okedoki
member
ID 19638
02/04/2007
|
Phở Quát - Bún Chửi - Cháo Mắng Hà Nội
Hà Nội có những quán ăn và những món ăn mới nghe đă nổi cả da gà như : Bún chửi, Phở quát, Cháo mắng. Đến đây, khách phải nhớ rằng, cấm xin thêm bất cứ cái ǵ, miễn nói nhiều, cấm hỏi, không được ngồi lâu, im lặng ,ăn nhanh và biến.
Bớt đi - Xin thêm - Cút
Quán bún chửi nằm lọt thỏm trong khu chợ nhỏ ở phố Ngô Sỹ Liên, dưới chiếc ô thấp lè tè và ṿi nước chảy rỉ rả. Tôi đang loay hoay không biết dựng xe thế nào, một giọng nữ chua như giấm rít lên: “Ở đây không thừa chỗ để xe đâu, nếu không nhét xe vào đâu được để mà ngồi ăn th́ cút xéo ”.
Tôi và đồng nghiệp cố dựng chiếc xe, ngơ ngác chưa biết ngồi đâu, bà chủ quắc mắt: “Muốn ngồi rộng răi lên Châu Long mà ăn, đây không có chỗ”. Ăn được non nửa bát nước xáo,thấy hơi mặn chúng tôi xin thêm tí bún không, cô bồi bàn mặt quạu đi ra ngoài một lúc rồi buông lời trống không “hết”.
Cô bạn tôi xin thêm tí rau, cô quay ngoắt lại quát: “Gọi lắm thế. Đă hết đâu mà xin. Ăn cho bằng hết đi rồi gọi”. Chạy bàn chưa dứt lời, bà chủ lại réo ông ổng vào trong: “Bảo hai chị xin thêm vừa rồi hăy cút đi, hết bún rồi, ngồi thêm năm phút tính thêm năm ngh́n nữa”.
Chúng tôi ngơ ngác nh́n nhau v́ đă kịp ăn xong đâu, thậm chí hai cốc trà đá vừa gọi ra cũng chưa kịp uống. Thế là vừa xách túi, ngậm tăm, vừa rút tiền trả vội nếu không tiếp tục bị ăn chửi.
Kể cả khách không có tiền lẻ để trả, cũng bị bà ta chửi cho té tát. Lúc này tôi mới kịp nh́n vào bàn để hàng, hai thúng bún vẫn đầy nguyên vẹn nhưng họ đuổi chúng tôi để đón mấy ông khách, thế cho nhanh.
Một món c̣n nổi tiếng hơn cả bún chửi là phở quát. Đến phở quát ở phố Bát Đàn tầm buổi trưa, thực khách phải xếp hàng rồng rắn. Đợi đến khi bưng được bát phở th́ chân chùng gối mỏi, cầm bát phở nóng đi loanh quanh t́m chỗ ngồi, trong bầu không khí oi bức nặng nề, tiếng chửi rủa chát chúa vây quanh.
Cung cách phục vụ cũng chẳng khác ǵ mấy quán bún chửi, cháo chửi, khách ăn cứ ăn, chửi cứ chửi, chẳng ai dám hé răng nói nửa câu. Khách nào ăn mặc điệu đà, ăn nói nhỏ nhẹ một chút th́ bị ch́ chiết: “Khiếp..điệu tới chảy.. nước”.
C̣n tại phở quát phố Nguyễn Như Đổ, ông khách cạnh tôi chỉ muốn bát phở với ít bánh phở mà thôi, chủ quán trừng mắt ngoác mồm quát: “Không ăn được th́ biến, ở đây không có xin thêm hay bớt ra”.
Cực chẳng đă tôi mới chửi
Theo thứ tự của những quán mang tiếng chửi, tôi t́m đến một quán cháo gà khá nổi tiếng trước đây ở Lư Quốc Sư. Khách vắng teo, tôi gọi mấy câu không thấy ai trả lời: Bấm chuông, không thấy ai. Một bà hàng xóm trễ kính xuống tận mũi, nh́n tôi: “Muốn ăn cháo hử. Lên khu nhà thờ ư”.
Tôi lại lên khu nhà thờ t́m quán cháo chửi. Lác đác vài khách, bà chủ quán ghếch chân lên ghế thu tiền. H́nh như cô nhân viên làm ca tối chưa ngủ dậy. Chỉ có hai cô ca sáng đang nhẩn nha.
Một chị khá trẻ, được biết là con gái bà chủ, đang ngồi lọc xương, dáng vẻ hơi mệt mỏi. Tôi gọi một bát cháo ăn kèm trứng muối. Phải công nhận thịt gà ở đây ngon, không quá mềm không quá dai, ngọt mát. Chén hết bát cháo chẳng thấy ai chửi mắng ǵ, hơi chột dạ, tôi cố ăn nhanh để ra hỏi bà chủ quán vài câu.
Nhân lúc vắng khách, tôi lân la hỏi về tục của quán, bà chủ cười: “Cực chẳng đă tôi mới chửi chứ già rồi sức đâu mà chửi hả cô”. Cô con gái đế thêm: “Bọn chị mang tiếng lắm em ạ. Tầm 10 giờ đêm đổ về khuya, khách rất đông, đặc biệt là thanh niên.
Chúng nó kéo đến, ngồi tràn ra cả vỉa hè. Đợi lâu không thấy bưng cháo ra, chúng nó quát tháo ầm ĩ: “Này mụ già có bán không th́ bảo”. Mẹ chị già từng này tuổi đầu c̣n bị mấy đứa trẻ con chửi là mụ nọ mụ kia th́ ai mà không tức chứ, không mắng té tát chúng nó th́ mới là chuyện lạ. Nhiều người không hiểu, cứ thổi phồng lên là quán này là quán cháo chửi”.
Không chấp nhận văn hóa chửi
Khi được hỏi v́ sao bị chửi như vậy nhưng thực khách vẫn cắm cúi ăn, một số người già cho là họ thích cảnh chen lấn, chờ đợi khi đi ăn để nhớ lại thời bao cấp. Người th́ bảo ăn đúng nơi mới sành điệu. Có người quái dị hơn cho rằng lâu dần thành quen, nếu thiếu những tiếng chửi đó như thức ăn thiếu muối.
Đến các quán bún chửi, cháo chửi, phở quát vào buổi trưa oi bức, nh́n cảnh mọi người chen lấn, chờ đợi mới thấu hiểu sự nhẫn nhịn của thực khách. Hầu như ai đến đây cũng thấm một câu phương châm không nghe, không thấy, không biết. Chờ đợi có được một bữa ăn, cố chen lấn t́m được một chỗ ngồi nhưng không ai dám kêu ca phàn nàn.
Tôi có anh bạn, sau khi đi ăn phở quát một lần, về kêu trời kêu đất. Anh vốn là người Hà Nội gốc, rất sành ăn, được phong là bách khoa toàn thư về ẩm thực nhưng theo như lời anh nhận xét: “Anh không bao giờ đặt chân đến nơi này nữa. Không thể chấp nhận thứ văn hóa Xin & Cho trong khi bây giờ khách hàng là thượng đế.”
Ăn uống là thưởng thức, chứ cái kiểu ngồi ăn mà thần kinh căng thẳng như sợi dây đàn làm mất đi nét lịch sự của người Tràng An.
(Okedoki thà nhịn đói sướng hơn, nhất định hổng thèm ăn kiểu đó đâu.. hi..hi..)
Sưu Tầm
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|