goldsnow142
member
ID 53785
07/12/2009
|
Câu chuyện về chiếc đèn và một vài thứ… lặt vặt khác
Câu chuyện về chiếc đèn và một vài thứ… lặt vặt khác
Normand Rodrigue là chuyên gia kiến trúc của UNESCO. Ông làm việc ở Hà Nội từ 5 năm nay với tư cách là cố vấn cho dự án bảo tồn phố cổ của Thủ đô. Thời gian đủ dài để một người Canada khám phá và suy ngẫm về những tính cách và phẩm chất độc đáo của người Việt.
Tài xoay xở của người Việt Nam quả là vô tận. Ở đất nước này dường như mọi cái đều có thể, từ những cái tưởng như ngông cuồng nhất đến những cái đơn giản nhất.
Bạn có tin được không? Người ta có thể xếp lên yên xe máy một cái tủ lạnh, rồi lại tiếp thêm một…cái ti vi vừa mới mua xong và tiện th́ thêm luôn một bao gạo ở phần giữa tay lái và chỗ để chân. Tất cả những cái đó được buộc một cách hoàn hảo bằng 2 hay 3 sợi dây chun cắt từ 1 chiếc săm xe đạp cũ. Và ngay lúc đó nếu có ai đó mời mua một chiếc vé xem ca nhạc th́ họ chỉ cần liếc qua bằng một con mắt để xem có những chỗ ngồi hạng nào, giá cả ra sao, thấp hay cao.
Đó là tất cả những cái diễn ra thường ngày trên đất nước, nơi mà người ta có thể t́m thấy các khu chợ ở khắp nơi. Tất cả mọi cái đều có thể được bày bán công khai hoặc giấu giếm ngay trên các… vỉa hè của thành phố. Các cô gái cũng vậy. Nhưng đó lại là một câu chuyện khác.
Tuy nhiên, với những cái tưởng chừng như nhàm chán nhất, người ta lại có được những câu chuyện cực kỳ thú vị.
Cái chao đèn
Ở nhà, tôi có một cây đèn có chân đế khá đẹp nhưng cái chao đèn th́ đă hỏng. Vậy là từ hơn 1 tuần nay, tôi trải bước trên các con phố của thủ đô để t́m cho được một cái chao đèn tử tế. Khi th́ cầm theo cái chao đèn, khi th́ cầm theo mảnh giấy vẽ nguệch ngoạc h́nh của nó. Nhưng thường là ngay từ cái nh́n đầu tiên, người ta đă ra dấu cho tôi là "không có", bằng cách lắc đầu mà không giải thích ǵ hết, nhanh hơn là tôi tưởng. Sau đó họ chỉ cho tôi xem những cây đèn hoàn chỉnh, đủ thứ đèn có chân đế. Từ đèn bàn, đèn tường, đèn trần và những phụ tùng lỉnh kỉnh đi kèm mà không có một chút xíu h́nh bóng nào của một cái chao đèn không thôi.
Tôi đă cố gắng làm cho họ hiểu rằng tôi có một cây đèn rất đẹp, rằng tôi chỉ muốn thay cái chao đèn mà thôi, rằng liệu có nơi nào ở Hà Nội bán không?... Bằng tất cả khả năng ngôn ngữ của ḿnh kiểu như "Chao đèn... em có biết không?", nhưng câu trả lời chỉ là sự im lặng như một màn đêm dày đặc. Và nếu như tôi cố kiên nhẫn một chút, cứ nài nỉ xem họ có giúp được không th́ kết quả là họ sẽ lờ tôi đi và xoay lưng ra phía cửa thay v́ nói "Thôi, đủ rồi, ông hăy tự đi mà t́m. Quỉ sứ ạ!". Thế đấy, người Việt Nam vốn mến khách lắm đấy, thế mà trong câu chuyện này th́ điều đó có nghĩa là ǵ nhỉ !!!?
Bàn là
Một chuyện khác gần tương tự như vậy nhưng mọi cái lại diễn ra khác hẳn. Cũng gần ngày này năm ngoái, tôi mua một cái bàn là giá chỉ có 100 ngàn đồng (khoảng 6 đô la). "Không đắt", bạn có thể nói với tôi như vậy… Nhưng mà… Một ngày kia, trong khi cắm bàn là, một trong hai cái chân kim loại của phích cắm bị găy. Vậy là thôi, không làm ăn ǵ được nữa. Quan sát kỹ, tôi thấy phích cắm này nối với sợi dây bàn là h́nh tṛn, một sợi dây đúng nghĩa, không lớn hơn sợi dây câu. Nhưng sợi dây này lại nằm sâu phía trong vỏ nhựa, nghĩa là chiếc phích cắm phải có đầu ra h́nh tṛn. "Tệ thật", tôi tự nhủ và nh́n cái phích cắm đáng ghét. "Thực ra th́ có thể sửa được nếu mua được một cái phích hợp với sợi dây nối". Được rồi, đôi khi người ta cũng tiếc nuối v́ một sự mua bán nào đó, mà cụ thể là trong trường hợp này là 100 ngàn đồng (tất nhiên tôi cũng chẳng dám mong đợi ǵ vào độ bền chắc của chiếc bàn với giá "ngoại hạng" này).
Thế là tôi cắp chiếc bàn là ra góc phố Trần Phú và Phùng Hưng, nơi qui tụ các đồ điện lạnh ở Hà Nội. Người ta liền mời tôi mua một cái phích cắm khác để thay cái phích cắm "chất lượng cao" của tôi, nhưng tôi đă nhấn mạnh với họ rằng tôi cần một cái phích với đường ra nối được với một sợi dây h́nh tṛn... Một sợi dây tṛn giống như bao sợi dây khác trên thế giới chứ không phải h́nh chữ nhật như người ta muốn bán cho tôi.
Thế là trong một phút, người bán hàng đưa ra lia lịa tất cả các loại phích cắm có trong cửa hiệu với đủ các loại h́nh dáng, kích cỡ, màu sắc, những phích cắm 2, 3 thậm chí 4 chân nhưng không hề có cái nào với đường ra h́nh tṛn như tôi yêu cầu. Thất vọng, tôi cứ bĩu môi lắc đầu liên tục (chắc hẳn trong con mắt của người bán hàng tội nghiệp, tôi là một người không thể hiểu nổi). Khi chuẩn bị bước đi, tôi đă nh́n thấy cái phích cắm như mong muốn, với đầu ra h́nh tṛn. Nhưng hỡi ôi, cái phích cắm quư báu ấy lại không đơn giản chỉ là một cái phích cắm mà lại đi kèm với một sợi dây dài… 3 mét để nối trực tiếp luôn với phần kim loại của cái bàn là. Nghĩa là tôi buộc phải thay cả sợi dây à? "Xin cảm ơn em" tôi nói tiếng Việt và bước đi. Cuối cùng tôi cũng hoàn thành xong cái công việc cao cả trong thất bại và thất vọng. Tôi tự nhủ: "Thôi, kiểu này chắc là phải mua hẳn một cái bàn là mới, mới toanh, vẫn c̣n đóng gói". Cũng giống như việc xảy ra với cái chao đèn vậy.
Xe máy
Nếu như đôi khi người Việt Nam là những người bán hàng tồi th́ mặt khác, họ lại là những nhà sửa chữa vô song. Thật là thiệt tḥi và tội nghiệp cho những người đóng giày và bán giày ở Hà Nội (và thậm chí ở Canada nữa). Tôi phải thú nhận là từ 5 năm nay, kể từ khi đặt chân đến đất nước này, tôi không phải mua thêm một đôi giày nào. Tôi chỉ phải thay đế của đôi giày cũ khi cần và phải nói là với một giá vô cùng rẻ.
Với cái thùng đựng đồ để sau chiếc xe Minsk khù khờ dă chiến của tôi cũng vậy. V́ cố nhồi nhét đủ các thứ từ tài liệu, sách báo và rau củ quả mỗi lần đi chợ mà chiếc hộp tội nghiệp đă bị mất đi vài con ốc. Do đó, tôi đă không thể đóng chặt nó được nữa. Và như vậy, mỗi khi có một cơn mưa rào ập đến, tất cả các tài liệu, giấy tờ, bản đồ thành phố của tôi lại bị ướt nhẹp, không chừa một trang nào. Ngay cả các giấy tờ xe máy, giấy phép lái xe cũng chịu chung số phận. Kết quả là một đống hổ lốn tất cả các loại giấy dính bê bết vào nhau và c̣n lâu mới đọc được cái ǵ ra cái ǵ nữa. Thật là khủng khiếp!
Từ nhiều tháng nay, tôi bực bội, cáu kỉnh v́ cứ phải hong đi hong lại đống giấy tờ chết tiệt. Rồi một buổi sáng đẹp trời, trong khi tôi đang loay hoay buộc lại cái hộp bằng một sợi dây điện màu đen th́ người hàng xóm "bia hơi" của tôi đến bên (chúng tôi thường cùng ngồi uống bia hơi trên vỉa hè). Anh ta huưch tay tôi và hất đầu, ra hiệu cho tôi hăy đi theo. Chúng tôi đi gặp một người mà tôi không biết gọi là thợ sửa chữa ǵ nữa. Nhưng giống như một nhà ảo thuật, anh ta có một chiếc túi cũ với một cái que hàn hơi, vài mẫu nhựa đen xinh xắn. Anh ta xem cái hộp của tôi trong vài giây rồi bắt đầu tiến hành sửa chữa. 20 phút sau, thời gian đủ để tôi uống xong cốc bia hơi đầu tiên của buổi sáng trên vỉa hè, chiếc hộp của tôi đă trở nên hoàn hảo, với nắp đậy kín và chặt chẽ. "Thật là trên cả tuyệt vời!", tôi sung sướng thốt lên.
C̣n về phần cái chao đèn, tôi đă dẹp nó sang một bên rồi. Giờ th́ nó nằm hỗn độn trong đám giấy tờ chồng chất của tôi. Vài ngày sau khi viết câu chuyện này th́ một ư tưởng chợt đến, tôi phát hiện ra rằng ḿnh hoàn toàn có thể sáng chế ra một cái chao đèn với những chất liệu cực ḱ đơn giản mà không mất một xu nào. Đó là một mảnh b́a các-tông và một chiếc bấm ghim. Thế là cái đèn xinh xắn, tội nghiệp đă có được một cái chao và tôi th́ có được một nụ cười măn nguyện.
Ngày hôm sau, với một chút hưng phấn sau vụ sáng chế trên, tôi đă quay lại cửa hàng điện và đồng ư mua 1 trong những cái phích điện mà tôi đă từ chối trước đó. Và hăy tin tôi, sợi dây tṛn của chiếc bàn là ngày càng bị phá nát v́ đầu ra h́nh chữ nhật của chiếc phích điện !!!?
Vâng, một lần nữa, đất nước này, luôn với vẻ b́nh thản như không, đă cho tôi "bài học về sự đơn giản" từ những điều "giản đơn". Và bây giờ, khi ngồi suy nghĩ sâu lắng thêm một chút, tôi cho rằng điều này có thể đă ảnh hưởng một phần tới nền văn hoá của Việt Nam và cho người dân nơi đây cách nh́n nhận về sự vật, sự việc, con người theo một cách nào đó rất khác. "Mà tại sao lại không cơ chứ", tôi gật gù và để ḍng suy nghĩ trôi đi…
Thanh Hương dịch
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat