tanrau
member
ID 49839
02/26/2009
|
27/02....
VnExpress - Thứ Năm, 26/2
Những Bác sĩ ở ranh giới cái chết
2h sáng, một bệnh nhân nữa ra đi nhưng mắt cứ trừng trừng không chịu khép. Hai hộ lư, 2 điều dưỡng và một bác sĩ, có mặt. Bác sĩ Khanh phải đưa tay vuốt đến lần thứ 3, miệng nói nhỏ “đi b́nh an em nhé, mọi người luôn bên em”, mắt người chết 23 tuổi mới chịu nhắm.
Cảnh tượng trên, công việc trên, cái đưa tay vuốt mắt tiễn đưa bệnh nhân về thế giới bên kia đă không c̣n là chuyện lạ đối với các y bác sĩ - những người từ bỏ tất cả để đến với Bệnh viện Nhân Ái - tuyến cuối của bệnh nhân mắc bệnh AIDS không có thân nhân. Với họ, công việc hằng ngày không đơn thuần là chữa trị, bởi gần 200 "ngọn nến" gầy g̣ leo lét nơi đây luôn cần đến sự che chắn bằng t́nh thương và sự quan tâm. Thế cho nên họ quyết định "bỏ phố lên rừng".
Cách trung tâm huyện Phước Long, tỉnh B́nh Phước 30 km, cách TP HCM hơn 200 cây số, Bệnh viện Nhân Ái nơi các y bác sĩ t́nh nguyện làm việc nằm chót vót biệt lập trên ngọn đồi quanh năm lộng gió. Đường đến Nhân Ái quanh co uốn lượn, hai bên đường là bạt ngàn rừng cao su, vườn điều, yên vắng thăm thẳm. Đây cũng chính là cơ sở y tế có nơi đóng quân xa nhất trong số các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP HCM.
“Lần đầu từ TP HCM đến đây nhận việc, tôi cứ ngỡ con đường này dẫn đến tận cùng thế giới. Xa quá. Cứ nghĩ sẽ không trụ được lâu nhưng khi tiếp xúc với bệnh nhân, nh́n họ quằn quại, miệng gọi bác sĩ, hay những nụ cười lạc quan khi cả ngày họ không bị đau, thương quá nên quyết định ở lại luôn, mươi bữa nửa tháng mới về một lần”, một nam bác sĩ yêu cầu không nêu tên, tâm sự.
Cứ tưởng suy nghĩ trên chỉ có ở vị bác sĩ trẻ tuổi, chưa có nhiều ràng buộc từ phía gia đ́nh, nào ngờ tiếp xúc mới biết, gần 200 con người nơi đây, từ bác sĩ, y tá, điều dưỡng, hộ lư, đều như thế.
Bác sĩ Trần Kim Anh, Phó Giám đốc bệnh viện, kiêm Trưởng khoa Nội C, tâm sự, không chỉ có ḿnh ông, hầu hết bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện, kể cả giám đốc, cũng đều chọn nơi làm việc Nhân Ái này là ngôi nhà thứ hai. “Vợ con, cha mẹ khóc lóc đành chịu bởi họ chưa hiểu, chứ đă đến đây, đă tiếp xúc với bệnh nhân rồi, tôi tin chắc không ai nỡ ra đi”, ông Anh nói.
Từng nhiều năm lăn lộn với các trại viên cai nghiện, bác sĩ Anh cho rằng, vất vả trong hiện tại chẳng đáng là bao. Lư giải cho việc lâu ngày mới được về nhà, bác sĩ Kim Anh dí dỏm: “Xa nhà lâu ngày cũng có cái lợi, v́ như thế vợ sẽ nhớ thương ḿnh nhiều hơn, ḿnh sẽ được nh́n thấy con cái lớn lên rơ ràng hơn”.
Cùng chung chí hướng như bác sĩ Kim Anh, song vất vả hơn là bác sĩ Nguyễn Đức Long, Trưởng khoa Cấp cứu, kiêm Trưởng pḥng Kế hoạch tổng hợp. Vợ sinh con đầu, anh chỉ về thăm được vài lần. Vợ sinh lần hai. Sinh đôi. Bà xă khuyên anh rút quân về Sài G̣n công tác, anh nhất định không. Một ḿnh loay hoay vừa công việc vừa chăm con, không thể cáng đáng, chị đành nghỉ việc ở nhà trông nom 3 con cho chồng đi làm. Kinh tế gia đ́nh chỉ phụ thuộc vào đồng lương của anh.
“Ai không muốn gần vợ con, nhưng làm sao có thể bỏ mặc bệnh nhân khi họ cần ḿnh gần như 24/24h. Cái khó của loại bệnh nhân này là như thế, chỉ cần một trận tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu cũng đă cướp đi tính mạng của họ trong vài giờ nếu không có bác sĩ. Trong khi đó, bệnh viện chỉ có 6 bác sĩ, mỗi người kiêm đến 2, 3 chức vụ, một người ra đi sẽ tạo nên lổ hỗng lớn”, bác sĩ Long nói.
Hiện Bệnh viện Nhân Ái có 3 khoa điều trị chính. Nội A là khoa của những bệnh nhân dạng nhẹ, Nội B điều trị những bệnh nhân nặng hơn với biến chứng lao và Nội C là dành cho những người giai đoạn cuối. Tuy nhiên, “dù nặng hay nhẹ, dù nằm liệt trên giường với những trận ho kéo dài hay đi lại cười nói trên hành lang, th́ các bệnh nhân AIDS cũng cần đến bác sĩ bởi họ có thể ra đi bất cứ lúc nào. Cho nên tôi phải ở đây, gần như là nội trú”, bác sĩ Nguyễn Thành Long, Giám đốc Bệnh viện Nhân Ái, cho biết.
Từng là trưởng khoa cấp cứu, hiểu rơ bệnh nhân cần ǵ và hiểu rơ sự vất vả, hy sinh của đồng nghiệp, ông Long không cho phép ḿnh rời bệnh viện khi chưa hết việc. “Một ngày của tôi bắt đầu bằng việc dậy sớm, tập thể dục, họp hành, thăm bệnh nhân…" Nhà ở G̣ Vấp, TP HCM nhưng mỗi tháng, bác sĩ Long chỉ về được 2-3 lần.
Trẻ nhất trong nhóm bác sĩ “bỏ phố lên rừng” là bác sĩ Nguyễn Phi Khanh, Trưởng khoa Nội B. Tốt nghiệp ngành y loại ưu, được đào tạo chính quy bài bản, bác sĩ Khanh đủ điều kiện để t́m được việc làm ở trung tâm tỉnh, thế nhưng Nhân Ái đă thuyết phục chàng trai trẻ gốc Bắc này ở lại.
“Bệnh nhân ở đây hầu hết không có người thân, cho nên chúng tôi là những người thân thiết nhất của họ. Những câu “bác sĩ ơi chân em bớt sưng rồi”; “chú Khanh ơi, chắc tôi không qua nỗi đêm nay, đừng bỏ tôi”, thốt lên từ những con người từng một thời lầm lỗi, nay oằn oại trong cơn đau cuối đời, đă khiến tôi phải ở lại”, bác sĩ Khanh nói.
Tại Nhân Ái, những thân thể gầy trơ xương, da xám ngắt hoặc sạm đen, sức cùng lực kiệt, không ngớt kêu la, chửi bới. H́nh như tại đây, trước cái chết đang cận kề, người ta cho ḿnh cái quyền chửi mắng. Thân thiện ban sáng, nhưng đến trưa, chỉ cần nhờ bác sĩ gọi điện về nhà, hoặc xin xuất viện mà bác sĩ không cho là họ chửi, thậm chí nhiều người c̣n tấn công cả bác sĩ. Nhưng chỉ đến sáng hôm sau, khi cơn đau chợt ùa đến, họ lại nước mắt lưng tṛng: “Bác sĩ ơi, cô điều dưỡng ơi, đừng bỏ tôi”. Có lẽ, đây cũng chính là lư do khiến hơn 200 y bác sĩ, điều dưỡng, hộ lư của bệnh viện vẫn vui sống trên “ốc đảo t́nh thương” này.
Ở đây, họ không chỉ đến làm việc rồi hết ca tất tả chạy về pḥng mạch. Chốn này, đồng lương của họ chỉ gọn lỏn, cụ thể, rơ ràng. Nhọc nhằn là thế, hy sinh là thế, song, khi được hỏi về những khó khăn gian khổ, tuyệt nhiên không ai trong họ than phiền. Thậm chí để chụp ảnh, họ cũng đùn đẩy nhau rồi cuối cùng tất cả từ chối không chịu lọt vào ống kính.
Những cách lư giải lạc quan như: “Dưới chúng tôi c̣n có hàng trăm con người khác là điều dưỡng, hộ lư, thu nhập của họ c̣n thấp hơn, vất vả hơn chúng tôi rất nhiều nhưng vẫn vui vẻ làm việc. Vậy th́ sao chúng tôi phải kể khổ” của bác sĩ giám đốc Long, bác sĩ Khanh, bác sĩ Long B; hay câu nói của cô cử nhân xă hội học Nguyễn Thư T́nh, rằng “Tôi đă có chồng ở đây, tôi yêu những con người nơi đây, tôi sẽ ở đây suốt đời”..., dễ khiến người ta chợt nghĩ đến câu: “Lương y như từ mẫu”.
Thiên Chương
(tânrâu st)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
ngochoang2009
member
REF: 427426
02/26/2009
|
Nói chuyện "Bác sĩ " lại thêm rầu
Bệnh bệnh , t́nh t́nh thêm nặng đầu
Xin chớ ! - cầu trời đừng đau ốm
Xa cái nhà thương khỏi ôm sầu ...
Tôi không có cảm t́nh với "Bác sĩ" , V́ không thích bệnh tật . Mà "Bác sĩ" thời nay sợ hơn thời trước anh ạ . Bởi vậy chúc anh khỏe và cũng như tôi bao giờ phải thuốc thang liên lỹu đến "Bác sĩ" làm ǵ ? Có chăng th́ ngoài chuyện bệnh t́nh ... hihi chúc anh vui .
|
|
tanrau
member
REF: 427535
02/27/2009
|
chào Anh NgocHoang2009,
rất vui là Anh đă ghé thăm
chúc Anh luôn vui nhé
Tânrâu
|
|
tieuthuhn
member
REF: 427683
02/27/2009
|
Kính thăm anh TanRau,
Cám ơn anh rất nhiều đă sưu tầm và post bài nầy lên.Em đọc mấy lần rồi,cảm động lắm.Em không biết viết nhiều văn tự để diển tả cảm nghĩ,em rất biết ơn những người y sĩ đă giúp đở em và người thân trong những khi bệnh hoạn,đau yếu.Again,cám ơn anh đă nhắc nhở ngày lương y 27 tháng 2.Mến chào anh .
Chúc anh cùng gia đ́nh cuối tuần vui vẽ,b́nh an và hạnh phúc.TieuThu
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|