS Ngô Bảo Châu được đánh giá là ứng viên sáng giá của Huy chương Fields 2010. Những người tham gia dự đoán trên website Mathoverflow.net, một diễn đàn của những người nghiên cứu toán học toàn thế giới, xếp tên anh trên những nhà khoa học trẻ tuổi nổi bật khác như Artur Ávila người Brazil hay Jacob Lurie người Mỹ. Trong khi đó, trang blog của khoa Toán ĐH Columbia lừng danh của Mỹ đăng một bài viết rằng: “Nhiều người đoan chắc Ngô Bảo Châu sẽ giành chiến thắng nhờ công tŕnh về Bổ đề cơ bản và anh ấy c̣n được chọn báo cáo trong phiên toàn thể của hội nghị”.
Thật vậy, với việc chứng minh được Bổ đề cơ bản của chương tŕnh Langlands, GS Châu đă giải được một trong những thách đố lớn nhất của toán học hiện đại. Sự kiện này gây chấn động làng khoa học thế giới bởi nhiều người cho rằng phải mất cả thế hệ, thậm chí vài thế hệ, Bổ đề cơ bản mới có thể được chứng minh.
Bổ đề cơ bản là một giả thuyết do nhà toán học Canada Robert Langlands đưa ra vào những năm 1960. Đây là phần quan trọng trong hệ thống các giả thuyết trung tâm của toán học hiện đại được Langlands thành lập, vốn đă trở thành động lực cho sự phát triển của toán học lư thuyết trong nhiều năm qua. Thành công trong nghiên cứu bổ đề này đă mang về cho Ngô Bảo Châu nhiều giải thưởng danh giá như giải Clay (chia sẻ với thầy ḿnh là nhà toán học Pháp Gérard Laumon), giải Oberwolfach.
Website ArXiv.org đăng một bài viết của nhà toán học nổi tiếng người Mỹ Thomas Callister Hales nhận xét về Bổ đề cơ bản như sau: “Bổ đề cơ bản không phải là một bổ đề. Nó là một giả thuyết toán học phức tạp với một cái tên dễ gây hiểu lầm rằng nó rất đơn giản. Có lẽ khi đặt tên là “Bổ đề cơ bản”, tác giả đă đánh giá quá thấp độ khó của giả thuyết này”. Nhận định này cho thấy những khó khăn mà Ngô Bảo Châu đă vượt qua cũng như trả lời cho câu hỏi: Tại sao nên trao giải Huy chương Fields cho người giải được Bổ đề cơ bản?
Đây cũng là cơ hội cuối cùng cho Ngô Bảo Châu v́ năm nay anh đă 38 tuổi. Trong một lần trả lời phỏng vấn của Báo Thanh Niên trước đây, GS Châu từng thổ lộ: “Bản thân tôi suy nghĩ khá đơn giản về giải thưởng nói chung. Nếu người ta trao cho tôi, tôi sẽ đón nhận nó như một vinh dự lớn. Nếu không, tôi cũng cho rằng ḿnh không nên buồn quá. Đặt niềm tin vào những cái này là không nên”.
Dĩ nhiên, dự đoán dù sao cũng chỉ là dự đoán và phải đợi đến ngày 19.8 mới biết được kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, mỗi người Việt Nam đều hy vọng rằng cái tên Ngô Bảo Châu sẽ được xướng lên và một lần nữa trí tuệ Việt lại được thế giới vinh danh.
- Năm 1954: nhà toán học Pháp Jean-Pirre Serre trở thành người trẻ tuổi nhất giành giải ở tuổi 27. Đến nay kỷ lục này vẫn chưa bị phá.
- Năm 1990: Edward Witten, người Mỹ, là nhà vật lư duy nhất từ trước đến nay được trao Huy chương Fields.
- Năm 1998: lần duy nhất trong lịch sử 74 năm của giải, một huy chương bạc được trao cho nhà Toán học Anh Andrew Wiles nhờ công tŕnh chứng minh Định lư cuối cùng của Fermat. Lư do là khi được xét trao giải ông đă quá 40 tuổi.
- Năm 2006: Grigori Perelman từ chối nhận giải thưởng và cũng không tham dự Hội nghị ICM năm đó. Nhà toán học Nga ở ẩn này nổi tiếng là luôn trốn tránh công chúng và giới truyền thông và từng từ chối rất nhiều giải thưởng khác, có giải trị giá tới 1 triệu USD.
Trao đổi với PV Thanh Niên, GS-TSKH Đào Trọng Thi - GS đầu ngành về toán học của VN, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội nhận định: “Trong 4 người được đề cử th́ tôi cho rằng GS Ngô Bảo Châu là ứng cử viên số 1 cho giải thưởng Fields lần này. Chúng ta cũng có cơ sở để nói rằng đó là một vinh dự của khoa học Việt Nam v́ GS Ngô Bảo Châu đă học tập ở VN hết cấp THPT, được Nhà nước cử đi đào tạo ở nước ngoài, và c̣n bởi v́ GS Châu là người vẫn giữ quốc tịch VN”.
C̣n GS-TSKH Lê Tuấn Hoa, Chủ tịch Hội Toán học VN cho rằng: “Chúng tôi không c̣n nghi ngờ ǵ về việc GS Ngô Bảo Châu sẽ giành giải thưởng Fields tại Đại hội Toán học quốc tế sắp tới. Trong 4 công tŕnh khoa học được đề cử giành giải thưởng Fields th́ công tŕnh của anh Châu là đặc sắc nhất. Không phải ngẫu nhiên, tạp chí Time (Thời đại) đă chọn công tŕnh của anh là một trong 10 thành tựu khoa học tiêu biểu của năm 2009. Đương nhiên đánh giá đó phải dựa trên tư vấn của một ban cố vấn khoa học từ nhiều ngành khác nhau. Chiến tích của anh lần này hoàn toàn thuyết phục những chuyên gia khắt khe nhất, sự đánh giá này lại xuất phát từ quốc tế rồi mới lan tỏa đến nước ta”.
Tuệ Nguyễn
(ghi)
|
|
sontunghn
member
REF: 557687
08/12/2010
|
Giáo sư Ngô Bảo Châu: "Tôi đă có một đêm khủng khiếp nhất..."
“Trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, tôi đă có một thời gian căng thẳng nhất và một đêm khủng khiếp nhất. Tôi đă thức trắng để nghiên cứu cho ra công tŕnh v́ nếu không thành công th́ tất cả sẽ sụp đổ, mọi cố gắng đều trở thành vô vọng” .
Quá bận rộn với công việc chuẩn bị cho đại hội Toán học thế giới, tranh thủ về Việt Nam được khoảng 1 tuần, lịch làm việc của GS Ngô Bảo Châu cũng dày đặc. Phóng viên đă có dịp tiếp cận anh trong chuyến thăm nhà cùng với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hà Nội. Và chúng tôi đă được anh dành thời gian tṛ chuyện về công việc và cuộc sống hiện tại.
Nếu được giải thưởng Fields, tôi sẽ phải chịu nhiều áp lực!
Mọi người đánh giá anh là ứng cử viên “nặng kư” của giải thưởng Fields - một giải thưởng lớn được ví như giải Nobel trong lĩnh vực Toán học. Nếu được giải thưởng, liệu công việc của anh có thay đổi?
Nếu nhận được giải thưởng, bản thân tôi nghĩ sẽ không thay đổi ǵ nhiều. Tôi muốn ổn định. Tất nhiên tôi sẽ chịu nhiều áp lực hơn đối với xă hội. Tôi cảm thấy có trách nhiệm hơn với xă hội. Nếu đúng được giải thưởng th́ đó là niềm tự hào lớn của tôi.
Trước anh đă có nhiều người nghiên cứu “Bổ đề cơ bản” mà chưa thành công. Vậy anh giải quyết “Bổ đề cơ bản” này như thế nào? Anh có chịu áp lực về tâm lư nhiều không?
“Bổ đề cơ bản” có rất nhiều người làm nhưng là những công tŕnh lẻ tẻ chứ chưa có công tŕnh tổng hợp. Đến năm 2003, lúc đó tôi mới có ư tưởng với cách nh́n hoàn toàn mới về “Bổ đề cơ bản”. Mọi người rất tin tưởng về cách nh́n mới đó và cổ vũ rất nhiều cho tôi. Sau đó, tôi làm việc với thầy giáo là GS G.Laumon và được trao Giải thưởng Toán học Clay vào tháng 6/2004. Công tŕnh này được chú ư v́ đây là con đường mới hoàn toàn.
Thực ra, trong khi giải “Bổ đề cơ bản” tôi có vài chỗ sai sót phải sửa lại, tôi rất căng thẳng nhưng dù sao lúc đó tôi tự tin hơn v́ ḿnh có ư tưởng làm công tŕnh. Nếu ḿnh làm sai th́ sẽ có người khác tiếp tục con đường nghiên cứu, do vậy tâm lư tôi vững vàng hơn nhiều. Nên chuyện đạt được hay không tôi nghĩ không quan trọng. Tôi nghĩ ḿnh đă chọn đúng con đường rồi, nếu ḿnh làm đuối sức th́ có người khác làm.
Khi tôi quay lại làm “Bổ đề cơ bản”, tôi đă nhận được rất nhiều lời cổ vũ động viên của đồng nghiệp và họ tin rằng tôi sẽ thành công. Bây giờ th́ nghiên cứu đă trọn vẹn.
Tôi đă trải qua giây phút khủng khiếp nhất trong sự nghiệp
Như mẹ anh từng tâm sự, sự khổ luyện của anh trong làm toán rất kinh khủng và mẹ anh rất xót xa. Anh có thể kể lại kỷ niệm nào đó về sự khổ luyện, kiên nhẫn của ḿnh để chinh phục đỉnh cao toán học?
Thật ra nói về khổ luyện th́ tôi thấy ḿnh không khổ lắm. Nhưng có một vài lần, thật sự là thử thách. Thử thách lớn nhất là tôi làm nghiên cứu sinh ở Pháp. Ở Pháp nghiên cứu sinh thời gian là 4 năm, trong khi đó hơn 3 năm rồi mà tôi chưa có một tí kết quả nào để có lư do bảo vệ. Áp lực lúc đó với tôi rất lớn. May vào thời điểm đó, tôi t́m được ư tưởng v́ với toán học t́m được ư tưởng th́ tất cả sẽ được giải quyết.
Khi tôi ngồi viết ư tưởng đó, tâm lư rất căng thẳng v́ có ư tưởng nhưng lập luận không chặt chẽ là toàn bộ nghiên cứu bỏ hết. Trong thời gian căng thẳng đó, vào 1 buổi tối tôi phát hiện ra 1 lỗ hổng và đêm đó là đêm khủng khiếp nhất. Tôi đă thức trắng để nghiên cứu cho ra v́ nếu không thành công th́ tất cả sẽ sụp đổ, mọi cố gắng đều trở thành vô vọng.
Sáng ngày hôm sau, tôi gặp thầy giáo của tôi và hỏi có sai chỗ nào không. Thầy giáo xem và bảo tôi cậu làm việc nhiều quá nên lo, không sai đâu. Lúc đó, tôi trấn an lại và thấy ḿnh lo quá nên cứ nghĩ sai. Sau này, tôi cũng gặp rất nhiều chuyện nhưng không để lại dấu ấn như vậy.
Những người thầy giáo nào ảnh hưởng lớn nhất trong con đường khoa học của anh?
Khi tôi c̣n bé, tôi bị ảnh hưởng rất lớn là anh Phạm Ngọc Hùng, anh Lê Tuấn Hoa (hiện là Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam), anh Vũ Đ́nh Ḥa… đó là những người kèm cặp tôi học Toán từ 6h tối đến 10h đêm, ngày nào cũng vậy. Họ thực sự truyền niềm đam mê toán học cho tôi.
Khi sang Pháp th́ tôi gặp GS G.Laumon (người cùng giải thưởng Clay), ông thực sự dạy tôi vượt qua được thử thách từ nghiên cứu toán sơ cấp sang toán hiện đại.
Sau đó, người thầy thứ 2 của tôi là GS ở ĐH Chicago và cũng chính thầy là lư do chính để tôi sang giảng dạy tại ĐH Chicago. Thầy đă dạy dỗ tôi rất nhiều. Tôi thực sự kính phục thầy.
Lư do đến được gặp thầy cũng rất đơn giản, thầy cũng là người nghiên cứu “Bổ đề cơ bản” đă lâu nhưng chưa thành công. Khi tôi nghiên cứu “Bổ đề cơ bản”, tôi chỉ biết tên ông. Tôi đă viết thư cho ông ấy là muốn làm “Bổ đề cơ bản” , tôi nghĩ ông ấy không để ư nhưng ông ấy mời tôi đến làm việc. Trong lần gặp đầu tiên, ông đă nói cho tôi những ǵ ông ấy hiểu nhất, tinh tế, sâu sắc nhất về “Bổ đề cơ bản” mà ông chưa viết thành bài báo, kết quả, định lí, công tŕnh. Trong khi đó, trên nguyên tắc th́ tôi là người cạnh tranh. Từ năm đó, mỗi năm tôi đến với ông 1 lần nói chuyện về "Bổ đề cơ bản". Có lần học được nhiều, có lần không học được ǵ. Nhưng đối với tôi, ông là người thầy có ư nghĩa thực sự.
Tôi sẽ tham gia Viện Toán học cao cấp tại Việt Nam
Được biết, tháng 7 vừa qua anh đến giảng dạy tại Trường ĐH Chicago. Vậy cuộc sống, công việc của anh ở Mỹ hiện nay như thế nào?
Tôi mới dọn nhà tới Chicago được 1 tuần trước khi về Việt Nam lần này. Cuộc sống giáo sư đại học ở Mỹ tương đối dễ chịu. Hàng ngày tôi đến trường dạy học, tiếp xúc với sinh viên, đồng nghiệp. Trong công tác, trường giao cho tôi lo về nhân sự, công tác tuyển giáo sư trẻ, họ cũng biết cách giữ ǵn cho tôi làm ít công việc hành chính để tôi tập trung vào nghiên cứu khoa học, đào tạo sinh viên và nghiên cứu sinh.
Ngoài ra, tôi tham gia công việc khác là làm biên tập cho 1 số báo quốc tế, việc này rất mất thời gian nhưng là công việc cần thiết cho cuộc sống khoa học. Tôi có trách nhiệm thẩm định các bài báo đó.
Bên cạnh đó, tôi tham gia tổ chức mạng lưới toán học trong vùng, chẳng hạn toán học về lư thuyết số châu Á, tổ chức này mới thành lập cách đây 2 năm nhưng tổ chức làm việc rất tốt, mỗi năm tổ chức 1 hội nghị liên kết các nhà toán học với nhau. V́ nền toán học châu Á vẫn c̣n đi sau với nền toán học châu Âu, châu Mỹ. Tuy nhiên, nền toán học châu Á có rất nhiều tiềm năng trẻ. Hy vọng, thời gian tới tổ chức mạng lưới này sẽ đóng góp cho vai tṛ toán học châu Á đi lên.
Đợt về nước này ngoài công việc thăm gia đ́nh và quê hương, công việc chính của anh là ǵ?
Năm nào tôi về nước cũng tham gia giảng dạy ở lớp cao học theo Đề án 322 do Viện toán và ĐH Sư phạm kết hợp có 25 học viên. Ngoài ra, tôi tham gia giảng dạy trường hè do Viện Toán học tổ chức. Do năm nay tôi bận phải tham gia chuẩn bị cho đại học Toán học quốc tế tổ chức vào 19/8 tới tại Ấn Độ nên chỉ nhận lời nói chuyện với lớp học.
Anh sống ở nước ngoài đến 17 năm rồi và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, anh có dự định về Việt Nam để làm việc cống hiến cho đất nước không?
Tôi nghĩ nhà khoa học có 2 nhiệm vụ chủ yếu, thứ nhất là làm mhiệm vụ nghiên cứu khoa học và thứ hai là người nước nào th́ đóng góp cho nền khoa học nước đó.
Với tôi, đóng góp cho nền Toán học thế giới là nhiệm vụ quan trọng v́ thế trong 5 năm tới tôi không thể về Việt Nam sống và làm việc toàn bộ thời gian được. Tôi c̣n dành thời gian để giảng dạy tại trường ĐH Chicago. Tuy nhiên, tôi sẽ thường xuyên trở về Việt Nam hơn để thảo luận với các đồng nghiệp, lănh đạo, nhà khoa học Việt Nam, đặc biệt để tham gia xây dựng và làm việc tại Viện Toán học cao cấp.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đă mời anh tham gia lănh đạo Viện Nghiên cứu và Đào tạo cấp cao về Toán. Vậy anh có tham gia không và dự định xây dựng Viện này như thế nào?
Sắp tới tôi sẽ tham gia lănh đạo Viện Toán học như Phó Thủ tướng đă nhắc đến. Nhưng tôi sẽ tổ chức Viện đó khác với Viện Toán học hiện tại, nói nôm na nó như trại sáng tác văn học nhưng thời gian không chỉ vài tuần mà từ 6 tháng đến một năm.
Khi các học viên có đề tài nghiên cứu, ban lănh đạo Viện sẽ duyệt và nếu được sẽ có kinh phí, bố trí chỗ làm việc để họ ở lại nghiên cứu. Hiện tại, tôi thấy có rất nhiều bạn trẻ, đi học nước ngoài họ muốn về Việt Nam làm việc nhưng không có thềm để dừng chân như chỗ làm việc ngay, họ mất rất nhiều thời gian lo ăn, chỗ ở.
Ngoài ra, vấn đề quan trọng nữa là cán bộ giảng dạy ở các trường đại học hiện nay họ không có cơ hội để nghiên cứu khoa học mặc dù họ có rất nhiều khả năng. Viện sẽ tạo điều kiện cho họ trong ṿng 6 tháng đến 1 năm để “rũ bỏ” việc giảng dạy, quản lư để tập trung hoàn toàn vào nghiên cứu khoa học. Viện sẽ có kinh phí để đảm bảo cuộc sống cho họ trong thời gian nghiên cứu, sau đó học quay lại trường tiếp tục công tác b́nh thường. Đây cũng có thể là một đà mới để họ phát triển trong sự nghiệp của ḿnh.
Cách tổ chức như thế này không mới, ở các nước họ đă làm rất nhiều tôi thấy rất hiệu quả. Với những người họ say sưa với khoa học, th́ đây là chỗ tiếp sức để họ thực hiện nghiên cứu khoa học của ḿnh.
Với Viện Nghiên cứu và Đào tạo cấp cao về Toán để thành công Viện cần tổ chức nhóm nghiên cứu mới, trẻ để tương lai nghiên cứu khoa học cơ bản có chất lượng, tạo sự đột phá. Bên cạnh đó, phải có động lực để giáo sư làm việc với sinh viên, đồng nghiệp lớn tuổi làm việc với đồng nghiệp trẻ tuổi. Nếu tạo được động lực này th́ nền khoa học Việt Nam mới phát triển được.
Trong thời gian tới, tôi hy vọng sẽ cố gắng tạo ra nhóm làm việc đó trong ngành Toán học. Tôi sẽ cố gắng thuyết phục lănh đạo có chủ trương ǵ đó để tạo động lực cho các nhóm các ngành khác cũng làm việc như vậy.
Ở Việt Nam có rất nhiều học sinh học giỏi toán quốc tế nhưng để đạt đỉnh cao trong sự nghiệp lại rất ít. Theo anh xuất phát từ nguyên nhân nào? Được kiến nghị với Chính phủ th́ anh kiến nghị ǵ?
Con đường từ học sinh chuyên toán, học sinh đoạt giải toán quốc tế đến nhà khoa học nó là cả một chặng đường rất chông gai, không phải ai cũng làm được, nó không chỉ phụ thuộc vào con người mà c̣n phụ thuộc vào rất nhiều thuận lợi, may mắn. Bản thân tôi có nhiều may mắn đến bất ngờ, như tôi được làm việc với GS G.Laumon - một GS giỏi của Pháp.
Tôi nghĩ nhà nước rất quan tâm đến khoa học, cụ thể là đề án 322. Tôi trân trọng quan tâm cố gắng đó của nhà nước. Nhưng cố gắng đó, theo tôi nghĩ không có quy tŕnh là đào tạo xong không có bước tiếp theo để sử dụng họ làm việc, không có hỗ trợ về vật chất để họ sinh sống.
Tôi được biết, tiến sĩ đi nghiên cứu ở nước ngoài làm việc ở Viện nghiên cứu toán học, lương chỉ có 1,7 triệu th́ rất khó khăn cho họ trong cuộc sống, họ có thể chuyển sang ngành khác dễ sống hơn v́ họ có tiếng Anh.
Thực ra, cái chính những người yêu khoa học thực sự, họ không cần lương 2.000 - 3.000 USD/tháng nhưng phải lo cho họ lương xứng đáng để họ tồn tại với xă hội, chỉ cần lương 10 triệu/tháng để trang trải cuộc sống nhưng ngoài lương ra phải cho họ cơ hội làm việc, có nhóm làm việc.
Tôi cũng được biết, nghiên cứu sinh trong nước hầu như không có ai có học bổng, chỉ có kinh phí để họ làm việc. Có khi có chế độ cho họ nhưng thủ tục vô cùng rườm rà vài tháng mới lĩnh được tiền, thời gian xin tiền đó th́ họ mất hết cả sinh khí để làm việc.
Nên tôi có đề nghị với Chính phủ, không chỉ có Toán mà các ngành khác nữa là khi nghiên cứu sinh đi học ở nước ngoài về bố trí cho họ vật chất để họ ổn định cuộc sống và làm việc.
Anh là người thành công sớm, anh có thể chia sẻ bí quyết với các bạn trẻ hiện nay?
Bí quyết chính là giữ cho ḿnh ḷng đam mê khoa học. Mọi chuyện khác như công danh, tiền bạc... đến một lúc nào đó sẽ không c̣n giá trị. Tự ḿnh phải đánh giá chính xác bản thân ḿnh. Thực sự, muốn đạt tŕnh độ khoa học cao th́ nên tập trung vào công việc của ḿnh.
Xin cám ơn anh!
Hồng Hạnh (ghi)
|
|
sontunghn
member
REF: 557984
08/13/2010
|
Những ứng viên cùng GS Bảo Châu trước thềm giải Fields 2010
,
- Trong số 20 gương mặt được mời báo cáo tại hội nghị Toán học thế giới (tổ chức tại Hydrabad, Ấn Độ ngày 19/8 tới), giới chuyên môn liệt ra 6 ứng viên tiềm năng ở tuổi dưới 40. Cùng với GS Ngô Bảo Châu là 5 gương mặt đến từ Anh, Brazil, Canada, Australia.
1/Ben J Green
Ben J. Green (33 tuổi), công dân Anh, Tiến sĩ năm 2003 (University of Cambridge), dạy môn Toán Tổ hợp và Lư thuyết số tại Đại học Cambridge, Anh.
Anh cộng tác với Terence Tao (University of California, Los Angeles, huy chương Fields năm 2006) lập ra Định lư Green – Tao, được xem là một đột phá về Toán học của năm 2004.
Người hướng dẫn luận án TS cho Green, Timothy Gowers, từng được huy chương FIELDS năm 1998.
Green được trao giải Clay Research Award năm 2004; giải thưởng Salem Prize năm 2005 về các cống hiến cho môn Toán tổ hợp; giải thưởng SASTRA Ramanujan Prize năm 2007 của Học viện Nghệ thuật, Khoa học và Nghiên cứu Shanmugha, Ấn Độ, một giải từng được trao lần đầu vào năm 2005 cho một ứng viên khác của giải FIELDS 2010 là Manjun Bhargava, và một nhà toán học nữa, người Ấn Độ. Terence Tao nhận giải này năm 2007.
Năm 2008 Green nằm trong số mười người được nhận giải EMS. EMS là giải của Hội các nhà toán học châu Âu, Hội được thành lập năm 1990. Giải EMS được trao bốn năm một lần cho các nhà toán học trẻ làm việc ở châu Âu.
2/Manjul Bhargava
Manjul Bhargava là công dân Canada (gốc Ấn Độ), sinh năm 1974, tốt nghiệp đại học Havard năm 1996.
Bảo vệ luận án tiến sĩ năm 2001 tại Princeton University. Được giải Clay Research Award năm 2005.
Manjul Bhargava nhận huy chương Clay vào năm 2005, và được trao một số giải thưởng như giải Morgan Prize năm 1996 dành cho sinh viên Hoa Kỳ, Canada, Mexico; Cole Prize của Hiệp hội toán học Mỹ (AMS) năm 2008, về Lư thuyết số ... ămCác đóng góp của Bhargava về Lư thuyết số Đại số (algebraic number theory), Toán học tổ hợp (combinatorics) và cấu trúc đại số (algebraic structure) có lẽ đă giúp Bhargava chính thức trở thành giáo sư trẻ nhất trong lịch sử đại học Princeton.
Người hướng dẫn luận án TS cho Manjul Bhargava là Sir Andrew Wiles, người đă chứng minh được định lư lớn Fermat vào năm 1995. Andrew Wiles được phong tước Hiệp sĩ Anh do các cống hiến khoa học của ông.
Các hướng nghiên cứu trong tương lai của Bhargava, ngoài các lĩnh vực toán học như Hàm giai thừa, c̣n bao gồm cả tiếng Phạn (Sankrit).
3/Artur Ávila
Artur Ávila là nhà toán học người Brazil, năm nay 32 tuổi.
Anh được huy chương vàng Olympic về Toán năm 1995. Bảo vệ Tiến sĩ tại đại học Instituto de Matemática Pura e Aplicada, Brazil, năm 2001. Được nhận học bổng Clay Reseach Fellowship năm 2009. Hiện công tác ở Viện Toán học Clay.
Các giải thưởng về Toán học được trao cho Ávila c̣n có giải Salem Prize năm 2006; EMS prize 2008; Herbrand Price của Học viện Khoa học Pháp năm 2009.
Các hướng nghiên cứu chính của Ávila là Lư thuyết hệ thống động (Dynamical systems), và Lư thuyết quang phổ (Spectral theory).
4/Calegari
Danny Calegari, sinh năm 1972 tại Australia, tốt nghiệp đại học tổng hợp Melbourne năm 1994.
Bảo vệ luận án tiến sĩ năm 2000 tại Đại học California tại Berkeley về Phân lớp (foliation) của Đa tạp tôpô ba chiều (three-dimensional manifolds). Một trong những người hướng dẫn của Calegari là GS. William Thurston, từng được trao Huy chương Fields năm 1982.
Calegari được trao giải Clay Research Award năm 2009 về H́nh học tôpô và Lư thuyết nhóm trong h́nh học (geometric group theory). Những năm 2000 – 2002 là trợ giáo tại ĐH Harvard.
Calegari hiện là giáo sư tại Caltech (Đại học Công nghệ California/California Institute of Technology).
Calegari c̣n là tác giả của một số truyện ngắn in trên các tạp chí văn học của Australia, và từng được giải thưởng văn học The Age Short Story năm 1992 về một truyện ngắn.
5/Hacon
Christopher Hacon sinh năm 1970 tại Anh.
Tốt nghiệp đại học tại University of Pisa, Italia năm 1992. Bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học California tại Los Angeles năm 1998.
Nhận giải Clay Research Award năm 2007, giải thưởng Cole Prize của AMS về đại số năm 2009.
Từ năm 1998 tới nay, Hacon là giáo sư Đại học tổng hợp bang Utah, Hoa Kỳ. Hacon c̣n làm biên tập viên cho tạp chí của Hội toán học Hoa Kỳ.
GS Ngô Bảo Châu: "Cơ hội khá lớn"
"Tôi sẽ báo cáo tổng quan về chương tŕnh Langlands mà ḿnh đang nghiên cứu cũng như những thành tựu mà cá nhân tôi đă thu được. Bên cạnh đó là báo cáo khái quát về sự phát triển của ngành toán học trong 20-30 năm qua.
Thành tựu này, tôi đă tŕnh bày ở nhiều nơi và các tạp chí về toán học, khoa học lớn cũng đă đăng tải. Tuy nhiên, tôi sẽ có một báo cáo rộng hơn cả những thành tựu mà ḿnh đạt được. Đó là cái mới. Cơ hội cho giải Fields là khá lớn v́ có nhiều nhà toán học báo cáo tại đại hội nhưng chỉ có hai người ở độ tuổi dưới 40" (GS Ngô Bảo Châu)
Lê Đỗ Huy (tổng hợp)
|
|
sontunghn
member
REF: 558115
08/15/2010
|
Mạng Việt Nam tin GS Ngô Bảo Châu giành giải thưởng Fields
- Ngày 19/8, ngày đầu tiên diễn ra Đại hội toán học thế giới tại Hyderabad (Ấn Độ), danh sách Giải thưởng Fields sẽ được công bố cùng nhiều giải thưởng khác. Tuy nhiên, trong khoảng hai tuần nay và rải rác từ rất lâu trước đó, một số tờ báo, diễn đàn trên mạng khá lạc quan về việc GS Ngô Bảo Châu sẽ giành giải thưởng cao nhất của Toán học lần này.
Tạp chí Toán học (www.math.vn) ngày 28/4/2010 đă xới lên vấn đề này bằng bài viết: Giải thưởng Fields 2010 và cơ hội cho Ngô Bảo Châu. Bài viết phân tích giá trị của Bổ đề cơ bản của Chương tŕnh Langlands mà GS Ngô Bảo Châu đă chứng minh thành công.
Mạng này cho hay: Năm 2009, GS Ngô Bảo Châu đă trở nên nổi tiếng khi hoàn tất chứng minh cho bổ đề cơ bản trong chương tŕnh Langlands. Sau đó, tờ Time của Mỹ đă b́nh chọn công tŕnh này là một trong 10 sự kiện khoa học - công nghệ của năm 2009. Bây giờ, không phải Ngô Bảo Châu, mà chúng ta - những người yêu Toán đang mong chờ một điều lớn lao hơn: giải thưởng Fields 2010. Mặc dù Đại hội Toán học thế giới đến tháng 8/2010 mới được tổ chức, nhưng ngay từ bây giờ, giới Toán học Việt Nam đă rất nóng ḷng chờ đợi ngày Ngô Bảo Châu được vinh danh.
Thuật ngữ bổ đề (lemma) thường dùng để chỉ một cái ǵ đó dễ chứng minh, một kết quả kỹ thuật giản đơn cần thiết trên con đường chứng minh một định lư đích thực. Thế nhưng, trong trường hợp này, cụm từ bổ đề cơ bản (fundamental lemma) lại gắn liền với một giả thuyết quyết định, một bộ phận không thể tách rời của Chương tŕnh Langlands, một “bổ đề” khó chứng minh đến mức mà 30 năm qua, nhiều nhà toán học hàng đầu - kể cả cá nhân Langlands - đă ra sức lao vào giải quyết nhưng đều thất bại!
Qua đó, có thể thấy rằng Chương tŕnh do nhà toán học kiệt xuất Langlands khởi xướng sẽ được xây dựng nhờ một cuộc chạy tiếp sức của nhiều thế hệ các nhà khoa học, có thể mất nhiều thế kỉ để hoàn thiện. Và Ngô Bảo Châu, nhà toán học Việt Nam có thể nói là đă bắc cây cầu quan trọng nhất trong cuộc chinh phục này.
Ngày 10/8/2010, trên VietNamNet, ông Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam cũng đă nêu dự đoán: Năm ngoái khi tôi đi Hong Kong, các giáo sư ở đó cũng dự đoán Ngô Bảo Châu là ứng cử viên nặng kư của giải thưởng Fields. Ngay từ năm 2008, trong làng Toán nhiều người đă tin Ngô Bảo Châu sẽ đoạt giải thưởng Fields khi anh kết thúc công tŕnh nghiên cứu của ḿnh.
Trên Bee.net.vn ngày 11/8/2010 có bài mang tựa đề: “Nobel Toán học” gọi tên Ngô Bảo Châu, trong đó nêu: Ngay từ cuối năm 2009, GS Châu đă được xem là một trong những ứng viên hàng đầu cho giải thưởng Fields v́ những cống hiến nổi bật của anh, đặc biệt là công tŕnh lừng lẫy chứng minh Bổ đề cơ bản thuộc Chương tŕnh Langlands. Trên các website chuyên môn cũng như các diễn đàn của giới yêu toán, cái tên Ngô Bảo Châu liên tục được nhắc đến bên cạnh những gương mặt nổi tiếng khác. Sự kỳ vọng càng lớn hơn khi anh được chọn tŕnh bày báo cáo khoa học tại phiên toàn thể hội nghị 2010.
Tờ này cũng cho biết thêm: Trong suốt 74 năm qua, châu Á mới có một quốc gia duy nhất có công dân được nhận giải này là Nhật Bản vào các năm 1954, 1970 và 1990.
Trên diễn đàn Vietphd.org, một thành viên mang bút danh Fergusion Alex b́nh luận trong chủ đề tương tự cho hay: " Hôm trước ḿnh t́nh cờ gặp một Prof. ở Johns Hopkins. Ông ấy nói "everyone thinks he will win" (mọi người nghĩ anh ấy sẽ thắng). Trong khoa học có lẽ không có bất ngờ như trong bóng đá.
Nhiều thành viên của diễn đàn cũng hy vọng về kết quả đẹp lần này.
Gần đây nhất, báo Người lao động ngày 14/8/2010 đă phỏng vấn Ngô Bảo Châu trước khi anh lên máy bay cùng gia đ́nh sang Ấn Độ tham dự Đại hội Toán học Thế giới. Trả lời câu hỏi "Có nhiều luồng dư luận cho rằng cơ hội giành giải Fields của ông gần như là chắc chắn?", GS Ngô Bảo Châu trả lời: Cơ hội là khá lớn v́ có nhiều nhà toán học báo cáo tại đại hội nhưng chỉ có hai người ở độ tuổi dưới 40.
Tuy nhiên, anh chia sẻ với VietNamNet: "Đối với tôi, giải thưởng Fields vẫn là một giả thuyết. Nếu thành sự thật, nó sẽ là một niềm tự hào chính đáng không chỉ của riêng cá nhân tôi, mà cả các bạn trẻ Việt Nam dấn thân vào con đường khoa học. Riêng với tôi, có thể nó sẽ đem đến một trách nhiệm rất lớn. Cho nên, xin thú thực là tôi hơi lo".
Mọi dự đoán chỉ là dự đoán. Điều khát khao về một người Việt Nam đầu tiên có thể giành Giải thưởng Fields hay không sẽ được biết vào buổi Lễ khai mạc Đại hội Toán học ở Ấn Độ ngày 19/8/2010 sắp tới.
Danh sách 20 nhà Toán học được mời báo cáo tại phiên họp toàn thể của Đại hội Toán học thế giới:
1. David Aldous, USA
2. Artur Avila, Brazil
3. R. Balasubramanian, India
4. Jean-Michel Coron, France
5. Irit Dinur, Israel
6. Hillel Furstenberg, Israel
7. Thomas J.R. Hughes, USA
8. Peter Jones, USA
9. Carlos Kenig, USA
10. Ngo Bao Chau, USA
11. Stanley Osher, USA
12. R. Parimala, USA
13. A. N. Parshin, Russia
14. Shige Peng, P.R. China
15. Kim Plofker, USA
16. Nicolai Reshetikhin, USA
17. Richard Schoen, USA
18. Cliff Taubes, USA
19. Claire Voisin, France
20. Hugh Woodin, USA
Tú Uyên (tổng hợp)
,
|
|
sontunghn
member
REF: 558385
08/16/2010
|
Duyên số của toán học VN với giải Fields
Chúng ta đang đếm từng phút để chờ đến giờ G (14g ngày 19-8-2010, giờ VN), giờ công bố những nhà toán học đoạt giải Fields, mà GS Ngô Bảo Châu được đánh giá là ứng viên nặng kư nhất. Sau đây là những câu chuyện có thể nói là duyên số của toán học VN với giải thưởng Fields danh giá.
Giải Fields được trao lần thứ ba vào năm 1954. Một trong hai người được giải là nhà toán học Nhật Kunihiko Kodaira. Ông có con rể là GS Mutsuo Oka, cũng là một nhà toán học.
Ông Oka là một người bạn lớn của toán học VN. Ông đă thu xếp cho nhiều nhà toán học VN sang Nhật làm việc và tham gia quyên góp tiền cho việc xây dựng nhà khách của Viện Toán học. Khi ông Kodaira mất năm 1997, gia đ́nh đă quyết định tặng tủ sách chuyên môn của ông Kodaira cho thư viện Viện Toán học.
“Có một nền toán học VN...”
Năm 1966, lần đầu tiên giải Fields được trao cho bốn nhà toán học, trong đó có nhà toán học Pháp Alexander Grothendieck và nhà toán học Mỹ Steffen Smale. Cả hai người đều nổi tiếng về hoạt động chống chiến tranh của Mỹ ở VN.
Ông Grothendieck được coi là nhà toán học có ảnh hưởng nhất trong nửa sau của thế kỷ 20. Để tỏ thái độ chống chiến tranh, ông Grothendieck sang thăm VN năm 1967 trong lúc Mỹ đang ném bom Hà Nội ác liệt nhất. Ông đă giảng một loạt bài về các hướng nghiên cứu toán học hiện đại, chủ yếu về đại số đồng điều.
Trong bản báo cáo về chuyến đi VN ông viết rằng “có một nền toán học VN thật sự đúng nghĩa ở nước VN dân chủ cộng ḥa”. Câu này được ông gạch thêm bên dưới để nhấn mạnh. Sau đấy ông viết là sẽ chứng minh “Định lư tồn tại” này và giới thiệu tương đối chi tiết toán học VN thời bấy giờ. Ông đặc biệt ấn tượng với khả năng của các nhà toán học trẻ VN và nêu tên đích danh ba người là Đoàn Quỳnh, Hoàng Xuân Sính và Trần Văn Hạo.
Ông có kế hoạch đưa những người này sang đào tạo bên Pháp. Sau này chỉ có Hoàng Xuân Sính sang Paris làm luận án tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của ông. Tham gia hội đồng bảo vệ luận án có đến ba người được giải Fields là Grothendieck, Schwartz và Pierre Deligne. Có lẽ chưa bao giờ có một hội đồng bảo vệ luận án nổi tiếng như vậy. Ông Grothendieck là thầy (hướng dẫn luận án tiến sĩ) của ông Luc Illusie, ông này lại là thầy của Gerard Laumon là thầy của Ngô Bảo Châu. Như vậy Grothendieck - Ngô Bảo Châu - GS Lê Văn Thiêm - GS Hoàng Xuân Sính có họ hàng về mặt toán học.
C̣n ông Smale được coi là một nhà bác học trong toán học v́ ông quan tâm nghiên cứu nhiều chuyên ngành toán học khác nhau, và ở chuyên ngành nào ông đều đạt được những kết quả xuất sắc. Những năm 1960, ông là lănh tụ phong trào trí thức chống chiến tranh VN ở Mỹ.
Năm 1965 ông tổ chức cho sinh viên băi khóa ở Đại học California và chặn tàu chở lính Mỹ ở Berkeley. Năm 1966 ông tổ chức họp báo chống chiến tranh VN bên thềm Đại hội toán học thế giới khi nhận giải Fields. V́ những hoạt động chống chiến tranh mà ông bị Quỹ khoa học quốc gia Mỹ cắt tiền tài trợ nghiên cứu.
Năm 2004 Viện Toán học mời GS Smale sang VN giảng bài với sự tài trợ của Quỹ giáo dục VN (VEF). Trong buổi nói chuyện với sinh viên tại Đại học Bách khoa Hà Nội, ông đă khóc và xin lỗi về chiến tranh VN. Ông Smale có một học tṛ người Việt là Hà Quang Minh, hiện làm việc ở Đại học Humboldt Berlin.
"Gia phả toán học" giải Fields
Laumon, Lafforgue, Ngô Bảo Châu, Ngô Đắc Tuấn...
Đại hội toán học thế giới năm 1970 có hai giải Fields liên quan đến VN. Người thứ nhất là nhà toán học Nhật Heisuke Hironaka. Năm 1968 ông Hironaka dạy về lư thuyết kỳ dị cho các nhà toán học trẻ ở châu
Âu. Trong lớp học đó có một sinh viên VN tên là Lê Dũng Tráng mới ở tuổi đôi mươi. Sau này Lê Dũng Tráng trở thành một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về lư thuyết kỳ dị.
GS Lê Dũng Tráng là người đưa Hội Toán học VN gia nhập Liên đoàn Toán học thế giới là tổ chức xét và trao giải Fields. GS Hironaka rất quan tâm đến việc giúp đỡ toán học VN. Ông là người đă vận động Hội Toán học Nhật thành lập chương tŕnh trao đổi toán học giữa Nhật và VN. Ông đă sang thăm VN một vài lần với tư cách cá nhân.
Năm 1977 ông công bố một công tŕnh toán học nổi tiếng của ḿnh trong tạp chí Acta Mathematica Vietnamica của Viện Toán, được trích dẫn rất nhiều. Người thứ hai là nhà toán học Nga Sergey Novikov. Ông Novikov là thầy của Lê Tự Quốc Thắng, huy chương vàng Olympic toán quốc tế năm 1982. Hiện nay Lê Tự Quốc Thắng là một chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Tôpô chiều thấp.
C̣n hai người đoạt giải Fields nữa đă sang làm việc ở VN. Người thứ nhất là nhà toán học Mỹ David Mumford được giải Fields năm 1974. Ông này đă làm báo cáo mời tại Hội nghị toán quốc tế do Viện Toán phối hợp với Đại học Quy Nhơn tổ chức năm 2005. Người thứ hai là nhà toán học New Zealand Vaughan Jones, được giải Fields năm 1990. Ông này đă làm báo cáo mời tại Hội nghị quốc tế về Tôpô lượng tử do Viện Toán tổ chức năm 2007, và công bố một công tŕnh của ḿnh trong tạp chí Acta Mathematica Vietnamica của Viện Toán.
Năm 1978 có nhà toán học Pháp Pierre Deligne được giải Fields. Ông Deligne là học tṛ của ông Grothendieck và là thầy của GS Lê Dũng Tráng (đồng hướng dẫn). Ông từng là thành viên hội đồng bảo vệ của GS Hoàng Xuân Sính. Do GS Hoàng Xuân Sính cũng là học tṛ của ông Grothendieck nên có thể coi GS Hoàng Xuân Sính là em và Ngô Bảo Châu là “cháu họ” của GS Deligne về mặt toán học.
Đặc biệt hơn, bạn cùng thầy của Ngô Bảo Châu là Laurent Lafforgue cũng được giải Fields năm 2002. Học tṛ đầu tiên của Lafforgue là Ngô Đắc Tuấn, người từng đoạt huy chương vàng hai lần thi Olympic toán quốc tế năm 1995 và 1996. Hiện nay Ngô Đắc Tuấn đang làm việc tại Đại học Paris 13.
Gần đây nhất có Terence Tao là nhà toán học Úc được giải Fields năm 2006 cũng có liên quan đến VN. Tao có mối quan hệ cộng tác thân thiết với Vũ Hà Văn, hiện là một chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tổ hợp. Họ đă viết chung 15 công tŕnh và một cuốn sách chuyên khảo. Ngoài ra, Tao có cùng thầy với Dương Hồng Phong, cũng là một nhà toán học VN hàng đầu ở Mỹ. Hiện nay, Tao có một nghiên cứu sinh người Việt là Lê Thái Hoàng, huy chương vàng Olympic toán quốc tế năm 1999. Với những người trẻ tuổi như Ngô Đắc Tuấn và Lê Thái Hoàng, biết đâu toán học VN tiếp tục nồng đượm với giải Fields...
Theo GS Ngô Việt Trung (Tuổi trẻ)
|
|
truthlove
member
REF: 558389
08/16/2010
|
bạn cập nhật liên tục lun nha, ko bít bi h sao rùi, cả nước ḿnh hi vọng lun á, cầu trời, nước ḿnh được vinh danh.
|
|
halluamientay
member
REF: 558467
08/17/2010
|
Tui thấy báo chí cứ đăng tin hoài, ra vẻ GS Ngô Bảo Châu phải đoạt giải thưởng toán học Fields mới xứng danh anh hùng. Ừ th́ nước ta “chờ quá lâu”, mỗi lần đi thi quốc tế cái ǵ cũng có huy chương mà quá lâu không có 1 giáo sư nào đạt chuẩn quốc tế, bây giờ tự dưng đất nước có 1 nhân tài “không do ḿnh đào tạo” như GS Châu th́ mừng quá rồi. Dù ǵ cũng là người Việt cả mà, ai đào tạo ra cũng được cả. Cái lối nói kiểu đó, nếu đúng như tui nghĩ, th́ không ổn chút nào. Nó cho thấy h́nh như chúng ta háo danh là chính, và việc GS Châu có “cửa” đoạt giải thưởng lớn của thiên hạ là cái cớ để chúng ta tự sướng.
Đúng ra, tui nghĩ chỉ cần thế giới biết VN có những người giỏi như GS Châu là đáng tự hào lăm rồi, bằng cấp, giải thưởng không quan trọng bằng. GS giỏi là nhờ vào trí tuệ, là nhờ vào khả năng . Công tŕnh khoa học mới là cái mà thế giới người ta đánh giá và trân trọng ông. Giải thưởng Fields nếu trao cho ông cũng chứng tỏ cho sự trân trọng đó, nhưng nếu trao cho người khác th́ ông vẫn được trân trọng mà thôi, chả khác ǵ nhau.
Sao dân Việt cứ phải nhẩy cẫng lên như thế. Chả nhẽ tất cả đều có kiến bu trong quần?
|
|
sontunghn
member
REF: 558676
08/18/2010
|
Chờ xướng tên Ngô Bảo Châu
Nhà khoa học uy tín của Viện Toán học Việt Nam, người từng dạy Ngô Bảo Châu khẳng định chắc chắn Châu sẽ nhận giải thưởng Fields, được xem là Nobel Toán học, tại Đại hội Toán học Thế giới tổ chức ở Ấn Độ vào ngày mai.
Tại Đại hội Toán học Quốc tế khai mạc ngày 19-8, ở Hyderabad (Ấn Độ), danh sách 4 nhà Toán học trẻ tuổi thế giới đoạt giải Fields, giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực toán học và có uy tín ngang giải Nobel, sẽ được xướng lên. Đứng đầu danh sách đó, cộng đồng toán học trong nước và quốc tế kỳ vọng rất nhiều vào một ứng viên người Việt, GS Ngô Bảo Châu, 38 tuổi.
Một ngày trước khi diễn ra sự kiện này, Tiền Phong có cuộc trao đổi với GS.TSKH Hà Huy Khoái, Ủy viên Hội đồng Khoa học, Viện Toán học Việt Nam, người từng dạy Ngô Bảo Châu thời phổ thông, về nhà khoa học trẻ tài năng này cũng như về giải thưởng mà anh xứng đáng được nhận.
Sức mạnh của sự trừu tượng
Trong một bài viết cuối tháng 12-2009 đăng trên website của Viện Khoa học&Công nghệ Việt Nam, ông đă khẳng định: "Hầu như chắc chắn Ngô Bảo Châu sẽ nhận được Giải thưởng Fields tại Đại hội Toán học Thế giới năm 2010". Đến hôm nay, ông có c̣n kiên tŕ với nhận định ấy nữa không?
Nếu là hôm nay th́ tôi sẽ bỏ chữ "hầu như" trong câu trên, mà khẳng định là chắc chắn!
Ngày mai, 19-8, tại buổi khai mạc Đại hội Toán học Thế giới 2010 ở Hyderabad, Ấn Độ, giả sử dự đoán của ông không thành hiện thực th́ ông nghĩ sao?
Tôi không nghĩ về điều mà tôi tin là không xảy ra.
Xin ông cho biết ư nghĩa cơ bản của Bổ đề Cơ bản mà GS Ngô Bảo Châu chứng minh thành công năm 2004. Dư chấn của Bổ đề Cơ bản có thể lan tỏa đến lĩnh vực nào mà người b́nh thường có thể cảm nhận được?
Có thể ví công tŕnh của Ngô Bảo Châu như việc lấp đầy một thung lũng giữa hai quả núi, để Toán học (và cả vật lư lư thuyết) có thể vượt từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia và tiếp tục tiến lên. Cũng có thể xem Ngô Bảo Châu như người hoàn thành việc lắp một cây cầu nối liền hai bờ sông, để một hàng dài các "phương tiện vận tải chở những thành tựu toán học" tiếp tục tiến lên phía trước.
Công tŕnh chứng minh Bổ đề Cơ bản của Ngô Bảo Châu là cột mốc quan trọng trên chặng đường dài mà khoa học muốn t́m kiếm sự thống nhất giữa các ngành toán học khác nhau (đại số, h́nh học, giải tích) và, hơn nữa, sự thống nhất giữa toán học và vật lư. Thế giới tự nhiên về bản chất là thống nhất. Khoa học, trong buổi khởi đầu, cũng là thống nhất. Archimed, Aristote, Platon, Ptoleme, v.v..., vừa là những nhà vật lư, nhà toán học, và nhà triết học.
Cùng với sự phát triển của ḿnh, các ngành khoa học có vẻ như ngày càng rời xa nhau, trong khi đối tượng của nó - tự nhiên- vẫn luôn là một thể thống nhất. Đă đến lúc, các ngành khoa học cần và có thể thống nhất lại trên đỉnh cao của nó để con người có cơ hội hiểu biết sâu hơn, rộng hơn về tự nhiên. Ư nghĩa triết học của công tŕnh của Ngô Bảo Châu có lẽ là ở chỗ đó.
C̣n để một người b́nh thường có thể cảm nhận được dư chấn của Bổ đề Cơ bản th́ có lẽ cần thời gian.
Trong lĩnh vực toán học hiện nay, c̣n có các bài toán nào tầm cỡ như hoặc hơn Bổ đề Cơ bản không? Thách thức lớn nhất của toán học hiện đại là ǵ?
Toán học luôn có những vấn đề tầm cỡ của nó. Có những vấn đề do thực tiễn đặt ra, cũng có những vấn đề đặt ra trong sự phát triển nội tại của toán học. Đặc điểm nổi bật của toán học là ở chỗ sức mạnh của nó nằm trong sự trừu tượng hóa cao độ. Thách thức lớn nhất của toán học cũng ở đó, làm thế nào để từ đỉnh cao của sự trừu tượng mà quay về giải quyết được những vấn đề bức xúc của cuộc sống.
Toán, lĩnh vực của người lập dị?
V́ sao giải thưởng Fields chỉ khiêm tốn 10.000 USD trong khi trị giá giải thưởng Nobel lên đến 1,5 triệu USD?
Trước khi mất, Fields - nhà toán học Canada, người có sáng kiến đặt ra giải thưởng Fields- đóng góp 47.000 dollar Canada để làm quỹ giải thưởng. Đại hội Toán học Quốc tế năm 1936 quyết định rằng ông chủ tịch đại hội cần gặp Thủ tướng Canada để thoả thuận, nếu có thể, về một quỹ thường xuyên, có lăi suất, giành cho giải thưởng. Tuy nhiên, sự thỏa thuận đó chưa bao giờ đạt được.
Giá trị bằng tiền của Giải thưởng Fields hiện nay là vào khoảng 15.000 dollar Canada, tức khoảng 10.000 USD. V́ thế, khi ta nói rằng giải thưởng Fields tương đương giải thưởng Nobel trong các ngành khoa học khác là nói về giá trị khoa học và vinh dự của giải thưởng, chứ hoàn toàn không phải là sự tương đương về tiền bạc. Có lẽ điều đó cũng có phần hợp lư v́, nói chung, toán học chẳng tương đương với lĩnh vực nào, nếu xét theo thu nhập của những người đứng hàng đầu trong mỗi lĩnh vực.
Được biết, lúc đầu, Hội Toán học Quốc tế quyết định chỉ trao không quá hai giải thưởng trong mỗi kỳ đại hội. Thế mà nay lại thấy mỗi kỳ đại hội có thể xét trao đến 4 giải thưởng?
Từ năm 1966, Hội Toán học Quốc tế quyết định có thể trao đến 4 giải thưởng Fields trong mỗi kỳ đại hội. Điều đó là hoàn toàn hợp lư, v́ toán học ngày càng đạt được những thành tựu lớn. Ngay cả khi nâng số giải thưởng lên con số 4 th́ việc lựa chọn cũng không hề dễ dàng. Ta nên nhớ là đại hội chỉ họp 4 năm một lần nên trung b́nh mỗi năm có không quá một nhà toán học được giải. Trong khi đó, giải Nobel được trao hằng năm.
Năm 1954, nhà toán học Pháp Jean-Pierre Serre trở thành người trẻ tuổi nhất giành giải ở tuổi 27 và, đến nay, kỷ lục này vẫn chưa bị phá. Năm 2006, nhà toán học Nga, Grigori Perelman, từ chối nhận giải thưởng và cũng không tham dự Hội nghị Toán học Quốc tế năm đó.
Xin ông cho biết qua hai trường hợp cá biệt này?
Jean-Pierre Serre kể lại rằng, tia chớp lóe lên trong đầu ông về phân thớ đường thẳng. Tia chớp đă làm nên giải thưởng Fields, xuất hiện khi ông ngồi trên một chuyến tàu đêm trở về sau kỳ nghỉ. Lúc đó, ông đánh thức vợ dậy để kể về ư tưởng đó, mặc dù biết vợ không hiểu ǵ. Những tia chớp như vậy trong toán học không gặp thường xuyên như tia chớp trên bầu trời của chúng ta.
C̣n Grigori Perelman th́ từ chối mọi giải thưởng v́, với ông, ngoài toán học ra chẳng c̣n ǵ cần nghĩ đến nữa. Làm việc cô lập nhiều năm, không công bố một công tŕnh nào nên ông bị loại khỏi biên chế của Viện Toán học. Cho đến khi được giải thưởng Fields, ông vẫn sống trong một căn hộ nhỏ cùng mẹ già, với số lương hưu ít ỏi của mẹ. Có lẽ trong toán học, tỷ lệ những người bất thường có cao hơn trong đời thường chăng?
Thức dậy niềm tin cho cả giới lănh đạo
Việc GS Ngô Bảo Châu giải được Bổ đề Cơ bản thuộc Chương tŕnh Langlands có bất ngờ với giới toán học Việt Nam không?
Với những người biết Ngô Bảo Châu từ trước, điều đó không quá bất ngờ. Ngay khi làm luận án tiến sĩ, anh đă chứng minh Bổ đề Jacquet-Langlands, một vấn đề trong Chương tŕnh Langlands rồi. Năm 2004, anh được tặng Giải thưởng Clay (cùng với thầy dạy Laumon) về chứng minh Bổ đề Cơ bản trong một trường hợp riêng quan trọng. Ngay năm đó, Laumon đă phát biểu, Ngô Bảo Châu trong tương lai hoàn toàn có thể được giải thưởng Fields.
Công tŕnh của GS Ngô Bảo Châu, theo ông, có tác dụng cụ thể ǵ đối với nền toán học nước nhà?
Để thành công trong khoa học (và không chỉ trong khoa học), niềm tin có một vai tṛ quyết định. Ngô Bảo Châu đă trao cho giới trẻ niềm tin vào khả năng của người Việt Nam, hy vọng rằng anh cũng góp phần làm cho những nhà lănh đạo của Việt Nam tin là chúng ta có thể đạt được những thành tựu ở đỉnh cao của thế giới nếu biết cách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.
Để thành công trong khoa học (và không chỉ trong khoa học), niềm tin có một vai tṛ quyết định. Ngô Bảo Châu đă trao cho giới trẻ niềm tin vào khả năng của người Việt Nam, hy vọng rằng, anh cũng góp phần làm cho những nhà lănh đạo của Việt Nam tin là chúng ta có thể đạt được những thành tựu ở đỉnh cao của thế giới nếu biết cách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.
Việc Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân mới đây quyết định mời GS Ngô Bảo Châu về nước công tác với nhiều điều kiện ưu đăi, theo ông, có khả thi không? Theo ông, cần làm ǵ để tận dụng tối ưu tài năng của GS Ngô Bảo Châu?
Tôi nghĩ lời mời của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chứng tỏ sự đánh giá cao của Nhà nước đối với đóng góp của Ngô Bảo Châu. Tôi tin Ngô Bảo Châu sẽ biết cách làm thế nào để đóng góp nhiều nhất cho đất nước trong hoàn cảnh của anh.
Ông đánh giá thế nào những mặt được và chưa được của toán học Việt Nam hiện nay? Toán học Việt Nam cần làm ǵ để có thể tạo điều kiện sớm làm xuất hiện thêm những Ngô Bảo Châu trong tương lai?
Một câu hỏi không quá khó để trả lời. Nói thế nào cũng sẽ thiếu sót, tuy nhiên nếu mạnh dạn th́ xin được trả lời như sau. Cái được của toán học Việt Nam hiện nay là đă h́nh thành một cộng đồng làm toán với nhiều thành tựu ngang tầm quốc tế, làm cơ sở cho việc đào tạo toán học với chất lượng nhất định ở bậc phổ thông và đại học.
Cái chưa được, và là cái ta mong muốn, là làm thế nào để h́nh thành nhiều tập thể (trường phái) mạnh về toán, đặc biệt, làm thế nào để có thể đủ sức giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn xây dựng và bảo vệ tổ quốc đặt ra cho toán học. Để đạt mục tiêu đó, chứ không phải là để xuất hiện Ngô Bảo Châu mới, có nhiều việc phải làm, từ phía các nhà toán học, từ phía những người lănh đạo, sự phát triển của xă hội nói chung.
Cám ơn ông!
Quốc Dũng thực hiện
|
|
sontunghn
member
REF: 558809
08/18/2010
|
Giải thưởng Fields, những điều chưa biết
Xin cung cấp thêm những thông tin thú vị và ít được biết đến về Giải thưởng Fields để qua đó, có thể h́nh dung phần nào giá trị của giải thưởng cũng như ư nghĩa to lớn công tŕnh của nhà khoa học trẻ Việt Nam, GS Ngô Bảo Châu. Bài của GS.TSKH Hà Huy Khoái, từng dành nhiều năm nghiên cứu Giải thưởng Fields và cũng từng dạy GS Ngô Bảo Châu.
GS Ngô Bảo Châu và con gái trên một đường phố ở Tây Ban Nha nhân đại hội toán học năm 2006 ở Madrid, Tây Ban Nha.
Lịch sử Giải thưởng Fields bắt đầu từ buổi họp của Ủy ban Đại hội quốc tế tại trường Đại học Toronto tháng 11-1923, bàn về việc tổ chức đại hội vào năm 1924 tại Toronto.
Lúc đó, Fields là Chủ tịch của Ủy ban và bạn ông, J.L.Synge, là thư kư. Fields đề nghị lập ra một giải thưởng nhằm ghi nhận những công tŕnh vừa kiệt xuất, vừa có nhiều hứa hẹn phát triển trong tương lai, và chỉ được trao cho những nhà toán học không quá 40 tuổi vào năm họp đại hội.
Có lẽ đó là điều khác biệt cơ bản giữa giải thưởng Fields và giải Nobel. Giải thưởng Fields được trao lần đầu năm 1936 ở Oslo, và lần thứ hai năm 1950 ở Cambridge. V́ người được xét trao giải thưởng phải có tuổi đời không quá 40 nên những người sinh ra từ năm 1900 đến năm 1910 mặc nhiên bị loại khỏi danh sách xét thưởng. Trong số đó có những nhà toán học kiệt xuất như A. Kolmogorov, H. Cartan, A. Weil, J. Leray, L. Pontriagin, S. S. Chern, S. Whitney.
Theo đề nghị ban đầu của Fields, Giải thưởng phải có tính chất thuần tuư quốc tế, nên không được gắn với tên của bất kỳ quốc gia hay cá nhân nào. Tuy vậy, trái với ư định ban đầu của ông, Giải thưởng được mang tên ông, “Huy chương Fields”, ngay lần đầu tiên được trao, năm 1936 tại Đại hội Toán học Quốc tế ở Oslo (khi đó Fields không c̣n nữa).
Fields cố gắng đẩy nhanh việc trao giải thưởng nhưng ông đổ bệnh tháng 5-1932 và qua đời ba tháng sau đó. Trước khi mất, với Singe bên cạnh, ông đề nghị góp 47.000 dollar Canada của ḿnh vào quỹ giải thưởng.
Singe đă chuyển đề nghị của Fields đến Đại hội tại Zurich tháng 9 năm đó. Đề nghị được chấp nhận và một ủy ban gồm G. D. Birkhoff, Caratheodory, E. Cartan, Severi và Takagi được thành lập để xét trao giải lần đầu tiên tại Đại hội Oslo 1936.
Từ sau năm 1936, t́nh h́nh thế giới trở nên căng thẳng và tiếp sau đó là Đại chiến Thế giới Thứ hai, các đại hội toán học không tổ chức được. Đại hội đầu tiên sau chiến tranh nhóm họp năm 1950 ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Tại đại hội này, Laurent Schwartz và Atle Selberg được trao giải thưởng Fields.
Chính Fields đề nghị huy chương phải bằng vàng có giá trị ít nhất là 200 dollar Canada (tính theo thời điểm 1933, có giá trị hơn ngày nay nhiều), có kích thước hợp lư, khoảng 7,5 cm đường kính. V́ tính quốc tế của nó, các chữ trên huy chương phải viết bằng tiếng Hy Lạp hoặc Latin.
Huy chương Fields được đúc 4 năm một lần tại Sở Đúc tiền Hoàng gia Canada, và được thiết kế bởi nhà điêu khắc R.Tait McKenzie.
Mặt trước của tấm huy chương có h́nh khuôn mặt Archimedes nh́n từ bên phải. Trước mặt ông là ḍng chữ, tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “khuôn mặt của Archimedes”. Ḍng chữ “RTM, MCNXXXIII” là viết tắt tên tác giả huy chương, nhà điêu khắc Robert Tait McKenzie, và năm 1933 (chữ số La Mă, nhưng viết sai! Lẽ ra phải là MCMXXXIII).
Ḍng chữ TRANSIRE SUUM PECTUS MUNDOQUE POTIRI, tiếng Latin, có nghĩa là “hăy hướng đến sự hiểu biết và làm cho bạn trở thành chủ nhân của vũ trụ”. Đó là câu trong tác phẩm Astronomica của nhà thơ La Mă Manilius từ thế kỷ thứ nhất.
Mặt sau của huy chương có cành ôliu và ḍng chữ “CONGREGATI EX TOTO ORBE MATHEMATICI OB SCRIPTA INSIGNIA TRIBUERE”, tiếng Latin có nghĩa là “Các nhà toán học từ khắp thế giới họp tại đây tặng huy chương này v́ công tŕnh xuất sắc” .
Mặt sau c̣n có h́nh một mặt cầu Archimedes nội tiếp trong một h́nh trụ (nhắc đến bài toán cầu phương nổi tiếng của Archimedes). Tên của người được tặng giải thưởng được khắc bên vành của huy chương.
Có hai nguyên tắc cơ bản khi xét trao giải thưởng Fields: một là giải được một bài toán lớn, hai là đưa ra một lư thuyết mới có nhiều ứng dụng trong toán học. Thường th́ lời giải một bài toán cụ thể phải dựa trên sự sáng tạo ra một lư thuyết mới (nếu dùng công cụ sẵn có th́ chắc là đă có người giải được). Ngược lại việc sáng tạo ra một lư thuyết mới có ư nghĩa lớn sẽ giúp giải quyết một số bài toán cổ điển tồn đọng của toán học.
GS.TSKH Hà Huy Khoái
|
|
ototot
member
REF: 558814
08/18/2010
|
Cho tôi thêm h́nh ảnh để tiết mục xôm tṛ hơn một chút.
Dưới đây là huy chương bằng vàng, cho thấy mặt trước và mặt sau:
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|