langdong008
member
ID 72959
08/02/2012
|
Giáo sư - Carl Thayer: Tư liệu tham khảo(sưu tầm)VIỆT NAM MUỐN ĐỘC LẬP VỚI C
Mời các Cụ trong CLB Hội già coi một tư liệu mới sưu tầm:
Giáo Sư Carl Thayer, chuyên viên về các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc pḥng Hoàng Gia Úc, thường được báo chí quốc tế phỏng vấn và đề nghị viết bài b́nh luận thời sự.
Ngày 25 tháng 7, 2012, tờ Global Times (Hoàn Cầu Thời Báo), phụ bản Anh ngữ của Nhân Dân Nhật Báo (cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc) đăng tải một bài viết của ông Thayer với tựa đề “Vietnam looking to play pivotal role with both China and US” (Việt Nam muốn đóng vai tṛ then chốt trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ).
Khi được báo Người Việt hỏi đó có phải nguyên văn hay đă bị cắt xén? Ông cho hay tờ Hoàn Cầu Thời Báo đă bỏ bớt 2 đoạn. Cái tựa do ông đặt là “Vietnam is the Real Pivot” (Việt Nam là mấu chốt thật sự).
Đầu tiên Global Times gửi cho ông một số câu hỏi về tương lai mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong bối cảnh Hoa Kỳ thay đổi chiến lược toàn cầu qua quyết định chuyển 60% lực lượng sang khu vực Á Châu Thái B́nh Dương. Ông đă viết với số chữ do họ hạn định. Sau đó, họ lại yêu cầu ông b́nh luận thêm về việc Việt Nam làm sao hóa giải các nguy hiểm (do hậu quả) của mối quan hệ với Hoa Kỳ.
Ông Thayer giả định rằng họ thiếu chỗ để đăng trọn cả bài. Thật ra, nếu họ muốn đăng hết, chỉ cần thu nhỏ tấm h́nh minh họa, co kéo bớt th́ thế nào cũng đủ chỗ. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, những ngày gần đây có những bài viết rất hung hăng, đe dọa cả Việt Nam và Philippines. Nhiều người Việt Nam đă gửi lời phản bác với từ ngữ rất nặng nhưng vẫn được báo này đăng trong phần b́nh luận (comments) ngay dưới các bài viết của họ. Có người c̣n gửi cả bài thơ thất ngôn tứ tuyệt “Nam quốc sơn hà nam đế cư” của anh hùng Lư Thường Kiệt kèm theo lời b́nh luận vẫn được Hoàn Cầu Thời Báo đăng.
Dưới đây, báo Người Việt đăng bản dịch bài viết của ông Thayer trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, có luôn cả hai đoạn bị cắt bỏ (phần chữ in nghiêng, đậm), trong mối quan hệ tay ba Việt Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Bài viết dưới đây hoàn toàn là quan điểm của Giáo Sư Carl Thayer, một người từ bên ngoài nh́n vào vấn đề Việt Nam.
Việt Nam là cái trục thật sự
Carlyle A. Thayer
Không một nhà phân tích nào ở cái nước từng đă đánh nhau với Việt Nam có thể hoài nghi quyết tâm duy tŕ nền độc lập của Việt Nam. Việt Nam cũng đă học từ lịch sử rằng tùy thuộc quá đáng vào một cường quốc có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực.
Bối cảnh lịch sử này là một nhắc nhở cần thiết để độc giả biết rằng Việt Nam không liên minh với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Từ năm 1991 Việt Nam đă theo đuổi một chính sách đối ngoại đa dạng hóa và đa phương hóa các mối quan hệ và đă trở thành đối tác đáng tin cậy của tất cả mọi nước. Việt Nam đă đạt thành công. Cả khối Á Châu đă đồng ư chọn Việt Nam làm đại diện cho cái ghế đại biểu không thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Việt Nam đă tiến đến đối tác chiến lược với Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Hàn, Tây Ban Nha, Anh quốc và Đức.
Việt Nam muốn đóng vai tṛ then chốt trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Nói một cách khác, Việt Nam muốn phát triển quan hệ sâu xa với mỗi nước và làm mỗi quan hệ song phương tự nó là một quan hệ quan trọng. Là một mấu chốt, Việt Nam muốn Trung Quốc và Hoa Kỳ chấp nhận Việt Nam như một đối tác đáng tin cậy. Việt Nam muốn định hướng các quan hệ để họ không là đồng minh của bên này chống lại bên kia.
Năm 2003, Đảng CSVN dùng các từ “hợp tác” và “đấu tranh” để làm kim chỉ nam cho mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Công thức này khắc phục được sự đối chọi trong ư thức hệ của CSVN: Làm thế nào giải thích được va chạm và xung đột với Trung Quốc xă hội chủ nghĩa và làm sao giải thích được những lợi ích chung với “đế quốc” Mỹ. Việt Nam quyết định hợp tác với cả hai nhưng vẫn đấu tranh khi các lợi ích cốt lơi của Việt Nam bị thử thách.
Hoa Kỳ đă loan báo chính sách tái cân bằng sự hiện diện quân sự ở khu vực Á Châu Thái B́nh Dương. Một vài nhà phân tích Trung Quốc và trong khu vực kết luận rằng Hoa Kỳ đang mưu toan kềm chế Trung Quốc. Một phần trong chính sách quân bằng đó, Hoa Kỳ muốn cải thiện mối quan hệ quốc pḥng với Việt Nam. Việt Nam hoan nghênh nhưng chỉ tới một mức độ. Thí dụ, ba năm vừa qua, Việt Nam và Hoa Kỳ có một số hoạt động hải quân phối hợp. Những hoạt động này không có tính cách tập luyện quân sự liên quan đến trao đổi kỹ năng chiến đấu.
Cách tốt nhất để nh́n mối quan hệ quốc pḥng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là so sánh nó với mối quan hệ quốc pḥng giữa Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam trao đổi các cuộc thăm viếng cấp cao với cả hai nước. Việt Nam thực hiện đối thoại chiến lược với cả hai nước và gần đây nâng tầm đối thoại lên cấp thứ trưởng quốc pḥng với cả hai nước.
Việt Nam cho phép tàu chiến cả hai nước thăm cảng Việt Nam nhưng giới hạn chỉ một chuyến mỗi năm, kể cả Mỹ. Năm 2010, thí dụ, khu trục hạm John McCain của Mỹ đến thăm cảng Đà Nẵng th́ mấy tháng sau, khu trục hạm trang bị hỏa tiễn tối tân nhất của Trung Quốc cũng đến Việt Nam.
Hoa Kỳ rất muốn tiếp cận cảng của Việt Nam nhiều hơn. Bộ Trưởng Quốc Pḥng Leon Panetta nói rơ điều này khi ông đến Cam Ranh gần đây. Nhưng nó nổi rơ lên rằng, nhiều phần, chiến hạm Mỹ sẽ khó ḷng đến đây được trong thời gian sắp tới. Việt Nam mở cơ sở sửa chữa tàu thương mại ở Cam Ranh cho hải quân mọi nước. Hoa Kỳ là nước đầu tiên nhận lời mời này bằng cách gửi 3 chiếc tàu tiếp liệu đến để sửa chữa. Các tàu này là các tàu vận chuyển hàng hóa tiếp liệu cho Hải Quân Hoa Kỳ, không phải tàu chiến và do một thủy thủ đoàn dân sự điều hành.
Trong chuyến viếng thăm Hà Nội của Bộ Trưởng Panetta, cả bộ trưởng Quốc Pḥng và thủ tướng CSVN đều yêu cầu Mỹ bỏ cấm vận bán trang bị quân sự ghi trong nghị định về Vận chuyển Vơ khí Quốc tế (International Trafficking in Arms Regulations). Nên lưu ư rằng Trung Quốc được kể là một trong 3 trở ngại để phát triển sự hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, bị cấm theo đạo luật Thẩm Quyền An Ninh Quốc Pḥng có từ năm 2000 'The US National Defense Authorization Act'.
Sách Trắng Quốc Pḥng của Việt Nam năm 2009 tóm tắt chính sách ǵn giữ độc lập. Tôi gọi đó là “chính sách 3 không”: Không cho ngoại quốc đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, không liên minh quân sự và không dùng một nước thứ ba để chống lại nước khác.
Hoa Kỳ có thể muốn gia tăng sự tiếp cận cảng Việt Nam cho hải quân nhưng Việt Nam chống lại sự hiện diện của Hải Quân Mỹ để bảo vệ sự độc lập.
Năm 2009 gia tăng căng thẳng Biển Đông, Việt Nam phản ứng bằng cách báo hiệu rằng họ hậu thuẫn sự hiện diện của Hải Quân Mỹ để đối trọng với Trung Quốc. Việt Nam chứng minh điều này qua cử chỉ tượng trưng là (cho một số sĩ quan, viên chức) bay lên một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ quan sát hoạt động lên xuống của các phi cơ. Nói cách khác, Việt Nam đang đóng vai tṛ của một cái trục quay. Họ nâng sự hợp tác với Mỹ nhưng không đồng minh với Mỹ để chống Trung Quốc.
Cuối cùng, có một lư do khác tại sao Việt Nam lại tự giới hạn quan hệ quốc pḥng với Mỹ. Một bài b́nh luận gần đây của Nhân Dân Nhật Báo Bắc Kinh (ngày 11/7/2012) nhận ra điều này một cách khéo léo. Bài viết này nói “Hà Nội dựa vào Trung Quốc để khẳng định sự lựa chọn chính trị của ḿnh (theo gương Trung Quốc, đạt phát triển nhanh chóng bằng con đường cải cách từ từ) nhưng cũng muốn chống lại Trung Quốc bằng cách sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ.” Bài b́nh luận lưu ư rằng Việt Nam phải đánh đu giữa các mối quan hệ đối ngoại với các thế lực chính trị nội bộ.
Có nhiều lănh tụ chính trị ở Việt Nam sợ Mỹ có chủ đích trên hết là thay đổi thể chế xuyên qua diễn biến ḥa b́nh. Các lănh tụ Việt Nam không đồng thuận quan điểm với nhau trên vấn đề này nên Việt Nam thường theo đuổi những chủ trương đối chọi nhau. Thí dụ, Việt Nam vận động để Mỹ bỏ cấm vận bán vơ khí trong khi vẫn đàn áp các bloggers dù Mỹ đặt điều kiện (cải thiện) nhân quyền là một điều tiên quyết.
Việt Nam cố làm giảm nhẹ các sự nguy hiểm v́ đến gần Mỹ quá bằng cách ngưng một số dự án. Việt Nam cũng đàn áp các người vận động dân chủ hóa và bloggers đặc biệt là những người có quan hệ với người Việt hải ngoại. Và đảng CSVN, Bộ Công An và Tổng Cục Chính Trị của quân đội CSVN chia xẻ kinh nghiệm với các đối tác Trung Quốc.
Giải pháp cho thế khó xử của Việt Nam, không phải như tờ Nhân Dân Nhật Báo cổ vơ “hợp tác với Trung Quốc để giới hạn vai tṛ then chốt của Mỹ ở Á Châu” mà duy tŕ nền độc lập của Việt Nam bằng cách đóng vai tṛ then chốt giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn. Nếu những cường quốc này tôn trọng các lợi ích cốt lơi và nền độc lập của Việt Nam, th́ sự hợp tác sẽ át đấu tranh.
Nguồn: NP/NV
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat