goldsnow142
member
ID 47538
11/24/2008
|
Bất hạnh mang tên “Đỗ Việt Khoa” ( Sưu tầm )
Phút huy hoàng của người hùng Đỗ Việt Khoa vụt loé lên vào mùa hè năm 2006 đă sớm vụt tắt. Một loạt bất hạnh đă theo nhau đến với thầy giáo chống tiêu cực này dai dẳng trong suốt hai năm qua và không biết sẽ c̣n tiếp tục đến bao giờ...
Tồi tệ hơn, chưa năm nào trong suốt hơn 10 năm đứng lớp, những ngày đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người thầy - Ngày Nhà giáo Việt Nam, lại đến với thầy Khoa như năm nay khi cả nhà thầy giáo Đỗ Việt Khoa nơm nớp trong nỗi lo bị... “hành hung”! Vào tối 14/11, khi đang xem TV tại nhà th́ bảo vệ trường THPT Vân Tảo Trần Văn Xường xông vào nhà chửi bới, doạ nạt rằng “người đương thời” Đỗ Việt Khoa nay chỉ là “người hết thời” và nếu c̣n “thích chọc ngoáy th́ sẽ giết cả nhà”!
Nhớ lại hè năm 2006, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, lần đầu tiên trong ngành giáo dục, một giám thị dũng cảm đứng lên tố cáo những tiêu cực liên quan đến gian lận thi cử tại Hà Tây như một “quả bom” gây chấn động dư luận lúc bấy giờ - Giám thị đó chính là Đỗ Việt Khoa. “Quả bom” phát nổ cũng trùng với ư tưởng chống tiêu cực của tân Bộ trưởng Bộ GD& ĐT, thời thế tạo anh hùng, thầy giáo Đỗ Việt Khoa lập tức tiếng vang như cồn cùng với bước phát triển như băo của cuộc chiến “Hai không”...
Cùng với thời gian, cuộc vận động “Hai không” đă tạo được một dấu ấn đáng kể và được dư luận xă hội ghi nhận là thành công. Nhưng thân phận của thầy giáo Đỗ Việt Khoa th́ ngược lại, càng ngày càng rơi vào bế tắc trong suốt 2 năm qua.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT một năm sau chiến thắng vang dội của năm 2006 đó, giám thị Đỗ Việt Khoa bị lập biên bản 3 lần và suưt bị kỷ luật! Cả khi thầy giáo Đỗ Việt Khoa tự đứng ra ứng cử Quốc hội khoá XII. Ngay tại ngôi trường mà anh đă đổ mồ hôi sôi nước mắt để giữ cho “trong sạch”, số phiếu tín nhiệm anh nhận được từ đồng nghiệp chỉ là... 0! Xót xa hơn cả là chuyện con gái anh suưt nữa không được nhận vào lớp 6 v́ bố chống tiêu cực...
Nếu như năm 2006, rất nhiệt huyết, hăng say, thầy giáo Đỗ Việt Khoa đă viết nhiều bức tâm thư, với những lời tha thiết: “Về phía cá nhân tôi, càng chứng kiến sự bao che, chậm chạp của lănh đạo, tôi càng quyết tâm chống tiêu cực”. Th́ bây giờ, mong muốn duy nhất của thầy giáo Đỗ Việt Khoa chỉ là: “Xin hai chữ b́nh yên thôi!”.
Đoàn Trần
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
goldsnow142
member
REF: 406430
11/24/2008
|
Nỗi niềm của người thầy chống tiêu cực Đỗ Việt Khoa
Bỏ lại sau lưng những lời vinh danh, người thầy nổi tiếng chống tiêu cực Đỗ Việt Khoa (Vân Tảo – Thường Tín – Hà Nội) trở về với cuộc sống thường nhật với bao khó khăn, nỗi niềm chất chứa…
Người thầy bị xa lánh
Hai năm trước, sau khi xuất hiện danh tính tố cáo tiêu cực trong ngành giáo dục, thầy Đỗ Việt Khoa đă thành người của công chúng. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân về tận nhà riêng để siết chặt bàn tay người thầy can đảm. Sau đó, thầy Khoa nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT.
Rồi lên tivi làm khách mời của chương tŕnh “Người đương thời”. Rồi xuất hiện trả lời phỏng vấn báo chí…
Kể từ đó, người ta gọi thầy Đỗ Việt Khoa như một người hùng. Nhưng cũng kể từ đó, đằng sau những ánh hào quang chớp nhoáng là không ít biệt danh mà người ta gán cho thầy Khoa “Khoa điếc”, “Khoa hâm”, “Khoa khùng”, kẻ gàn không biết ḿnh là ai. Họ không cho rằng thầy Khoa là “Người đương thời” mà là kẻ “lỗi thời”, “sinh nhầm thời”, “không thức thời”...
“Gặp tôi ở đám cưới, có vị phụ huynh nói: “Tại thầy mà con tôi trượt tốt nghiệp. Nghĩ mà buồn!” - Thầy Khoa nói. Rồi từ đó con đường đến trường cũng lắm nỗi niềm “Mọi người nh́n ḿnh cứ như từ hành tinh khác đến”. Không ai dám kết thân. Chẳng mấy người dám công khai giúp đỡ.
“8 năm giảng dạy tại trường THPT Vân Tảo, có thời điểm chỉ có chục giáo viên nghèo nhưng rất đoàn kết. Thậm chí, giáo viên c̣n góp tiền nấu cháo rau thơm ăn lúc đói ḷng. Nhưng giờ đây, họ xa lánh tôi. Làm ǵ, tôi cũng chỉ thui thủi một ḿnh…”.
Cũng từ đó, giáo viên Đỗ Việt Khoa liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ tại đơn vị công tác của ḿnh. Trông thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm ngoái, thầy Khoa bị lập biên bản v́ “bỏ vị trí”.
Năm học này, thầy bảo được “ưu ái” nhận… 3 biên bản v́ những lỗi khác nhau.
“Có lần, tôi đến trường dự hội nghị công nhân viên chức sớm 20 phút, các cô giáo nhờ ra ngoài copy hộ bài giảng điện tử vào USB. Lấy xong, vào trường, bảo vệ đóng cửa, nhờ người gọi măi nhưng cửa vẫn không mở.
Tôi đành… trèo tường vào trường th́ lập tức bị lập biên bản, rồi bị xốc nách đuổi ra khỏi trường trong ngày hôm ấy. Đúng là ḿnh cũng có lỗi nhưng nghĩ vẫn thấy tủi. Dường như, ḿnh không được coi là một phần của tập thể ấy nữa…”.
“Ngày Nhà giáo Việt Nam năm ngoái, tôi bị lănh đạo gọi sang trường “uốn nắn” ngay trước mặt các thầy cô khác. Năm nay, khi sắp đến ngày 20/11 (hôm 14/11), tôi lại bị hai bảo vệ nhà trường đến tận nhà lăng mạ, nắm cổ áo định hành hung, làm đứt cả cúc chiếc áo mà Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng. C̣n ǵ buồn hơn khi một trong những người đến đe dọa hành hung lại là người bạn từng học với tôi suốt thời cấp 1, cấp 2…”.
Thầy Khoa tâm sự, 20/11 năm nay có lẽ là ngày buồn nhất trong suốt 15 năm đứng trên bục giảng. Đến trường, đồng nghiệp chẳng dám hỏi han, chia sẻ. C̣n học tṛ th́ e dè, lảng tránh, không dám ngồi gần. Chỉ có một số học sinh cũ đến nhà thăm hỏi.
Ngày ra đường gặp những ánh mắt ḍ xét. Đêm, không ít lần những cuộc gọi lạ vào số nhà riêng chỉ cất lên một giọng cười ha hả. Rồi những cú điện không rơ lai lịch “hỏi thăm sức khỏe”. Rồi những tin nhắn quấy rối từ số máy lạ… Những thứ đó cũng khiến thầy Khoa suy nghĩ miên man trong đêm…
Nước mắt người vợ
“Khi bảo vệ trường Vân Tảo định đánh anh Khoa, tôi chẳng biết làm ǵ, đành chắp tay trước ngực, khóc lóc van xin. Mỗi lần anh có việc đi xa là tôi lại nơm nớp lo... Làm vợ anh ấy, không khéo tôi tổn thọ 10 năm mất” - Chị Ngà, vợ thầy Khoa tâm sự.
Đây không phải là lần đầu tiên nước mắt lăn dài trên g̣ má gầy g̣ của người vợ thầy Khoa. Chị đă xúc động nức nở không nói thành lời trong ngày Bộ trưởng đến nhà riêng thăm vợ chồng, con cái. Cũng chính người mẹ ấy đă ôm cô con gái lớn khóc thút thít giữa đêm khuya khi cháu bị từ chối nhận học. Chị khóc v́ thương con, thương chồng chỉ v́ “đấu tranh” nên giờ chẳng biết “tránh đâu”.
“Người ta bảo gia đ́nh nộp hồ sơ muộn nên không nhận cháu vào lớp. Sau này, không biết ai kể nên cháu biết và đă khóc. Chúng tôi đă chuyển cháu về học tại trường THCS Vân Tảo. Hiện giờ, cháu đang học lớp 7 trường THCS Văn B́nh, cũng ở huyện Thường Tín” - thầy Khoa cho biết.
“Lúc đó, vợ tôi nói đùa, có lẽ phải thay tên đổi họ cho con th́ may ra người ta mới không ác cảm v́ bố nó “lắm chuyện”. Biết là đùa nhưng nghe vẫn thấy tái tê… Hay tôi đă làm sai nhỉ? Hay tôi đă không biết điểm dừng? Đă thái quá chăng?”.
Thầy Khoa thú thật, xót xa trước những giọt nước mắt của vợ con, có những lúc cũng tính bỏ nghề dạy học. V́ một số người đối xử với ḿnh tệ quá. V́ không muốn những lo lắng ngày đêm hằn sâu trên gương mặt của người vợ. V́ không muốn có ngày các con phải khóc v́ bị phân biệt đối xử. V́ cuộc sống…
Nhưng, trong những lúc đau khổ và khó khăn nhất, vẫn luôn có những người bạn tốt. Nghe tin có kẻ thuê “đầu gấu” đe dọa “đồng nghiệp” ngay tại nhà, thầy giáo Nguyễn Thượng Long - người cũng từng lên tiếng chống tiêu cực trong giáo dục ở Hà Tây (cũ) - đă đến tận nơi thăm hỏi. Rồi, “bà già liêm chính” Lê Hiền Đức ở Hà Nội, dù hơn 76 tuổi cũng đă gọi điện đến chia sẻ…
Ngay cả những kẻ “đầu gấu” đến tận nhà “nói chuyện”, khi đă hiểu, họ đă quay lại nhà thầy Khoa để tâm sự những lời “gan ruột”. Họ bảo biết được hoàn cảnh của gia đ́nh, những việc thầy đă làm từ trước nên không thể làm hại người tốt được.
“Ra đường giờ cũng phải nh́n trước, ngó sau. Cũng lo, nhất là vợ con. Người ta đă dám đến tận nhà ḿnh gây sự, th́ ngoài đường sao mà biết trước được điều ǵ. Nhưng đời này vẫn c̣n nhiều người tốt. Sự chia sẻ của mọi người khiến tôi thấy ấm ḷng và vững tin hơn vào những việc ḿnh đang phấn đấu…” - thầy Khoa nói.
Thanh tra Bộ GD&ĐT làm việc với trường THPT Vân Tảo
Chiều 22/11, tổ công tác của Thanh tra Bộ GD&ĐT đă làm việc với lănh đạo trường THPT Vân Tảo (Thường Tín, Hà Nội) và thầy giáo Đỗ Việt Khoa, liên quan đến vụ việc thầy Khoa bị một số đối tượng đến nhà đe dọa hành hung, cướp tài sản.
Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do ông Lê Quang Hưởng - Phó Chánh Thanh tra làm tổ trưởng. Ngoài ra c̣n có đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội.
Hiệu trưởng trường THPT Vân Tảo Lê Xuân Trung, Phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Hoa, thầy giáo Đỗ Việt Khoa, nhân viên bảo vệ Nguyễn Văn Đông cũng được yêu cầu tham dự.
Sau khi công bố quyết định thành lập tổ công tác của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Thanh tra Bộ đă yêu cầu thầy giáo Đỗ Việt Khoa báo cáo tóm tắt lại sự việc.
Trao đổi với Tiền Phong, thầy Khoa cho biết, sau khi tường tŕnh vụ việc, đă có một số kiến nghị với Thanh tra Bộ GD&ĐT. Một trong số đó là thanh tra các sai phạm của trường THPT Vân Tảo như đơn đă gửi lên Sở GD&ĐT và UBND thành phố Hà Nội; có biện pháp bảo vệ an toàn tính mạng đối với bản thân và gia đ́nh.
Cũng theo thầy Khoa, tại buổi làm việc này, hiệu trưởng trường THPT Vân Tảo Lê Xuân Trung khẳng định, sự việc xảy ra tối 14/11 ở ngoài phạm vi nhà trường và ngoài giờ hành chính nên không liên quan ǵ đến trường. Sau khi có người báo tin và công an đến làm việc, ông Trung mới được biết.
Ông Trung phủ nhận việc thuê người đe dọa thầy Khoa và cho biết các sai phạm của thầy Khoa tại trường đều có văn bản lưu giữ, đồng thời khẳng định cũng không có chuyện trù dập như thầy Khoa tố cáo. Ông Trung cũng đề nghị Bộ GD&ĐT xử lư những tố cáo sai sự thật của thầy Khoa.
Sau khi nghe các bên tŕnh bày, Phó Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Lê Quang Hưởng nói, tổ công tác tiếp nhận và nghiên cứu những nội dung các cá nhân báo cáo, giải tŕnh và sẽ báo cáo lănh đạo Bộ GD&ĐT.
Tổ công tác cũng đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội khẩn trương giải quyết dứt điểm vụ việc, cũng như xem xét trả lời đơn thư tố cáo của thầy giáo Đỗ Việt Khoa, báo cáo Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, Ban Giám hiệu trường THPT Vân Tảo có trách nhiệm phối hợp với công an giải quyết dứt điểm vụ việc; có biện pháp chấn chỉnh trong quản lư chỉ đạo để xây dựng nội bộ đoàn kết, không để vụ việc phức tạp hơn.
Tổ công tác cũng yêu cầu Hiệu trưởng Lê Xuân Trung và thầy giáo Đỗ Việt Khoa cam kết chấp hành ư kiến kiến nghị của tổ công tác, thực hiện đầy đủ Luật lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để vụ việc phức tạp hơn.
Bộ GD&ĐT sẽ bảo vệ thầy Đỗ Việt Khoa
Chiều 20/11, trước câu hỏi của một số phóng viên về việc thầy giáo Đỗ Việt Khoa bị đe dọa hành hung, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, Bộ sẽ bảo vệ giáo viên theo đúng tŕnh tự của pháp luật.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân nói, qua báo chí, ông được biết công an huyện Thường Tín đang điều tra về việc một số đối tượng đến nhà thầy giáo Đỗ Việt Khoa (Vân Tảo, Thường Tín, Hà Nội) đe dọa hành hung, cướp tài sản tối 14/11 vừa qua.
Phó Thủ tướng cho hay, Bộ GD&ĐT có Cục Nhà giáo chăm lo cho đời sống giáo viên trong ngành. Bộ GD&ĐT cam kết sẽ bảo vệ các thầy, cô giáo dù đó là ai, nhưng phải đúng với tŕnh tự pháp luật. Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cũng cho biết, nếu thầy Đỗ Việt Khoa có đơn từ về vấn đề này và công an có kết luận chính thức, Bộ GD&ĐT sẽ vào cuộc ngay.
Theo thầy giáo Đỗ Việt Khoa, tối 15/11, một trong hai thanh niên đến “hỏi chuyện” hôm trước đă quay lại và bảo với gia đ́nh rằng được một người thuê hành hung thầy Khoa với giá 5 triệu đồng. Trao đổi với Tiền Phong ngày 17/11, công an huyện Thường Tín khẳng định, chưa thể kết luận điều này, cũng như chưa thể công khai t́nh tiết v́ vụ án đang trong quá tŕnh điều tra.
Xuân Mai
Tâm sự của người thầy nổi tiếng bất đắc dĩ
Suốt tuần nay, cả cái xă Vân Tảo (Thường Tín, Hà Tây) vốn nhỏ bé và b́nh yên, có cái nghề chổi đót, chổi chít bán rong trên chốn Hà thành này cứ nháo cả lên, cứ sôi động măi không thôi… Cả làng, cả huyện chỗ nào người ta cũng bàn tán về thầy Khoa.
Bỗng dưng nổi tiếng
Một anh giáo làng bỗng dưng nổi tiếng, báo chí cả nước rồi truyền h́nh đổ về phỏng vấn, quay phim tấp nập. Ra đường, thầy nghe thấy nhiều người b́nh phẩm “Thằng Khoa này ghê thật!”, nhưng cũng có học sinh nói thẳng “Thầy lắm chuyện quá, để yên cho chúng em c̣n quay cóp với chứ”.
Đồng nghiệp và dân chúng đa số đều ủng hộ chuyện thầy công khai tố cáo tiêu cực tại HĐ thi Phú Xuyên A. Riêng những phụ huynh có con cái vừa thi tốt nghiệp trong vùng chắc không ủng hộ, thoáng chút áy náy, thầy nói, v́ tôi mà con cái họ bị đánh trượt th́ gay.
Có đồng nghiệp cùng trường nói thầy dại, mà rằng “Hăy phục vụ cái nhu cầu đó của xă hội!”, rồi họ khuyên: Nên chọn điểm dừng cho đúng lúc. Như thế là đă đủ đánh động rồi, sang năm họ không chấn chỉnh hăy hay.
Chuyện vừa lên tivi, ngay lập tức thầy Khoa phải tiếp 3 vị trong ban phụ huynh của trường THPT Vân Tảo nơi thầy dạy, họ đề nghị thầy không được đưa đơn thư lên Bộ nữa, với lư do nếu Bộ làm cương quyết th́ Vân Tảo và Thường Tín A phải “trượt hàng trăm cháu”.
Thầy Khoa bảo: “Chẳng lẽ cứ để t́nh trạng mua giám thị măi thế này sao?”. Mấy vị này độp luôn: Phải tiếp tục mua chứ! Con cháu chúng tôi hổng kiến thức từ bé đến giờ, không mua có mà trượt hết!
"Tiêu cực thi cử thế này , nói dối thế này sẽ làm tha hóa cả 1 thế hệ học tṛ mất, trong đó có lỗi của chúng tôi, ai dám chắc trong số chúng lại không có những mầm mống của những Bùi Tiến Dũng... tương lai"
Điều này thầy Khoa hiểu họ nói đúng, bởi năm học 2003-2004 trường Vân Tảo của thầy thi thử tốt nghiệp (đề do Sở ra) đă trượt tới 90,6%, c̣n năm nay thi thử vào tháng 4/2006 cũng trượt tới trên 70% (do coi không ngặt như năm ngoái), ấy vậy mà tỉ lệ đỗ tốt nghiệp lúc thi thật lên tới… 98% mới lạ.
Hệ quả là nhiều học sinh biết tỏng thể nào cũng đỗ, sinh tư tưởng lười học, chữ thầy trả cô sạch bách.
Kể đến đây, thầy tâm sự : Lúc đó tôi vô cùng khó xử, họ về rồi mà tôi ngồi ṿ đầu bứt tai, thầm kêu lên : “Tôi phải làm ǵ đây hở ông Bộ, ông Sở ơi ?”. Chẳng lẽ chúng ta cứ mặc nhiên phục vụ cái nhu cầu được giả dối đó của xă hội măi sao? Tôi ngồi suy nghĩ miên man…
Không được, đấu tranh thế là nửa vời. Cần phải cảnh tỉnh lương tâm toàn bộ thầy cô trong tỉnh Hà Tây ḿnh. Chừng nào c̣n t́nh trạng thu tiền “chống trượt” để bồi dưỡng giám thị, chừng đó c̣n giả dối trong thi cử.
Thầy Khoa cho hay, đợt thi tốt nghiệp vừa qua, tiền “bồi dưỡng ôn thi tốt nghiệp” (dân gọi là tiền “chống trượt”) mà các trường thu mỗi HS trong vùng như sau: Trường Vân Tảo 100.000đ, Thường Tín A 100.000đ, Tô Hiệu 80.000đ, Nguyễn Trăi 120.000đ, Phú Xuyên B 200.000đ… Tất cả đều dưới danh nghĩa học sinh tự nguyện, đóng góp cho Hội phụ huynh.
Thầy Khoa kể “Tiền này dùng để phong b́ cho giám thị, chi ăn uống 3 ngày, như Phú Xuyên A năm nay là 400.000đ/giám thị tiền phong b́, 300.000đ tiền ăn uống trong 4 ngày… Đổi lại, các giám thị phải làm ngơ cho người phục vụ, bảo vệ đi lại tự do để ném bài”.
Tôi hỏi lại, làm sao mà anh biết tiền ăn hết 300.000đ, thầy cười chua xót “th́ trước khi thi, họp giám thị, đại diện phụ huynh trường vào công bố như vậy mà”.
Năm nay, thầy Khoa được cử làm giám thị tại trường Phú Xuyên A. Sau khi vụ việc lộn xộn, bát nháo tại đây được dư luận cả nước biết đến, có người bảo “Trường Phú Xuyên A gặp hạn do cái ông Khoa khùng này rồi”.
Tại buổi bàn tṛn trực tuyến trên Tiền phong Online, có mặt cả ông Phó Chánh Thanh tra Bộ Trần Bá Giao, thầy Khoa bức xúc thuật lại : “Họ mang cả chồng lời giải, ngang nhiên vào tận pḥng thi văi như văi thóc cho thí sinh”.
Hôm đó, Phú Xuyên A đă thi được 4 môn mà không có cách ǵ để ngăn chặn được, 10h đêm ngày 1/6, suy nghĩ măi cuối cùng thầy Khoa quyết định gọi điện thoại trực tiếp cho Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bành Tiến Long để tŕnh bày sự việc.
Được sự động viên, khuyến khích của lănh đạo Bộ, thầy Khoa đă tiến hành ghi âm, ghi h́nh lại những hành động tiêu cực trong kỳ thi làm bằng chứng để nộp cho Bộ. Trước khi nộp “tang chứng, vật chứng” lên Bộ, thầy giáo Khoa cho biết, đă gọi điện cho một vị Phó GĐ Sở, nhưng ông này nói bận, hăy gọi lại sau v́ đang chỉ đạo thi (?!).
“Lạ là chờ măi tôi vẫn chẳng thấy Bộ làm ǵ, lại đùn xuống Sở. Tôi thấy cách xử lư này không ổn bèn quyết định công khai danh tính của ḿnh để tiếp tục đấu tranh chống tiêu cực. Và tôi trở thành người nổi tiếng… bất đắc dĩ từ đó.
Tôi cũng không ngờ báo chí lại vào cuộc mạnh mẽ đến thế. Hôm tôi được Sở mời tới làm việc, dễ có tới ba chục phóng viên các báo đài kéo tới chật cả sân Sở. Cũng mừng là giờ đây tôi không cảm thấy ḿnh đơn độc nữa rồi”.
Thiên hạ bây giờ cũng không ít người cho rằng thế là dại, chẳng được ǵ mà lại lụy tới thân, thậm chí có người c̣n suy diễn, chắc có vấn đề, động cơ ǵ đây mới làm um lên thế chứ…
Động cơ ǵ mà tố cáo?
Ngồi đối mặt, tṛ chuyện với người thầy tuổi Thân (SN 1968) có tới 2 bằng ĐH của Đại học Tổng hợp HN này (chuyên ngành Địa chất và Toán – Tin), cuối cùng tôi cũng t́m được điều lư giải mà người đời bây giờ thường cho đó là dại dột…
Người lo nhất bây giờ chính là người vợ hiền thân yêu của Đỗ Việt Khoa, chị kém anh tới 10 tuổi, xinh đẹp, nết na. Thầy Khoa kể, hôm có tờ báo điện tử đưa tin, đại loại chắc ông giáo này có ư đồ ǵ đây nên mới kiện cáo, cũng nhận phong b́ bồi dưỡng giám thị chứ có kém ai…, vợ anh đă bị sốc và khóc ṛng suốt cả đêm.
Chị lo cho chồng, lo cho gia đ́nh bé nhỏ của ḿnh cùng 2 đứa con nhỏ, ngộ nhỡ miệng lưỡi người đời oan nghiệt, họ vu cho ḿnh cái ǵ th́ sao ? Lại c̣n cái quán Net nhỏ bé mà chị ở nhà phụ giúp chồng kiếm đồng ra đồng vào ở chốn quê này nữa, ngộ nhỡ họ kiếm cớ hạch sách nọ kia th́… Khổ cho chị, suốt tuần nay người gầy hẳn đi v́ lo lắng, v́ sợ trả thù…
Thầy giáo Khoa rất yêu và tự hào về cái gia đ́nh bé nhỏ của họ, hai đứa con, cô lớn lên 10 c̣n cậu út mới lên 4 đều rất ngoan và học giỏi. Cô con gái lớn học lớp 4 từng được giải 3 học sinh giỏi toàn huyện.
Thầy bảo: “Hai đứa nó giống tính tôi, bắt nói dối cũng không thể nào nói được. Chúng ra ngoài đường thường bị trêu là tồ”.
Khoa lấy vợ muộn, năm 29 tuổi sau khi làm thầy giáo nhiều năm ở quê mới cưới vợ. Khoa cười bảo tôi: “Lúc cưới, cô dâu mới 19 tuổi, nhiều người cứ trêu bảo là tôi lấy học sinh, nhưng đâu phải. Tiêu chí của tôi là phải lấy được vợ thùy mị, nết na và xinh đẹp, không cần phải nhiều chữ quá. Cả mấy tiêu chí tôi đều có được”.
Rồi Khoa kể: “Vợ tôi hiền lắm, hồi mới về làm dâu toàn bị trêu là tồ. Cô ấy sinh ra và lớn lên giữa bản Mường ở vùng núi Kim Bôi, Ḥa B́nh mà, mặc dù là người Kinh”.
Măi đến tận khi báo đăng, người vợ hiền của Khoa mới tá hỏa lên khi biết chồng ḿnh lại cả gan làm cái chuyện động trời ấy. Nhưng sống với nhau lâu, chị đă quá hiểu tính khí anh, hễ ngoài đường mà có đám đánh nhau, thể nào anh cũng nhảy vào can ngăn cho bằng được.
Giải thích măi với vợ, cuối cùng chị cũng nghe ra, đành chịu mà rằng “Anh th́ cũng anh hùng quá rồi c̣n ǵ, thôi đâm lao đành phải theo lao…”.
Được cái, bố anh Khoa, nguyên kỹ sư Viện Thiết kế Thủy lợi (Bộ Thủy Lợi cũ) đă nghỉ hưu lại là người rất đồng t́nh ủng hộ anh.
Khoa nói “Tôi giống hệt ông cụ ở cái tính cương trực, ngay thẳng”. Cụ thấy tôi trên tivi, chỉ sang nhà và bảo “Cẩn thận nhé, có đủ bằng chứng không ?”.
Đứng trên bục giảng suốt 12 năm qua, là hàng chục lần thầy giáo Khoa được phân công coi thi đủ các cấp. Trước năm 1999, thầy Khoa cho hay, t́nh h́nh thi cử vẫn c̣n khá nghiêm túc. Nhưng sau đó, th́ mỗi lần đi coi thi tốt nghiệp về, từ tận đáy ḷng của người thầy trung thực này lại cảm thấy nhói đau…
Thầy Khoa tâm sự: “Tôi cũng có lần nhận phong b́ như những thầy cô khác, song nói thực những lần đó đêm về không ngủ được, cứ day dứt, áy náy lương tâm cái nghề làm thầy lắm. Sao ḿnh nỡ cầm ngần ấy tiền của bà con nghèo.
Nhiều lần tôi cay đắng tự hỏi ḷng ḿnh: Lẽ nào cái gọi là lương tâm lại bị người ta mua rẻ đến thế thôi sao ? Ngay từ năm học 2002- 2003, chịu không nổi tôi đă có ư kiến với Hội đồng thi này, họ nói sẽ sửa chữa, vậy mà năm nay t́nh trạng này lại tái diễn với mức độ nghiêm trọng hơn…”.
Là giáo viên Toán dạy giỏi (thầy Khoa c̣n tham gia dạy cả môn Địa lư nữa v́ có cả bằng về Địa chất), yêu nghề, rất chân thành và dân chủ với học sinh nên được các em yêu mến và kính trọng. HS của thầy Khoa nhiều em đă đoạt giải Nhất toán toàn tỉnh, có em thi đại học đạt điểm tuyệt đối 30/30, giờ đi du học tại Nga vẫn viết thư về cho thầy thường xuyên.
Thầy kể, HS ở quê, nhiều em nghèo lắm, đến tiền học phí 22.000đ/tháng cũng không đóng nổi. Tôi không như một số GV khác, đến kỳ nộp học phí em nào chưa có họ bắt nghỉ học về nhà lấy tiền, ở lớp tôi chủ nhiệm thường th́ ḿnh hay ứng trước cho một số em để nộp nhà trường cho đúng hạn. Có em nhà hoàn cảnh quá, tôi đành bịa ra là ḿnh xin được Hội Chữ thập đỏ nọ kia tiền hỗ trợ rồi, khỏi phải đóng. Nói vậy để em đó khỏi xấu hổ hoặc tủi thân thôi, tôi mà nói là tiền của thầy chắc em không dám nhận.
Tính tôi hay thương người nghèo, hồi c̣n sinh viên đi thực tập thăm ḍ khoáng sản cùng đoàn địa chất trên Sơn La, thấy bà con dân tộc bị hỏng máy khâu, tôi sửa hộ dễ đến vài chục chiếc, họ không có ǵ toàn bê gà đến cảm ơn. Tôi không lấy, biết chuyện về sau mấy anh trong đoàn phải cử hẳn một người ở nhà cùng tôi để thi thoảng nhận con gà cải thiện, họ bảo “không ở nhà giám sát, thằng này nó lại trả người ta thôi”.
Thầy Khoa kể, chuyện xin điểm ở trường tôi chưa bao giờ có, vậy mà vừa rồi có 2 vị phụ huynh lớp 11K mang phong b́ tới tận nhà, xin nâng điểm, tôi kiên quyết trả lại và nói các bác đă làm hư các em. Hôm sau tới lớp, tôi cũng đă phải nhắc nhở các học sinh này.
Kể tới đây, thầy Khoa lắc đầu buồn bă nói : “Tôi nghĩ, đă đến lúc xă hội ta cần bỏ thói quen chạy chọt trong học hành đi, cũng là cái bệnh thành tích cả thôi, con cái mà không có thành tích học tập theo ư ḿnh th́ ch́ chiết, rồi chạy vạy cho bằng được…”.
Cả cái trường Vân Tảo, thậm chí mấy vị lănh đạo cũ của Sở Hà Tây chắc từ lâu chả lạ ǵ tính khí trung thực, dám đấu tranh v́ lẽ phải của thầy giáo Đỗ Việt Khoa. Trường đang xây dựng lại, đi ngang qua thấy thợ trộn bê tông ǵ mà lạ - một nửa bao xi mà độn tới 5,6 thúng cát và 6,7 thúng đá – liền xông tới tắt ngay máy trộn không cho thợ làm nữa. Rồi những chuyện có thầy giáo nóng tính đánh học sinh, có thầy xâm phạm nữ sinh… tất cả đều bị thầy Khoa lên tiếng mạnh mẽ tới cùng.
Tính người thầy trung thực, khảng khái tới mức, sau đó được Hiệu trưởng phân công làm giám sát xây dựng một ngôi nhà 2 tầng khác, rồi chính anh cũng là người được phân công lập bản chấm thi đua rất chặt chẽ và khoa học cho các GV trong trường, song theo lời thầy Khoa, rất tiếc bao công sức hàng tuần liền với khả năng của 1 cử nhân Toán – Tin lập nên cái hệ thống chấm điểm đó lại bị người ta vứt xó không lư do.
Sau những ưu tư đầy trăn trở của anh, tôi hỏi thẳng “Thầy giáo vẫn c̣n yêu nghề chứ ?”.
Khoa im lặng giây lát rồi bộc bạch “Vẫn yêu cái nghề trồng người cao quí này lắm. Nhưng mà nếu t́nh trạng tiêu cực không chấm dứt, có lẽ tôi cũng phải dứt áo ra đi… Cũng mừng là xă hội c̣n nhiều người thầy tâm huyết như thầy Văn Như Cương, trong bàn tṛn trực tuyến của TPO, chính ông đă có lời mời tôi về dạy tại trường dân lập Lương Thế Vinh nếu… Song tôi tin là sẽ không có chữ nếu này”.
“Mong ước trong nghề của tôi là xă hội cần có những người thầy cho đúng nghĩa, hăy dạy cho học sinh chúng ta trước hết cái tính trung thực, nói thật. Ngành Giáo dục – Đào tạo phải làm sao cho đúng nghĩa của từ này, dạy người th́ phải đi trước người, phải làm gương cho cả xă hội chứ, sao lại chấp nhận tiêu cực, c̣n ǵ là Giáo dục nữa…”.
Tôi đấu tranh v́ lẽ đó, chứ tuyệt nhiên không v́ mục đích nào khác, danh lợi càng không ham. Có người gợi ư tôi vào Đảng, tôi nh́n trước ngó sau rồi trả lời “Hăy cứ để tôi ở ngoài đă, như vậy dễ nói, dễ đấu tranh hơn”.
Trước khi chia tay, thầy giáo Đỗ Việt Khoa thanh minh:
“Có tờ báo giật tít "Giám thị tố cáo giám thị", tôi gọi điện nhờ sửa nhưng họ không sửa. Thực ḷng tôi cũng như đa số các thầy cô khác chỉ là nạn nhân, tôi chỉ muốn đấu tranh cho sự trung thực trong cái nghề này mà thôi. Tôi không muốn tố cáo thầy cô nào cả, chỉ muốn chấm dứt kiểu thi cử này.
Các em học sinh mà ngộ nhỡ v́ tôi bị đánh trượt mong cũng thông cảm cho, tôi không muốn thế, chỉ muốn các em hăy vào đời bằng chính đôi chân của ḿnh. Tôi đành làm một người nổi tiếng bất đắc dĩ”.
Nguyễn Việt Hùng
|
|
rongchoi123
member
REF: 406466
11/24/2008
|
Bài này lẽ ra nên để trong mục đời sống th́ đúng hơn.
Dù sao cái này cũng giống với tâm sự của những người Việt muốn đất nước dân chủ, giàu mạnh hơn. Sống ở đời đành phải "mũ ni che tai" đôi lúc cũng muốn làm anh hùng như thầy Khoa nhưng nghĩ đến chuyện bể nồi cơm th́ rụt cổ thôi.
Cám ơn bác goldsnow, vụ thầy Khoa tố cáo tiêu cực đă lâu sau đó không nghe nói ǵ đến cuộc sống của ông nữa, nay có bài này mới vỡ lẽ ra: chống tiêu cực ở VN không phải dễ, trừ phi là cán bộ hưu trí có chức quyền th́ có thể an toàn sau đó, như ông đại tá bộ đội ở Đồ sơn vậy, c̣n dân thường hay viên chức loại tép th́ mũ ni che tai cho rồi.
|
|
doimuathu
member
REF: 406623
11/25/2008
|
Mệt mỏi! Lẽ ra thầy Khoa cần phải có phương pháp đấu tranh kín đáo hơn.
Và hiện nay người giáo viên này đơn độc quá rồi. Bộ trưởng Bộ GD cũng không làm ǵ đâu, bằng chứng là trên đưa xuống dưới, dưới làm ngơ mặc trên nói ǵ th́ nói.
Sĩ diện khoa cử bằng cấp Nho học hàng ngh́n năm đă thấm sâu vào đầu óc người Việt nam, đâu phải ngày 1 ngày 2 mà thay đổi được.
Xưa kia các cụ Đồ Nho chỉ cần có cái Bằng là được xă hội kính nể v́ sự hiểu biết, chứ kiến thức học được gần như không có giá trị áp dụng trong thực tiễn. Nho học mới chỉ bị xoá bỏ hoàn toàn cách đây gần 1 thế kỉ, ngày nay đa số các bậc phụ huynh vẫn chỉ mong con được "học sinh giỏi" để mở mày mở mặt với thiên hạ chứ chưa hiểu được là bằng cấp chỉ có giá trị khi biết cách vận dụng kiến thức vào thực tế, Học sinh th́ đua nhau thi vào các trường có tiếng chứ chưa biết cách chọn trường cho phù hợp với khả năng và năng khiếu. Họ đua nhau thi vào trường Ngoại giao,Ngoại thương, Tài chính...với hi vọng ra trường được làm việc đúng nghề đă học, nhưng sai lầm ở chỗ họ nghĩ: Học Tài chính phải làm Ngân hàng, Kho bạc, Bộ Tài chính, chứ không hiểu rằng ở bất cứ Công ty của bất cứ nghành nghề Kinh doanh nào cũng cần những người học Tài chính Kế toán, ngành Ngoại giao Việt nam mỗi năm chỉ tuyển có 30-50 nhân viên mới mà Học viện Ngoại giao của chính Bộ Ngoại giao mỗi năm cho ra trường mấy trăm cử nhân. Và ngay Bộ Ngoại giao cũng cần Kĩ sư các ngành nghề khác nhau.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa đă húc đầu vào 1 bức tường đă của sự cổ hủ ngh́n năm, của sự quan liêu đáng sợ.
Có lẽ việc tuyên bố từ bỏ nghề dạy học của Thầy Khoa (nếu xảy ra)sẽ gây được tiếng vang hơn là tiếp tục những việc làm vô vọng nhưng đang mang lại cho thầy Khoa và gia d́nh nhiều điều phiền toái và nguy hiểm. Những chắc chắn dù có vang dội đến đâu, đó cũng chỉ là tiếng vang của 1 ḥn đá được ném xuống 1 cái ao tù, làm mọi người giật ḿnh quây lại xem có chuyện ǵ, nhưng sau đó tất cả lại b́nh thản tiếp tục công việc của ḿnh.
Nhưng chắc chắn cơ sự cũng chưa đến mức tuyệt vọng như vậy, vẫn c̣n rất nhiều người không bị cuốn theo cái danh vọng hăo của những tấm "giấy khen học sinh giỏi", coi trọng giá trị thực của tấm bằng tốt nghiệp.
Thầy Khoa nên t́m cách tuyên truyền để các bậc cha mẹ học sinh hiểu được giá trị đích thực của Kiến thức, do đó họ sẽ không t́m cách "mua điểm", "mua Giám thị" nữa, đấu tranh với chính cái cơ chế Giáo dục thi cử hiện nay mà nó đang là môi trường tạo ra và nuôi dưỡng "bệnh thành tích" và "bệnh học thêm", đó cũng là 1 cách chống tiêu cực toàn diện và có tác dụng về lâu dài. Nếu không chống được tiêu cực ở 1 ḱ thi, 1 Hội đồng thi thi vẫn c̣n hàng trăm ḱ thi và Hội đồng thi khác. Chống được nạn dạy thêm ở 1 trường th́ hàng ngh́n trường khác vẫn c̣n.
Nguyên lí thật là đơn giản Thầy Khoa ạ: Ao tù th́ có nhiều muỗi, nếu đi giết từng con muỗi th́ không bao giờ hết muỗi, nếu tát cạn hoặc thay nước sạch cho cái ao đó, tự nhiên không c̣n muỗi nữa!
Cón cứ xông vào đàn muỗi mà đập th́ bị muỗi cắn phát sốt là đương nhiên!
|
|
aka47
member
REF: 406628
11/25/2008
|
Nguyên lí thật là đơn giản Thầy Khoa ạ: Ao tù th́ có nhiều muỗi, nếu đi giết từng con muỗi th́ không bao giờ hết muỗi, nếu tát cạn hoặc thay nước sạch cho cái ao đó, tự nhiên không c̣n muỗi nữa!
.....................
Tát nước hay thay nước đều mất công mà tổn phí rất cao.
Chỉ cần bỏ vô vài con GOLDFISH bảo đảm một tuần hổng c̣n cái trứng muỗi.
Nói cho vui thôi chứ vụ Thày Khoa quá nổi tiếng từ mấy năm nay th́ không ai ngó lơ được đâu. Huống chi bây giờ lại như thế này.
Lệnh trên đă đưa xuống: Yêu cầu giăi quyết dứt điểm , điều tra lỗi đến đâu giăi quyết đến đấy càng sớm càng tốt và không quên bảo vệ anh ninh cho Thày Khoa .
hihii
|
|
anhtaduong
member
REF: 406648
11/25/2008
|
Chào cả nhà,
Đọc xong bài báo trên, em giật ḿnh không ngờ những ngướ muốn cải cách đưa cái tốt đẹp vào đớ sống th́ lại bị trù dập thậm chí c̣n bị đe doạ cả đến tính mạng cuả ngướ chống tiêu cực và luôn cả ngướ thân nưă. Vậy th́ đến bao giờ mơí vươn lên bằng các nước giàu mạnh đây.
Trên thế giới có khoảng 183 nước, VN ở lănh vực nào cũng đều xếp vào loại gần thứ chót. Chúng ta đâu có tệ như vậy phải không ? Chỉ v́ những tư tưởng lạc hậu, bảo thủ , những hành vi xấu xa cứ được bao che, những cái hay cái đẹp th́ bị trù dập, đe doạ...
Chúng ta có bao giờ tự hoỉ, 1 hăng xưởng nước ngoài vạ VN sao trả giá công nhân rẻ bèo mà lại đó hoỉ kiến thức cuả 1 ngướ có tŕnh độ đại học không ???.
Bằng cấp được mua bán bằng tiền rồi th́ lấy kiến thức đâu ra để cai quản 1 hăng xưởng, thiếu học lực làm sao cạnh tranh trên thương trường, đó là chưa kể thiếu đạo đức sẽ dẫn đến những việc làm tồi bại, gây bao nhiêu chuyện tai tiếng hoặc tử vong ...v...v...
Mong rằng mọi ngướ sẽ ủng hộ thầy Đỗ Việt Khoa, chấn chỉnh lại ngành giáo dục, nền tảng tương lai cuả văn minh và tự do, hạnh phúc.
|
|
goldsnow142
member
REF: 407101
11/27/2008
|
Tâm sự của học tṛ 'Người đương thời' Đỗ Việt Khoa
Tôi là học sinh cũ của trường THPT Vân Tảo, đă từng học thầy Khoa và cũng ở gần nhà thầy nên tôi hiểu gia đ́nh thầy đă và đang phải đối mặt với những nguy hiểm như thế nào do bị trù dập.
Người gửi: Ke that tha
Thầy quá đơn độc trong việc đấu tranh chống tiêu cực. Các đồng nghiệp ở trường (cũng là các giáo viên cũ của tôi) hầu như không ai đứng ra ủng hộ. Họ yên lặng, thờ ơ.
Không biết các thầy cô đó sẽ dạy dỗ học sinh của ḿnh thế nào đây? Chẳng lẽ các thầy cô đó sẽ dạy học sinh rằng, phải biết im lặng với những việc không liên quan đến ḿnh, đừng nhúng tay vào "việc của người khác"?
Tôi cũng cảm thấy thất vọng với cách xử lư của các cơ quan quản lư giáo dục. Với cách quản lư thế này có lẽ việc trông chờ có một nền giáo dục trong sạch vẫn chỉ là viễn cảnh xa vời.
Chúc thầy Khoa tiếp tục vững vàng trên con đường đă chọn!
Người gửi: Hải Đăng
Em là người Hà Tây và là học sinh cũ của thầy Long, người đă sát cánh cùng thầy lên tiếng chống tiêu cực trong giáo dục nên hơn ai hết em hiểu và chia sẻ với thầy. Ngày hôm nay em cũng vừa đi tặng quà cho cô giáo của con, nhưng khi tặng phong b́ cho cô, em không cho con biết sợ ảnh hưởng xấu tư duy trong sáng của chúng.
Em cũng buồn lắm với cái mặt trái của ngành giáo dục nhưng biết làm sao được? Thầy hăy cố gắng lên, chúng em vẫn luôn bên cạnh thầy măi măi... Xin chúc thầy và gia đ́nh mạnh khỏe!
|
|
goldsnow142
member
REF: 407314
11/28/2008
|
Thầy Đỗ Việt Khoa “khẩu chiến” với lănh đạo trường Vân Tảo
Mối quan hệ “cơm chẳng lành” giữa người đương thời Đỗ Việt Khoa và lănh đạo trường PTTH Vân Tảo dường như càng khó gỡ sau vụ cướp máy ảnh, đe doạ của 2 bảo vệ trường. Người than bị “tẩy chay”, người đau đầu v́ chưa cách ǵ “xử” dứt điểm.
Ngồi trong ṿng vây của gần hai chục phóng viên, nhà báo cùng một số người hâm mộ, “người đương thời” Đỗ Việt Khoa liên tay phát từng tập “đơn tố cáo”. Chiếc điện thoại di động trong tay thầy Khoa đổ chuông liên hồi. Thao tác bật mở loa ngoài, máy ghi âm đặt trước mặt, thầy Khoa mới bấm nút trả lời.
Nhận xét về sự thay đổi của trường Vân Tảo trong 2 năm, từ khi có hiệu trưởng mới về lănh đạo, thầy Khoa cho rằng, sau vụ tố cáo gian lận tại trường thi 2006 của ḿnh và sau đó có cuộc vận động “hai không” của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, học sinh khắp nơi, không cứ ǵ trường ḿnh có chuyển biến tích cực.
Nói riêng về trường ḿnh, “người đương thời” tố ngay: thầy hiệu trưởng đề ra một số luật riêng khiến học sinh rất sợ. Thầy Khoa khẳng định, đă góp ư trực tiếp với vị lănh đạo trường nhiều lần nhưng bị quát mắng là “có biểu hiện chống đối hiệu trưởng, nghị quyết của tập thể”.
“Thầy hiệu trưởng ở đây có đặc điểm là độc quyền, độc đoán, không nghe ai, anh em góp ư không được” - ông Khoa khái quát.
Về việc cho rằng ḿnh bị trù dập, thầy Khoa dẫn chứng là không hề bỏ một tiết nào, nhưng cuối năm lại được “ăn” cái án không hoàn thành nhiệm vụ. Thầy Khoa biện giải, năm 2007, có buổi đă báo người dạy thay v́ bận việc nhưng sau đó vẫn bị trường lập biên bản, đưa xuống lớp “ép” học sinh kư là giáo viên bỏ dạy 2 tiết.
Thầy Khoa cũng than, trong trường chỉ có bản thân ḿnh rơi vào cảnh… đứng lệch phe với thầy hiệu trưởng. Về tỷ lệ tín nhiệm 0%, thầy Khoa khẳng định, không phải đồng nghiệp trong trường Vân Tảo không ủng hộ mà do thầy hiệu trưởng áp đảo làm họ sợ.
“Sự áp đảo của thầy khiến không ai dám ho he phát biểu, dù nửa câu. Có người ủng hộ tôi đă bị quát mắng giữa hội đồng đến sợ xanh tái, ngă liêu xiêu giữa cuộc họp. Có người gọi điện bảo tôi là cả trường bây giờ chỉ hi vọng mỗi ḿnh tôi thôi” - thầy giáo nổi tiếng phân trần trong khi nhẩm tính, trên 2/3 cán bộ giáo viên ủng hộ ḿnh, chỉ v́ “anh em sợ, không dám lên tiếng”. Những lời đe doạ ấy, theo lời “người đương thời”, đều đă được ghi âm.
Trước câu hỏi về việc bản thân có nghĩ nguyên nhân bị cô lập, đồng nghiệp xa cách là do cách hành xử, thường xuyên mang theo máy ảnh, ghi âm để chộp lại những lời của mọi người và tố cáo lên trên, thầy Khoa phủ nhận: “Tôi chỉ buộc phải ghi âm v́ biết chắc lúc đó, hiệu trưởng sẽ “khủng bố” tôi”.
Người đương thời c̣n không giấu suy nghĩ, ngay thanh tra Sở GD-ĐT Hà Tây (cũ) cũng muốn bao che cho “sự loạn ngôn, lộng hành” của hiệu trưởng trường Vân Tảo. “Tôi cũng ghi âm lại câu thanh tra động viên tôi… xuống nước”.
Trước thông tin có tố cáo của học sinh, phụ huynh về việc bản thân vi phạm quy định, thầy Khoa lư giải là do học sinh lớp thầy cũng bị ép buộc viết. “5 “tay chân” của thầy hiệu trưởng, gồm 3 thư kư đe doạ cả lớp bắt phải kư đơn. Tôi ghi âm đầy đủ lời học sinh nói lại sau đó”.
Đặt vấn đề, có luồng ư kiến cho rằng sau “chiến tích” năm 2006, nhất là sau khi lên chương tŕnh “người đương thời”, trở về thầy mắc bệnh “sao” nên có một số hành xử vượt quá phạm vi, chưa đúng chuẩn mực của một giáo viên, thầy Khoa phản ứng ngay.
“Tôi cho vụ 2006 là một nỗi xấu hổ của bản thân. Sau 2006, tôi muốn cúi đầu xuống như một kẻ nhu nhược và sự thật là tôi đă cúi đầu”.
Thầy Khoa phân trần, với bất cứ việc ǵ của thầy hiệu trưởng lúc đó, bản thân đă nhắm mắt làm ngơ, không can thiệp. “Nhưng không ngờ thầy hiệu trưởng là một nhân vật đặc biệt về tính cách. Tôi quan niệm tránh voi chẳng xấu mặt nào nhưng con voi này vừa to vừa… ác, không cho ḿnh tránh, quyết tâm tiêu diệt ḿnh”.
Kết lại, thầy Khoa cho rằng, để giải quyết quan hệ giữa ḿnh và tập thể trường Vân Tảo, trong đó có hiệu trưởng Lê Xuân Trung, hướng duy nhất, hướng gỡ bế tắc và cũng là hướng đúng pháp luật lúc này là lănh đạo Tp.Hà Nội tạm đ́nh chỉ thầy hiệu trưởng để thanh tra tất cả những sai phạm của nhà trường.
Hiệu trưởng Lê Xuân Trung: Thầy Khoa chỉ có tư tưởng chống và… phá
Trước thông tin “người đương thời” bày tỏ cảm giác “bị cô lập trong trường”, thầy hiệu trưởng Lê Xuân Trung thẳng thắn cho rằng, trước hết, thầy Khoa phải xem lại hành vi cư xử, mối quan hệ cuộc sống cũng như quá tŕnh công tác ở trường của ḿnh.
Thầy Trung lư giải: “Đó có thể là điều thầy Khoa tự cảm nhận. Sự thật không phải thầy Khoa bị xa lánh, cũng chẳng phải kỳ thị nhưng dễ thấy, cả học tṛ và đồng nghiệp đều rất quan ngại khi tiếp xúc v́ thầy Khoa hay dùng cách ghi âm, những câu hỏi “gợi mở” để đưa người ta vào bẫy, nhiều khi bị liên luỵ nên người ta… ngại”.
Về “án” không hoàn thành nhiệm vụ, hiệu trưởng trường Vân Tảo khẳng định, thầy Khoa nhiều lần bỏ giờ, bỏ tiết… Những vi phạm kỷ luật này, nhà trường đều có biên bản lưu giữ.
Thầy Trung nói, nếu hiệu trưởng được quyền quyết định, thầy Khoa đă không c̣n đứng trong đội ngũ nhà giáo. Hiệu trưởng trường Vân Tảo cho biết đă báo cáo lên Sở GD-ĐT Hà Tây (cũ), xin ư kiến xử lư về việc liên tiếp vi phạm kỷ luật của thầy Khoa nhưng do quá quan ngại việc thầy Khoa đă trở thành “người đương thời” nên Sở vẫn do dự, chần chừ.
Tuy nhiên, đề cập đến động thái từ phía nhà trường, thầy hiệu trưởng cũng thừa nhận: có “e dè” trong việc đặt vấn đề kỷ luật thầy Khoa. Trường cũng chưa một lần tổ chức họp xét kỷ luật thầy Khoa cũng như chưa có văn bản đề nghị biện pháp xử lư với cơ quan quản lư cấp trên.
Về những nội dung thầy Đỗ Việt Khoa tố cáo sai phạm của Ban giám hiệu và cá nhân ḿnh, hiệu trưởng trường Vân Tảo, thanh tra Sở đă làm việc và thông qua dự thảo mà chính thầy Khoa cho rằng có sự bao che.
Hiệu trưởng Lê Xuân Trung giọng gay gắt: “Thầy Khoa muốn phủ nhận tất cả, không thừa nhận việc làm nào của tôi là tích cực. Trong tư tưởng của thầy Khoa, chỉ có chống và… phá, thiếu xây dựng. “Xây” là phải làm tốt chuyên môn, ủng hộ hoạt động của nhà trường. Việc chúng tôi thắt chặt nề nếp, kỷ cương được học sinh và phụ huynh thừa nhận th́ thầy Khoa lại cho rằng thế là hà khắc”.
Dù mối quan hệ giữa “người đương thời” với tập thể trường có vẻ khó “hàn gắn”, hiệu trưởng Trung cũng thành thật, hiện trường cũng đang lúng túng về cách giải quyết. Về kiến nghị mà thầy giáo chống tiêu cực nêu ra với thanh tra - đ́nh chỉ công tác Ban giám hiệu trường - thầy Trung nhận xét là “xấc” và không hiểu luật.
Ông Trung cũng kiến nghị, sau khi có kết luận chính thức của thanh tra, nếu xác định tố cáo của thầy Khoa sai sự thật, phải có biện pháp xử lư cụ thể. Những phần lỗi kết luận về ḿnh, ông Trung khẳng định, xin chịu trách nhiệm theo quy định.
P.Thảo
Xem xét lại năng lực quản lư của Hiệu trưởng trường Vân Tảo
“Người có năng lực quản lư tốt là người phải có khả năng làm nội bộ đơn vị ḿnh ổn định, yên tâm công tác. Với trường THPT Vân Tảo, sau đây Sở sẽ đánh giá lại thực tế toàn bộ công việc” - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết.
Cũng theo Giám đốc Sở, ông Nguyễn Hữu Độ, Sở GD-ĐT Hà Nội đă cử người xuống nắm t́nh h́nh và giao nhiệm vụ cho trường: xác định rơ trách nhiệm quản lư liên quan đến cán bộ công chức viên chức, có kiểm điểm, kiểm tra theo dơi và báo cáo vụ việc. Đồng thời, xử lư trường hợp bất thường xảy ra để đảm bảo an toàn cho tính mạng thầy Khoa.
Sở yêu cầu, trước 30/11, có kết luận cuối cùng về những tiêu cực của trường có liên quan trực tiếp đến hiệu trưởng Lê Xuân Trung mà thầy Khoa đă tố cáo. Lănh đạo và tập thể nhà trường phải cam kết có trách nhiệm bảo vệ tính mạng của thầy Khoa.
Trong tuần này, Thanh tra của Sở sẽ tiếp tục xuống làm việc với trường và cả thầy Khoa. Tinh thần xử lư của Sở là lỗi và tội đến đâu th́ sẽ xử lư đến đó, công bằng khách quan và đảm bảo quyền lợi của cán bộ.
“Khi sự việc được làm sáng tỏ, Ban giám hiệu nhà trường phải có trách nhiệm giải quyết, không chỉ cá nhân hiệu trưởng mà c̣n tập thể, công đoàn. C̣n trong thời gian chờ điều tra, phải cố gắng ổn định về công việc, cam kết đảm bảo về tính mạng, tài sản cũng như ổn định không khí nhà trường để không thiệt tḥi cho học sinh” - ông Độ cho hay.
Được biết, trong cuộc làm việc đầu tiên giữa Thanh tra Bộ và Sở GD-ĐT vào hôm 22/11 vừa qua, thầy giáo Đỗ Việt Khoa đă có kiến nghị đ́nh chỉ công tác của những người có liên quan để tập trung làm rơ sự việc thầy đă bị hành hung và lăng mạ tại nhà riêng vào tối 14/11.
M.M
|
|
goldsnow142
member
REF: 407356
11/28/2008
|
“Thầy Khoa hay hiệu trưởng sai đều xem xét xử lí”
PGĐ Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội, Nguyễn Hữu Hiếu cho biết, trong tháng 11 sẽ có kết luận thanh tra về vụ việc của thầy Đỗ Việt Khoa và trường THPT Vân Tảo. Cũng theo ông Hữu, dù thầy Khoa hay Hiệu trưởng nhà trường sai đều xem xét xử lí.
Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên Dân trí, phải chăng “có vấn đề” trong công tác thanh tra của ngành Giáo dục khi thầy Khoa tố cáo trường THPT Vân Tảo từ tháng 12/2007, nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa có kết luận cuối cùng, đại diện Sở GD- ĐT đă đưa ra hàng loạt lí do.
Theo đó, ngay sau khi có đơn của thầy Khoa, Sở đă nhanh chóng vào cuộc, làm việc tích cực, sau hai tháng đă có dự thảo kết luận thanh tra, nhưng dự thảo này không được thầy Khoa chấp nhận. Tiếp đó do vướng bận thi tốt nghiệp lần 1, lần 2 và do mở rộng Hà Nội… nên vụ việc đă bị gác lại.
Đáp lại mối bận tâm nhất hiện nay là thời điểm sẽ có kết luận thanh tra, ông Nguyễn Hữu Hiếu cho biết, hiện Sở đă có dự thảo kết luận và Chánh Thanh tra Sở đang hoàn tất các kết luận cuối cùng. Tinh thần được Giám đốc Sở GD - ĐT Thành phố chỉ đạo là sẽ có kết luận cuối cùng về vụ việc trong tháng 11 này.
Khi được hỏi quan điểm về việc thầy Đỗ Việt Khoa chống tiêu cực, nhưng không được đồng nghiệp yêu mến, thậm chí cô lập, đe dọa, ông Hiếu cho rằng, chưa thể có câu trả lời khi chưa có kết luận cuối cùng của thanh tra. Tuy nhiên, ông Hiếu khẳng định, tinh thần chỉ đạo là không bao giờ trù dập, trù úm cán bộ bên dưới. Sở ghi nhận và hoan nghênh những ư kiến của thầy Khoa v́ dù sao, đây cũng là cơ hội để ngành xem xét lại, điều chỉnh cho tốt hơn.
Sau khi có kết luận thanh tra, nếu tố cáo của thầy Khoa là sai hoặc thầy Khoa có những vi phạm qui chế chuyên môn, Sở sẽ xem xét xử lí. Tương tự như vậy, nếu hiệu trưởng trường THPT Vân Tảo mắc khuyết điểm, vi phạm qui định chung cũng sẽ xem xét xử lí.
Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long đề nghị Sở GD - ĐT hết sức cẩn trọng trong việc kết luận vụ việc. Đúng sai của vụ việc thế nào, Sở sẽ chịu trách nhiệm trước Thành ủy, UBND TP.
Mạnh Cường
|
|
rongchoi123
member
REF: 407426
11/28/2008
|
Ở VN, tại các cơ quan nhà nước sếp là vua. Tôi đă từng làm nhà nước nên biết, nói chung thầy Khoa chống lại sếp th́ chỉ có nước húp cháo thôi hi,hi...
.
Thường sếp là người có vây cánh rất mạnh, cấp trên đỡ đầu thế mới lên chức sếp được. Mấy thầy trong trường cũng nhiều ông ba phải lắm, gặp thầy Khoa th́ ra mặt ủng hộ thầy, gặp sếp th́ một hai dạ thưa sếp đúng "thằng" Khoa nó sai!!!
Cái này tôi đă từng làm nhà nước vài năm và gặp phải nhiều tay sau lưng sếp th́ nói khác mà trước mặt sếp th́ nói khác. Nói thô tục th́ "dạ trước mặt, c...sau lưng!"
|
|
lynhat
member
REF: 407428
11/28/2008
|
Rongchoi123,
Làm việc cho sếp mà không nghe lời sếp bộ muốn đói nhăn răng sao?
|
|
rongchoi123
member
REF: 407475
11/28/2008
|
Th́ đă nói ở trên rồi, sếp là vua, căi sếp có nước húp cháo mà.
Vụ này nêu đưa lên cấp trên phân xử th́ 80% thầy Khoa thua là cái chắc. Lí là lí của kẻ mạnh mà. Mạnh v́ gạo, bạo v́ tiền Huống hồ sếp c̣n có quyền và dù che nữa th́ thầy Khoa thua rồi. Thầy Khoa tin mấy ông bà đồng nghiệp ở trường có nước mắc bẫy họ.
|
|
anhtaduong
member
REF: 407479
11/28/2008
|
Bơỉ vậy mơí noí, học cho giỏi, bằng cấp cao mà thiếu đạo đức, thiếu suy nghĩ th́ chỉ hại cho dân chúng mà thôi.
Ở các nước văn minh, ngướ ta c̣n năn nỉ nhân viên phản ảnh những khúc mắc trong công việc hay trong đớ sống hàng ngày. Mỗi một góp ư đều được hoan nghênh và rút ra làm bài học để cùng nhau xây dựng công xưởng, đất nước cho đẹp hơn, tốt hơn...
Ḿnh khác họ ở chỗ đó. V́ kế sinh nhai, v́ quyền lực ô dù, thấy mà không dám noí, biết là sai mà vẫn làm ...Những ngướ như thầy Khoa trước sau ǵ th́ cũng bị trù dập và đây là một trong những tấm gương thiết thực nhất để mọi ngướ thấy đó mà sợ không dám góp ư phải trái thêm nưă.
Rồi đất nước sẽ đi về đâu khi những đốm lưả sáng ngớ như Thầy Khoa đă và đang bị dập tắt....
|
|
aka47
member
REF: 407483
11/28/2008
|
Mấy anh tiêu cực quá...
Dám cá độ hông? 5 ăn 1 thui.
AK nói Thày Khoa sẽ thắng đó.
Hổng tin cứ chặt đầu AK đi.
hihii
|
|
jany
member
REF: 407588
11/29/2008
|
xem chừng trong thời buổi nhố nhăng này muốn giữ ḿnh trong sạch đă khó,muốn làm cho đời trogn sạch càng khó.
chẳng mấy nữa mà ta cũng bước lên bục giảng,nh́n cảnh này,ngán quá.
đă từng yêu cái nghề này bit bao.chẳng fải v́ cái danh hăo "nghề cao quư nhất trong những nghề cao quư".
chẳng fải v́ lí sự của ng già "con gái học sư fạm cho dễ lấy chồng".
cũng ko hẳn chỉ v́ mong giảm bớt khoản học fí cho gia đ́nh đỡ gánh nặng.
đơn giản v́ đó là t́nh yêu đă đc ươm mầm từ những ngày c̣n thơ dại.
thế nhưng...
đường đời sao nhiều băo tố.
thời cuộc mỗi ngày một khác.tận mắt đă chứng kiến nhiều ng bán rẻ tư cách ng thầy ,trong ḷng chua xót quá.
mà liệu ta có thoát nổi cạm bẫy ko? có giữ nổi ḿnh trc những cám dỗ??
chẳng ai nói trc đc điều ǵ.
những điều hôm nay ta ghê tởm - biết đâu ngày mai chính ta lại làm ???
|
|
aka47
member
REF: 407626
11/29/2008
|
những điều hôm nay ta ghê tởm - biết đâu ngày mai chính ta lại làm ???
..............
AK thấy câu này hay quá , đúng quá.
AK phê tṛn 10 điểm.
hihii
|
|
anhtaduong
member
REF: 407627
11/29/2008
|
những điều hôm nay ta ghê tởm - biết đâu ngày mai chính ta lại làm ???
-----Hi, Jany--------
Vậy th́ ngay từ bây giờ chúng ta hăy bắt tay vào tẩy xoá dần những điều ghê tởm đi, để ngày mai chúng ta không phải lo sợ cho lương tâm sẽ bị vấy bùn.
Vẫn biết là noí th́ dễ, làm th́ khó. Ḿnh hăy quan sát một em bé vào tuổi mẫu giáo rồi vạ lớp một. Mỗi ngày học một ít, từ lúc c̣n ngượng nghiụ vơí những mẫu tự a,b,c, cho đến lúc tập đồ những con chữ ng̣ng nghèo như giun dế. Qua 1 thớ gian cố gắng, bé đă biết đọc, biết viết và biết hoỉ ngướ lớn tại sao...tại sao bầu trời lại màu xanh, tại sao ḿnh lại bảo lửa th́ nóng và máu có màu đỏ?.
Nếu mỗi ngướ chúng ta, ai cũng tự đặt câu hoỉ tại sao? và đừng làm ngơ vơí những điều sai trái th́ công bằng sẽ tồn tại và lớn mạnh, tiêu diệt dần những điều ghê tởm mà chúng ta lo sợ không biết khi nào sẽ tơí phiên ḿnh vấy vào...
Noí cho khuây khoả vậy thôi chứ VN chúng ḿnh c̣n lạc hậu lắm. Tấm gương Thầy Khoa rơ ràng quá rồi. Bị trù dập như vậy, sức mấy ai mà dám noí năng ǵ nưă.
Tuyệt chiêu .
|
|
goldsnow142
member
REF: 408129
12/01/2008
|
Thầy Khoa sẽ yêu cầu thanh tra tiếp trường Vân Tảo
Sau khi nghe thanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo kết luận thanh tra nội dung đơn tố cáo, chiều 1/12 thầy Đỗ Việt Khoa cho biết, sẽ tiếp tục yêu cầu thanh tra trường THPT Vân Tảo.
Thầy Khoa cho biết sẽ tiếp tục yêu cầu thanh tra lại một số nội dung.
Chiều 1/12, tại trường THPT Vân Tảo (Thường Tín, Hà Nội), thanh tra Sở GD&ĐT Hà NộI đă thông báo kết luận về đơn tố cáo tiêu cực của thầy giáo Đỗ Việt Khoa, sau khi tiến hành thanh tra tại trường này từ ngày 7/1 đến 23/4/2008.
Theo đó, thanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, một số tố cáo của thầy Đỗ Việt Khoa là đúng nhưng cũng có nhiều điểm tố cáo sai hoặc chưa đủ cơ sở để kết luận trường có sai phạm.
Cụ thể, trường THPT Vân Tảo tổ chức cho học sinh lớp 12 học chính khóa môn Tin học và cho điểm tổng kết môn học khi chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên là chưa đúng với quy định. “Trách nhiệm này thuộc về ông hiệu trưởng” - Thanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định.
Bên cạnh đó, trường THPT Vân Tảo tổ chức dạy, học thêm cho một số lớp khi chưa có hồ sơ xin cấp phép theo quy định của dạy thêm học thêm mà UBND tỉnh Hà Tây đă ban hành ngày 13/8/2007. Mức thu 5.000 đồng/một ca học thêm 100 phút là cao hơn mức do UBND tỉnh quy định tại quyết định ban hành ngày 13/8/2007 (quy định 1.300 đồng/tiết học”. V́ thế, “trách nhiệm này thuộc về ông hiệu trưởng nhà trường”.
Trong đơn, thầy Khoa tố cáo trường thu các khoản tiền trái quy định hàng trăm triệu đồng, thu học phí cả năm. Kết luận thanh tra khẳng định, trường không có quy định thu học phí cả năm, tùy theo điều kiện kinh tế của gia đ́nh mà học sinh nộp theo quư hoặc cả năm.
Các quỹ Hội Cha mẹ học sinh, tài năng, photo đề thi… do Hội Cha mẹ học sinh tự tổ chức, nhờ giáo viên chủ nhiệm thu và thủ quỹ nhà trường giữ hộ… “Những khoản thu trên do giáo viên chủ nhiệm thu và gửi vào quỹ nhà trường là sai”.
Ngoài ra, việc thu quỹ hoạt động tập thể của Đoàn trường bằng cách mỗi học sinh là đoàn viên, thanh niên đóng 30.000 đồng/học kỳ là không đúng quy định. Trách nhiệm thuộc về bí thư Đoàn, bí thư chi bộ và hiệu trưởng trường THPT Vân Tảo.
Thanh tra Sở GD&ĐT cũng kết luận, trường THPT Vân Tảo cho học sinh có điểm dưới trung b́nh ôn tập và làm bài kiểm tra lại để lấy điểm mới thay điểm cũ học kỳ 1 năm học 2006 - 2007 là có thật. Việc làm này là không đúng và trách nhiệm thuộc hiệu trưởng nhà trường.
Tuy nhiên, cũng theo kết luận của Thanh tra Sở GD&ĐT, trong số 10 điểm nêu trong đơn tố cáo tiêu cực tại trường THPT Vân Tảo, có nhiều vấn đề chưa đủ cơ sở kết luận và tố cáo sai và “người tố cáo sai phải chịu trách nhiệm”.
Theo đó, các khoản thu tiền của học sinh có hạnh kiểm yếu phải rèn luyện trong hè 100.000 đồng/học sinh; thu tiền học sinh thi lại 50.000 đồng/môn; ép học sinh đóng tiền bảo hiểm thân thể, bảo hiểm y tế. “Các khoản thu này tố cáo sai, người tố cáo phải chịu trách nhiệm”.
Thanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho rằng, đơn thầy Khoa nêu “không có cơ sở” khi tố cáo nhà trường ép buộc học sinh đi học thêm, bởi đó là do phụ huynh và học sinh tự nguyện.
Việc thầy Khoa tố cáo "đe dọa khủng bố, trù dập cá nhân tôi", thanh tra Sở cũng kết luận tố cáo sai và "trách nhiệm thuộc về người tố cáo".
Ngoài ra, theo thanh tra Sở, nhiều vấn đề tố cáo khác của thầy Khoa cũng chưa có cơ sở để kết luận hoặc tố cáo sai.
Chưa đồng t́nh
Trao đổi với Tiền phong, thầy Đỗ Việt Khoa cho biết, so với lần thông báo trước chỉ có một điểm được đánh giá là đúng, kết luận lần này khẳng định nhiều tố cáo đúng hơn (dù cùng một nội dung thanh tra) nhưng vẫn không đồng ư với nhiều điểm trong kết luận thanh tra của Sở GD&ĐT Hà Nội.
“Người đương thời” Đỗ Việt Khoa cho rằng, Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Hà Tây cũ là ông Lê Thiết Hùng, giờ là trưởng đoàn thanh tra lần này cùng một số thanh tra viên là người của Sở GD&ĐT Hà Tây cũ nên không đảm bảo tính khách quan.
Thầy Khoa đề nghị, trong vụ việc này không nên dùng lực lượng thanh tra là người của SởGD&ĐT Hà Tây cũ. Thầy cũng cho biết, sẽ tiếp tục đề nghị thanh tra lại những điểm mà ông cho là chưa thỏa đáng.
Xuân Mai
|
|
goldsnow142
member
REF: 409283
12/07/2008
|
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa nhận được thư đe dọa
9h sáng 6/12, khi đang dạy ở trường, thầy giáo Khoa nhận được bức thư với ḍng chữ nguệch ngoạc ngoài phong b́ tự xưng là con của một nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục, trước sự chứng kiến của thư kư hội đồng và một số giáo viên THPT Vân Tảo.
Lá thư do một bưu tá mang đến trường. Do con dấu bị mờ nên không rơ ngày tháng cũng như bưu cục gửi.
Bên ngoài lá thư ghi người gửi là Đặng Việt Dũng, cùng ḍng chú thích tự nhận đây là con của một Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đă nghỉ hưu. Người nhận được ghi đích danh thầy giáo Đỗ Việt Khoa cùng địa chỉ của trường.
Nội dung thư được viết tay bằng chữ hoa trên hai mặt của tờ giấy A4. Bên cạnh những từ ngữ thô tục, c̣n là câu đe dọa: "...sẽ có ngày tao kéo hội đến nhà đâm cho mày thủng ruột...".
"Bên cạnh việc cho thư kư hội đồng và một số giáo viên xem nội dung bức thư ngay tại trường, tôi cũng đă báo cáo lại sự việc với công an huyện Thường Tín", thầy Khoa nói.
Theo thầy Khoa, đây không phải là lần đầu tiên ông nhận được đe dọa. "Hồi tháng 9 tôi cũng nhận được một bức thư tương tự. Hay thỉnh thoảng, nửa đêm tôi cũng nhận được những cú điện thoại, tin nhắn mang nội dung thóa mạ, đe dọa", thầy Khoa nói.
Trước đó, thầy giáo Khoa cũng bị hai bảo vệ THPT Vân Tảo xông vào nhà lăng mạ, đe dọa và cướp chiếc máy ảnh trị giá 19 triệu đồng ném xuống ao. Người cướp máy ảnh đă bị khởi tố và bắt tạm giam.
Sáng 4/12, chỉ 3 ngày sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố kết luận thanh tra tiêu cực tại THPT Vân Tảo, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT đă về tận nhà tiếp nhận đơn kiến nghị của thầy giáo Đỗ Việt Khoa. Đồng thời, Thanh tra Bộ cũng động viên thầy giáo này "cần yên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ" trong khi chờ các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Tiến Dũng
|
|
phamkhanh06
member
REF: 422018
02/06/2009
|
Đầu năm khơi lại việc nầy
Thương thay cho cả hai thầy như nhau
Hà nội có Đỗ Việt Khoa
Sài g̣n là có ấy mà Văn Bá Châu
Nghe qua cũng thật buồn rầu
Cây ngay nhưng gặp bóng chiều xế luôn
Một thầy th́ bị chê hờn
Một thầy th́ cảnh chán chường tưới cây
Biết ra th́ có ǵ hơn
Tại sao lại dám cản đường quan tham
Biết thân biết phận mà làm
Mở mồm nó uưnh , phàn nàn được chi
Nhưng sao cũng khí phách một khi
Một thời nởi tiếng đương thời khắc ghi
Hỡi ai có thấy những chi
Những điều bí hiểm c̣n ǵ trong đây ?
Làm sao cho đẹp chữ thầy !
Đời mà khó hiểu th́ giải bầy ra sao ?
Giáo dục là mực thanh tao
Mà sao vẫn vợi đục lao xao vẩn bùn ...
Quan trên cũng biết , nhưng không dám dùn xuống cho
Việc này các cấp cứ tự lo
Rồi làm báo cáo , và tự mà lo cái thân ḿnh ...
Nghĩ ra cũng thật thương t́nh
Hai thầy gánh nạn , hai đầu trung trinh ...
Thầy Khoa th́ bị đánh tày đ́nh
Thầy Châu quyết định thải khỏi ngành mới đau
Hỏi ra mới thực biết nhau
Sự đời trơ tráo giải nhau thế nào ?
Giáo dục là bước tiến cao
Mà c̣n thế vậy ? Th́ sao hỡi người ...
Ai biết th́ hiểu sự trời
Trời cao hay thấp , một trời vậy đây !!!
Tiếng kêu mà động đất trời ...
Th́ đâu đến nỗi trời gần , trời xa ...
Ḷng người mặn , ngọt vậy ta ...
Phân xử sai , đúng - th́ không có ta , có người ...
Mỗi khi ngửa mặt lên trời ...
Trời kia có thấu , nỗi đời đắng cay ...
Hay là cứ mặc kệ mày ...
Trời cao lồng lồng mặc chúng mày uưnh nhau ... ???
Khó nói nhỉ ????
Góp thơ vui với thoái trào tiêu cực chuyện nghành giáo dục nước nhà
|
|
goldsnow142
member
REF: 441008
04/15/2009
|
Hiệu trưởng kiến nghị xử lư 'Người đương thời' Đỗ Việt Khoa
Chiều 15/4, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố kết luận thanh tra đơn tố cáo của thầy Đỗ Việt Khoa về sai phạm tại THPT Vân Tảo. Hiệu trưởng Lê Xuân Trung kiến nghị xử lư thầy giáo Khoa v́ tố cáo sai.
Cuối năm 2008, cho rằng kết luận của thanh tra Sở GD&ĐT về sai phạm của Hiệu trưởng THPT Vân Tảo c̣n mang tính bao che và không nghiêm túc, thầy giáo Đỗ Việt Khoa đă tiếp tục gửi đơn khiếu nại và đề nghị thanh tra bổ sung một số nội dung liên quan đến Ban giám hiệu trường.
Tuy nhiên, trong lần thanh tra này, cho rằng "người tố cáo vẫn chủ yếu nêu lại nội dung tố cáo trước đó", Sở GD&ĐT Hà Nội quyết định giữ lại kết luận cũ. Ngoài ra, khá nhiều trong số nội dung thầy giáo Khoa đề nghị thanh tra bổ sung được kết luận là sai và người tố cáo phải chịu trách nhiệm.
Trước tố cáo của thầy Khoa về việc Hiệu trưởng Lê Xuân Trung thu trái quy định hàng trăm triệu đồng và không công khai, thanh tra kết luận, tố cáo này chưa đúng bởi đây là khoản thu của Hội cha mẹ học sinh. Kết thúc năm học, Hội này tự giải tán và không lưu giữ hồ sơ nên thanh tra không có cơ sở để kết luận.
"Việc Ban đại diện cha mẹ học sinh chăm lo cho giáo dục, hỗ trợ cơ sở vật chất cho trường là phù hợp với tinh thần xă hội hóa giáo dục. Các khoản thu đă được bàn bạc và thống nhất của toàn thể phụ huynh.", Phó pḥng Giáo dục Trung học Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Hữu Hoan lư giải cho khoản thu lên tới nhiều trăm triệu đồng được chi vào đủ các mục đích, từ việc lát nền pḥng học, lắp quạt, mua ổn áp, modem Internet cho tới hoạt động tập quân sự, thao giảng chào mừng 20/11, đại hội công nhân viên chức của trường...
Thanh tra Sở GD&ĐT cho rằng, các khoản thu tự nguyện là của phụ huynh, trường không có trách nhiệm. Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress.net, Phó Thanh tra Bộ GD&ĐT Phạm Văn Tại khẳng định, Hội phụ huynh THPT Vân Tảo thu các khoản tiền liên quan đến vấn đề giảng dạy là sai mục đích và hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm.
Dù trong ṿng một tháng, học sinh lớp 12 THPT Vân Tảo phải 2 lần thi thử tốt nghiệp với kinh phí là 165.000 đồng nhưng thanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, việc này không phải trường tổ chức mà do phụ huynh đề xuất, lập dự toán thu chi, không bắt buộc... để học sinh làm quen với thi cử. Thanh tra Sở đề nghị trường và phụ huynh cần rút kinh nghiệm.
Sau khi xem xét các chứng cứ, đoàn thanh tra cũng khẳng định, trường sai khi thu 7.000 đồng cho 120 phút dạy thêm và việc liên kết với một trung tâm ở Hà Nội đào tạo tin học, thu của học sinh 420.000 đồng (gồm cả phí thi chứng chỉ), không báo cáo Sở là sai, tập thể lănh đạo và cá nhân hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, theo Phó pḥng Giáo dục Trung học Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Hữu Hoan, thầy Khoa phải chịu trách nhiệm trước những nội dung tố cáo sai liên quan tới việc trường chưa hoàn trả học sinh tiền quỹ xây dựng, bán hồ sơ tuyển sinh lớp 10 kèm phiếu đăng kư học thêm, thanh toán tiền dạy thêm giờ cho giáo viên chậm, không đủ điểm vẫn vào được lớp 10...
"Thầy Khoa đề nghị kiểm tra toàn bộ tài chính, thu chi của trường trong 2 năm học 2007-2008 và 2008-2009 nhưng do người tố cáo không đưa được bằng chứng cụ thể các dấu hiệu sai phạm trong quản lư tài chính của trường nên đoàn thanh tra không chấp nhận nội dung này", ông Hoan nói.
Ông Hoan cũng cho biết thêm, các pḥng chức năng của Sở sẽ đề xuất biện pháp xử lư đối với sai phạm của Hiệu trưởng THPT Vân Tảo và những người có liên quan theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Ban giám hiệu và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường cũng cần kiểm điểm, rút kinh nghiệm về các khoản thu, chi và quản lư để trường đi vào ổn định.
Buổi đọc thông báo kết luận thanh tra tại pḥng Hiệu trưởng Lê Xuân Trung có sự góp mặt của báo chí, nhưng lại vắng mặt thầy giáo Đỗ Việt Khoa. Ảnh: Tiến Dũng.
Cuối buổi đọc kết luận, Hiệu trưởng Lê Xuân Trung cho biết, nghiêm túc tiếp nhận kết luận thanh tra dù c̣n một số điểm băn khoăn và sẽ kiến nghị sau. "Điều đặc biệt mà tôi xin phép được giải tŕnh ngay, tức là người tố cáo sai không những chịu trách nhiệm trong ngành mà lớn hơn nữa là phải chịu trách nhiệm trước pháp luật", ông Trung nhấn mạnh.
Trong khi đó, thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người đứng đơn tố cáo lại không đồng t́nh với kết luận này. Ông nói với VnExpress.net: "Thanh tra cho rằng việc thu tiền trái phép lên tới cả tỷ đồng là do hội cha mẹ học sinh tự nguyện, trường không sai. Kết luận đó e là sẽ khiến nhiều trường bắt chước Vân Tảo loạn thu của học sinh".
"Thanh tra Sở làm việc qua loa, lấp liếm các chứng cứ quan trọng. Tôi không thể chấp nhận cách làm việc và kết luận sai sự thật này. Tôi sẽ chuyển đơn này lên cấp trên với hy vọng những việc làm sai trái phải bị xử lư, để ngành giáo dục bớt đi các tệ nạn đang làm cả xă hội nhức nhối", "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa bức xúc.
Diễn tiến vụ thầy giáo Đỗ Việt Khoa tố cáo tiêu cực tại THPT Vân Tảo
- Đêm 14/11/2008, bảo vệ THPT Vân Tảo là Trần Văn Xường và Nguyễn Văn Đông xông vào nhà chửi bới, đe dọa "làm thịt" và cướp máy ảnh của thầy giáo Khoa.
- Trưa 15/11, công an huyện Thường Tín tạm giam Trần Văn Xường v́ hành vi cướp giật tài sản. C̣n chiếc máy ảnh của thầy Khoa hỏng hoàn toàn do bị ném xuống mương nước cạnh trường.
- Ngày 17/11, hai người ở ga Thường Tín được công an huyện mời đến làm rơ thông tin có người thuê họ 5 triệu đồng để dằn mặt thầy giáo này.
- Chiều 18/11, Hiệu phó THPT Vân Tảo Nguyễn Thị Hoa thừa nhận việc bảo vệ lăng mạ, hành hung và cướp máy ảnh của thầy Khoa là điều đáng tiếc.
- Chiều 20/11, trao đổi với VnExpress.net, Phó thủ tướng, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Bộ sẽ vào cuộc để bảo vệ thầy giáo Khoa.
- Chiều 22/11, Thanh tra Bộ Giáo dục đề nghị khẩn trương giải quyết dứt điểm vụ việc cũng như xem xét trả lời đơn thư tố cáo của thầy Khoa và báo cáo Bộ.
- Chiều 25/11, Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) cho biết, đă khởi tố vụ án và bị can Trần Văn Xường để điều tra về việc cướp tài sản của thầy Khoa.
- Ngày 26/11, Người đương thời Đỗ Việt Khoa tố cáo hàng loạt sai phạm của THPT Vân Tảo, nổi bật là việc thu tiền học thêm cao gấp đôi quy định, thu quỹ xây dựng trái phép... Đặc biệt, giáo viên được chia 3% khoản thu của học sinh.
- Ngày 27/11, Hiệu trưởng THPT Vân Tảo (Hà Nội) Lê Xuân Trung cho biết, việc trích phần trăm khoản thu của học sinh cho giáo viên chủ nhiệm là do Hội phụ huynh.
- Ngày 1/12, Thanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội kết luận, trong số các nội dung tố cáo của thầy Khoa, có các nội dung đúng nhưng cũng có nhiều nội dung sai.
- Chiều 2/12, Thanh tra Bộ GD&ĐT khẳng định, Hội phụ huynh thu các khoản tiền liên quan đến giảng dạy là sai mục đích và hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm.
- Sáng 4/12, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT đă về trường Vân Tảo tiếp nhận đơn kiến nghị của thầy giáo Đỗ Việt Khoa.
- Sáng 6/12, khi đang dạy ở trường, thầy giáo Khoa nhận được bức thư đe dọa với ḍng chữ nguệch ngoạc.
Tiến Dũng
|
|
tieutinhtinh1
member
REF: 441064
04/16/2009
|
Pé xin có ư kiến . Nói chi xa vời wá. Chỉ nội chiện trong nội bộ của các thành viên diễn đàn Vietnamsingle này thui cũng đă có chiện trù dập rùi, xoá bài góp ư khi đụng chạm đến một cá nhân nào đó có ô dù trên đây . Cái sai, cái hok đúng bị mọi ngừ đưa ra công luận th́ lại bị một số ngừ cho là moi móc...hix. Như vậy th́ hô hào chi đến chiện cải cách cả một đội ngũ lănh đạo của đất nứơc. Xa vời wé.
Nói xong. Chào tất cả mọi ngừ. Pé chạy đoá.
(jám lát nữa góp ư tí xíu này của pé cũng hok c̣n được đứng ở đây lém đoá. Hok sao, pé thấy ngứa miệng th́ pé nói thoai, ai mún làm ǵ cũng được mừ..h́h́)
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|