Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Tâm sự của bạn >> Chuyện lạ về nơi có 70 cư dân ăn mày ở Hải Pḥng

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 goldsnow142
 member

 ID 54437
 08/03/2009



Chuyện lạ về nơi có 70 cư dân ăn mày ở Hải Pḥng
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Trong “xóm ăn mày”, nhà nào cũng giống nhau với cột tre, tường đất trộn rơm, mái lợp rạ và được bọc bởi những tấm bạt rách tơi tả. Mấy chục con người, bao nhiêu năm nay, côi cút kiếm sống bằng nghề ăn mày thiên hạ. Cuộc sống khốn khó khiến mong ước lớn nhất của họ chỉ là có được những bữa cơm no bụng.

Kỳ 1: “Xóm ăn mày” giữa “băi ma”

7h sáng, tôi và nhà báo Phạm Việt Ḥa (báo Hải Pḥng) chạy qua cầu Lạc Long vào trung tâm TP Hải Pḥng ăn sáng, thấy một h́nh ảnh khá ấn tượng: Bà già cao lênh khênh, gầy như cây sậy, với vết lơm như cái bát trên trán, dẫn một người đàn ông mù nhỏ thó quắt queo lên cầu Lạc Long. Khi người đàn ông ngồi lọt thỏm vào khe phân luồng nằm giữa cầu th́ người đàn bà lại lững đi mất.

Nhà báo Phạm Việt Ḥa bảo, sáng nào vậy, ngày nắng cũng như ngày mưa, cứ đến 7h sáng, khi người dân vào trung tâm TP Hải Pḥng làm việc, lại thấy bà già dắt ông già mù lên cầu ăn xin. Chiều tối, sau khi người dân rời trung tâm thành phố th́ bà già lại lên cầu dắt ông già ăn mày về.

Cả ngày hôm đó, tôi ngồi trên thành cầu Lạc Long quan sát ông già ăn xin mù này. Trong cái nắng nóng 38 độ C (với mặt cầu th́ phải 40 độ C), ông già mù vẫn kiên tŕ gơ chiếc gậy tre xuống mặt cầu chan chát để gây chú ư, một tay giơ ra trước mặt những mong người qua cầu biết rằng ông là kẻ ăn mày.

Những người qua cầu đều phóng xe vội vă trốn cái nắng gay gắt, nên lâu lắm mới thấy có người dừng lại dúi vào tay ông 500 đồng hoặc một ngàn lẻ, rồi lại rồ ga phóng đi thật nhanh.

Đúng 6h chiều, khi mặt trời đă rơi xuống phía sau những ngôi nhà cao tầng, hoàng hôn đỏ rực hắt lên từ sông Cấm, bà già cao lênh khênh, gầy c̣m như cây sậy xuất hiện dắt ông già mù ăn xin đi về phía phà Bính. Tôi lững thững đi theo quan sát.

Qua phà, họ dắt nhau đi dọc con đê sông Cấm vào địa phận xă Tân Dương (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Pḥng). Người đàn bà đi trước, ông già ăn xin mù bám gậy theo sau, bóng họ đổ dài dưới triền đê.

Lúc này, tôi mới quan sát rơ, trên con đê hoang vắng, cỏ mọc lút gối, có những bóng người đội nón rách lúp xúp đi về. Ai cũng gầy g̣, kham khổ và đeo cái bị hoặc cái túi vải rách cáu bẩn trên vai, sau lưng.


Chiều xuống, cư dân lại rồng rắn trên con đê sông Cấm để trở về "xóm ăn mày".

Mấy cậu choai choai, mấy em bé gái cũng nhảy chân sáo đi về “xóm ăn mày”. Chúng là những đứa bé đă quá tuổi để người đời thương hại móc ví cho tiền, nên trai th́ đi đánh giày, nhặt rác, gái đi rửa bát thuê, bán báo dạo… kiếm sống.

Cứ đến chiều tối, bầy đoàn già trẻ, lớn bé lại dắt nhau về những căn lều nát, vá chằng vá đụp giữa cánh đồng hoang, ngay chân đê sông Cấm.

Những căn lều tụ vào một khu đất hoang rộng ngút tầm mắt, chỉ có cỏ cao lút gối, vũng lầy trâu đằm hôi thối...

Trong “xóm ăn mày”, nhà nào cũng giống nhau với cột tre, tường trát đất trộn rơm, mái lợp rạ và được bọc bởi những tấm bạt rách tơi tả. Điều lạ là nhà nào cũng xiêu vẹo sang một bên. Theo lư giải của họ th́ mấy tháng trước có một cơn giông tràn qua, làm đổ chổng vó những nhà yếu, làm vẹo vọ những ngôi nhà vững hơn.

Mấy năm trước, một cơn băo tràn qua, đă thổi bay hầu hết nhà cửa của cư dân “xóm ăn mày”. Cư dân phải chui vào ngôi đền nhỏ giữa cánh đồng trú mưa. Hôm sau, cán bộ xă Tân Dương cho xe tải chở các cư dân này vào trường tiểu học xă trú tạm, cấp thực phẩm cho ăn mấy ngày liền.

Trong nhà của cư dân “xóm ăn mày” không có vật dụng ǵ đáng giá, chỉ là những thứ băi thải của người thành phố, được họ khuân về dùng.

Từ khi lập xóm đến nay, đă 30 năm rồi, “xóm ăn mày” vẫn “không điện, không nước, không đường, không trường, không trạm”. Và c̣n rất nhiều con số không tṛn trĩnh nữa. 13 nóc nhà với 70 cư dân “xóm ăn mày” vẫn sống hoang dại như cây như cỏ...

Là xóm của những người ăn mày, song cư dân quanh vùng lại gọi cái xóm nhỏ kỳ dị này là “xóm ma”.

Thấy có xe máy và người lạ vào xóm, đám trẻ con nháo nhác chạy theo. Người lớn cũng nhấc cánh cửa ọp ẹp ló đầu ra ngoài nḥm. Họ tưởng có vị mạnh thường quân vào xóm làm từ thiện, hoặc ít ra cũng là người giàu trong thành phố t́m đến phát đồ băi thải. Việc đó đă khá quen thuộc với cư dân “xóm ăn mày” rồi.

Kỳ 2.Chuyện vợ chồng ở "xóm ăn mày"

Ông già ngồi trên cầu Lạc Long xin ăn bất kể nắng mưa là ông Hoàng Ngọc Khải và người đàn bà mắt sáng dắt ông đi về chính là vợ ông Khải. Ông Khải nói vui, ông và bà Lơm đang sống… bất hợp pháp mấy chục năm nay, v́ không có đăng kư kết hôn.

Vợ ông Khải sinh năm 1930, năm nay đă 80 tuổi, ông Khải không rơ năm sinh của ḿnh, nhưng ông kém vợ chừng 10 tuổi, do đó, ông khoảng 70 tuổi.

Không ai biết tên thật của vợ ông là ǵ, bản thân vợ ông cũng chả biết tên ḿnh. Mọi người đều quen miệng gọi là bà Lơm, v́ trán bà có một vết lơm to tướng.

Bà Lơm không nhớ quê quán cụ thể ở đâu. Chỉ biết ở Hải Hưng. "Năm 15 tuổi, bố mẹ, anh em tôi chết sạch trong trận đói 1945. Không c̣n chỗ nương thân, Lơm lang thang xin ăn", bà kể.

Hồi đi ăn mày qua phố Khâm Thiên (Hà Nội), đúng lúc máy bay B52 của Mỹ rải thảm, bà bị trúng bom. Mảnh bom đă phạt mất một miếng xương to gần bằng ḷng bàn tay ở trán, xé toạc cả da đầu. Bà Lơm vạch đầu cho tôi xem và bảo: “Vẫn c̣n hai mảnh bom ở trong đầu, nên hôm nào trái gió trở trời, đầu đau như búa bổ, cô lại nổi cơn tam bành đập phá chửi bới linh tinh…”.

Bị trúng bom, được bộ đội đưa vào Bệnh viện Việt Đức và phải nằm viện 15 tháng trời mới khỏi. Lúc tỉnh dậy, thần kinh không ổn định, bà không nhớ ḿnh tên họ là ǵ. Mọi người thấy cái đầu lơm kỳ dị, th́ gọi luôn là chị Lơm, giờ già th́ gọi là bà Lơm.

Ông Hoàng Ngọc Khải, chồng bà Lơm, quê ở xă Quang Thành, Quảng Xương, Thanh Hóa. Ông sinh ra trong một gia đ́nh nghèo. Bố mẹ mất sớm, ông là con cả trong gia đ́nh có 8 anh chị em.

Lên 4 tuổi, ông bị mù. Sau khi bố mẹ mất, anh em tan tác khắp nơi. Người đi ở, người đi làm con nuôi, người lưu lạc ăn xin. Đến giờ ông vẫn không rơ các em của ông c̣n sống hay đă chết.

12 tuổi, bé Khải đă nhảy lên tàu lưu lạc vào tận Sài G̣n kiếm sống. Khải cứ lang thang một ḿnh xin ăn. Ăn no th́ lăn ra vỉa hè, gốc cây, ghế đá, thậm chí chui cả vào nhà vệ sinh công cộng ngủ tránh mưa gió.


Ông Khải nói vui rằng, ông và bà Lơm sống... bất hợp pháp mấy chục năm nay, v́ không có đăng kư kết hôn.

Năm 1968, khi lang thang xin ăn ra phía Bắc, gặp bà Lơm ở ga Hải Dương, thế là hai người thành vợ thành chồng.

Không đăng kư kết hôn, không tổ chức đám cưới, đôi uyên ương cũng không có nốt pḥng cưới, giường ngủ. Bà Lơm kể: “Cô cứ nhớ măi hôm cưới chồng, khách mời toàn là dân ăn xin ở ga Hải Dương, chỉ có mấy cái kẹo lạc mà nên vợ chồng. Cưới xong, đám ăn xin rước vợ chồng cô ra bờ ruộng, ở đó có căn lều bằng cành tre, lợp lá chuối do đám ăn mày dựng tạm. Nhưng nửa đêm mưa gió ầm ĩ, thổi đổ lều xuống mương, thế là vợ chồng lại dắt nhau vào ga ngủ chung với đám ăn mày”.

Lấy nhau, lang thang xin ăn suốt 10 năm trời dọc các ga tàu Hải Pḥng – Hà Nội, bến đỗ cuối cùng của cặp vợ chồng ăn mày này là “băi ma” ngoài đê sông Cấm. Những người ăn mày cùng kéo nhau về đây bởi ở đây không bị xua đuổi, và hơn nữa họ t́m thấy ở nhau sự thông cảm, chia sẻ của những người cùng cảnh ngộ.

10 năm trước, chính quyền “giải tán” những hộ dân lấn chiếm trái phép đất ngoài đê, “xóm ăn mày” lại gỡ nhà dựng vào phía trong đê. Từ ngày ở trong đê, cuộc sống ổn định hơn v́ đỡ phải chịu cảnh lụt lội mỗi khi nước sông Cấm dâng cao trong mùa lũ, hoặc thủy triều lên chảy ngược vào sông.

Sống với nhau 40 năm nay, song vợ chồng ông Khải, bà Lơm cũng không có được mụn con. Ông Khải bảo: “Chả bao giờ có tiền, nên chả đến bệnh viện, nên chả biết v́ sao không đẻ được”. Bà Lơm thêm lời: “Cũng may mà không đẻ được, chứ có đẻ ra cũng lại thêm một đứa ăn mày. Bố mẹ ăn mày, th́ con cũng ăn mày thôi, không khá hơn được đâu”.

V́ suy nghĩ đó, nên ông Khải, bà Lơm chẳng muốn xin một đứa con nuôi. Vợ chồng cứ dắt díu xin ăn kiếm sống, khi nào chết th́ nhờ mấy người trong xóm đào hố chôn là xong, chẳng cần quan tài với đám ma linh đ́nh như người đời.

Sống bằng nghề ăn xin, nên mọi thứ trong nhà đều là xin được. Từ cây tre mục làm cột, bạt rách làm mái, cửa sổ gỗ vỡ nham nhở, đến cái giường không chân cũng là đồ xin được.

Trong nhà ông Khải thứ mới mẻ nhất mà tôi nh́n thấy là cái bàn thờ, đẹp, to và hoành tráng. Bà Lơm kể, thi thoảng, hết củi đun, bà lại ra bờ sông Cấm vớt củi. Mới hôm trước, bà vớt được cái bàn thờ này, do người dân vứt xuống. Thấy chiếc bàn thờ c̣n mới, nên bà đội về dùng. Cứ đến ngày rằm, ông bà lại thắp hương cúng vái...

Cuộc sống của vợ chồng ông Khải chỉ là đắp đổi qua ngày, xin được ngày nào th́ ăn ngày đó, ốm đau nằm một chỗ th́ cũng nhịn ăn luôn. Khốn khổ ở chỗ, ngày nào xin được ít tiền th́ có miếng ăn, xin được nhiều có khi mất trắng với mấy thằng nghiện.

Ông Khải ngồi giữa cái nắng chang chang trên cầu Lạc Long để người đời thương hại bố thí, c̣n bọn nghiện th́ ngồi hóng mát dưới gầm cầu chích choác. Ông th́ mù, người đời cho bao nhiêu tiền cũng chả rơ, nhưng bọn nghiện th́ thằng nào cũng mắt sáng tai thính. Thấy khách sộp, cho nhiều tiền là chúng xông ra trấn lột của ông.

Tôi hỏi ông Khải: “Điều mong mỏi lớn nhất của ông là ǵ?”. Mong ước của ông già ăn mày thật lạ: “Tôi chỉ mong ḿnh chết sau vợ!”.

Ông giải thích, dù ít hơn vợ 10 tuổi, song ông ốm yếu hơn vợ nhiều. Vợ ông tuy c̣n khỏe, nhưng mỗi lúc trái gió trở trời, vết thương trên đầu lại hành hạ, khiến bà lên cơn điên khùng, khổ thân lắm. Ông lo mai này chết trước, không biết ai sẽ chăm sóc cho vợ ông mỗi khi bà bị mảnh bom trong đầu hành hạ.

C̣n tiếp…



Phạm Ngọc Dương



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 hoahong99999
 member

 REF: 470658
 08/03/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Đọc bài này HH rất xúc động,HH sẽ sắp xếp thời gian và rủ vài người bạn nữa đi thăm những con người khốn khổ trong xóm nghèo này.

Cám ơn bác goldsnow142 đă đăng bài.


 

 goldsnow142
 member

 REF: 471449
 08/05/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Những mảnh đời ở "xóm ăn mày"

Năm nay đă 104 tuổi, cụ Minh vẫn phải vào thành phố xin ăn để sống qua ngày...


Ở ngay đầu “xóm ăn mày”, sát chân đê, có một túp lều h́nh thù kỳ dị, với “bức tường” đan bằng cây tua tủa lên trời, cao hơn cả nóc nhà.

Thấy lạ, tôi hỏi người dân “xóm ăn mày” th́ họ bảo đó là nhà bà cụ Minh, vừa mù vừa lẩm cẩm. Cụ cứ khoe với mọi người rằng ḿnh đang cất giữ mấy cân vàng, nên phải làm nhà kiên cố để chống trộm.

Cứ sau mỗi buổi đi ăn mày, bà cụ Minh lại lang thang đến mấy cánh đồng cạnh đó, xem có nhà nào trồng đỗ, trồng dưa, vứt cây rào đi, th́ bà khuân về, rồi nhờ đám thanh niên cắm, đan bện lại thành hàng rào vây quanh nhà. Bà cụ Minh cứ kiên tŕ khuân vác suốt một năm th́ làm xong được “hàng rào thép gai”, thách thức lũ trộm.

“Tường rào” có vẻ “kiên cố”, nhưng cổng lại xộc xệch. Chiếc cổng được chắp vá bởi những miếng gỗ mục, cảm giác chỉ đẩy nhẹ là bung ra ngay.

Tôi gọi khản cổ, song chủ nhà vẫn không ra mở cửa. Lúc sau có một phụ nữ chạy đến gọi giúp. Đó là chị Tâm, con gái của cụ Minh, sống ở căn lều cạnh đó. Chị Tâm bảo, mẹ chị vừa mù, vừa điếc, vừa lẩm cẩm, nên khó gọi được cụ ra lắm.

Chị Tâm gọi một lúc th́ cụ Minh ḷ ḍ đi ra. Cụ Minh vừa mở cổng vừa bảo: “Cái Tâm hả, tao cứ tưởng trộm nên không mở cửa, cứ cố thủ ở trong nhà để giữ vàng”. Chị Tâm nói: “Bà càng ngày càng lẫn. Cả đời đi ăn xin, cơm ăn chả có làm ǵ có vàng bạc. Bà mà có vàng bạc, con đă chả phải đi ăn mày thiên hạ. Với lại, xóm này toàn là ăn mày chứ làm ǵ có ăn cướp ăn trộm mà sợ.”

Nói rồi, chị Tâm vào nhà rồi mở chiếc ḥm ọp ẹp "giữ vàng " ra cho chúng tôi xem. Trong chiếc ḥm toàn quần áo rách, túi nilon… Chị Tâm bảo: “Cứ tha dẻ rách về cất trong ḥm rồi đi khoe với mọi người là có nhiều vàng, rơ khổ!”.

Theo chị Tâm, mẹ chị, cụ Nguyễn Thị Minh năm nay đă 104 tuổi. Quê ở đâu cụ chả nhớ, chỉ biết h́nh như ở Kim Động, Hưng Yên.

Mẹ chị bị mù từ bé, bố mẹ th́ chết đói, anh em lưu lạc ở đâu, sống chết thế nào cũng chả biết. Mẹ chị bỏ làng đi ăn mày ở các bến xe, ga tàu từ nhỏ.

Theo chị Tâm, chị và anh Lư (hai người con của cụ Minh- PV) đều được sinh ra ở góc chợ, và được mấy người ăn mày đỡ và cắt rốn. Từ ngày mới chào đời, bà đă tha hai chị em đi khắp nơi, lên tận Tuyên Quang, Hà Giang ăn mày kiếm sống. Hai chị em lớn lên, không ăn mày được th́ đi bán kem, bán báo dạo ở ga tàu, bến xe.

Một lần khi đang xin ăn ở Hải Pḥng th́ máy bay Mỹ kéo đến ném bom. Cả nhóm ăn mày bị trúng bom chết thảm. C̣n Tâm may mắn thoát chết, nhưng bị mảnh bom bắn vào đầu phải khâu mấy chục mũi.

Từ lúc bị trúng bom, tâm tính chị thất thường. Lúc th́ tỉnh như sáo, nói chuyện như pháo rang, nhưng lúc lại nổi cơn tam bành, rồi điên khùng bỏ nhà đi lang thang.

Chị Tâm phát bệnh nặng nhất vào những ngày nóng nực. “Xóm ăn mày” không có điện, không có quạt mát, nên mỗi khi trời nóng, chị Tâm lại phải liên tục múc nước dội lên đầu cho hạ hỏa.

Có lần, nổi cơn điên, chị Tâm xé hết quần áo, cứ hai tay hai chai rượu đi lang thang. Đi bộ ṛng ră mấy ngày, lên đến tận Hà Nội mới tỉnh, xấu hổ quá liền cuống cuồng đi xin quần áo rách mặc vào rồi t́m về Hải Pḥng. Chị có một người con gái, tên H học hết lớp 5 phải nghỉ học đi rửa bát thuê giúp mẹ kiếm sống.

H đi rửa bát thuê ở một quán ăn trong nội thành Hải Pḥng, mỗi tháng kiếm được 600 ngàn đồng, ăn tiêu hết 300 ngàn, c̣n 300 ngàn gửi về cho mẹ. Mỗi lần H gửi tiền về, chị Tâm lại mua mấy thùng ḿ tôm đem về nhà dự trữ. Hôm nào cư dân ở “xóm ăn mày” kiếm được kha khá, lại sang nhà chị Tâm mua ḿ tôm về ăn cải thiện. Với họ, ḿ tôm là món ăn xa xỉ!

Anh Lư, em chị Tâm, là người đầu tiên của “xóm ăn mày” bứt phá khỏi được cái “nghiệp” của gia đ́nh, xóm làng. Anh lấy vợ ở làng Mỹ Sơn ,xă Ngũ Lăo, Thủy Nguyên, Hải Pḥng rồi ở nhà vợ để sinh cơ lập nghiệp.

Không có hộ khẩu, không có chứng minh nhân dân... nên anh Lư lấy vợ mà không có đăng kư kết hôn. Hai vợ chồng đă có với nhau 6 mặt con. Những tưởng anh đă thoát khỏi cảnh nghèo đói mà những người ở "xóm ăn mày" mơ ước, nhưng 3 năm trước vợ anh bị ung thư tuyến giáp. Lúc phát hiện th́ bệnh đă nặng. Vợ anh nằm viện 2 năm liền, tiêu tốn hết số tiền vợ chồng dành dụm được th́ chị cũng về với cát bụi.

Hiện tại, anh Lư làm nghề xe ôm nên mỗi ngày chạy "thục mạng" cũng chỉ kiếm được vài chục ngàn nuôi 6 đứa con nheo nhóc, đứa bé nhất mới có 6 tuổi.

Chị Tâm bảo: “Tôi làm ăn mày thật đấy, nhưng mỗi lần lên thăm cậu ấy, nh́n cảnh nhà cửa dột nát, đàn con nheo nhóc, thấy gia đ́nh cậu ấy cũng chả khá khẩm ǵ hơn những hộ dân ở xóm ăn mày”.

Con th́ nghèo đói nên đă 104 tuổi, cụ Minh vẫn phải vào trung tâm thành phố ăn mày để sống qua ngày. Cụ Minh già rồi, không đi bộ được nữa, nên sáng sớm, có một anh xe ôm vào xóm chở cụ đi. Chiều xuống, anh ta lại vào thành phố đón cụ về. Cụ ăn mày được nhiều hay ít, cũng đều “cưa đôi” với anh xe ôm.

Buổi tối, tôi ngồi chơi với những người ăn mày ở miếu thờ ông Hoàng Bảy và bà Chúa Long Vương, do một người đàn bà giàu có xây dựng giữa cánh đồng, chợt có tiếng gơ "kính coong" vang lên từ “xóm ăn mày”. Mọi người bảo, đêm nào bà Minh mù cũng lôi chiếc chảo ra gơ đến 1-2 giờ sáng cho đỡ buồn...

C̣n tiếp…

Phạm Ngọc Dương


 

 goldsnow142
 member

 REF: 472052
 08/06/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Mơ ước của cư dân “xóm ăn mày”

Cả “xóm ăn mày” chỉ có vài đứa trẻ tham gia lớp học t́nh thương là biết dăm ba chữ, c̣n lại là mù chữ. Sống ở “băi ma” này đă 30 năm, song 13 gia đ́nh với 70 con người vẫn không có giấy tờ tùy thân nào cả.

70 cư dân “xóm ăn mày” là 70 cảnh đời khác nhau, từ nhiều địa phương dạt đến. Họ không có bất cứ giấy tờ tùy thân ǵ, nên không có bất cứ quyền lợi ǵ của một công dân.

Phần lớn bọn trẻ sinh ra đă theo bố mẹ đi ăn mày tứ phương. Mùa lễ hội, họ lang bạt khắp nơi, cả tháng không về. Hết mùa lễ hội, họ lại tụ hội về xóm và kiếm sống quanh thành phố cảng.

Những đứa đă lớn, đi ăn mày chẳng ai cho, th́ đi đánh giày, rửa bát thuê, nhặt rác… Thanh niên “xóm ăn mày” lấy nhau đều không có đăng kư kết hôn, v́ chẳng ai làm đăng kư kết hôn cho họ.

Dù lấy vợ, lấy chồng ở nơi khác, họ cũng không đăng kư kết hôn được, v́ vậy, dù đă lấy vợ, lấy chồng, sinh con đẻ cái, song vẫn là sống bất hợp pháp.

Bà Dậu, 60 tuổi, 55 năm lang bạt kỳ hồ bằng nghề ăn mày. Bà có 4 người con, cũng đều theo mẹ đi ăn mày từ hồi ẵm ngửa. 3 người đă lấy vợ lấy chồng, song tất cả đều không làm được giấy đăng kư kết hôn.

Cô con gái bà Dậu lấy anh Lam, con trai bà Sửu, cũng ở “xóm ăn mày” th́ c̣n khổ sở hơn. Vợ Lam đau ốm quanh năm. Không có giấy tờ tùy thân ǵ, nên anh Lam không thể xin được việc.

Ngày nào anh Lam cũng đi đánh giày từ sáng sớm đến khuya mới về, song vẫn không đủ rau cháo nuôi vợ bệnh tật và hai đứa con nhỏ. Vợ Lam mắc rất nhiều bệnh, nhưng không có tiền, nên chả bao giờ dám đưa vợ đi bệnh viện, sống chết mặc cho số mệnh.

Cuộc đời của những cư dân nơi đây là ngày nối ngày ăn mày kiếm sống. Nỗi lo lớn nhất thường trực hàng ngày của họ là miếng cơm no bụng, do đó, những thứ giấy tờ dường như là cái ǵ đó xa xỉ, họ không dám nghĩ đến.

Họ cứ sống một cuộc sống lầm lụi, tội nghiệp đến kỳ lạ. Mọi người cho cái ǵ th́ dùng thứ ấy, chưa bao giờ họ có tiền để mua sắm bất cứ một thứ ǵ.

Hôm tôi đến “xóm ăn mày” thấy chị Tâm “dở” ăn mặc khá sành điệu, quần thun bó gối như… gái mới lớn. Tôi khen ăn mặc thời trang, chị Tâm cười bảo: “Hôm trước, có một cô gái con nhà giàu chết v́ tai nạn giao thông. Gia đ́nh người ta định đem đi đốt, nhưng thương những người ở xóm ăn mày nên thuê xích lô chở đến phân phát đấy. Buồn cười lắm. Mấy hôm nay phụ nữ cả xóm được diện quần áo mới”.

Đúng như lời chị Tâm nói, cả “xóm ăn mày” toàn dùng quần áo, chăn, chiếu, màn, gối của… người chết. Quần áo của họ quá nhiều, người nhà không nỡ đem đốt nên mang phân phát cho cư dân ở xóm ăn mày.

Sống ở “băi ma” này đă 30 năm, song 13 hộ gia đ́nh với 70 con người vẫn không có giấy tờ tùy thân nào cả.

Để t́m lối thoát cho tương lai của “xóm ăn mày”, công an xă Tân Dương đă thống kê hộ khẩu, nhân khẩu, rồi cấp cho mỗi gia đ́nh một sổ tạm trú.

Bà Lơm kể: “Một hôm, chú Lợi, công an xă Tân Dương xuống xóm phát cho mỗi hộ một cuốn sổ mỏng, bảo đó là sổ tạm trú. Xóm chả ai biết chữ, cũng chả hiểu tạm trú là cái ǵ, nhưng nghe chú Lợi bảo, cái sổ đó công nhận quyền công dân cho mọi người, mọi người sẽ có quyền lợi gần như người dân trong xă. Nghe nói vậy, tôi và cư dân xóm ăn mày mừng rơi nước mắt, nghĩ sắp được đổi đời. Nhưng ngờ đâu, vài hôm sau, cũng vẫn chú Lợi xuống xóm đ̣i lại sổ tạm trú”.

Trao đổi với PV VTC News, ông Lê Minh Lợi, Phó Trưởng Công an xă Tân Dương (Thủy Nguyên, Hải Pḥng), công nhận là Công an xă đă từng làm sổ tạm trú cho cư dân “xóm ăn mày”, song lại phải thu hồi v́ việc cấp cho họ là bất hợp pháp. Việc thu hồi sổ tạm trú là yêu cầu của công an TP Hải Pḥng. Sau vụ cấp tạm trú trái phép cho 13 hộ dân ở “xóm ăn mày”, đồng chí trưởng công an xă đă bị kỷ luật.

Theo ông Lợi, để được cấp tạm trú, công dân phải thỏa măn hai yêu cầu, đó là có hộ khẩu thường trú và có nơi ở hợp pháp. Nhưng cả xóm không ai có hộ khẩu. Nơi ở của họ là chân đê, cũng là chỗ ở bất hợp pháp. Do vậy, cả “xóm ăn mày” đều không đủ điều kiện cấp tạm trú. Như vậy, dù họ sống trên địa bàn do xă Tân Dương quản lư, song họ chỉ được coi là dân văng lai. Không có hộ khẩu th́ chắc chắn ngành điện cũng không cấp điện cho họ.

Để xóa mù chữ cho “xóm ăn mày”, xă đă mở một lớp học t́nh thương, động viên các gia đ́nh cho các cháu đi học. Thế nhưng, lớp mở được vài năm th́ học sinh bỏ học hết đi ăn xin và đánh giày, nên lớp học lại đóng cửa bỏ đấy.

Ông Nguyễn Văn Quế, Trưởng Công an xă Tân Dương cho hay: “Không có hộ khẩu, tạm trú, họ rất tội nghiệp. Thương nhất là đám thanh niên, muốn đi xin việc vào các doanh nghiệp, song không làm được hồ sơ. Công an xă cũng tạo điều kiện bằng cách làm giấy xác nhận đang ở xă, chứ không dám xác nhận có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú ở xă. Với tấm giấy xác nhận đang ở xă, hầu hết thanh niên trong xóm đều không xin được việc trong các doanh nghiệp, mà chỉ làm cửu vạn, đánh giày… nên cuộc sống rất khó khăn”.

Năm 1997, Sở LĐTB&XH cùng Công an TP Hải Pḥng đă gom cả “xóm ăn mày” về Trại 39, là nơi nuôi người lang thang cơ nhỡ. Thế nhưng, sau đó, TP lại bàn giao về cho huyện và xă lại phải thuê xe đón họ về.

Theo ông Quế, cho đến lúc này, 13 hộ dân “xóm ăn mày” vẫn là những người sống bất hợp pháp, và tất nhiên, xă có quyền đuổi họ đi. Nhưng thực tế, họ đă sống ở đây từ 30 năm trước, nên không thể nhẫn tâm làm thế được.

Ông Quế cũng kiến nghị, Nhà nước cần có biện pháp giúp đỡ những người vô gia cư có chỗ ở hợp pháp, rồi tạo điều kiện cấp giấy tờ cho họ. Như vậy, những người dân ở “xóm ăn mày” sẽ có mọi quyền lợi của công dân, mà chính quyền quản lư họ cũng tốt hơn.

Mong ước của ông Quế cũng là mong ước của 13 hộ dân với 70 người ở “xóm ăn mày”.

Phạm Ngọc Dương


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network