goldsnow142
member
ID 50116
03/07/2009
|
Có phải người phụ nữ nào cũng có ngày 8/3?(ST)
Người phụ nữ quí phái ngồi trên một chiếc xe ga đắt tiền đang lật từng xấp hoa tươi, ḱ kèo thêm bớt. Cuối cùng, khi đă chọn được một bó hoa ưng ư, người phụ nữ hớn hở phóng xe mất hút vào ḍng người tấp nập. Người đàn ông với tay qua ô kính xe hơi hờ hững nhận bó hoa không thèm mặc cả. Và cuối cùng, người phụ nữ lam lũ cẩn thận gấp lại từng đồng tiên lẻ trước khi khẽ khàng bỏ vào túi. Gánh hàng hoa lại lặng lẽ lẫn vào buổi chiều. Ngày mai là ngày 8/3. Và tôi bỗng thấy chạnh ḷng. Liệu có phải người phụ nữ nào cũng có ngày 8/3?
Có phải phụ nữ nào cũng có ngày 8/3?
Dọc đường Nguyễn Trăi – Thanh Xuân, ngày nào cũng diễn ra cám cảnh đội trật tự phường vất vả “đuổi bắt” những người phụ nữ quê mùa tranh thủ lúc tan tầm bày bán hoa tươi bên vỉa hè. Ngay cả buổi sáng ngày hôm nay cũng vậy, những cuộc đuổi bắt diễn ra như chuyện thường ngày. Vừa ôm thúng hoa trước ngực, hai mắt vẫn đảo khắp xung quanh, người phụ nữ vừa qua cuộc đuổi bắt ấy hổn hển chia sẻ với tôi: “Đến dịp 8/3, hoa tươi bán chạy và được giá hơn ngày thường lên chị em trồng hoa chúng tôi tranh thủ bán sớm. Chắc biết như vậy nên đội trật tự lượn qua lượn lại mấy lần liền”.
Nh́n chị và những người bạn tất bật bán hàng, không ngơi cảnh giác, tôi có cảm giác họ đă quên ngày 8/3 cũng là ngày của chính họ. Những bông hoa hồng tự tay họ trồng ra, tự tay họ bày bán th́ h́nh như lại không phải thuộc về họ. Và những cán bộ trong đội trật tự phường vẫn mẫn cán hoàn thành công việc của ḿnh mà quên mất hôm nay là ngày 8/3.
Cùng chịu chung cảnh ngộ với những người phụ nữ bán hoa tươi, “chợ người” tại đầu cầu Trắng, Hà Đông vẫn tấp nập chị em. Với họ, ngày 8/3 hay bất cứ ngày nào đi nữa cũng chỉ là sự phấp phỏng chờ đợi may mắn. chị Lê Thu T, Ư Yên – Nam Định tâm sự: “Năm nay đứa lớn của tôi thi đại học mà tôi chưa biết xoay sở thế nào. Ở quê hết việc, ra đây cũng bấp bênh lắm”. Khi được hỏi chị có biết hôm nay là ngày 8/3 không? Chị thở dài: “Với chúng tôi ngày nào mà chả như ngày nào”.
Mặc dù lệnh cấm bán hàng rong trên nhiều tuyến phố ở thủ đô đă được ban hành nhưng hầu như ở khắp nơi chúng ta đều bắt gặp bóng dáng các cô, các chị dưới tấm nón lá thấp thoáng đâu đó. Hầu hết họ là những người ngoại tỉnh đổ về Hà Nội kiếm tiền nuôi con ăn học. Gánh hàng rong của họ có cả trăm thứ: dăm cân hoa quả, vài bó hoa tươi, ít hàng xén... Tṛ chuyện với chúng tôi, một nhóm các chị bán hàng rong vẫn vui vẻ cười đùa: “8/3 chỉ có cho các bà giàu có thôi chứ những hôm nào ế hàng c̣n đầy hoa chẳng là ngày 8/3 của bọn em là ǵ”. Các cô lại khúc khích cười nghiêng ngả mà sao trong sâu đôi mắt vẫn ánh lên nỗi buồn vời vợi. Trong số ấy, có một cô c̣n rất trẻ, h́nh như mới ngoài tuổi đôi mươi.
Ngày 8/3 không về đến từng góc phố...
Chẳng phải riêng mồng 8/3 mà đêm nào cũng thế, những tiếng chổi tre đều đặn lùa vào từng ngơ ngách phố phường trong đêm khuya. Những chị lao công lặng lẽ với công việc của ḿnh dọn sạch những bó hoa vứt chỏng trơ bên vỉa hè hay dưới những rănh nước.
Tôi đă phải chờ họ rất lâu cho đến khi công việc của họ kết thúc th́ đồng hồ đă chỉ sang ngày 8/3 từ bao giờ. Một chút thảnh thơi của cuối ngày làm việc, một chị lao công ngồi bệt xuống vỉa hè đường Nguyễn Trăi: “Đêm nay c̣n đỡ chứ đêm mai các cô cậu yêu nhau tặng hoa rồi buổi khuya vứt bừa băi đầy đường. Chúng tôi lại tha hồ mà quét chứ vui ǵ ngày 8/3”. Một ngày 8/3 của chị có niềm vui ǵ không? Chị ngồi lặng im một lát rồi không trả lời tôi, chị đứng dậy quét dọn nốt quăng đường cuối cùng.
Thấy vậy, người đồng nghiệp của chị ghé tai nói nhỏ với tôi: “Chị ấy năm nay đă ngoài 40 tuổi mà đă có chồng con ǵ đâu”. Tôi chợt thấy có lỗi vô cùng v́ tôi cứ nghĩ rằng người phụ nữ nào cũng có một ngày 8/3 cho riêng ḿnh.
Ai đó cứ bảo phố phường về đêm tĩnh và vắng vẻ lắm. Nhưng nếu để ư kĩ th́ h́nh như là không phải. Lượn xe một ṿng khắp các con đường, đâu đâu cũng thấy thấp thoáng bóng dáng cần mẫn của các chị lao công. Họ đang ngồi tụm lại với nhau tṛ chuyện về gia đ́nh, về công việc hay về muôn thứ nhỏ nhặt của cuộc sống. Nụ cười đôi lúc bật lên ṛn tan và trong trẻo. Bởi chính họ, chính các cô, các chị lao công là những người đầu tiên đón nhận thời khắc của một ngày 8/3. Và cũng chính họ là những người làm công việc “hậu 8/3” vào buổi đêm ngày hôm sau. Chỉ có điều liệu họ thực sự có một ngày 8/3 theo đúng nghĩa hay không? Điều này chúng ta vẫn thường không để ư.
Nguyễn Anh Thế
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
da1uhate
member
REF: 429750
03/07/2009
|
Bài viết nói đúng, 8-3 chỉ có là dịp để quư ông chồng có dư tiền làm phận sự với vợ. Người nghèo ăn ngày hai bữa c̣n không xong th́ lấy đâu ra tiền mà hoa ḥe hoa sói. Chung quy th́ cũng là do "phú quư sinh lễ nghĩa".
|
|
goldsnow142
member
REF: 429971
03/08/2009
|
Những phụ nữ không có 8/3
Cuộc mưa sinh khiến nhiều người phụ nữ bắt đầu một ngày từ tờ mờ sáng, quảy gánh hàng rong cho đến khi đường phố lên đèn, thưa bóng người. Những thân phận chưa biết đến có một ngày gọi là Quốc tế phụ nữ.
Một ngày b́nh thường!
“Ngày nào bán được lời lắm cũng chỉ đủ 3 bữa ăn. Cả đời chỉ trông đủ tiền ăn uống, chứ ngày thường hay ngày lễ có khác ǵ nhau!”, ngồi trên chiếc xe lăn cũ mềm, tróc hết sơn, vừa lăn nặng nhọc, chị Nga vừa rầu rĩ.
Năm lên 10 tuổi, cha mẹ và anh trai chị Nga mất trong một tai nạn. Chị bắt đầu cuộc đời của đứa trẻ lang thang đến tận bây giờ, khi chuẩn bị bước sang tuổi 45. Mấy chục năm trời, khi ngủ bến xe miền Đông, khi lăn lóc ở công viên Lê Văn Tám (TP.HCM)
Đôi chân đi hoài sinh ra bệnh tật. May sao, nhờ một nhà sư tặng chiếc xe lăn mà chị bớt được cơn đau tê nhức. Từ đó, chị mưu sinh trên chính chiếc xe lăn của ḿnh, ngày qua ngày lăn xe trên phố, bán vài gói thuốc, cây kẹo,… Đêm về, chiếc ghế bố dựng bên mái hiên trong con hẻm nhỏ gần Hồ Con Rùa là nơi chị chợp mắt.
Quanh khu vực chợ Bến Thành (Q.1, TP.HCM), những thân phận phụ nữ nghèo, lao động bằng nghề “buôn gánh, bán bưng”, cũng chẳng khá hơn chị Nga. Với họ, ngày 8/3 trong ư niệm cũng không khác ngày thường, trong đời họ chưa bao giờ được nhận một bó hoa hay đơn giản chỉ là lời chúc.
Dưới cái nắng như đổ lửa của Sài G̣n những ngày đầu tháng 3, bà Trần Thị Nghi, 61 tuổi quê Cà Mau kể: “Từ lúc cha sinh mẹ đẻ giờ, không biết ngày 8/3 là ǵ. Đă 15 năm lên đất Sài G̣n, trừ những ngày đau ốm, dù nắng hay mưa ngày nào cũng quảy gánh đi bán”…
“8/3 là ngày ǵ vậy em?”
Đó là câu hỏi mà chị Nguyễn Thị Thơm, 37 tuổi, quê Thừa Thiên Huế hỏi chúng tôi. Là góa phụ, một ḿnh chị Thơm bôn chen giữa đời, lo cho đứa con học lớp 2 đă khiến chị quên những hạnh phúc của riêng ḿnh.
Hằng ngày, chị tất bật kiếm sống bằng những công việc khác nhau. “Dậy từ 5h sáng, đi lấy vé số và báo về bán, đến khoảng 2h chiều là hết. Nghỉ ngơi tới 5h chiều tiếp tục đi bán các loại món nhậu như cóc, xoài ,đậu phộng…”- chị Thơm kể.
Công việc kéo dài cho đến khoảng 11 giờ khuya, khi quán nhậu vắng người, chị trở về.
Vốn quen với cuộc sống ruộng đồng ở vùng quê nghèo xa xôi nên với chị, ngày 8/3 là ngày “từ hồi giờ chưa biết” tới. Chị Thơm thật thà: “Ở quê vào đây mới nghe nói, chứ ngoài đó có ai nói ǵ đâu!”
Khi được hỏi tới có mong ước ǵ trong ngày 8/3. Những người phụ nữ chúng tôi gặp đều không hy vọng sẽ được tặng một bó hoa, hay được nghỉ ngơi theo đúng nghĩa… mà chỉ có một điều giản dị: bán được nhiều hàng hơn.
“Cháu tặng cho cô bó hoa th́ chẳng thà mua cho cô một ly nước, cô c̣n cảm ơn”- bà Nghi nói.
Cuộc mưu sinh qua ngày khiến nhiều phụ nữ không cho phép ḿnh được nghĩ đến những mơ ước, dù rất đơn giản. Với họ, hạnh phúc, niềm vui chính là miếng ăn bỏ vào bụng, hay những đồng tiền lam lũ kiếm được để lo cho con cái, gia đ́nh.
Tử Trực – Minh Quyên
Tủi ḷng thiếu nữ “chân đất”
Hôm nay, biết bao bạn gái đang háo hức chờ đợi những món bất ngờ, hoặc c̣n được quyền ra “yêu sách” với người thân, bạn trai. Nhưng với những thiếu nữ “chân đất” đang vật lộn mưu sinh ở Hà Nội, 8/3 vẫn là kiếm sống và kiếm sống kèm theo nỗi tủi lỏng...
Khắp Thủ đô Hà Nội có rất đông lao động nữ từ các tỉnh đổ về làm đủ các nghề tự do để mưu sinh, trong đó không ít người ở độ tuổi đôi mươi. V́ gánh nặng mưu sinh, họ đă không được sống đúng với tuổi của ḿnh.
Hơn 11 giờ đêm ngày 7/3, cô gái Nguyễn Thị Xuân mới kết thúc ngày làm việc của ḿnh tại một cửa hàng ở chợ đêm tại khu vực Hàng Đào. Công việc của Xuân là chờ cuối ngày, xếp hàng hóa đẩy về cửa hàng cho chủ cách đó một cây số. Xuân biết mai là 8/3, cô đă tính sẽ “tự thưởng” cho ḿnh một nửa ngày để thỏa thích ngủ nhưng lúc chiều, một chủ hàng bún miến ngan tại khu vực này đă “đặt việc” vào ngày mai.
Xuân năm nay19 tuổi, nhà ở Vĩnh Phúc, bỏ học từ năm lớp 8 theo bạn bè xuống Hà Nội kiếm sống. Mới đầu Xuân bán trứng vịt lộn rong nhưng không có chỗ bán, hôm nào cũng ế nên được gần hai tháng, cô chuyển qua làm “cửu vạn” tự do ở khu vực chợ Đồng Xuân, ai gọi ǵ làm nấy.
Xuân nói: “Công việc thất thường, lúc ngồi chơi cả ngày, có hôm làm không hết nhưng dù sao ḿnh chỉ bỏ sức chứ không bỏ vốn nên không lo lỗ lăi, được đồng nào hay đồng ấy”.
Nhắc đến ngày 8/3, Xuân ngại ngần: “Em biết chứ. Lao động như chúng em không để ư đến ngày tháng nhưng nh́n không khí là biết. Quanh năm thức khuya dậy sớm, em tính “ngủ một hôm cho đă” nhưng lại không được rồi. Bà chủ hàng ăn nói ngày mai đông khách, phải ra nhặt hành, đun nước, rửa bát đĩa từ sớm”. Rồi Xuân bồi hồi: “Lúc c̣n đi học ngày này náo nức lắm, tấp nập đến nhà cô giáo chơi. Lúc đó gia đ́nh cũng khổ nhưng ḿnh đă biết ǵ mà lo”.
22 tuổi, Liên đă "bám" Hà Nội kiếm sống được hơn 13 năm.
22 tuổi nhưng chưa một lần Liên, quê ở Yên Thành, Nghệ An có khái niệm về ngày 8/3. Nghỉ học từ năm lớp 4, Liên ra Hà Nội bế em thuê, hơn 13 năm “bám” Hà Nội kiếm sống, Liên đă trải qua đủ nghề từ bốc vác, phụ hồ, bán vé số... và hiện tại Liên bán hoa quả dạo trên đường Hoàng Hoa Thám.
Liên kể: “Em vừa có bạn trai hồi năm ngoái, ở cùng xóm trọ ngoài Xuân Đỉnh. Lẽ ra ngày này năm nay phải khác trước nhưng…”. Liên không dễ dàng nhắc đến việc hồi trước Tết, bạn trai Liên, công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long bị thất nghiệp. Giờ anh đang về quê…
“Nh́n người ta quà cáp mà em tủi thân quá. Một bó hoa của họ bằng tiền làm việc cả tháng của ḿnh. Công việc long đong, chuyện t́nh cảm chắc không đến đâu. Nhiều người nói em về quê làm ruộng kiếm tấm chồng nhưng em đi hơn chục năm trời, về ai người ta chịu lấy…”.
Tuy nhiên, Liên cũng hớn hở cho hay cô sẽ không phải trải qua 8/3 “chay” như các năm trước. Những bạn nữ trong xóm trọ của Liên đă lên kế hoạch cùng chung tiền nấu một ăn một bữa thật thịnh soạn, c̣n mua chung một bó hoa về cắm trong pḥng để chúc mừng nhau. “Chiều nay bán đến 4 giờ là em về để chuẩn bị nấu nướng”. Liên nói: “Hôm nay trời mưa nên ế hàng quá. Điều em mong nhất hôm nay là bán hết hàng”.
Sau ngày 8/3, Thuận sẽ nhận được món quà là một chiếc xe đạp do ḿnh… tặng.
Bán bỏng ngô, bánh dạo bằng đôi gánh trên vai, quê ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên), chưa đến tuổi 20 nhưng Thuận cũng đă có thâm niên làm việc ở Thủ đô gần 6 năm trời. Thuận cho hay, cố gắng khoảng 2 năm nữa cô sẽ về quê lấy chồng, bạn trai Thuận đang đi xuất khẩu lao động ở bên Tiệp.
Cũng như mọi năm, có bao giờ biết đến 8/3 nhưng năm nay, Thuận đă tích cóp được một khoản tiền sắm một chiếc xe đạp, để không c̣n phải “lội bộ” trong phố mỗi ngày hàng chục cây số. “Xem như ḿnh cũng có quà vậy, dù đó là quà của ḿnh…”.
Bao giờ họ có ngày dành cho ḿnh?
Tuy vậy, Thuận vẫn không giấu được nỗi buồn: “Nếu như không có ngày phụ nữ, chắc những người như chúng em c̣n ít nghĩ ngợi và đỡ tủi thân hơn. Thấy người ta như thế, tối về bạn gái nào cũng có nỗi niềm nhưng không ai nói ra”.
Thuận c̣n cho biết, ở chỗ trọ lao động của cô trên đường Nguyễn Khang, bên cầu Yên Ḥa (Cầu Giấy) có 7 người dưới độ tuổi 22 nhưng chưa ai có bạn trai. “Ai cũng lo chẳng rồi cuộc đời sẽ đi về đâu. Bạn trai em hẹn hai năm nữa về làm đám cưới nhưng đâu nói trước được…”.
Hoài Nam
|
|
cogaimatbuon
member
REF: 430076
03/08/2009
|
goldnow142 than men.
Cogaimatbuon chi muon noi voi ban 1 cau rang:" Huong cam on ban rat nhieu"
Chuc ban luon vui ve va hanh phuc.
Coogaimatbuon.
|
|
goldsnow142
member
REF: 430327
03/10/2009
|
Ngày 8/3 của những phụ nữ từ quê ra phố
Họ là những người phụ nữ nghèo từ quê ra thành phố mưu sinh. Lúc nào cũng “đầu tắt, mặt tối” và chỉ nghĩ cho chồng cho con. Chưa khi nào họ ước mơ về một ngày 8/3 có hoa và quà từ chồng, từ con. Đối với họ ngày 8/3 cũng là một ngày như bao ngày khác.
“Ngày 8/3 à? Với bác ngày nào cũng vậy. Tối vẫn đi quét rác, ngày th́ đi phụ ở một quán ăn…”. Chị Tín, 45 tuổi, quê Hà Nam chia sẻ. Chị cho biết, khi được tin 2 cậu con trai đều đỗ Đại Học th́ bác quyết định chuyển ra Hà Nội mưu sinh để nuôi hai con ăn học
Một ngày của từ chị bắt đầu từ 7h đến 23h. Buổi sáng phụ tại một quán cơm đến 14h, sau đó lại tất tưởi đi hơn 10km để đến đường Lê Trọng Tấn để quét rác đến 23h đêm.
Khi được hỏi ngày 8/3 của chị thế nào, chị chỉ cười: “hợp tác xă th́ không tổ chức hay tặng quà... Nhiều khi nh́n thấy những người phụ nữ khác được chồng con tặng hoa, đưa đi chơi cũng thấy chạnh ḷng lắm, nhưng nhà nghèo mà, lâu lắm rồi tôi không c̣n quan tâm đến ngày này nữa".
Điều mong muốn nhất của chị rất giản dị: “ chỉ mong sao 2 con trai học giỏi, ra trường tốt nghiệp và xin được việc để thoát khỏi cảnh nghèo”.
C̣n với chị Mai 28 tuổi, một lao động tự do đến từ Thanh Hóa th́ khái niệm ngày 8/3 lại rất xa xỉ.
Chị cho biết, hai vợ chồng gửi con cho bà ngoại, ra Hà Nội kiếm tiền. Cuộc sống vất vả, tiền kiếm được chỉ đủ trang trải cho hai vợ chồng và đứa con nhỏ ở quê. Thấy không khí ngày 8/3 ở thành phố thật náo nhiệt . Nhưng cũng chỉ biết vậy. Chị không dám mơ đến một bó hoa, hay một món quà v́ : “mua một bó hoa cũng phải mất hơn 100 ngàn, bằng cả một hộp sữa cho con chứ ít ǵ”.
Nỗi lo cơm áo, gạo tiền đă thay cho những ư tưởng lăng mạn, họ không dám mơ ước đến những bó hoa, những món quà hay buổi xem phim cùng chồng, cùng con trong ngày này.
Chị Nhung, 50 tuổi, Ứng Ḥa (Hà Nội), làm nghề bán hàng rong được gần 10 năm chia sẻ: “ những người lao động nghèo như tôi th́ làm ǵ có ngày 8/3, cô cũng không đ̣i hỏi ǵ ở chồng con cả, chỉ mong sao cho cả gia đ́nh được mạnh khỏe, con cái chăm ngoan là vui rồi”.
Đầu tắt mặt tối cả năm, hi sinh gần hết cuộc đời cho chồng cho con, nhưng những người phụ nữ ấy không hề đ̣i hỏi ǵ cho ḿnh. Điều mong ước duy nhất của họ cũng chỉ hướng tới những điều tốt đẹp nhất cho chồng con ḿnh.
Trong khi cả thành phố đang náo nức chào đón ngày Quốc tế phụ nữ, nhiều người phụ được chồng, được con tặng quà, đưa đi chơi, th́ những người phụ nữ ấy vẫn mải miết với công việc của ḿnh. Với họ ngày 8/3 cũng chỉ như bao ngày khác.
Lư Hường
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|