Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Tâm sự của bạn >> Nói ǵ về ngành giáo dục ?

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 chuotmocoi
 member

 ID 47437
 11/20/2008



Nói ǵ về ngành giáo dục ?
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Thầy Đỗ Việt Khoa trải ḷng ngày nhà giáo

"Đây là 20/11 buồn nhất sau 15 năm làm thầy của tôi. Đến trường, đồng nghiệp chẳng dám hỏi han, chia sẻ. Chỉ khi về nhà, thấy những bó hoa của học tṛ cũ, tôi mới thấy an ủi được phần nào", thầy Đỗ Việt Khoa tâm sự với VnExpress.net.
> 'Người đương thời' Đỗ Việt Khoa bị cướp máy ảnh, dọa 'làm thịt'

- Sau 15 năm đi dạy, ông nghĩ ǵ về ngày nhà giáo?

- Trước năm 2000, tôi dạy học ở THPT Đồng Quan, cách nhà 20 km. Đó là trường vùng sâu của tỉnh nhưng người dân vẫn giữ được nguyên đức tính cần cù, chịu khó, thật thà và hiếu khách.

Học sinh nơi đó nghèo, hiền lành và nhút nhát. Ngày 20/11, nhà trường cũng tổ chức ngày lễ cho giáo viên nhưng đơn giản, tiết kiệm, không có chuyện thu tiền nhiều. Học sinh kéo nhau đi thăm thầy cô như đi hội. Chỉ một bó hoa nhỏ, những lời thăm hỏi động viên, những câu chuyện vui... thế là đủ mang lại niềm vui cho thầy, cho tṛ.

8 năm trở lại đây, tôi chuyển về THPT Vân Tảo cho gần nhà. Những năm đầu, trường chưa xây, chúng tôi đi dạy nhờ. Chỉ có chục giáo viên nhưng đoàn kết lắm, có hôm giáo viên góp tiền nấu cháo rau thơm, ăn cùng cho vui...

Năm 2003, trường được xây xong, cuộc sống cũng bắt đầu thay đổi. Đồng tiền chen lấn dần vào trường học, luồn lách lẫn vào chữ nghĩa của người thầy. Ngày 20/11, mất dần ư nghĩa vốn có. Quà to dần lên, tiền thu nhiều lên... và sự trong sáng của nghề làm thầy lụi dần đi.


Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: "Tôi chủ quan, cứ tưởng thời nay, cái xấu ḿnh lên án th́ sẽ dẹp bỏ được ngay". Ảnh: Tiến Dũng.

- Năm 2006 dư luận xôn xao khi ông lên tiếng tố cáo tiêu cực thi cử tại Hà Tây cũ, cái tên Đỗ Việt Khoa được cả nước biết đến. Cuộc sống của ông và gia đ́nh thay đổi như thế nào?

- Sau sự kiện tôi công khai lên án tiêu cực thi cử, nhiều học tṛ cũ cũng như mới động viên tôi. Được mọi người biết đến và quư mến, tôi cũng thấy vui vui, yêu đời. Nhưng cũng nhiều người oán trách, xa lánh, lên án thậm chí bôi nhọ tôi và gia đ́nh.

Khi gặp những em trượt tốt nghiệp năm đó, tôi có an ủi chúng rằng hăy chấp nhận và tiếp tục phấn đấu hoặc t́m cho ḿnh một hướng đi hợp lư bởi tôi biết, nhiều em trong số đó có thi vài lần cũng vẫn hỏng.

Có vị phụ huynh, tôi gặp trong đám cưới đứa cháu chẳng ngần ngại nói thẳng: "Tại thầy mà con tôi trượt tốt nghiệp. Chúng tôi là nông dân nghèo hèn. Chúng tôi cần cái bằng tốt nghiệp cho con cái xin việc, để mà đổi cái đời nông dân...".

Khi được Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tới nhà thăm rồi được ông mời đi dự cuộc phát động "Hai không" ở TP HCM, tôi thấy ḿnh hừng hực khí thế, thấy ḿnh may mắn. Tôi thấy yêu đời lắm lắm. Sau sự kiện Bộ GD&ĐT mở cuộc vận động "Hai không", tôi thấy học tṛ chăm chỉ hơn, tự giác hơn và không c̣n tâm lư "không cần học vẫn lên lớp".

Nhưng được nửa năm, tôi thất vọng. Tôi chủ quan, cứ tưởng thời nay, cái ǵ ḿnh lên án th́ cái đó sẽ dẹp bỏ được ngay. Thiên hạ bảo như thế là không biết ḿnh là ai, là không biết điểm dừng. H́nh như có lúc tôi như vậy thật.
Ông vừa nói đến sự thất vọng trong thời gian gần đây. Điều ǵ đă tạo nên cảm giác đó trong trái tim vốn nhiệt huyết của ḿnh?

- Tôi thấy cách xử lư của các cơ quan chức năng quá tệ. Trước những thông tin tôi và gia đ́nh bị trù dập, đe dọa tính mạng sau khi công khai chống tiêu cực, người ta cũng chẳng đoái hoài, xử lư qua loa khiến những người tôi tố cáo chẳng những không sợ mà c̣n nhiều lần thách thức tôi trước mặt các thầy cô giáo khác.

Đă cả chục lần tôi gửi đơn kiến nghị, tố cáo tới các cấp, theo đúng các bước nhưng chưa từng thấy họ trả lời. Tôi thấy nản ḷng lắm bởi lửa đốt măi mà không được tiếp dầu th́ cũng lụi.

Lắm khi, tôi cũng tính tới việc bỏ nghề v́ bị một số đồng nghiệp, lănh đạo đối xử tệ bạc. Nhưng tôi lại nghĩ, ḿnh bại trận, làm mất đi niềm hy vọng của những đồng nghiệp chân chính, của những người lương thiện là ḿnh có tội.

- Sau sự kiện bị lăng mạ, dọa dẫm, giật máy ảnh vừa qua, ông chờ đợi điều ǵ ở dịp 20/11 năm nay?

- Từ hai năm nay, chẳng ngày 20/11 nào mà tôi được vui. Năm ngoái, tôi bị lănh đạo gọi sang trường đe dọa, nhục mạ ngay trước mặt hơn chục thầy cô giáo. Và một năm sau, ngày 14/11 vừa qua, tôi lại bị hai bảo vệ vào nhà lăng mạ, đe dọa và cướp máy ảnh. Điều buồn nhất chính là một trong hai bảo vệ đó từng là bạn học của tôi thời cấp 1, cấp 2.

Có lẽ, đây là ngày 20/11 đau buồn nhất sau 15 năm làm thầy của tôi. Đến trường, đồng nghiệp cũng chẳng dám hỏi han, chia sẻ, chỉ đến khi tôi về nhà, họ mới dám gọi điện hỏi thăm t́nh h́nh. C̣n học tṛ th́ chẳng dám ngồi cạnh thầy khi ở trường. Chỉ khi về nhà, nh́n thấy những học sinh cũ đến thăm, thấy những bó hoa của học tṛ mang tới, tôi mới thấy vui trở lại.

- Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, nếu có được cơ hội bày tỏ với Bộ trưởng Giáo dục, ông sẽ nói ǵ?

- Là một nhà giáo tâm huyết với nghề, tôi nhận thấy, sau 3 năm thực hiện "Hai không", tiêu cực học đường ở nhiều nơi đă giảm nhưng cũng nó nơi biến tướng và trở về như cũ. Ngành giáo dục cần mạnh tay hơn với các vấn nạn, đừng nói không đủ sức bởi như vậy là bất lực, là phụ ḷng những người tâm huyết.

Tội phạm mặc áo nhà giáo c̣n tồn tại một ngày là chúng ta có tội với học tṛ, với thầy cô một ngày. Tấm áo giáo dục đang bị vấy bẩn, bỏ mặc sẽ khiến nó lem nhem thêm, c̣n xắn tay vào gột rửa, rũ bẩn th́ nó sẽ sạch hơn.

Bao giờ ngày nhà giáo mới trở lại thật sự ư nghĩa đây? Bao giờ, phụ huynh học sinh nhẹ nỗi lo tiền bạc trong ngày 20/11? Nước ta tự hào có nền giáo dục ưu việt. Vậy sao ngày 20/11 cứ mất dần ư nghĩa vốn có của nó? Nguyên nhân th́ ai cũng biết cả đấy, nhưng sao cứ để thế, hỡi các thầy cô?


Năm 2006, lần đầu tiên trong ngành giáo dục, một giám thị dũng cảm đứng lên tố cáo những tiêu cực liên quan đến gian lận thi cử tại Hà Tây (cũ). Không lâu sau, tại Nghệ An, một thầy giáo khác cũng đưa ra những thước phim về cảnh loạn trường thi tại địa phương này.

Cũng nhờ hành động dũng cảm của thầy giáo Đỗ Việt Khoa, ngay trong năm 2006, Bộ GD&ĐT phát động phong trào "Hai không": Nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử. Không lâu sau, thầy Khoa được làm khách mời của chương tŕnh "Người đương thời" trên VTV3 Đài Truyền h́nh VN.

Kể từ thời gian đó, dù liên tục bị đe dọa, trù úm nhưng thầy Đỗ Việt Khoa vẫn tiếp tục theo đuổi việc chống tiêu cực trong học đường tại địa phương.

Tiến Dũng thực hiện






Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network